Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Học gì từ câu chuyện: “Trong chăn có rệp”?


Những ngày qua, khi mà lãnh đạo các cấp tổng kết, báo cáo về tình hình phát triển đất nước thì có rất nhiều người dân thiếu hiểu biết nhao nhao vẽ ra hàng loạt tin thất thiệt. Nào là đất nước lạm phát quá nhiều, tham ô, tham nhũng đầy cả mặt báo; một số quan chức lợi dụng chức quyền vi phạm pháp luật…. Điều đáng nói là khi người dân thiếu thông tin, nghe đâu đó  nói xấu về tình hình đất nước; kinh tế, chính trị là họ hùa vào chê trách lãnh đạo. Thậm chí có nhiều người kêu gọi chống Đảng. Hành động này của một số người dân không khác gì “ghét rệp, đốt luôn chăn”!
Rệp là con vật nhỏ bé nhưng rất nguy hiểm. Chúng thường chui vào chăn, mềnh, gối – nơi mà người hay nằm ngủ để hút máu. Mỗi lần hút máu, chúng gây ra nốt mẩn đỏ, đau, ngứa ngáy khó chịu trên da. Vì tính độc hại của rệp nên nhiều người muốn tận diệt loài kí sinh này. Có người dùng hóa chất, có người đem phơi nắng, có người bắt giết từng con, trứng rệp. Thế nhưng cũng có nhiều người nóng giận, họ lại đốt luôn vật dụng – nơi mà rệp đang ẩn núp. Có đáng vì những con rệp mà “giận quá mất khôn” đốt mất vật dụng hay không?
Đừng giận rệp mà đốt luôn chăn
Việc người dân vì “giận quá mất khôn” nhiều lắm. Cụ thể nhất là người dân thấy một số thành phần nào đó của hệ thống chính quyền vi phạm pháp luật, người ta liền nghĩ cả hệ thống làm sai và quay lưng nói xấu. Đó là điều không thể chấp nhận được! Bởi sai chỉ là sai một số người, chứ đâu phải ai cũng sai, ai cũng xấu! Tội tình gì mà phải “gom đũa cả nắm” như thế? Nếu như tất cả lãnh đạo của đất nước này làm sai, thì thử hỏi kinh tế Việt Nam có vượt qua khó khăn như hiện nay? Nếu như không có những người lãnh đạo tâm huyết, ra sức ngoại giao, kêu gọi nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; không đưa ra hàng loạt chỉ đạo khắc phục, giải quyết những tồn động thì liệu tham nhũng, tham ô có được giảm đáng kể trong thời gian qua không? Chắc chắn là không!
Nên hiểu rằng, khi nhà nước công bố các khuyết điểm, những nhận xét của chuyên gia về tình hình chung của nước ta, được các báo chính thống đăng tải là nhằm mục đích muốn công dân Việt Nam đóng góp, xây dựng để giải quyết những tồn động trên để đưa đất nước phát triển hơn. Chứ không phải lãnh đạo các cấp đưa ra kết quả hoạt động để người dân hùa nhau chỉ trích. Thử hỏi, nếu người dân Việt Nam ai cũng vậy, ai cũng hành động thiếu lý trí thì đất nước này sẽ đi về đâu? Một khi, người dân không đoàn kết thì đất nước sẽ như thế nào? Nếu như người dân không cùng chung một lòng xây dựng đất nước thì thành phần phản động ngày một sẽ nhiều, lúc đó sẽ nguy hại vô cùng. Bởi, phản động lúc nào cũng cho rằng bản thân “có tài” và muốn lật đổ lãnh đạo đất nước để lên điều hành! Nếu là người dân sáng suốt, xin hỏi có ai lại đi ủng hộ những điều phi lý trên không?
Có thể nói rằng: vì một thành phần nào đó trong Đảng, Chính quyền vi phạm pháp luật mà cho rằng cả Đảng và Chính quyền xấu và quay lưng với Đảng thì mãi mãi người đó không thể nào trở thành người tốt lành được. Bởi hành động tự cao thì chỉ có thể hủy hoại bản thân và đất nước mà thôi. Một người luôn có tư tưởng chống phá, bất mãn thì làm sao không “đốt” đất nước cho được?!
Nếu như người bị rệp cắn mà không nóng giận, kiên nhẫn bắt rệp thì rệp không còn cắn được mình và tài sản (mềnh, gối, chăn) vẫn còn! Và phải chăng, không gom đũa cả nắm, không vì một người làm sai mà một số người dân thiếu lý trí cho rằng cả hệ thống chính quyền, cả Đảng làm sai thì đất nước này ít có tiêu cực hơn không?
Biện pháp tốt nhất để tránh cho không còn xuất hiện rệp (tham nhũng, tiêu cực, phản động) là thường xuyên lau chùi dọn dẹp, giặt và phơi chăn, ruột gối, đệm thật kỹ. Đặc biệt chú ý vệ sinh, thường xuyên mở cửa sổ, đảm bảo trong phòng thoáng mát, khô ráo, sáng sủa. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc sát trùng.
Nếu như người dân cả nước đồng lòng, cùng góp ý, “bắt rệp, bảo vệ chăn”, xây dựng đất nước thì chắc chắn rằng, đất nước Việt Nam sẽ phát triển – ít nhất là khối đoàn kết dân sẽ được bền vững, tinh thần dân tộc sẽ ngày càng vững chắc!
Hải Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Nguồn: Nguyen Tan Dung

0 Comments:

Đăng nhận xét