Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Dương Trung Quốc: "Nhà sử học" hay "kẻ cơ hội chính trị"?



Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học” được làm các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị. Cũng vì thế mà chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử học” đơn thuần nữa.

Dương Trung Quốc (sinh năm 1947), quê quán xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông Dương Trung Quốc là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội. Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XII của tỉnh Đồng Nai. Là một trong số các đại biểu Quốc hội không phải đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dương Trung Quốc có cha là liệt sĩ Dương Trung Hậu (hy sinh năm 1947), mẹ là người Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bảy (sinh năm 1925) ở phố Đào Duy Từ, con chủ hàng rượu Vĩnh Phương, nhà máy rượu Gia Lâm. Ông nội là cụ Dương Trung Giao, quê xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre – chủ hãng nước mắm Liên Thành. Vợ của ông, bà Nguyễn Thu Hằng (em gái nhạc sĩ Nguyễn Cường), một phụ nữ Hà Nội.

“Nhà sử học”


Ông Dương Trung Quốc tốt nghiệp đại học môn Sử, danh xưng “Nhà Sử Học” được người ta gắn vào tên của Dương Trung Quốc, thậm chí có một số tờ báo còn gọi là “Giáo sư sử học”. Giáo sư ở Việt nam là học hàm chứ không phải học vị, tức là khi đạt một số tiêu chuẩn thì sẽ có Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước xét phong tặng, ông Dương Trung Quốc chưa là giáo sư được hội đồng này phong tặng.

Để hiểu về quan điểm của ông Dương Trung Quốc về lịch sử, chúng ta có thể thấy qua câu nói đại ý của “Giáo sư sử học” Dương Trung Quốc: “người ta học sử kém bởi vì học sử không kiếm ra tiền, nếu học sử mà kiếm được 3 nghìn đô la mỗi tháng người ta sẽ đổ xô vào học sử”.

Cảm ơn “giáo sư sử học”, ông nói rất đúng, và còn đúng hơn nữa khi mà “giáo sư” dạy bảo người ta rằng nên học bóng đá, ca hát để kiếm được nhiều tiền hơn.

Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học” được làm các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị (Đại biểu Quốc hội). Cũng vì thế mà Chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử học” đơn thuần nữa.

Nhà sử học chân chính là phải cống hiến đời mình hoà vào lịch sử Việt Nam tạo nên một kết nối quá khứ – hiện tại – tương lai. Đóng góp vào cho các thế hệ người Việt hiểu rõ lịch sử để giúp chúng ta tiến tới tương lai.

Nhưng vì có nhiều tham vọng và được ca tụng, ông Dương Trung Quốc không chỉ làm nghề sử, mà còn làm nhà báo, làm văn hóa và làm chính trị. Ông đã được đi nhiều nước, có điều kiện để “mở tầm mắt”, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đáng lẽ ông cần đúc rút kinh nghiệm từ các nước để phát triển ngành lịch sử của Việt Nam đang bị “yếu thế”. Lẽ ra ở cương vị là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông cần tự thân hoặc phát động, kêu gọi giới nghiên cứu lịch sử tạo ra các sản phẩm mang tích giáo dục lịch sử cao và thiết thực, thu hút được đông đảo người dân đón nhận như các bộ phim lịch sử Việt Nam (đang bị thiếu vắng trầm trọng), hoặc ít ra là một số video clip lịch sử (Trận chiến Bạch Đằng, Việt Nam, hình hài một chữ S…) mà các bạn sinh viên đã làm ra được cộng đồng mạng đánh giá cao. Ở đây tôi không thấy bóng dáng của Dương Trung Quốc đâu?

duong trung quoc
Ông Dương Trung Quốc sử dụng tư cách ĐBQH để phục vụ lợi ích của cử tri Đồng Nai hay phục vụ lợi ích cá nhân?
Ông được nhiều tờ báo săn đón, phỏng vấn, được nhiều người tung hô, ca tụng. Có lẽ vì thế mà ông tưởng mình đang ở trên “mây” nên cứ thế “háo thắng” làm tới trên chính trường mà quên đi “nghĩa vụ” của một người được gọi là “Nhà sử học” như một kẻ “cơ hội chính trị”.

Cơ hội chính trị


Những người cơ hội chính trị không có quan điểm chính trị rõ ràng, luôn ngả nghiêng, dao động, không kiên định. Khi thuận lợi thì tỏ ra “cấp tiến”, khi gặp khó khăn thì thoái lui, thoả hiệp. Thường lợi dụng các sự kiện chính trị để đánh bóng tên tuổi, phục vụ mục đích cá nhân. Những người này thường che giấu bộ mặt thật, vừa tỏ ra ủng hộ, vừa với danh nghĩa “đổi mới tư duy”, “yêu nước, thương dân” mà thực chất là chống đối, phá bĩnh.

Họ sẵn sàng làm vừa lòng, hòng tăng phiếu ủng hộ trong các dịp bầu cử. Cơ hội chính trị được gắn rất ranh mãnh và chặt chẽ với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội về đạo đức, lối sống. Cơ hội chính trị gắn liền với động cơ cá nhân, thường là từ những người bất mãn, công thần, kiêu ngạo, coi thường tập thể. Một số được tâng bốc hoặc tài trợ đi đến chống đối.

Một sự kiện mà chúng ta có thể dễ thấy, đó là tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Việt Nam Khóa XIII, Dương Trung Quốc muốn chứng tỏ sự “cấp tiến” của mình đã phát biểu chất vấn tại nghị trường quốc hội, ngạo mạn đặt vấn đề “văn hóa từ chức” với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người lúc đó đang phải đau đầu giải quyết các sai phạm xảy ra tại các tập đoàn kinh tế. Lợi dụng tư cách ĐBQH, ông Dương Trung Quốc muốn làm cho Thủ tướng bối rối hoặc mang nhục trước quốc dân đồng bào, để thỏa mãn, phục vụ lợi ích cá nhân và đánh bóng tên tuổi, được các các thế lực thù địch tung hô.

Biết không đạt được mục đích khi nghe Thủ tướng trả lời một cách chân thiết, khúc chiết, thấu lý đạt tình, nhận được sự tán dương của đa số đại biểu Quốc hội, thì ông Dương Trung Quốc liền chữa lửa bằng lời thanh minh “chất vấn là để xem Thủ tướng trả lời ra sao, và với nội dung Thủ tướng vừa đối đáp thì nhân dân yên tâm, tức là an dân”. Điều đó cho thấy ông Dương Trung Quốc rõ ràng là kẻ cơ hội chính trị, luôn ngả nghiêng, dao động. Coi việc chấp vấn là trò chơi chính trị cá nhân chứ không phải là đại diện cho cử tri thảo luận các vấn đề trọng đại của quốc gia. Làm dấy lên làn sóng chỉ trích Thủ tướng rất nhiều…

Trong phiên thảo luận ở Quốc hội, vấn đề mà ông Dương Trung Quốc đưa ra đáng lẽ là các vấn đề phát triển lịch sử của Việt Nam, các vấn đề về cuộc sống dân sinh của nhân dân tỉnh Đồng Nai, nơi ông là đại diện cho các cử tri. Vậy mà chúng ta không thấy những điều đó, mà chỉ thấy ông ta nổi bật với vai trò là một người “chọc ngoáy”, tấn công Thủ tướng để đánh bóng tên tuổi như một kẻ “cơ hội chính trị” kiểu mới.

Nhưng thưa ĐB Dương Trung Quốc, ông thừa biết các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước đều bị chi phối bởi những nguyên lí phải giữ vai trò chủ đạo, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trong thời kỳ đất nước đang quá trình đổi mới, nên Thủ tướng dù có mười tai mắt cũng không thể kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình hình làm ăn gian dối, nhiều tham nhũng lớn, nhỏ xảy ra ở khu vực này. Vẫn còn các quan chức ở tất cả các quận huyện, tỉnh, thành phố tham nhũng đất đai. Trong lĩnh vực này, Thủ tướng dù có quan tâm, và ra nhiều quyết định cũng chỉ hạn chế phần nào, không thể ngăn chặn triệt để được. Vấn đề là Đảng, Nhà nước và nhân dân đang dần phải tạo ra cơ chế quản trị hiệu quả hơn, chứ không phải tấn công nhau để trục lợi.

Chúng ta có thể cảm thông và chia sẻ quan điểm của Thủ tướng về sự phân công của TW Đảng với ông, và về trách nhiệm chấp hành của Thủ tướng với thái độ cầu thị. Nhưng chúng ta không thể cảm thông những kẻ lợi dụng lúc đất nước khó khăn để trục lợi, cơ hội chính trị, đánh bóng tên tuổi của mình.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Thông điệp của TT Nguyễn Tấn Dũng làm an lòng dân


Đánh giá thông điệp của Thủ tướng trước Quốc hội “làm an lòng” nhân dân, ĐBQH Dương Trung Quốc mong muốn có hình thức giám sát để đánh giá sự sửa chữa của Chính phủ được thể hiện trong thực tiễn.

Ông Dương Trung Quốc trao đổi với VietNamNet bên hành lang Quốc hội sáng 23/10:

ĐBQH Dương Trung Quốc.
ĐBQH Dương Trung Quốc.

Theo ông, thông điệp của Thủ tướng trong bài phát biểu tại Quốc hội hôm qua có tạo sự kết nối với những điều dân đang chờ đợi như thế nào?

Với việc Thủ tướng nhận trách nhiệm của mình với tư cách cá nhân, một cán bộ cao cấp của Đảng, với tư cách Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ, tôi cho là làm sáng tỏ vấn đề Hội nghị TƯ 6 vừa đưa ra.

Thái độ thành khẩn của Thủ tướng phần nào làm an lòng dân. Tâm lý người dân đã nghe nhiều sự thành khẩn, thừa nhận khuyết điểm ở mức độ khác nhau của các thành viên Chính phủ, giờ đây là người đứng đầu Chính phủ, nên điều mong muốn là có hình thức giám sát để có thể đánh giá sự sửa chữa đó được thể hiện trong thực tiễn.

Báo cáo trước Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn thừa nhận những hạn chế trong điều hành, quản lý, với những chỉ tiêu không đạt. Cá nhân ông lưu tâm vấn đề nào đang tạo ra cản trở cho những nỗ lực chung?

Tôi nghĩ cần có sự chia sẻ nhất định. Nền kinh tế của chúng ta đang có những khó khăn vô cùng to lớn, nằm chung trong khó khăn của nền kinh tế thế giới vì đất nước hội nhập nhiều rồi.

Nhưng trong việc đưa ra mục tiêu thay đổi, tôi nghĩ quan trọng là thay đổi ngay cách nhận thức. Một ý kiến mà tôi phát biểu từ rất lâu là “hội chứng GDP” mà chúng ta không bao giờ phân biệt GDP tích cực hay tiêu cực. Bên cạnh tham nhũng, có một cái mà tôi cho là chưa đề cập đúng mức là lãng phí, cực kỳ lãng phí. Lãng phí ngay trong lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng.

Tạo dựng kênh lắng nghe


Ông từng đề cập đến chỉ số lòng tin của Chính phủ và “năng lực lắng nghe” tại kỳ họp trước của Quốc hội. Liệu điều ông kỳ vọng sẽ đem đến ý nghĩa thế nào trong hoàn cảnh hiện nay?

Tôi cho lắng nghe là cần thiết. Chúng ta không hoàn toàn lý thuyết hóa câu nói “cách mạng là sự nghiệp của toàn dân”. Sự sáng suốt luôn luôn từ phía người dân. Quan trọng là mình có nắm bắt được không, có tập hợp được không, có phát huy được không, và đó gần như là “thuật” cầm quyền. Vì thế nếu Chính phủ quan tâm, bên cạnh cơ quan tư vấn thì cố gắng có kênh lắng nghe các tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, rồi những tổ chức chính trị xã hội.

Tôi nhắc lại, ngày xưa, Bác Hồ bận như vậy nhưng rất quan tâm đọc báo, thể hiện thái độ của mình đối với mỗi bài báo, kiểm tra lại, rồi khen đâu, thưởng đâu rất rõ ràng. Tôi thấy có rất nhiều vấn đề báo chí nêu lên mà không thấy cơ quan của Chính phủ trả lời khiến người dân không biết ai đúng, ai sai. Vì thế bên cạnh những bộ máy nằm trong tổ chức của Chính phủ thì Chính phủ cần hết sức tạo dựng kênh để tiếp cận những ý kiến của người dân và phản hồi cho người dân yên lòng.

Bỏ phiếu tín nhiệm phụ thuộc chất lượng ĐBQH


Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo đề án lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Có thể chờ đợi đề án này sẽ tạo ra tác động như thế nào trong việc đánh giá chỉ số tín nhiệm, lòng tin đối với cán bộ, lãnh đạo?

Việc này thực thi những điều Hiến pháp quy định mà lâu nay chúng ta chưa đưa vào cuộc sống. Nghị quyết này của Quốc hội tôi cho sẽ đáp ứng lòng mong mỏi của người dân nhưng để thực thi, băn khoăn nhất của tôi không phải về phía vấn đề thủ tục mà là chất lượng của chính các đại biểu Quốc hội.

Người đại biểu Quốc hội liệu có thật khách quan, đủ năng lực để có thể đưa ra những quyết định phù hợp lòng dân, nhất là cử tri của mình? Trong khi cách bỏ phiếu kín có thể dẫn đến việc người dân không giám sát được vị đại biểu mình bầu ra có thái độ cụ thể như thế nào.

Ở nhiều nước, một trong những yếu tố người ta quan tâm là bên cạnh việc Quốc hội, các tổ chức dân cử giám sát bộ máy hành pháp thì còn có những điều kiện để cho người dân giám sát được chính đại biểu Quốc hội của mình để họ quyết định có tiếp tục tín nhiệm hay không tín nhiệm ở kỳ sau.

Vì thế, tôi cho rằng hiện nay khó khăn của chúng ta là làm sao để cho mỗi quyết định của đại biểu Quốc hội thể hiện thái độ của mình thì người bầu ra họ biết được đại biểu đó đã hành xử như thế nào. Điều đó hết sức quan trọng. Cũng như việc bỏ phiếu ở các nước, người ta bỏ phiếu xong, trừ những bỏ phiếu kín thì tất cả tính danh của đại biểu Quốc hội, thái độ công khai của họ hiển thị trên màn hình hay các hồ sơ mà người dân có thể tiếp xúc được.