(Nguyễn Tấn Dũng) - Khép lại năm 2012, với nhiều dấu ấn đối nội, đối ngoại nổi bật của Chính phủ đã được thực tế ghi nhận. Ban biên tập xin điểm lại những nỗ lực thay đổi qua chặng đường một năm đến bạn đọc.
Đối nội: Minh bạch, gần dân hơn
Một năm đánh dấu nhiều hoạt động đối thoại trực tuyến đầy trách nhiệm và gần gũi giữa Chính phủ với người dân. Trong đó gồm có Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời”, “Bộ trưởng đối thoại trực tuyến với nhân dân” và gần đây nhất là Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước đã nhận được nhiều sự hưởng ứng, hoan nghênh và đặc biệt quan tâm của dư luận cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ chủ động, kịp thời thông tin những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của các bộ, ngành được nhân dân quan tâm.
Về việc công khai, minh bạch để chống tham nhũng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng tăng cường công khai, minh bạch ngay từ những việc nhỏ nhất đến thông tin về các hoạt động thị trường bất động sản, ngân hàng, quy hoạch…Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện hàng loạt các biện pháp chống lãng phí, giảm họi họp, tăng cười xuống cơ sở.
Chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời"
Cùng với những nỗ lực đổi mới không ngừng trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, tình hình kinh tế – xã hội cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Dư luận ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực này qua các cuộc trả lời chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm trước Quốc hội, khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tồn tại nhiều nút thắt cần sớm tháo gỡ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng tăng cường công khai, minh bạch ngay từ những việc nhỏ nhất đến thông tin về các hoạt động thị trường bất động sản
Nỗ lực tái cơ cấu được tiến hành khẩn trương trên hầu hết các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công, giảm bớt trách nhiệm ở tập đoàn nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô, tài khóa chặt chẽ, đảm bảo an sinh xã hội đã có kết quả tích cực. Bằng chứng là kinh tế vĩ mô ổn định hơn, GDP cả nước ước đạt 5,2%; xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo; lạm phát kiềm chế ở mức khoảng 7,5%; xuất khẩu tăng khoảng 18%, cơ bản cân bằng cán cân xuất nhập khẩu…
Chế biến tôm xuất khẩu
Với kỳ tích lần đầu tiên xuất siêu 284 triệu USD sau 20 năm và lạm phát cả năm được kiểm soát thấp hơn chỉ tiêu của Quốc hội đề ra, kinh tế Việt Nam đã vượt qua rất nhiều gian khó để “về đích” 2012.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát và kiểm tra việc xây dựng cảng Lạch Huyện ngày 26/7.
Bằng nhiều nỗ lực, đưa ra các giải pháp về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng, giảm tồn kho và giảm nợ xấu… Chính phủ đã phấn đấu để chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7-2012 tăng 3,2% so với tháng 6 và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2011. Nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục phát triển tương đối ổn định.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Nếu không cải cách, đổi mới môi trường thu hút đầu tư thì chắc chắn sẽ tụt hậu"
Công tác bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cũng được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh. Theo báo cáo của các địa phương, tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong 6 tháng đầu năm 2012 là 2,7 nghìn tỷ đồng. Ở khu vực nông thôn, tình trạng số hộ dân thiếu đói được cải thiện rõ rệt.
Đối ngoại: Nâng cao vị thế, khẳng định vai trò nổi bật của Việt Nam
Năm nay, được xem là một năm tất bật của người đứng đầu Chính phủ khi ông hiện diện trong hàng loạt sự kiện mang tầm Quốc tế như: Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần 2, Hội nghị Cấp cao ASEAN 20, Hội nghị Mekong-Nhật Bản… Đằng sau những nghi thức đón tiếp trọng thể của các nước dành cho Thủ tướng là hình ảnh đất nước Việt Nam đang nâng cao vị thế, khẳng định vai trò ngày càng nổi bật trên trường quốc tế. Tiếng nói của Việt Nam có sức hút và nhận được sự đồng thuận cao, nhất là trong việc góp phần duy trì hòa bình, ổn định biển Đông, đảm bảo chủ quyền quốc gia Việt Nam và các nước.
Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các cường quốc: Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã mở ra cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu
Lần đầu tiên, Việt Nam trở thành quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực với Nga, Trung Quốc, Anh. Sắp tới sẽ tiến đến xây dựng quan hệ tầm chiến lược với Mỹ và Singapore, Italia. Dự kiến năm 2013, Thủ tướng Lý Hiển Long và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ký kết Tuyên bố về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đưa Việt Nam và Singapore trở thành hai nước đầu tiên trong ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon E. Panetta.
Chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới Hà Nội được xem là một động thái mang tính biểu tượng rất cao, từ đó thấy rõ quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam – Mỹ đang được cải thiện tích cực. Trong khi, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Leon Panetta thống nhất đánh giá việc triển khai bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại đề nghị Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam và đóng góp tích cực hơn trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh, vì mục đích bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước. Và cũng hoàn toàn phù hợp với phương châm “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” của Việt Nam, với mong muốn quan hệ tốt với các nước láng giềng trong khu vực và các nước lớn.
Bước tiến mới trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Vấn đề phát triển kinh tế và cân bằng những yếu tố môi trường tại khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng là chủ đề chính của Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được báo chí quốc tế và các nhà lãnh đạo Mekong, Nhật Bản đánh giá là một trong những diễn giả nổi bật khi đưa ra sáng kiến của Việt Nam về “phát triển hệ thống vận tải đa phương thức nhằm tăng cường kết nối giữa các Hành lang kinh tế trong khu vực Tiểu vùng Mekong”. Sáng kiến này là một nội dung mới vì nếu như trước đây chúng ta kết nối về đường bộ, đường biển thì Thủ tướng đề nghị tăng cường kết nối cả vận tải đường sông. Làm được như vậy sẽ giảm chi phí, tận dụng được lợi thế của khu vực là dòng sông Mekong, kết nối được các nước trong khu vực; giảm tải vận tải bằng đường bộ, đường biển; tăng cường giao lưu hàng hóa, du lịch giữa các nước Mekong với nhau và giữa các nước Mekong với các nước bên ngoài khu vực.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak chào đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân ở Seoul hôm 26-3. Ảnh: Getty Images
Trong bối cảnh căng thẳng dâng cao về chương trình hạt nhân của Iran và kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên, Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân lần thứ 2, diễn ra tại Hàn Quốc nhằm giảm thiểu các mối đe dọa khủng bố hạt nhân. Là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam tham dự Hội nghị nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình và đảm bảo an ninh, an toàn hạt nhân. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam sẽ tích cực tham gia các hoạt động của sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân và đang xem xét để phê chuẩn Nghị định thư Bổ sung (AP)”.
Toàn cảnh Hội nghị an ninh hạt nhân ở trung tâm COEX. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các lãnh đạo từ gần 60 quốc gia đã tề tựu tại hội nghị để bàn về các biện pháp nhằm ngăn chặn khủng bố hạt nhân.
Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động các diễn đàn quốc tế, trong đó có diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á 2012 tại Thủ đô Bangkok, Thái Lan, với chủ đề “Định hướng tương lai khu vực thông qua kết nối”. Một trong những đề xuất quan trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá cao đó là: Phát huy các khuôn khổ hợp tác ở khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm; đảm bảo “tính đồng bộ” trong hợp tác khu vực. Đây là dịp để các nhà lãnh đạo nhiều Bộ, công ty, doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực, thông qua chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển kinh tế – xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài… đồng thời, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – WEF.
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Thái Lan Yingluck Shinawatra cùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng chủ trì cuộc họp Nội các chung hai nước
Trên tinh thần chủ động, có trách nhiệm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra nhiều đánh giá, nhận định sâu sắc, đồng thời đề xuất các biện pháp, sáng kiến thiết thực và có trách nhiệm nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác ASEM, được lãnh đạo các nước nhất trí và đánh giá cao. Tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 9.
Năm Nhâm Thìn đi qua, đất nước bước sang xuân mới Quý Tỵ, với nhiều khó khăn bộn bề, thách thức phía trước. Nhưng với những nỗ lực lớn lao, không ngừng đổi mới, cùng hướng đi đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ suốt thời gian qua, chắc chắn sẽ tạo nên những nền tảng vững chắc và củng cố niềm tin của người dân cả nước.
Bạch Dương