Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Dương Trung Quốc: "Nhà sử học" hay "kẻ cơ hội chính trị"?



Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học” được làm các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị. Cũng vì thế mà chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử học” đơn thuần nữa.

Dương Trung Quốc (sinh năm 1947), quê quán xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông Dương Trung Quốc là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội. Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XII của tỉnh Đồng Nai. Là một trong số các đại biểu Quốc hội không phải đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dương Trung Quốc có cha là liệt sĩ Dương Trung Hậu (hy sinh năm 1947), mẹ là người Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bảy (sinh năm 1925) ở phố Đào Duy Từ, con chủ hàng rượu Vĩnh Phương, nhà máy rượu Gia Lâm. Ông nội là cụ Dương Trung Giao, quê xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre – chủ hãng nước mắm Liên Thành. Vợ của ông, bà Nguyễn Thu Hằng (em gái nhạc sĩ Nguyễn Cường), một phụ nữ Hà Nội.

“Nhà sử học”


Ông Dương Trung Quốc tốt nghiệp đại học môn Sử, danh xưng “Nhà Sử Học” được người ta gắn vào tên của Dương Trung Quốc, thậm chí có một số tờ báo còn gọi là “Giáo sư sử học”. Giáo sư ở Việt nam là học hàm chứ không phải học vị, tức là khi đạt một số tiêu chuẩn thì sẽ có Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước xét phong tặng, ông Dương Trung Quốc chưa là giáo sư được hội đồng này phong tặng.

Để hiểu về quan điểm của ông Dương Trung Quốc về lịch sử, chúng ta có thể thấy qua câu nói đại ý của “Giáo sư sử học” Dương Trung Quốc: “người ta học sử kém bởi vì học sử không kiếm ra tiền, nếu học sử mà kiếm được 3 nghìn đô la mỗi tháng người ta sẽ đổ xô vào học sử”.

Cảm ơn “giáo sư sử học”, ông nói rất đúng, và còn đúng hơn nữa khi mà “giáo sư” dạy bảo người ta rằng nên học bóng đá, ca hát để kiếm được nhiều tiền hơn.

Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học” được làm các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị (Đại biểu Quốc hội). Cũng vì thế mà Chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử học” đơn thuần nữa.

Nhà sử học chân chính là phải cống hiến đời mình hoà vào lịch sử Việt Nam tạo nên một kết nối quá khứ – hiện tại – tương lai. Đóng góp vào cho các thế hệ người Việt hiểu rõ lịch sử để giúp chúng ta tiến tới tương lai.

Nhưng vì có nhiều tham vọng và được ca tụng, ông Dương Trung Quốc không chỉ làm nghề sử, mà còn làm nhà báo, làm văn hóa và làm chính trị. Ông đã được đi nhiều nước, có điều kiện để “mở tầm mắt”, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đáng lẽ ông cần đúc rút kinh nghiệm từ các nước để phát triển ngành lịch sử của Việt Nam đang bị “yếu thế”. Lẽ ra ở cương vị là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông cần tự thân hoặc phát động, kêu gọi giới nghiên cứu lịch sử tạo ra các sản phẩm mang tích giáo dục lịch sử cao và thiết thực, thu hút được đông đảo người dân đón nhận như các bộ phim lịch sử Việt Nam (đang bị thiếu vắng trầm trọng), hoặc ít ra là một số video clip lịch sử (Trận chiến Bạch Đằng, Việt Nam, hình hài một chữ S…) mà các bạn sinh viên đã làm ra được cộng đồng mạng đánh giá cao. Ở đây tôi không thấy bóng dáng của Dương Trung Quốc đâu?

duong trung quoc
Ông Dương Trung Quốc sử dụng tư cách ĐBQH để phục vụ lợi ích của cử tri Đồng Nai hay phục vụ lợi ích cá nhân?
Ông được nhiều tờ báo săn đón, phỏng vấn, được nhiều người tung hô, ca tụng. Có lẽ vì thế mà ông tưởng mình đang ở trên “mây” nên cứ thế “háo thắng” làm tới trên chính trường mà quên đi “nghĩa vụ” của một người được gọi là “Nhà sử học” như một kẻ “cơ hội chính trị”.

Cơ hội chính trị


Những người cơ hội chính trị không có quan điểm chính trị rõ ràng, luôn ngả nghiêng, dao động, không kiên định. Khi thuận lợi thì tỏ ra “cấp tiến”, khi gặp khó khăn thì thoái lui, thoả hiệp. Thường lợi dụng các sự kiện chính trị để đánh bóng tên tuổi, phục vụ mục đích cá nhân. Những người này thường che giấu bộ mặt thật, vừa tỏ ra ủng hộ, vừa với danh nghĩa “đổi mới tư duy”, “yêu nước, thương dân” mà thực chất là chống đối, phá bĩnh.

Họ sẵn sàng làm vừa lòng, hòng tăng phiếu ủng hộ trong các dịp bầu cử. Cơ hội chính trị được gắn rất ranh mãnh và chặt chẽ với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội về đạo đức, lối sống. Cơ hội chính trị gắn liền với động cơ cá nhân, thường là từ những người bất mãn, công thần, kiêu ngạo, coi thường tập thể. Một số được tâng bốc hoặc tài trợ đi đến chống đối.

Một sự kiện mà chúng ta có thể dễ thấy, đó là tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Việt Nam Khóa XIII, Dương Trung Quốc muốn chứng tỏ sự “cấp tiến” của mình đã phát biểu chất vấn tại nghị trường quốc hội, ngạo mạn đặt vấn đề “văn hóa từ chức” với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người lúc đó đang phải đau đầu giải quyết các sai phạm xảy ra tại các tập đoàn kinh tế. Lợi dụng tư cách ĐBQH, ông Dương Trung Quốc muốn làm cho Thủ tướng bối rối hoặc mang nhục trước quốc dân đồng bào, để thỏa mãn, phục vụ lợi ích cá nhân và đánh bóng tên tuổi, được các các thế lực thù địch tung hô.

Biết không đạt được mục đích khi nghe Thủ tướng trả lời một cách chân thiết, khúc chiết, thấu lý đạt tình, nhận được sự tán dương của đa số đại biểu Quốc hội, thì ông Dương Trung Quốc liền chữa lửa bằng lời thanh minh “chất vấn là để xem Thủ tướng trả lời ra sao, và với nội dung Thủ tướng vừa đối đáp thì nhân dân yên tâm, tức là an dân”. Điều đó cho thấy ông Dương Trung Quốc rõ ràng là kẻ cơ hội chính trị, luôn ngả nghiêng, dao động. Coi việc chấp vấn là trò chơi chính trị cá nhân chứ không phải là đại diện cho cử tri thảo luận các vấn đề trọng đại của quốc gia. Làm dấy lên làn sóng chỉ trích Thủ tướng rất nhiều…

Trong phiên thảo luận ở Quốc hội, vấn đề mà ông Dương Trung Quốc đưa ra đáng lẽ là các vấn đề phát triển lịch sử của Việt Nam, các vấn đề về cuộc sống dân sinh của nhân dân tỉnh Đồng Nai, nơi ông là đại diện cho các cử tri. Vậy mà chúng ta không thấy những điều đó, mà chỉ thấy ông ta nổi bật với vai trò là một người “chọc ngoáy”, tấn công Thủ tướng để đánh bóng tên tuổi như một kẻ “cơ hội chính trị” kiểu mới.

Nhưng thưa ĐB Dương Trung Quốc, ông thừa biết các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước đều bị chi phối bởi những nguyên lí phải giữ vai trò chủ đạo, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trong thời kỳ đất nước đang quá trình đổi mới, nên Thủ tướng dù có mười tai mắt cũng không thể kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình hình làm ăn gian dối, nhiều tham nhũng lớn, nhỏ xảy ra ở khu vực này. Vẫn còn các quan chức ở tất cả các quận huyện, tỉnh, thành phố tham nhũng đất đai. Trong lĩnh vực này, Thủ tướng dù có quan tâm, và ra nhiều quyết định cũng chỉ hạn chế phần nào, không thể ngăn chặn triệt để được. Vấn đề là Đảng, Nhà nước và nhân dân đang dần phải tạo ra cơ chế quản trị hiệu quả hơn, chứ không phải tấn công nhau để trục lợi.

Chúng ta có thể cảm thông và chia sẻ quan điểm của Thủ tướng về sự phân công của TW Đảng với ông, và về trách nhiệm chấp hành của Thủ tướng với thái độ cầu thị. Nhưng chúng ta không thể cảm thông những kẻ lợi dụng lúc đất nước khó khăn để trục lợi, cơ hội chính trị, đánh bóng tên tuổi của mình.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Thủ tướng với Quân đội Nhân dân Việt Nam


Với vai trò người đứng đầu Chính phủ, trong nhiều năm qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc nền an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ và hiện đại. Không chỉ bằng lời nói, mà Thủ tướng còn thể hiện nhiều hành động cụ thể để củng cố và phát triển nền an ninh quốc phòng nước nhà.
Điển hình là trong chuyến thăm Nga tháng 12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký thỏa thuận mua tàu ngầm hiện đại nhất, máy bay và các trang thiết bị quốc phòng với Nga. Việc mua tàu ngầm sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực giám sát các hoạt động của tàu thuyền bán quân sự nước ngoài và các tàu hải quân ở vùng biển ngoài khơi miền duyên hải Việt Nam cùng vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Vladimir Putin ký bản ghi nhớ về kết quả các cuộc hội đàm.
Ngoài ra,  tàu ngầm lớp Kilo sẽ tạo phương tiện răn đe chống lại những âm mưu đánh chiếm nhanh hòn đảo hoặc bãi đá của Việt Nam ở Biển Đông. Đáng chú ý, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh “dù Việt Nam không đánh ai nhưng biển nước ta rộng thì phải bảo vệ”.
Tàu ngầm Kilo của Nga DR
Tàu ngầm Kilo của Nga DR
Đồng thời, Thủ tướng cũng thường xuyên đi thị sát cũng các binh đoàn chiến đấu trên cả ba phương diện hải quân, không quân, phòng không.
Về Hải quân: Thủ tướng đã chỉ đạo phát triển mạnh hệ thống tàu ngầm, tàu nổi và đến thị sát việc phát triển tàu chiến tại Công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Về Không quân: Để đủ sức răn đe và bảo vệ vùng trời tổ quốc, Thủ tướng đã trực tiếp thị sát một trong những lực lượng không quân xương sống của quân đội ta tại Trung đoàn Không quân 940 thuộc Sư đoàn 372 (Quân chủng Phòng không – Không quân)
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chiến sĩ Trung đoàn 940, Sư đoàn 372
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chiến sĩ Trung đoàn 940, Sư đoàn 372
Về Phòng không: Mới đây nhất Thủ tướng đã thị sát khả năng sẵn sàng chiến đấu của Đoàn tên lửa phòng không 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không – Không quân
Thủ tướng thăm tổ hợp tên lửa tối tân S-300.
Thủ tướng thăm tổ hợp tên lửa tối tân S-300.
Trong các lần thị sát Thủ tướng đều nhấn mạnh việc Đảng, Nhà nước hết sức cố gắng trang bị cho quân đội đi thẳng vào hiện đại phù hợp với khả năng của đất nước. Đồng thời, khẳng định, Chính phủ đã và đang hết sức cố gắng bảo đảm công tác hậu cần, chế độ lương để cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ yên tâm công tác, phục vụ lâu dài trong quân đội.
Bạch Dương

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

TT Nguyễn Tấn Dũng: Thống đốc phải chịu trách nhiệm về lạm phát


Kiểm soát lạm phát và xử lý nợ xấu là hai trọng trách lớn của năm 2013 mà Thủ tướng giao phó cho ngành ngân hàng tại hội nghị tổng kết sáng nay.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2013 diễn ra tại Hà Nội sáng 9/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thắn giao trọng trách kiểm soát lạm phát vào đôi vai của vị tư lệnh ngành ngân hàng – Thống đốc Nguyễn Văn Bình. “Trước hết, Thống đốc phải chịu trách nhiệm với Chính phủ về lạm phát. Là thành viên Chính phủ thì phải làm sao điều hành lạm phát thấp mà tăng trưởng cao. Đây không phải là đòi hỏi duy ý chí nhưng là mục tiêu kép. Kiểm soát lạm phát tốt nhưng nếu tăng trưởng dưới 5% thì thất nghiệp”, Thủ tướng nói với Thống đốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Về mục tiêu trong năm 2013, Thủ tướng nhấn mạnh sẽ cùng đồng thuận lấy mục tiêu chung của đất nước là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để phấn đấu. Riêng về vai trò của Ngân hàng Nhà nước và các mục tiêu cụ thể, Thủ tướng yêu cầu phải điều hành chính sách tiền tệ để lạm phát năm 2013 phải thấp hơn 6,8% của năm 2012, tỷ giá tiếp tục ổn định và quản lý thị trường vàng tốt như đối với thị trường ngoại tệ.
Nhiệm vụ khác Thủ tướng giao phó cho Ngân hàng Nhà nước là thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý, đúng địa chỉ. Theo đó, các ngân hàng cần chia sẻ tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp bằng cách phân tích những đơn vị khó khăn tạm thời cần cho vay, hạ lãi suất, khoanh nợ, dùng dự phòng rủi ro để giảm lãi suất. Nói với toàn ngành ngân hàng, Thủ tướng cho biết: “Có những doanh nghiệp chỉ dừng cho vay là họ đổ vỡ ngay, trong khi nếu tiếp tục cho vay họ phát triển tốt. Đây là trách nhiệm với nền kinh tế, đất nước và với chính ngân hàng. Giờ trăm sự nhờ vốn, mà vốn vẫn chủ yếu nhờ ngân hàng”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho ngành ngân hàng trong năm 2013 là xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại ngành. “Tôi nghe Thống đốc báo cáo thì thấy rằng trăm sự cũng nhờ ngân hàng. “Cái chính là các đồng chí phải tự xử lý. Chủ yếu là các ngân hàng thôi chứ không có ngân sách để xử lý nợ xấu”, Thủ tướng chia sẻ.
Nhìn lại cả năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận, dù chưa lường hết những khó khăn nhưng ngành ngân hàng đã làm được những thành tựu quan trọng. Ngành ngân hàng đã làm tốt chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Trung ương, chức năng thành viên của Chính phủ để điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ. Qua đó, mới đóng góp ổn định lạm phát, tỷ giá, giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, điều hành chính sách tiền tệ như trong năm 2012 đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Một trong những thành công theo đánh giá của ông là việc đưa lạm phát từ 19% năm 2011 về còn 6,8% trong năm nay. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, điểm quan trọng là năm 2012 đã tạo ra được thế kiểm soát lạm phát một cách bài bản, làm cơ sở cho năm 2013 tiếp tục duy trì. “Những năm trước có kiểm soát nhưng độ vững chắc chưa cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái lạm phát. Nay các nhân tố gây tái lạm phát vẫn còn nhưng không đáng lo ngại. Do đó, mục tiêu 2013 kiểm soát lạm phát thấp hơn 2012 là có cơ sở, có căn cứ”, người đứng đầu Chính phủ cho biết.
Thủ tướng cũng cho rằng, ngoài lạm phát, đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng trong năm 2013 còn là việc kiểm soát tỷ giá. “Kinh tế vĩ mô khó khăn, nhưng vẫn giữ được tỷ giá, đây là công lao lớn của cả nền kinh tế nhưng vai trò ngân hàng rất quan trọng, từ đó mà lãi suất giảm mạnh, liên tục trong năm qua”, Thủ tướng khen ngợi.
Trách nhiệm kiểm soát lạm phát được Thủ tướng giao phó cho Thống đốc.
Trách nhiệm kiểm soát lạm phát được Thủ tướng giao phó cho Thống đốc.
Đánh giá về thị trường vàng, Thủ tướng cũng cho hay, dù vẫn còn một số việc cần làm nhưng bước đầu, ngành ngân hàng đã làm được yêu cầu đưa ra đó là không để thị trường vàng gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Theo ông, những tình trạng như trước đây, vàng tác động liên tục vào tỷ giá, lãi suất, cán cân xuất nhập, gây mất ổn định, làm giảm giá trị đồng tiền đã không còn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nêu hai yêu cầu khác về thị trường vàng cho ngành ngân hàng. Thứ nhất, cần đảm bảo nhu cầu cơ bản, hợp pháp của người dân về vàng. “Dân mua vàng thì đâu có thiệt hại gì. Phải làm sao quản lý nhưng lợi ích của của người dân, cộng đồng nói chung đảm bảo”, Thủ tướng nói.
Yêu cầu thứ ba theo Thủ tướng là quản lý vàng để từng bước vàng trở thành nguồn lực đất nước. “Không để nó mãi chôn một chỗ mà phải thành tiền đưa vào sản xuất kinh doanh”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
Tại hội nghị tổng kết năm nay, không nói nhiều về những việc chưa làm được của ngành ngân hàng như năm ngoái nhưng người đứng đầu Chính phủ lại tỏ ra buồn lòng về chuyện các ngân hàng vi phạm pháp luật. Nói về những sai phạm của ngành ngân hàng, Thủ tướng cho biết có tình trạng một số cổ đông chi phối, lập ra ngân hàng rồi coi là của mình và lập công ty con rút tiền ra. “Đó là vi phạm pháp luật, là lừa đảo. Làm ngân hàng phải lành mạnh, không được lấy tiền của người dân cho mình chi tiêu, đầu tư; tài sản thế chấp một đồng mà cho lên thành 10 đồng”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng giao Ngân hàng nhà nước xem xét và đưa ra quy định để quản lý tốt vấn đề sai phạm của các ngân hàng. “Chúng ta phải làm sao ngân hàng là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, không lặp lại tình trạng ngân hàng yếu kém, gây mất ổn định nền kinh tế”, Thủ tướng yêu cầu.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ ra thách thức của Việt Nam năm 2013


Việt Nam sẽ cố gắng thanh toán những vấn đề gây tác động tiêu cực với phát triển kinh doanh-kinh tế trong năm 2013, chẳng hạn như nguy cơ lạm phát và các khoản nợ xấu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ ra những thách thức cơ bản của Việt Nam trong năm 2013
Những vấn đề nội bộ bao gồm “nợ xấu, quản lý chưa đầy đủ của Chính phủ “và “cấu trúc kinh tế yếu kém”, như nêu trong Thông điệp đầu năm của Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo: “Đã quyết định sửa chữa khuyết điểm, vượt qua khó khăn, tiếp tục kiềm chế lạm phát và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tập trung phát triển bền vững”.

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Dấu ấn TT Nguyễn Tấn Dũng năm 2012


(Nguyễn Tấn Dũng) - Khép lại năm 2012, với nhiều dấu ấn đối nội, đối ngoại nổi bật của Chính phủ đã được thực tế ghi nhận. Ban biên tập xin điểm lại những nỗ lực thay đổi qua chặng đường một năm đến bạn đọc.

Đối nội: Minh bạch, gần dân hơn
Một năm đánh dấu nhiều hoạt động đối thoại trực tuyến đầy trách nhiệm và gần gũi giữa Chính phủ với người dân. Trong đó gồm có Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời”, “Bộ trưởng đối thoại trực tuyến với nhân dân” và gần đây nhất là Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước đã nhận được nhiều sự hưởng ứng, hoan nghênh và đặc biệt quan tâm của dư luận cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ chủ động, kịp thời thông tin những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của các bộ, ngành được nhân dân quan tâm.
Về việc công khai, minh bạch để chống tham nhũng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng tăng cường công khai, minh bạch ngay từ những việc nhỏ nhất đến  thông tin về các hoạt động thị trường bất động sản, ngân hàng, quy hoạch…Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện hàng loạt các biện pháp chống lãng phí, giảm họi họp, tăng cười xuống cơ sở.

Chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời"
Cùng với những nỗ lực đổi mới không ngừng trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, tình hình kinh tế – xã hội cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Dư luận ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực này qua các cuộc trả lời chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm trước Quốc hội, khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tồn tại nhiều nút thắt cần sớm tháo gỡ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng tăng cường công khai, minh bạch ngay từ những việc nhỏ nhất đến thông tin về các hoạt động thị trường bất động sản
Nỗ lực tái cơ cấu được tiến hành khẩn trương trên hầu hết các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công, giảm bớt trách nhiệm ở tập đoàn nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô, tài khóa chặt chẽ, đảm bảo an sinh xã hội đã có kết quả tích cực. Bằng chứng là kinh tế vĩ mô ổn định hơn, GDP cả nước ước đạt 5,2%; xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo; lạm phát kiềm chế ở mức khoảng 7,5%; xuất khẩu tăng khoảng 18%, cơ bản cân bằng cán cân xuất nhập khẩu…

Chế biến tôm xuất khẩu
Với kỳ tích lần đầu tiên xuất siêu 284 triệu USD sau 20 năm và lạm phát cả năm được kiểm soát thấp hơn chỉ tiêu của Quốc hội đề ra, kinh tế Việt Nam đã vượt qua rất nhiều gian khó để “về đích” 2012.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát và kiểm tra việc xây dựng cảng Lạch Huyện ngày 26/7.
Bằng nhiều nỗ lực, đưa ra các giải pháp về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng, giảm tồn kho và giảm nợ xấu… Chính phủ đã phấn đấu để chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7-2012 tăng 3,2% so với tháng 6 và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2011. Nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục phát triển tương đối ổn định.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Nếu không cải cách, đổi mới môi trường thu hút đầu tư thì chắc chắn sẽ tụt hậu"
Công tác bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cũng được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh. Theo báo cáo của các địa phương, tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong 6 tháng đầu năm 2012 là 2,7 nghìn tỷ đồng. Ở khu vực nông thôn, tình trạng số hộ dân thiếu đói được cải thiện rõ rệt.
Đối ngoại: Nâng cao vị thế, khẳng định vai trò nổi bật của Việt Nam
Năm nay, được xem là một năm tất bật của người đứng đầu Chính phủ khi ông hiện diện trong hàng loạt sự kiện mang tầm Quốc tế như: Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần 2, Hội nghị Cấp cao ASEAN 20, Hội nghị Mekong-Nhật Bản… Đằng sau những nghi thức đón tiếp trọng thể của các nước dành cho Thủ tướng là hình ảnh đất nước Việt Nam đang nâng cao vị thế, khẳng định vai trò ngày càng nổi bật trên trường quốc tế. Tiếng nói của Việt Nam có sức hút và nhận được sự đồng thuận cao, nhất là trong việc góp phần duy trì hòa bình, ổn định biển Đông, đảm bảo chủ quyền quốc gia Việt Nam và các nước.
Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các cường quốc: Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã mở ra cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu
Lần đầu tiên, Việt Nam trở thành quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực với Nga, Trung Quốc, Anh. Sắp tới sẽ tiến đến xây dựng quan hệ tầm chiến lược với Mỹ và Singapore, Italia. Dự kiến năm 2013, Thủ tướng Lý Hiển Long và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ký kết Tuyên bố về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đưa Việt Nam và Singapore trở thành hai nước đầu tiên trong ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon E. Panetta.
Chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới Hà Nội được xem là một động thái mang tính biểu tượng rất cao, từ đó thấy rõ quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam – Mỹ đang được cải thiện tích cực. Trong khi, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Leon Panetta thống nhất đánh giá việc triển khai bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại đề nghị Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam và đóng góp tích cực hơn trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh, vì mục đích bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước. Và cũng hoàn toàn phù hợp với phương châm “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” của Việt Nam, với mong muốn quan hệ tốt với các nước láng giềng trong khu vực và các nước lớn.

Bước tiến mới trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Vấn đề phát triển kinh tế và cân bằng những yếu tố môi trường tại khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng là chủ đề chính của Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được báo chí quốc tế và các nhà lãnh đạo Mekong, Nhật Bản đánh giá là một trong những diễn giả nổi bật khi đưa ra sáng kiến của Việt Nam về “phát triển hệ thống vận tải đa phương thức nhằm tăng cường kết nối giữa các Hành lang kinh tế trong khu vực Tiểu vùng Mekong”. Sáng kiến này là một nội dung mới vì nếu như trước đây chúng ta kết nối về đường bộ, đường biển thì Thủ tướng đề nghị tăng cường kết nối cả vận tải đường sông. Làm được như vậy sẽ giảm chi phí, tận dụng được lợi thế của khu vực là dòng sông Mekong, kết nối được các nước trong khu vực; giảm tải vận tải bằng đường bộ, đường biển; tăng cường giao lưu hàng hóa, du lịch giữa các nước Mekong với nhau và giữa các nước Mekong với các nước bên ngoài khu vực.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak chào đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân ở Seoul hôm 26-3. Ảnh: Getty Images
Trong bối cảnh căng thẳng dâng cao về chương trình hạt nhân của Iran và kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên, Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân lần thứ 2, diễn ra tại Hàn Quốc nhằm giảm thiểu các mối đe dọa khủng bố hạt nhân. Là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam tham dự Hội nghị nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình và đảm bảo an ninh, an toàn hạt nhân. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam sẽ tích cực tham gia các hoạt động của sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân và đang xem xét để phê chuẩn Nghị định thư Bổ sung (AP)”.

Toàn cảnh Hội nghị an ninh hạt nhân ở trung tâm COEX. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các lãnh đạo từ gần 60 quốc gia đã tề tựu tại hội nghị để bàn về các biện pháp nhằm ngăn chặn khủng bố hạt nhân.
Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động các diễn đàn quốc tế, trong đó có diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á 2012 tại Thủ đô Bangkok, Thái Lan, với chủ đề “Định hướng tương lai khu vực thông qua kết nối”. Một trong những đề xuất quan trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá cao đó là: Phát huy các khuôn khổ hợp tác ở khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm; đảm bảo “tính đồng bộ” trong hợp tác khu vực. Đây là dịp để các nhà lãnh đạo nhiều Bộ, công ty, doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực, thông qua chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển kinh tế – xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài… đồng thời, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – WEF.

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Thái Lan Yingluck Shinawatra cùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng chủ trì cuộc họp Nội các chung hai nước
Trên tinh thần chủ động, có trách nhiệm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra nhiều đánh giá, nhận định sâu sắc, đồng thời đề xuất các biện pháp, sáng kiến thiết thực và có trách nhiệm nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác ASEM, được lãnh đạo các nước nhất trí và đánh giá cao. Tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 9.
Năm Nhâm Thìn đi qua, đất nước bước sang xuân mới Quý Tỵ, với nhiều khó khăn bộn bề, thách thức phía trước. Nhưng với những nỗ lực lớn lao, không ngừng đổi mới, cùng hướng đi đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ suốt thời gian qua, chắc chắn sẽ tạo nên những nền tảng vững chắc và củng cố niềm tin của người dân cả nước.
Bạch Dương

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng - Đâu là sự thật?


Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”

Sự thật Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang
Sự thật Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang

…SỰ THẬT RA SAO?


Cách đây hơn 20 năm tôi đã có dịp về Kiên Giang công tác - lúc đó tôi đang là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân. (Khi ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là Chủ tịch Tỉnh. Đồng chí Thiếu tá Quỳnh - Trợ lý Tuyên huấn Tỉnh đội - đã bố trí cho tôi phỏng vấn Chủ tịch Tỉnh về công tác quân sự địa phương và việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Và cũng suốt từ ấy đến nay tôi không có một cuộc tiếp kiến nào khác với ông). Hơn 20 năm sau trở lại Kiên Giang, tôi thấy nơi đây đã thay đổi quá nhiều. Rạch Giá thời đó còn là thị xã, ngày nay đã trở thành thành phố. Ngày ấy Rạch Giá chỉ có bến xe ôtô, bến tàu biển; bây giờ đã có cả sân bay. Từ bến xe đi về các ngả, lúc đó phương tiện chủ yếu là xe lôi và Honda ôm. Bây giờ ở bến nào cũng thấy taxi nườm nượp. Bất giác tôi bỗng thấy nao nao nhớ về ký ức xe lôi thời ấy. Ngắm nhìn đường phố sạch đẹp và thoáng đãng, tôi cảm nhận rõ một quang cảnh thật thanh bình.

Cùng đi với tôi là anh bạn thân ở Sài Gòn nhưng rất thông thạo Rạch Giá - Kiên Giang. Chúng tôi tìm đến số nhà 1108 đường Nguyễn Trung Trực một cách chẳng khó khăn gì. Đường Nguyễn Trung Trực trước đây chỉ là một con đường nhỏ nằm trong lòng Rạch Giá; bây giờ trở thành con phố đường đôi huyết mạch rộng rãi, phong quang. Đứng trước cổng số nhà 1108, quan sát toàn cảnh khuôn viên tôi thấy lòng đầy nghi hoặc. Có phải cái “lâu đài” đang lan truyền gây xôn xao dư luận ấy chính là đây? Không lẽ tôi đã có một sự lầm lẫn nào khác?...

Nhưng hoàn toàn không phải như sự ngờ vực của tôi. Số nhà 1108 này chính là địa chỉ ngôi nhà của người em trai út và thân mẫu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang sinh sống ở Kiên Giang - miền quê nơi ông sinh trưởng. Bước chân vào khuôn viên, đảo hết một vòng, mang thông tin loan truyền ra đối chiếu, tôi bỗng thấy sửng sốt…

Toàn bộ khuôn viên này theo con mắt ước tính của tôi chỉ cỡ năm sáu trăm mét vuông là “kịch đường tàu”, chứ không phải tọa lạc trên diện tích tới hơn 4.000 m2 như đồn thổi! Qua xác minh tôi được biết, vào khoảng những năm 1980, nơi đây vốn là một xưởng sản xuất nước mắm của tư nhân rất ô nhiễm. Con lộ khang trang nơi mặt tiền bây giờ, ngày ấy chỉ là một con đường xấu xí và nhỏ hẹp. Lúc bấy giờ, Thủ tướng ngày nay đang là Bí thư ở huyện Hà Tiên. Mẹ và em trai của Thủ tướng là Tư Thắng đã mua mảnh đất này với thời giá lúc đó “rẻ như bèo” và được cấp đầy đủ quyền sử dụng. Như thế là thông tin mảnh đất này là đất thu hồi từ đất ruộng của dân rồi qui hoạch… thật sự chỉ là sự thêu dệt!

Tiếp tục quan sát từ ngoài vào trong tôi thấy: Chiều dài mặt tiền của khuôn viên ước tính chỉ khoảng ba, bốn chục mét. Một bờ tường bao nơi mặt tiền cao trên dưới 3 mét, ốp vật liệu bình thường chứ không hề thấy một loại vật liệu quý nào. Phía ngoài tường bao là một rặng cau cao vút. Toàn bộ khuôn viên được chia dọc làm hai phần, từ đường nhìn vào thì bên tay trái là nhà ở, và bên phải là nhà thờ. Lối chính vào nhà là một cái cổng quá đơn sơ, lợp ngói thô. Một mảnh sân nho nhỏ ước chừng vài chục mét vuông không thấy có kiến trúc gì tạo dựng hay trang trí cảnh quan mang tính mĩ thuật. Căn nhà ở của gia đình được xây một trệt, một lầu, hết sức bình dị như trăm ngàn ngôi nhà khác trên khắp phố phường Việt Nam. Hoàn toàn không có một chút kiến trúc hay vật liệu gì quí giá theo hình mẫu, phong cách và dáng dấp của các loại biệt thự đương thời. Bước chân vào phòng khách tại tầng trệt, đi qua phòng của mẫu thân Thủ tướng rồi xuống nhà bếp của gia đình tôi thấy thật sự ngỡ ngàng. Phòng khách chỉ rộng chừng ba chục mét vuông, chỉ có một bộ sa-lông gỗ rất mộc mạc. Tôi đã từng đến nhiều phòng khách đẹp lộng lẫy của không ít anh em bè bạn. Trước khi bước vào phòng khách này tôi cũng mường tượng như vậy. Nhưng quả là nhầm to! Phòng khách đơn sơ tới mức vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Thân mẫu của Thủ tướng năm nay đã 87 tuổi hiện đang sống trong căn nhà này. Tôi không thể ngờ rằng căn phòng đang sinh sống của thân mẫu Thủ tướng lại đơn sơ, mộc mạc và bình dị đến mức thật khó tin!

Cổng chính ngôi nhà 1108
Cổng chính ngôi nhà 1108

Kề bên căn nhà ở là nhà Thờ của gia đình nằm chung trong một khuôn viên, có cổng riêng. Quan sát toàn cảnh nhà thờ tôi thấy: Đó là một ngôi nhà gồm 3 gian, 3 tầng mái truyền thống, tọa lạc cuối khuôn viên, được xây dựng trên cốt nền cao, gồm 9 bậc thềm, đá lát là loại đá xanh bình thường. Tôi sải bước đo chiều dài áng chừng chỉ 10m, chiều ngang sâu khoảng 5m. Nhẩm tính tổng diện tích ngôi nhà thờ chỉ vào khoảng 50m2. 3 gian trong nhà thờ, mỗi gian được đặt một ban thờ. Ban chính giữa là ban thờ gia tiên, trên cùng là thờ ảnh Bác, tiếp phía dưới là di ảnh phụ thân rồi đến di ảnh người chị của Thủ tướng. Thân phụ của Thủ tướng là ông Nguyễn Tấn Thử (tức Mười Minh), chính trị viên Tỉnh đội Kiên Giang, hi sinh trong một trận Mỹ ném bom B52 vào ngày 16/4/1969.

Ban thờ phía bên phải là Ban thờ Má chiến sĩ - tức Má Tư cùng 3 chiến sĩ cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969 với ông Nguyễn Tấn Thử. Ban thờ phía bên trái là Ban thờ ông Phan Thái Quí (tức Chín Quí), Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiên Giang - đồng đội của thân phụ Thủ tướng - cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969. Quan sát kĩ thêm tôi thấy: Ban chính phía trên nóc có một chùm đèn và dưới là một chiếc sập gỗ cũng quá đơn sơ mộc mạc. Hai bên phía hồi nhà thờ ngay lối cửa ra vào là 2 lọ lục bình lớn nom y hệt bằng đồng nhưng kỳ thực chỉ là 2 bình đất nung, sản vật của Vĩnh Long. Toàn bộ hệ thống cửa chính hoàn toàn là gỗ mộc, đã hư hỏng, xuống cấp. Quan sát hết lượt từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài tôi chẳng thấy có một vật dụng gì được cho là quí giá! Còn ở ngoài khuôn viên phía trước nhà thờ chỉ thấy toàn là cây cau, xoài, mít và vài cây đại nhỏ, không hề có một cây cảnh đắt tiền hay quí hiếm nào cả. Qua kiểm chứng, ngôi nhà thờ này được anh em trong gia đình Thủ tướng xây dựng vào khoảng năm 2000.

Bia thờ Liệt sĩ tại khuôn viên nhà thờ
Bia thờ Liệt sĩ tại khuôn viên nhà thờ

Như vậy là đích thân tôi đã “tai nghe, mắt thấy, tay sờ” và hoàn toàn không hề thấy có “lâu đài xa hoa” nào như dư luận loan truyền, đồn thổi! Đến đây thì bạn đọc đã hiểu đầy đủ rằng câu chuyện về “Nhà thờ Họ của Thủ tướng” tất cả chỉ là sự thêu dệt mà thôi! Và từ sự thêu dệt ấy đã được thổi phồng thành sự thật! Sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà được tạo dựng thành chuyện “như có thật” thì có lẽ những thông tin thị phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận chỉ là xuyên tạc! Trong khoảng thời gian ở Kiên Giang tôi cũng đã đến thăm và thắp hương ở Đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đến đây tôi mới sáng tỏ rằng việc đồn thổi "Nhà Thờ họ" của Thủ Tướng "nguy nga gấp nhiều lần Đình Thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực" sự thật chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và hư cấu!. Tôi được biết, mới rồi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã vào tận đây và cũng đã phải thốt lên rằng “Hóa ra tất cả chỉ là sự thêu dệt!”

SỰ THẬT NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?


Sau khi đã thực hiện xong cuộc thị sát tường tận, tôi rời Rạch Giá về Sài Gòn trên một chuyến xe khách tốc hành. Định bụng lên xe là “đánh” một giấc nhưng tiếc thay vớ phải chiếc vé nằm tầng 2, lại ở phía cuối xe nên cứ bị lay lắc như đánh võng. Suốt 6 tiếng đồng hồ trong cuộc hành trình không hề chợp mắt, tâm trí tôi cứ miên man suy nghĩ…

Mộ thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại nghĩa trang liệt sỹ Kiên Giang
Mộ thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại nghĩa trang liệt sỹ Kiên Giang

Trước khi thực hiện cuộc hành trình tìm kiếm sự thật, một anh bạn rất thân đã gay gắt phê phán tôi rằng: “Bao nhiêu việc lớn sao không quan tâm vào cuộc, hà cớ gì mà phải mất thời giờ cho một việc nhỏ nhoi như thế!” Nhưng lương tâm chức nghiệp đã mách bảo tôi rằng: “Việc tuy nhỏ nhưng nếu không minh bạch ắt đủ khiến lòng người ly tán! Họa lớn âu cũng khởi nguồn từ những đốm lửa nhỏ! Bởi vậy, sự việc dẫu nhỏ hay lớn cũng đều cần tới sự quang minh!” Nói tới chuyện nhà thờ - Thờ Tự - tức là nói tới việc tâm linh. Phàm đã là việc tâm linh thì không thể nói không thành có hoặc nói có thành không được. Câu chuyện về “Nhà thờ Họ” của Thủ tướng đang được công luận loan truyền đã thực sự gây hoài nghi, bức xúc trong dư luận, vì thế rất cần được kiểm chứng, phân minh.

Tôi đã được trực tiếp chứng kiến sự thật! Và sự thật ấy đã khiến tôi phải ngỡ ngàng bởi nó hoàn toàn trái ngược với những thông tin được loan truyền trong đời sống dư luận suốt bấy lâu nay. Sự thật ấy đã nói lên điều gì và đã tác động ra sao trong đời sống xã hội? Không còn nghi ngờ gì nữa, xuất phát từ những thông tin xấu độc được bịa đặt, từ đồn đại đã được thêu dệt và thổi phồng tạo thành một “sự thật giả dối”! Trong mỗi chúng ta ai cũng đều nhận diện được chân lý nhưng không phải tất cả đều tỉnh táo. Cái “sự thật giả dối” ấy đã thực sự gây xúc động trong tâm lý xã hội, tạo sự hoài nghi trong công chúng, gieo giắc sự bất an trong đời sống… Hơn thế nữa, cái “sự thật giả dối” ấy đã bóp méo hình ảnh của người đứng đầu Chính phủ, gây nghi kỵ, phân hóa, chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và khiến lòng tin của nhân dân bị hao tổn. Nguy hiểm hơn nữa đó là, từ sự giảm sút niềm tin vào người lãnh đạo đất nước tới việc đánh mất niềm tin vào chế độ, ranh giới chỉ là “trong gang tấc”. Và càng trở nên nguy hiểm bởi trong khi đất nước đang cần trên dưới một lòng thì lại “mắc ngay vào bẫy” của các thế lực thù địch một cách vô cùng ấu trĩ…

Tôi vừa đọc một bài báo mới đây của nhà báo lão thành Hữu Thọ. Ông viết rằng: “Chiến đấu cho thông tin sự thật và nhanh chóng công bố thông tin là cuộc chiến đấu sinh tử trong cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt hiện nay. Thông tin sai là thua mà thông tin chậm, cũng là thua!” Và “…Không chỉ nói sự thật mà phải tới sự “chân thật” - tức là sự thật phải được phản ánh “đúng hiện thực khách quan” – chân thật tức là bản chất của sự thật! Ông kết luận: “Thông tin sai sự thật có nhiều loại, có số ít do bịa đặt, thêm bớt là sai phạm nặng nề nhất về mặt đạo đức của người làm báo… Có trường hợp thông tin “sai sự thật” do suy diễn chủ quan dẫn đến sự thật bị thổi phồng, bóp méo cũng không còn là sự thật như nó vốn có, gây hiểu lầm tai hại trong xã hội” (theo Tạp chí Tuyên Giáo số tháng 12/2012)…

Trước lúc trở về TP. Hồ Chí Minh tôi đã đến thắp nhang ở Nghĩa trang liệt sĩ Kiên Giang. Mộ các liệt sĩ hàng hàng, lớp lớp quần tụ uy nghi. Người quản trang đã đưa tôi đến thắp hương trên mộ phần của thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mộ của thân phụ Thủ tướng nằm đây, hết sức khiêm nhường hòa lẫn cùng hàng cùng lối với các liệt sĩ đang an giấc ngàn thu. Người quản trang kể với tôi rằng: Đã không ít lần lãnh đạo các khóa của tỉnh Kiên Giang có nguyện vọng muốn di dời mộ phần của Thân phụ Thủ tướng vào khu an táng các quan chức lãnh đạo được qui hoạch ở một khu riêng gần đó, trước hết là để tỏ lòng thành kính; sau nữa là được khang trang hơn. Song cứ mỗi lần nhắc đến, Thủ tướng đều nhất quyết một mực rằng: “Bố tôi sống, chiến đấu cùng đồng đội, nay hãy cứ để yên cho ông được an nghỉ bên đồng đội của ông!” Giây phút đứng đây - tại Nghĩa trang liệt sĩ này - tôi chợt nhớ tới lời hứa của Thủ tướng trên diễn đàn Quốc hội mới rồi: “… Chính phủ, Thủ tướng và từng thành viên sẽ nghiêm túc với mình, đoàn kết, hết lòng làm việc… tất cả vì Tổ quốc, Nhân dân, vì Đảng, chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước…”. Điều đó đã gieo vào tôi một niềm tin vững chãi, cũng như sự kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân rằng: Sứ mệnh của Thủ tướng không có gì cao cả hơn ngoài việc một lòng một dạ phụng sự dân tộc và dốc lòng dốc sức tận tụy vì sự bình an của xã tắc sơn hà - tức chế độ này!

NGỌC NIÊN
Hà Nội, đêm 22 tháng 12 năm 2012

Công luận loan truyền


Xung quanh thông tin đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xây dựng ngôi “Nhà thờ Họ” nguy nga ở Kiên Giang, suốt lâu nay đã được loan truyền râm ran và trở thành một đề tài nóng thu hút sự quan tâm của công luận. Nguồn tin khởi đầu được tung ra bởi một số mạng thông tin không chính thống. Rồi tiếp tục xuất hiện cả một số đơn thư được lan truyền đã len lỏi tới đông đảo công chúng; càng khiến dư luận không ngớt xì xầm, bàn tán. Theo các thông tin được mô tả thì: Ngôi nhà thờ này là một lâu đài đồ sộ, sang trọng gấp nhiều lần Nhà Thờ họ Hồ ở Nghệ An; nguy nga hơn cả Đền thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; được tọa lạc trên khuôn viên rộng tới hơn 4.000m2 với quy mô rất hoành tráng, số tiền đầu tư xây dựng trị giá tới hơn 40 tỉ đồng. Đặc biệt, khuôn viên hơn 4.000m2 này là đất thu hồi của người dân địa phương. “Nhà thờ Họ” này đã và đang trở thành “Bia miệng” trong dân chúng Việt Nam… Sức nóng của dư luận đã khiến không ít cán bộ lão thành cách mạng phẫn nộ, dân chúng hoài nghi và có người đã phải thốt lên rằng: “Ai đời đương kim Thủ Tướng mà lại làm cái việc xa hoa đến thế!” Nhà báo vốn có đặc tính là luôn “săm soi” các nguồn tin nên tôi đã được chứng kiến không ít cuộc luận bàn xung quanh câu chuyện “Nhà thờ Họ” của đương kim Thủ tướng. Bản thân tôi đã có lúc thấy rất hoài nghi và thiếu tin cậy về những thông tin loan truyền ấy. Có một số người cũng nói với tôi rằng đó chỉ là sự đồn thổi, bịa đặt: “Làm gì có lâu đài, biệt điện nào! Chẳng qua chỉ là chuyện thêu dệt nhằm bôi đen lãnh đạo, gây mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và kích động lòng dân…” Nhưng sự hoài nghi trong tôi lại lập tức bị tan biến bởi có không ít lời khẳng định như đinh đóng cột với tôi rằng họ đã trực tiếp mắt thấy tai nghe: “Không tin ông cứ đến TP. Rạch Giá, gặp bất cứ ai, từ anh xe ôm cũng đều đàm tiếu vanh vách!”

Là người cầm bút, trước một sự việc tuy đang rất “bán tín bán nghi” - nhưng quả thực nó tác động mạnh đến dư luận xã hội, đến tâm trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân là điều có thật - đã thực sự làm tôi trăn trở. Và chính vì điều đó đã thôi thúc khiến tôi quyết định phải thực hiện một cuộc hành trình để kiếm tìm sự thật!? Vào đầu tháng 12 năm 2012, nhân có chuyến vào TP. Hồ Chí Minh công tác tôi đã quyết định “phi” xuống Kiên Giang để đích thân “mục sở thị” xem hư thực ra sao!?

Nguồn: http://vualambaovn.blogspot.com/2012/12/nha-tho-ho-nguyen-tan-dung-au-la-su-that.html