Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Dương Trung Quốc: "Nhà sử học" hay "kẻ cơ hội chính trị"?



Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học” được làm các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị. Cũng vì thế mà chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử học” đơn thuần nữa.

Dương Trung Quốc (sinh năm 1947), quê quán xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông Dương Trung Quốc là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội. Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XII của tỉnh Đồng Nai. Là một trong số các đại biểu Quốc hội không phải đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dương Trung Quốc có cha là liệt sĩ Dương Trung Hậu (hy sinh năm 1947), mẹ là người Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bảy (sinh năm 1925) ở phố Đào Duy Từ, con chủ hàng rượu Vĩnh Phương, nhà máy rượu Gia Lâm. Ông nội là cụ Dương Trung Giao, quê xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre – chủ hãng nước mắm Liên Thành. Vợ của ông, bà Nguyễn Thu Hằng (em gái nhạc sĩ Nguyễn Cường), một phụ nữ Hà Nội.

“Nhà sử học”


Ông Dương Trung Quốc tốt nghiệp đại học môn Sử, danh xưng “Nhà Sử Học” được người ta gắn vào tên của Dương Trung Quốc, thậm chí có một số tờ báo còn gọi là “Giáo sư sử học”. Giáo sư ở Việt nam là học hàm chứ không phải học vị, tức là khi đạt một số tiêu chuẩn thì sẽ có Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước xét phong tặng, ông Dương Trung Quốc chưa là giáo sư được hội đồng này phong tặng.

Để hiểu về quan điểm của ông Dương Trung Quốc về lịch sử, chúng ta có thể thấy qua câu nói đại ý của “Giáo sư sử học” Dương Trung Quốc: “người ta học sử kém bởi vì học sử không kiếm ra tiền, nếu học sử mà kiếm được 3 nghìn đô la mỗi tháng người ta sẽ đổ xô vào học sử”.

Cảm ơn “giáo sư sử học”, ông nói rất đúng, và còn đúng hơn nữa khi mà “giáo sư” dạy bảo người ta rằng nên học bóng đá, ca hát để kiếm được nhiều tiền hơn.

Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học” được làm các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị (Đại biểu Quốc hội). Cũng vì thế mà Chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử học” đơn thuần nữa.

Nhà sử học chân chính là phải cống hiến đời mình hoà vào lịch sử Việt Nam tạo nên một kết nối quá khứ – hiện tại – tương lai. Đóng góp vào cho các thế hệ người Việt hiểu rõ lịch sử để giúp chúng ta tiến tới tương lai.

Nhưng vì có nhiều tham vọng và được ca tụng, ông Dương Trung Quốc không chỉ làm nghề sử, mà còn làm nhà báo, làm văn hóa và làm chính trị. Ông đã được đi nhiều nước, có điều kiện để “mở tầm mắt”, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đáng lẽ ông cần đúc rút kinh nghiệm từ các nước để phát triển ngành lịch sử của Việt Nam đang bị “yếu thế”. Lẽ ra ở cương vị là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông cần tự thân hoặc phát động, kêu gọi giới nghiên cứu lịch sử tạo ra các sản phẩm mang tích giáo dục lịch sử cao và thiết thực, thu hút được đông đảo người dân đón nhận như các bộ phim lịch sử Việt Nam (đang bị thiếu vắng trầm trọng), hoặc ít ra là một số video clip lịch sử (Trận chiến Bạch Đằng, Việt Nam, hình hài một chữ S…) mà các bạn sinh viên đã làm ra được cộng đồng mạng đánh giá cao. Ở đây tôi không thấy bóng dáng của Dương Trung Quốc đâu?

duong trung quoc
Ông Dương Trung Quốc sử dụng tư cách ĐBQH để phục vụ lợi ích của cử tri Đồng Nai hay phục vụ lợi ích cá nhân?
Ông được nhiều tờ báo săn đón, phỏng vấn, được nhiều người tung hô, ca tụng. Có lẽ vì thế mà ông tưởng mình đang ở trên “mây” nên cứ thế “háo thắng” làm tới trên chính trường mà quên đi “nghĩa vụ” của một người được gọi là “Nhà sử học” như một kẻ “cơ hội chính trị”.

Cơ hội chính trị


Những người cơ hội chính trị không có quan điểm chính trị rõ ràng, luôn ngả nghiêng, dao động, không kiên định. Khi thuận lợi thì tỏ ra “cấp tiến”, khi gặp khó khăn thì thoái lui, thoả hiệp. Thường lợi dụng các sự kiện chính trị để đánh bóng tên tuổi, phục vụ mục đích cá nhân. Những người này thường che giấu bộ mặt thật, vừa tỏ ra ủng hộ, vừa với danh nghĩa “đổi mới tư duy”, “yêu nước, thương dân” mà thực chất là chống đối, phá bĩnh.

Họ sẵn sàng làm vừa lòng, hòng tăng phiếu ủng hộ trong các dịp bầu cử. Cơ hội chính trị được gắn rất ranh mãnh và chặt chẽ với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội về đạo đức, lối sống. Cơ hội chính trị gắn liền với động cơ cá nhân, thường là từ những người bất mãn, công thần, kiêu ngạo, coi thường tập thể. Một số được tâng bốc hoặc tài trợ đi đến chống đối.

Một sự kiện mà chúng ta có thể dễ thấy, đó là tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Việt Nam Khóa XIII, Dương Trung Quốc muốn chứng tỏ sự “cấp tiến” của mình đã phát biểu chất vấn tại nghị trường quốc hội, ngạo mạn đặt vấn đề “văn hóa từ chức” với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người lúc đó đang phải đau đầu giải quyết các sai phạm xảy ra tại các tập đoàn kinh tế. Lợi dụng tư cách ĐBQH, ông Dương Trung Quốc muốn làm cho Thủ tướng bối rối hoặc mang nhục trước quốc dân đồng bào, để thỏa mãn, phục vụ lợi ích cá nhân và đánh bóng tên tuổi, được các các thế lực thù địch tung hô.

Biết không đạt được mục đích khi nghe Thủ tướng trả lời một cách chân thiết, khúc chiết, thấu lý đạt tình, nhận được sự tán dương của đa số đại biểu Quốc hội, thì ông Dương Trung Quốc liền chữa lửa bằng lời thanh minh “chất vấn là để xem Thủ tướng trả lời ra sao, và với nội dung Thủ tướng vừa đối đáp thì nhân dân yên tâm, tức là an dân”. Điều đó cho thấy ông Dương Trung Quốc rõ ràng là kẻ cơ hội chính trị, luôn ngả nghiêng, dao động. Coi việc chấp vấn là trò chơi chính trị cá nhân chứ không phải là đại diện cho cử tri thảo luận các vấn đề trọng đại của quốc gia. Làm dấy lên làn sóng chỉ trích Thủ tướng rất nhiều…

Trong phiên thảo luận ở Quốc hội, vấn đề mà ông Dương Trung Quốc đưa ra đáng lẽ là các vấn đề phát triển lịch sử của Việt Nam, các vấn đề về cuộc sống dân sinh của nhân dân tỉnh Đồng Nai, nơi ông là đại diện cho các cử tri. Vậy mà chúng ta không thấy những điều đó, mà chỉ thấy ông ta nổi bật với vai trò là một người “chọc ngoáy”, tấn công Thủ tướng để đánh bóng tên tuổi như một kẻ “cơ hội chính trị” kiểu mới.

Nhưng thưa ĐB Dương Trung Quốc, ông thừa biết các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước đều bị chi phối bởi những nguyên lí phải giữ vai trò chủ đạo, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trong thời kỳ đất nước đang quá trình đổi mới, nên Thủ tướng dù có mười tai mắt cũng không thể kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình hình làm ăn gian dối, nhiều tham nhũng lớn, nhỏ xảy ra ở khu vực này. Vẫn còn các quan chức ở tất cả các quận huyện, tỉnh, thành phố tham nhũng đất đai. Trong lĩnh vực này, Thủ tướng dù có quan tâm, và ra nhiều quyết định cũng chỉ hạn chế phần nào, không thể ngăn chặn triệt để được. Vấn đề là Đảng, Nhà nước và nhân dân đang dần phải tạo ra cơ chế quản trị hiệu quả hơn, chứ không phải tấn công nhau để trục lợi.

Chúng ta có thể cảm thông và chia sẻ quan điểm của Thủ tướng về sự phân công của TW Đảng với ông, và về trách nhiệm chấp hành của Thủ tướng với thái độ cầu thị. Nhưng chúng ta không thể cảm thông những kẻ lợi dụng lúc đất nước khó khăn để trục lợi, cơ hội chính trị, đánh bóng tên tuổi của mình.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

“Quan làm báo” đã bịa đặt như thế nào?


Trong bài viết trước, Petrotimes đã phân tích cách đưa tin, thủ đoạn lợi dụng lòng tin của người đọc vào những sự kiện có thật, từ đó nhào nặn thông tin, đánh lừa độc giả của “Quan làm báo”. Trong văn bản chỉ đạo ra ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: Đây là thủ đoạn thâm độc gây chia rẽ của những kẻ cơ hội chính trị.

Hẳn tất cả chúng ta đều muốn “biết mặt, nghe tên” của những kẻ được gọi là “Quan làm báo”. Đó là ai mà có khả năng dẫn dụ, đánh lừa người đọc, là ai mà biết ném đá rồi lại biết giấu tay rất khéo? Hẳn không phải là kẻ tầm thường!

Trước hết, chúng ta hãy cùng phân tích những điều mà “Quan làm báo” đã bịa đặt để đánh lừa dư luận.


Ông Trầm Bê trả lời báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8.
Ông Trầm Bê trả lời báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8.

Đầu tiên là sự kiện “bầu” Kiên bị bắt. Thanh Niên vốn là một trong những tờ báo dám đấu tranh với nạn tiêu cực nhưng cũng bị “Quan làm báo” đưa vào tầm ngắm đầu tiên bằng việc vu cáo “Vụ bầu Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy”.

Như Petrotimes đã phân tích ở bài viết trước, “Quan làm báo” đã lợi dụng đúng sự kiện nóng mà dư luận đang quan tâm là “bắt bầu kiên – một người nổi tiếng” – để làm thông tin nền và từ đó nhào nặn ra các thông tin không có thực về việc “mua chuộc báo chí”… Quan làm báo đã hướng sự tò mò của người đọc theo chủ ý xấu của mình – chĩa mũi dùi vào tờ mà “Quan làm báo” “không ưa” – tờ Thanh Niên.

Ngay sau đó, Báo Thanh niên đã lên tiếng: “Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên. Thanh Niên xin thông báo cùng bạn đọc: những thông tin (liên quan đến Thanh Niên) này là hoàn toàn bịa đặt. Thanh Niên khẳng định trong suốt thời gian qua không đăng bất cứ một bài viết nào về các nhân vật được đề cập”.

Nhiều bạn đọc trên internet đã cố công tìm kiếm nhưng cũng không thể tìm thấy bài viết nào về Bầu Kiên và Trầm Bê đăng trên báo Thanh Niên. Điều bịa đặt bị phanh phui đã khiến nhiều bạn đọc giật mình trước việc: Lâu nay, bị “Quan làm báo” dẫn dụ, dẫn đến việc “nói gì cũng tưởng là thật”.

Tiếp theo là vụ bắt Tổng giám đốc Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải. Trong vụ này, Petrotimes là tờ báo đưa thông tin đầu tiên về việc Lý Xuân Hải bị VKS Nhân dân Tối cao phê chuẩn lệnh khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng. Tuy nhiên, ngay sau khi Petrotimes đăng tin, “Quan làm báo” đã lấy lại thông tin đưa về trang web của mình và “hô hào” như một nguồn tin riêng, tin khám phá được. Từ đó “thêm mắm thêm muối” xoay quanh vụ việc này.

Sau vụ bắt Lý Xuân Hải, “bầu” Kiên, thị trường tài chính ngân hàng đã có lúc rơi vào hỗn loạn và như một kẻ chớp cơ hội cực giỏi, “Quan làm báo” đã liên tiếp “câu khách” bằng việc đưa dồn dập các thông tin liên quan đến những doanh nhân của ngành tài chính ngân hàng.

Bị "Quan làm báo" vu cho là "đã bị bắt" nhưng ông Nguyễn Đăng Quang lại xuất hiện trong lễ phát động của Tập đoàn Masan.
Bị "Quan làm báo" vu cho là "đã bị bắt" nhưng ông Nguyễn Đăng Quang lại xuất hiện trong lễ phát động của Tập đoàn Masan.

Đầu tiên là việc “Quan làm báo” đưa tin “Chủ tịch Tập đoàn Masan đã bị bắt”. Quả thật, trong một vài ngày, ông Nguyễn Đăng Quang cũng đã vắng mặt ở nơi làm việc, không phải vì ông bị bắt mà là vì ông đưa con ra nước ngoài đi du học.

Trang web cơ hội chính trị đã nắm đúng thời điểm ông Quang đi vắng để tung tin đồn gây hoang mang với cả các cổ đông của Masan và Techcombank. Chưa hết, “Quan làm báo” còn “vẽ” thêm một loạt các bài viết về sai phạm kinh tế của ông này.

Tuy nhiên, đây là vụ việc mà trang web này bị “việt vị” hoàn toàn.

Đến chiều ngày 27/8, ông Nguyễn Đăng Quang bay về TP. HCM và có mặt tại khách sạn New World để dự buổi lễ phát động thi đua của Tập đoàn Masan thì mọi người mới vỡ lẽ ra là bị “Quan làm báo” lừa.

Khi lần “việt vị” đó, “Quan làm báo” gần như im lặng, “không kèn không trống” gì về thông tin ông Nguyễn Đăng Quang. Cho đến ngày 7/9, “Quan làm báo” tiếp tục “quăng bom” bằng việc đưa tin: Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombak bị bắt. “Bổn cũ soạn lại” trang web này lại ném tới tấp các thông tin bôi xấu ông này lên mạng.

Ông Hồ Hùng Anh tại Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” (thứ 3 từ trái sang). Ông là một trong những nạn nhân của việc đưa "tin vịt" của "Quan làm báo".
Ông Hồ Hùng Anh tại Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” (thứ 3 từ trái sang). Ông là một trong những nạn nhân của việc đưa "tin vịt" của "Quan làm báo".

Tuy nhiên, sáng 8/9, ông Hồ Hùng Anh đang tham dự buổi Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012”. Bộ phận truyền thông của Ngân hàng Techcombak gửi cho các báo, đài 1 bức ảnh ông Quang ở bên ngoài hội trường, mọi người mới vỡ lẽ thêm một lần bị “Quan làm báo” lừa.

Trang web này còn cố đấm ăn xôi, lấy lý do “ảnh cũ rích” “cắt ghép” và đưa thêm bài “Khẳng định Hồ Hùng Anh đã bị bắt & Thông tin đang bị dấu nhẹm!”. Đáp lại, phóng viên các báo đài có mặt tại buổi lễ đã công bố thêm một loạt ảnh ông Hồ Hùng Anh phát biểu, nhận giải thưởng.

“Việt vị” thêm lần nữa, Quan làm báo “im bặt” rút lui không kèn không trống vụ việc này. Cũng sau lần “hớ” này, những kẻ cơi hội làm trang Quan làm báo như “không giữ được bình tĩnh” vì liên tiếp bị bóc mẽ, Trang web hướng ra các bài viết chửi đổng,

Ngày 24/8, “Quan làm báo” lại đưa tin “Trầm Bê xin được quản thúc” với nội dung: “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc nhằm bảo vệ tính mạng cho ông ta”.

Vu cho ông Trầm Bê là “công an quản thúc” nhưng ông này lại có mặt tại lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8. Người hiểu biết sẽ nhận ra ngay: Đời nào một người đang bị quản thúc mà lại được đi ký kết hợp đồng tín dụng doanh nghiệp!

Tin của “Quan làm báo” ngây ngô đến nỗi, ông Trầm Bê phải hóm hỉnh với các phóng viên: “Ngày hôm nay sẵn dịp được các cơ quan báo đài, truyền hình hỏi thăm về tôi, tôi rất cám ơn…” Ông cũng khẳng định chưa hề bị công an mời, bị hỏi thăm hay gì cả. Tất cả đều là tin thất thiệt.

Tự cho mình là "nhà thông thái về chính trị" nhưng "Quan làm báo" lại không phân biệt nổi Chủ tịch UBND TPHCM và một... nhạc sỹ.
Tự cho mình là "nhà thông thái về chính trị" nhưng "Quan làm báo" lại không phân biệt nổi Chủ tịch UBND TPHCM và một... nhạc sỹ.

Chưa hết, trong nhiều bài viết tung lên, mặc dù luôn gồng mình, “tỏ ra nguy hiểm” nhưng “Quan làm báo” đã thể hiện sự xào xáo “ít học” của mình. Ví dụ đến tên của Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân mà lại nhầm thành tên… nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân. Hay việc trang web này soạn thảo công văn giả mạo của Văn phòng Chính phủ, đóng dấu “tuyệt mật” nhưng lại… viết sai mẫu và tệ hơn lại còn sai chính tả.

Trong văn bản chỉ đạo ra ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: Những trang web đưa thông tin sai kiểu này chính là thủ đoạn thâm độc gây chia rẽ của những kẻ cơ hội chính trị. “Quan làm báo” là sản phẩm của các phần tử phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài, có sự tiếp tay, cung cấp thông tin của các đối tượng tha hóa, biến chất trong nước nhằm phá hoại nội bộ, gây mất đoàn kết trong Đảng và dư luận nhân dân.

Vì thế cần phải tìm cho ra những kẻ tiếp tay cho chúng và nghiêm trị. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông – trong đó quan trọng đặc biệt là cần cung cấp kịp thời thông tin chính xác về các vụ việc nhạy cảm.

Petrotimes