Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Đặc công hải quân Việt Nam lần đầu lộ diện


Đoàn Đặc công 126 Hải quân được giao nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc. Những năm qua, Đoàn Đặc công 126 Hải quân đã có nhiều giải pháp thiết thực để đẩy mạnh công tác huấn luyện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trên giao.
Lần đầu tiên báo điện tử Infonet giới thiệu loạt ảnh ghi lại hoạt động luyện tập sẵn sàng chiến đấu thuần thục, tinh nhuệ trong mọi tình huống của đặc công hải quân. Phóng sự ảnh do CTV Đàm Duy Khánh thực hiện:
Vào trận đấu đối kháng tay đôi
Vào trận đấu đối kháng tay đôi
Vào trận đấu đối kháng tay đôi
Vào trận đấu đối kháng tay đôi
Dũng mãnh thực hiện đấu đối kháng '1 đánh 3'
Dũng mãnh thực hiện đấu đối kháng '1 đánh 3'
Tinh nhuệ trong "1 đánh 4"
Tinh nhuệ trong "1 đánh 4"

Tinh thông nhiều trường phái võ thuật
Tinh thông nhiều trường phái võ thuật

Lực lượng đặc biệt giao chiến phối hợp đồng đội đánh địch
Lực lượng đặc biệt giao chiến phối hợp đồng đội đánh địch
Nội công thâm hậu, khả năng chịu đựng đáng nể
Nội công thâm hậu, khả năng chịu đựng đáng nể
Dày công luyện tập, đặc công hải quân là lực lượng đáng tự hào của quân chủng hải quân Việt Nam
Dày công luyện tập, đặc công hải quân là lực lượng đáng tự hào của quân chủng hải quân Việt Nam
Lực lượng đi không dấu, đột nhập, đánh nhanh, một người địch muôn người
Lực lượng đi không dấu, đột nhập, đánh nhanh, một người địch muôn người

Luyện tập đổ bộ, bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa
Luyện tập đổ bộ, bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Trung Quốc lên án Việt Nam tuần tiễu Trường Sa


Trung Quốc phản đối Việt Nam đưa máy bay chiến đấu ra tuần tiễu tại quần đảo Trường Sa, gọi đây là "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền".
Một chiếc Su-27 hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị hạ cánh - Ảnh: T.T.Duyên
Một chiếc Su-27 hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị hạ cánh
Người phát ngôn của Bắc Kinh, Hồng Lỗi, nói tại cuộc họp báo ngày 19/6: "Máy bay chiến đấu của không quân Việt Nam tiến hành cái gọi là hành động 'tuần sát' tại quần đảo Nam Sa, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc."
"Trung Quốc bày tỏ bất bình mạnh mẽ về việc này. Trung Quốc yêu cầu Việt Nam thiết thực tuân thủ nhận thức chung Trung-Việt và tinh thần 'Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Nam Hải'," ông Hồng Lỗi tuyên bố.
Trung Quốc dùng từ Nam Sa để chỉ quần đảo Trường Sa. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo này.
Hôm 15/6, Việt Nam cho biết lần đầu tiên Trung đoàn không quân tiêm kích 940 đưa máy bay chiến đấu Su-27 từ căn cứ ở miền Trung ra "tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Trường Sa".
Thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, trung đoàn trưởng 940, được dẫn lời nói đây là những chuyến bay Su-27 ra Trường Sa đầu tiên của đơn vị xuất phát từ miền Trung.
Ông nói đã từng có các chuyến bay khác nhưng xuất phát từ các sân bay phía nam và do Sư đoàn Không quân tiêm kích 370 thực hiện.
Từ Bắc Kinh, người phát ngôn Hồng Lỗi nhắc lại Trung Quốc "có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần đó".
Trước đó, Bấm vào đầu tháng Năm, một nguồn khả tín cho BBC hay Trung Quốc đã điều máy bay ra vùng biển của Việt Nam khi một đoàn đại biểu đang trên đường ra thăm quần đảo Trường Sa.
Nhà thơ, nhà báo Thanh Thảo ở miền Trung nói với BBC rằng trong cuộc tiếp xúc của ông vào sáng thứ Ba 1/5 với một số thành viên đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng tham gia chuyến thăm Trường Sa một tuần và kết thúc ngày 28/4, ông được thông tin họ đã "chứng kiến máy bay Trung Quốc lượn phía trên tàu".
Theo BBC