Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2013


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, năm 2013 phải ưu tiên cho tập trung tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, đưa lạm phát thấp hơn, đạt tăng trưởng cao hơn năm 2012.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Kết luận Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 diễn ra trong 2 ngày (25-26/12), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, lãnh đạo các Bộ, ngành địa phương đã có những đánh giá, đóng góp thiết thực vào các báo cáo, Nghị quyết của Chính phủ.
“Hai mươi bảy ý kiến phát biểu của các thành viên Chính phủ và lãnh đạo địa phương là hết sức sức thẳng thắn, trách nhiệm và sát với thực tế”, Thủ tướng đánh giá.
Đối với các kiến nghị của các địa phương liên quan đến cơ chế, chính sách chung, Văn phòng Chính phủ tiếp thu để đưa vào Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; đối với những kiến nghị cụ thể của các địa phương, Văn phòng Chính phủ tổng hợp thành văn bản gửi các Bộ, ngành chức năng xem xét theo thẩm quyền và trả lời các địa phương.

Cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát 2012

Theo Thủ tướng, bước vào năm 2012, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, những khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, năm 2012 chúng ta đã đạt được những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực.
Theo đó, chúng ta đã cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát đề ra cho năm 2012: kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; nông nghiệp phát triển ổn định; công nghiệp từng bước được phục hồi; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm, đảm bảo (tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,76%); chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững; vai trò và vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế…
Những kết quả đạt được là nền tảng, là tiền đề cho sự phát triển vững chắc hơn của đất nước trong năm 2013 và những năm tới.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế, trong đó nổi lên là kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; nợ xấu ngân hàng ở mức cao; tái cơ cấu nền kinh tế gắn với xử lý hàng tồn kho, nợ xấu còn chậm, có mặt còn lúng túng; nhiều vấn đề xã hội còn bức xúc; các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư còn bất cập;… Thực trạng này đòi hỏi sự sự nỗ lực cố gắng và quyết tâm cao hơn nữa của các Bộ, ngành, địa phương trong xử lý, khắc phục.

Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.
Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.

Kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm

Đề cập đến nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, phải ưu tiên tập trung  ổn định kinh tế vĩ mô, đưa lạm phát thấp hơn năm 2012 (giữ lạm phát năm 2013 khoảng 6%), đồng thời duy trì tăng trưởng ở mức cao hơn năm 2012.
Thông thường, giá cả tăng cao chủ yếu tập trung vào những tháng đầu năm, do đó các Bộ, ngành, địa phương phải kiểm soát giá cả, lạm phát ngay từ tháng 1, quý I của năm 2013, không để tình trạng thiếu hàng, sốt giá, găm hàng, đẩy giá lên cao, phát huy tốt hơn nữa cơ chế về bình ổn giá.
Đồng thời, tập trung điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng hợp lý.
Cùng với đó, phải đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; điều hành lãi suất và tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; đảm bảo an toàn thanh khoản và hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng; giữ vững sự ổn định về tỷ giá.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đảm bảo cân đối thu chi ngân sách; thực hiện thu chi theo đúng kế hoạch, triệt để tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách nhà nước.
Các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó lưu ý thực hiện các biện pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý để phát triển sản xuất kinh doanh; ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp; tăng hạn mức tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn; hoàn thiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm, xử lý hàng tồn kho, giải quyết nợ xấu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; tận dụng mọi khả năng để tăng xuất khẩu vào thị trường truyền thống, đồng thời tăng cường các biện pháp thâm nhập vào các thị trường mới.
Một nhiệm vụ khác là hết sức quan tâm đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước kinh doanh, đầu tư.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt phải tạo được những chuyển biến thực sự, khắc phục dàn trải trong đầu tư công, tiết giảm chi phí, đảm bảo chất lượng, hiệu quả của các công trình đầu tư công.
Thủ tướng cũng lưu ý các Bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện tốt hơn nữa công tác đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, trong đó chú trọng tới các giải pháp đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; tập trung giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững nhất là ở các huyện nghèo; thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, đối tượng chính sách, hộ nghèo…
Đồng thời, tiếp tục quan tâm đến công tác cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng, lãng phí; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phòng chống tội phạm xã hội, kiên quyết không để gia tăng các loại hình tội phạm; giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo vệ vững chắc biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia;…
Đặc biệt, phải hết sức cảnh giác, đấu tranh đối với kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, internet để bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; dứt khoát không để nhen nhóm sự xuất hiện của các tổ chức phản động trên bất cứ địa bàn nào.
Tết Nguyên đán 2013 đang đến gần, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, các Bộ, ngành, địa phương phải đảm bảo đủ cung cầu hàng hóa, không để tình trạng đầu cơ, tăng giá; tạo các điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, về quê ăn Tết; thực hiện quyết liệt các biện pháp giữ gìn trật tự và giảm thiểu tai nạn giao thông; phòng, chống buôn bán, vận chuyển và đốt pháo nổ… Đảm bảo cho nhân dân đón Xuân mới vui tươi, an toàn, đầm ấm, lành mạnh.
Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý, trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã  hội năm 2013, các Bộ, ngành, địa phương phải có sự phối hợp chặt chẽ trong hành động; triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương mình; đồng thời làm tốt công tác cung cấp thông tin cho nhân dân, dư luận, qua đó tạo sự đồng thuận, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra cho năm 2013.

Theo http://vualambaovn.blogspot.com/2012/12/ong-nguyen-tan-dung-chi-ao-kiem-soat.html

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Lời thề thứ 9


Hiếm khi nào Thủ tướng đi xem kịch. Nhưng dù công việc bận rộn vào thời điểm cuối năm nhưng ông vẫn "tranh thủ" đi xem vở kịch "Lời thề thứ 9" của cố đạo diễn Lưu Quang Vũ. Vở kịch tâm lý xã hội nổi tiếng này diễn vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và cũng là Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12), tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Truyền thông đưa tin,  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã đến dự.  

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam trên chuyên cơ EC-155B1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam trên chuyên cơ EC-155B1

 “Lời thề thứ chín” là vở diễn đặc sắc về đề tài đấu tranh với hiện tượng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ có chức quyền, tha hóa trong đời sống, không vì lợi ích của nhân dân, trù dập người lương thiện, gây ra những nỗi khổ, những bất công trong xã hội. Năm 1988, NSND Xuân Huyền đã dàn dựng rất thành công vở diễn này, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.

 Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã sáng tác vở kịch “Lời thề thứ chín” cho Đoàn kịch nói Quân đội dựa vào điều thứ 9 trong 10 lời thề danh dự của quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là: “Khi tiếp xúc với dân sẽ làm đúng ba điều răn: “không lấy của dân” – “không dọa nạt dân”- “không quấy nhiễu dân” và ba điều nên: “kính trọng dân” – “giúp đỡ dân” – “bảo vệ dân”, để gây lòng tin cậy đối với dân chúng, thực hiện quân dân nhất trí giết giặc cứu nước”…Và, sau 24 năm, vở kịch vẫn còn giữ nguyên tính văn minh và thời sự nóng bỏng của đất nước. 

Nhiều ngày trước, những trang mạng, trong đó có Quan làm báo cố ý kích động nhân dân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc nhằm gây rối loạn xã hội, chống lại Đảng, Nhà nước, Chính phủ và đường lối ngoại giao của chúng ta. Nhưng tất cả hầu như thất bại. Thay vào đó là những hình ảnh Giáng sinh tràn ngập phố phường, len lõi qua từng con phố, xóm đạo. Càng ngày, dễ nhận thấy niềm vui trên gương mặt các tín đồ Thiên chúa giáo lẫn và hòa đồng cùng niềm vui chung cả cộng đồng. 

Giáng sinh, giờ đã không có của riêng ai. Không còn chỗ cho những mục đích xấu xa hòng tạo hận thù, gây chia rẽ dân tộc. Nhiều ngã đường cố tình tuồn những loại văn hóa phẩm, sách có nội dung xấu, bôi nhọa Nhà nước Việt Nam, cố ý muốn gây sự băng hoại đạo đức tư tưởng trong nhân dân gần như bị chặn đứng.

Những tiếng nói giờ chỉ mang sắc thái thù hận của những cá nhân, những nhóm nhỏ gần như lạc loài, lẻ tẻ....Thay vào đó là không khí ấm cúng, tràn ngập niềm vui của đất nước đang trong giai đoạn "vượt khó", nhưng vẫn còn nụ cười. 

Sáng sớm ngày 23/12, trong thời tiết lạnh 12 độ C, Thủ tướng ngồi bên cạnh nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, cùng đoàn công tác Chính phủ bay trực thăng lên Sơn La dự khánh thành công trình Thủy điện Sơn La, lớn nhất Đông Nam Á. Dự án của EVN vượt đích, khánh thành sớm 3 năm. Một kỷ lục cũng là niềm vui cho người dân, những người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ. 

Người đứng đầu Chính phủ kỳ vọng, với tinh thần lao động trách nhiệm, khẩn trương, sáng tạo, hiệu quả của tập thể cán bộ công nhân viên thi công xây dựng; sự đồng lòng của nhân dân ba tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu; sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng nhà máy, công trình nhà máy thủy điện Sơn La sẽ đem lại hiệu quả cao về mọi mặt đối với ba tỉnh vùng Tây Bắc và sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Doanh nghiệp Bất động sản lãi to rồi, giờ là lúc nên chia sẻ


“Doanh nghiệp đã từng lãi to rồi, giờ là lúc doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với Chính phủ, với xã hội” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tại buổi làm việc với TP Hà Nội để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường BĐS sáng nay 19/12.


Đánh giá về những nguyên nhân gây tồn đọng bất động sản, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, tồn đọng bất động sản có nhiều nguyên nhân, nhưng đầu tiên là do quản lý nhà nước yếu kém.
“Dân còn nghèo mà quy hoạch dự án toàn nhà to, nhà sang. Lúc thừa thì toàn thừa nhà to nhà sang, trong khi nhà nhỏ, nhà thu nhập thấp cho người lao động thì vẫn thiếu”- Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc.
Theo Thủ tướng, trong chiến lược phát triển nhà ở, đã đề ra 8 nhóm đối tượng cần có sự can thiệp của nhà nước để có nhà ở, cho nên quản lý Nhà nước cũng phải theo hướng rà soát, điều chỉnh quy hoạch dự án, quan tâm phát triển nhà ở xã hội, giảm nhà ở cao cấp; phân loại dự án phải dừng, dự án được tiếp tục triển khai, dự án phảo chuyển đôi cơ cấu…
Đặc biệt, về lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết đưa ra gói tín dụng lãi suất thấp cho đối tượng mua nhà xã hội.
“Lãi suất thấp, cộng với quỹ hỗ trợ của địa phương, cố gắng có mức lãi suất 4-5%/năm là hợp lý. Ngoài ra, Hà Nội tính toán, bên cạnh chính sách chung, có chính sách cụ thể cho người thu nhập thấp, đối tượng được hưởng nhà ở xã hội có thể mua được nhà.” Thủ tướng nói.
Về giải quyết nợ xấu bất động sản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Chính phủ, ngân hàng có đề án tổng thể giải quyết nợ xấu, trong đó 70% là nợ bất động sản.
Cụ thể, Thủ tướng cho rằng, có thể thành lập doanh nghiệp mua lại nợ xấu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng thương mại cũng phải tự cơ cấu lại nợ, thiết lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp. Chính phủ đề nghị Ngân hàng giao quyền chủ động cho ngân hàng thương mại xem xét cho dự án hoàn thành, có đầu ra được vay tiếp.
Mặt khác, Thủ tướng cũng yêu cầu doanh nghiệp bất động sản cũng phải chung sức cùng chính phủ, chịu trách nhiệm cùng chính phủ tháo gỡ khó khăn.
“Doanh nghiệp đã từng lãi to rồi, giờ là lúc doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với Chính phủ, với xã hội”, Thủ tướng nói.
Trước đấy, trong buổi làm việc, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Hà Nội đưa ra 6 nhóm giải pháp, trong đó có tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước với thị trường bất động sản; rà soát, phân loại, cơ cấu lại thị trường và các giải pháp giảm thuế cho doanh nghiệp và cả người mua nhà….
Nhận định về các nhóm giải pháp này, người đứng đầu Chính phủ đồng tình và yêu cầu các giải pháp cần được đưa vào nghị quyết của Chính phủ để triển khai ngay từ đầu năm 2013.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Thủ tướng chỉ rõ các đối tượng lợi dụng Internet chống phá Đảng, Nhà nước


Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 68 đã khai mạc vào sáng qua 17-12, tại Hà Nội. Hội nghị vinh dự được đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự và phát biểu chỉ đạo. Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Với một phần ba dân số sử dụng internet, thì đối với vấn đề an ninh thông tin, đặc biệt là an ninh mạng, Thủ tướng chỉ rõ, đây là một trong những phương thức được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng. Các đối tượng lợi dụng thông tin Internet để tiến hành các hoạt động tuyên truyền xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng, Nhà nước; một số trang mạng truyền bá văn hóa đồi trụy, độc hại, trái với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc ta; đưa những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, gây dư luận xấu, hoài nghi đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Về vấn đề này, Thủ tướng chỉ rõ, bên cạnh những mặt tích cực Internet đưa lại thì rõ ràng, Internet đang bị kẻ xấu lợi dụng, đặt ra vấn đề quản lý phù hợp. Chính phủ đang tập trung chỉ đạo tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trên lĩnh vực này. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, rà soát bổ sung chiến lược, quy hoạch để một mặt tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thông tin truyền thông và Internet phát triển mạnh mẽ hơn, phục vụ hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin lành mạnh, đặc biệt là chủ động cung cấp thông tin chính thức, kịp thời cho nhân dân; mặt khác, phải ngăn chặn có hiệu quả những mặt tiêu cực, những hành vi lợi dụng xâm phạm an ninh quốc gia.
Thượng tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự phiên khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 68
Thủ tướng cũng yêu cầu lực lượng Công an tiếp tục phát huy chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo các biện pháp chống “diễn biến hòa bình”, góp phần ổn định, phát triển đất nước. Đối với nước ta, cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng. Trong giai đoạn hiện nay, cần quan tâm vấn đề “tự diễn biến”, nâng cao nhận thức, giác ngộ, phẩm chất đạo đức cách mạng, tăng cường niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng duyệt đội danh dự CAND Việt Nam
Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung quan trọng trong bảo đảm an ninh, chủ quyền biển đảo và đánh giá cao vai trò của lực lượng CAND trong việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các quyết sách thích hợp. Về giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, Thủ tướng cho rằng, những kết quả đạt được trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm, điều tra, khám phá án của lực lượng Công an là tích cực.  Chia sẻ vấn đề này, Thủ tướng nêu rõ, lực lượng Công an phải đương đầu nhiều thách thức, tội phạm chống người thi hành công vụ gia tăng, một số cán bộ, chiến sĩ hy sinh, bị thương khi làm nhiệm vụ. “Tôi đánh giá cao, biểu dương những thành quả lực lượng CAND đạt được, chia sẻ tới cán bộ, chiến sĩ bị thương và thân nhân gia đình cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ” – Thủ tướng xúc động bày tỏ.
Trường Sa (Nguyen Tan Dung)

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

'Thanh niên phải có lòng tự hào dân tộc cao độ'

"Yêu cầu quan trọng nhất là các bạn phải có hoài bão lớn, có ý chí và bản lĩnh với lòng yêu nước và tự hào dân tộc cao độ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi đối thoại với thanh niên, sáng nay.


Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đối thoại với các đại biểu Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi đối thoại với thanh niên. Ảnh: Chinhphu.vn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi đối thoại với thanh niên. Ảnh: Chinhphu.vn

- Đại biểu Đào Xuân Yên (Thanh Hóa): Đào tạo đại học còn tương đối tràn lan, chưa thực sự gắn kết với nhu cầu xã hội, sinh viên gặp khó khăn khi xin việc, tạo điều kiện cho những tiêu cực khi tuyển dụng cán bộ, công chức. Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về vấn đề này?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đây là một vấn đề lớn, khó, cũng đang đặt ra với cả xã hội. Trước hết, tôi xin khẳng định, nền kinh tế đang thiếu cả thầy cả thợ chứ không phải thừa thầy thiếu thợ. Dân số cả nước hiện là 88 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 60 triệu, chiếm 66% dân số. Đất nước đang trong giai đoạn dân số vàng, tức là 2 người trong độ tuổi lao động gánh 1 người phụ thuộc, bắt đầu từ năm 2007, dự báo kéo dài 30 - 35 năm.

Trong số 60 triệu người đó, đến 2012 số lao động qua đào tạo các cấp là mới chiếm 46%. Nhưng trong số 46%, có 8% từ đại học trở lên, trong khi các nước phát triển triển hầu hết là những người lao động trong độ tuổi đều được đào tạo, đào tạo lại, và trong số lao động được đào tạo thì tỷ lệ từ đại học trở lệ khá cao, như Malaysia là 20,1%, Thái Lan 14,2%, Hàn Quốc 33,6%. Mặt khác, nếu tính số sinh viên trên 1 vạn dân thì năm 2011 Việt Nam mới có 250 sinh viên từ cao đẳng trở lên, trong khi tỷ lệ của Thái Lan từ năm 2005 là 374, Hàn Quốc 674, Nhật Bản 316, Pháp 359, Anh 380, Úc 504, Hungary 432, Chile 407...

Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: ĐH và trên ĐH là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và CNKT là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1 - 4 - 10. Tôi muốn nói, Việt Nam đang thiếu cả thày, cả thợ, cơ cấu chưa hợp lý. Do đó, Chính phủ ban hành chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020, dạy nghề đến 2020, chiến lược và quy hoạch phát riển nguồn nhân lực. Mới đây, Hội nghị Trung ương có kết luận chỉ đạo về vấn đề này, với tinh thần làm sao nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhanh bền vững các loại hình đào tạo.

Chúng tôi đặt ra quyết tâm, mục tiêu là không để bạn nào, em nào thi đỗ cao đẳng, đại học bỏ học, không có tiền đóng học phí. Chúng ta đang rất cần đội ngũ này nhưng mặt khác cũng đang rất cần công nhân, kỹ thuật viên lành nghề. Vậy thì, những bạn, những em chưa đủ điều kiện vào ngay CĐ, ĐH, con đường học trung cấp, học nghề cũng rất tốt. Rất nhiều cán bộ quản lý giỏi, doanh nhân giỏi thành đạt, nhiều nhà văn hóa, khoa học, tướng lĩnh cũng trưởng thành từ con đường vừa học vừa làm, học trong thực tiễn công tác, học liên thông, tại chức...

Vấn đề đặt ra là phải học thật, tài năng thật, năng lực thật. Tôi muốn chia sẻ điều nữa là dù con đường nào thì sự thành đạt, thành công của mỗi bạn trẻ thì nhân tố quyết định là phải có hoài bão, ý chí, bản lĩnh, quyết tâm và sống có nghĩa tình, trách nhiệm với bản thân, gia đình, dân tộc.

Các đoàn viên, thanh niên tại buổi đối thoại. Ảnh: Chinhphu.vn
Các đoàn viên, thanh niên tại buổi đối thoại. Ảnh: Chinhphu.vn

- PGS TS Bùi Thế Duy, Phó giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam: Là lưu học sinh về trong nước làm việc, tôi muốn quan tâm đến việc kêu gọi bạn bè, học sinh của mình về nước cống hiến. Ngoài trở ngại về chế độ thu nhập còn khó khăn, lưu học sinh còn lo ngại về nước có được trọng dụng để giao việc hay chỉ "để trưng bày, cất vào ngăn tủ". Xin Thủ tướng chia sẻ với thanh niên về vấn đề này?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này. Đất nước đang cần đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, cần cả thầy, cả thợ có trình độ, kiến thức, kỹ năng thực sự. Chúng ta vừa tập trung sức để phát triển giáo dục đào tạo các cấp học, vừa nâng cao chất lượng, tăng quy mô hợp lý để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.

Trong khi đó, Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm đến hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập ở nước ngoài, trong đó có khoảng 100.000 học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh. Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích để đồng bào đang định cư ở nước ngoài, thanh niên đang học tập ở nước ngoài về góp phần xây dựng đất nước.

Trong thực tế, có những điều kiện vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của một số trí thức được đào tạo cao, sâu, ở một số chuyên ngành. Đây là điều kiện mà Chính phủ đã thấy, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mọi người, đặc biệt là những trí thức sau khi học tập ở nước ngoài về nước làm việc, vừa cho bản thân, cho gia đình mình vừa đóng góp cho đất nước. Chính phủ đang rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách.

Nhưng mặt khác, tôi cũng mong rằng mọi công dân, đồng bào, sinh viên đang học tập ở nước ngoài cũng chia sẻ với đất nước, với Tổ quốc mình. Tuy đã đạt được những thành tựu to lớn, vượt qua tình trạng kém phát triển, đứng vào nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh, khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội. Rất mong các bạn hiểu, chia sẻ khó khăn của đất nước để góp phần xây dựng, phát triển Tổ quốc.

- Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn: Thủ tướng đã cho phép Đoàn Thanh niên xây dựng 10 Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên, tổng số nguồn vốn ngân sách đầu tư là 733 tỷ đồng. Hiện, việc triển khai đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên năm 2015 rất khó hoàn thành xây dựng 10 Trung tâm này. Xin Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việc xây dựng các trung tâm, tôi đã làm việc với Trung ương Đoàn, và hoan nghênh phần việc này. Chính phủ đã đồng ý, kế hoạch đã phê duyệt, kinh phí đã bố trí nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, kinh phí chưa được bố trí kịp tiến độ. Tôi sẽ quan tâm, kiểm tra đôn đốc, bố trí đủ ngân sách xây dựng theo kế hoạch đã được duyệt. Rất mong Trung ương Đoàn quản lý, hoạt động tốt, hướng nghiệp tạo việc làm cho thanh niên.

Khi làm việc, tôi đã đề nghị trong hướng nghiệp và dạy nghề, Đoàn nên tập trung vào nội dung hướng nghiệp và giới thiệu việc làm. Vấn đề dạy nghề, nên ở mức phù hợp với điều kiện của Đoàn. Các trường dạy nghề đã được Chính phủ giao cho Bộ Lao động Thương binh Xã hội và một số bộ, ngành khác tổ chức, đồng thời khuyến khích xã hội hóa. Vì vậy, nội dung quan trọng nhất, Đoàn nên hình thành các trung tâm tư vấn, hướng nghiệp và tạo việc làm. Điều đó rất thiết thực.

Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng hoa Thủ tướng. Ảnh: Tiền Phong.
Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng hoa Thủ tướng. Ảnh: Tiền Phong.

- Đại biểu Nguyễn Thị Ngà, Bí thư Thành đoàn Hà Nội: Thủ tướng gửi gắm thông điệp gì với tuổi trẻ cả nước trước thềm nhiệm kỳ Trung ương Đoàn mới?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Qua theo dõi tình hình chung của đất nước, của thanh niên và qua Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần này, tôi thật sự tự hào và vui mừng nhận thấy thanh niên ngày nay có nhận thức tốt, có kiến thức, bản lĩnh và nhiều suy nghĩ sâu sắc về các vấn đề của đất nước, dân tộc, quốc tế và thời đại. Những vấn đề các bạn đưa ra không chỉ là nguyện vọng mong muốn chính đáng, những băn khoăn, trăn trở, mà còn là những ý tưởng, gợi mở rất đáng quan tâm để chúng tôi cân nhắc trong quá trình lãnh đạo, điều hành kinh tế - xã hội của đất nước. Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xây dựng của các bạn thanh niên, của thế hệ trẻ chúng ta.

Trước hết, nói về niềm tin và lý tưởng của thanh niên. Chúng ta khẳng định rằng, đại bộ phận thanh niên ngày nay có mục tiêu, lý tưởng đúng đắn và có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng của Tổ quốc, dân tộc và tin tưởng vào sự lãnh đạo quản lý của Đảng, Nhà nước. Đảng, Nhà nước và cả dân tộc luôn tin cậy ở thanh niên và thanh niên luôn gắn bó với Đảng, Nhà nước và dân tộc. Mối quan hệ gắn bó mật thiết máu thịt này đã trở thành truyền thống tốt đẹp và đã được thử thách qua thời gian, năm tháng, qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên và tuổi trẻ cả nước cần nỗ lực phấn đấu đưa khẩu hiệu hành động của Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần này vào cuộc sống đó là: Xây hoài bão lớn, rèn đức luyện tài, đoàn kết sáng tạo, xung kích đồng hành xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phải thực hiện thật tốt cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác", tích cực, nghiêm túc tự giáo dục, tự rèn luyện mình với tinh thần "xây" cái hay, cái đẹp để có thói quen tốt, thói quen đẹp; "chống" thói hư, tật xấu, để cái hư, cái xấu mất dần để cùng cả dân tộc ta xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.

Thứ hai, về chăm lo việc học tập, phát huy sáng tạo và chăm sóc, phát huy tài năng trẻ. Phải khẳng định rằng, trong thời đại ngày nay và đối với nước ta, khoa học công nghệ là chìa khóa để hội nhập và phát triển nhanh, bền vững. Chúng ta quyết tâm thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong quá trình đó, vai trò, vị trí và đóng góp của thanh niên rất to lớn, rất quyết định.

Đảng và Nhà nước luôn xác định và nhất quán thực hiện chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, Chính phủ sẽ tiếp tục cụ thể hoá hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và khuyến khích các hoạt động sáng tạo, có chính sách hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo, trọng dụng “hiền tài” cho sự nghiệp phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thanh thiếu niên cần nhận thức rõ chủ trương đặc biệt quan trọng này trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải luôn là mũi nhọn xung kích tiến quân vào khoa học, công nghệ, phấn đấu học tập, nghiên cứu khoa học một cách chuyên cần, chú trọng đổi mới phương pháp, tận dụng thành tựu của những người đi trước và tích cực tham gia phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, và Đoàn cũng phải là chỗ dựa thực sự cho các hoạt động sáng tạo, là “vườn ươm” các mầm non sáng tạo.

Thứ ba, về nghề nghiệp, việc làm của thanh niên. Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ năng động, sáng tạo nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, một bộ phận không nhỏ thiếu việc làm và việc làm không ổn định, thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Tôi đề nghị Trung ương Đoàn chủ động sâu sát với thanh niên tìm hiểu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những khó khăn trở ngại của thanh niên, những bất cập trong của cơ chế chính sách, phối hợp với các cơ quan liên quan kiến nghị các giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, trong đó chú trọng tạo nhiều việc làm ở nông thôn để thanh niên vượt khó, làm giàu ngay trên mảnh đất mình sinh ra với trình độ tư duy, trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao.

Đảng, Nhà nước khẳng định thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, tạo cho mọi người bình đẳng về cơ hội được học tập, đào tạo nghề, tạo việc làm, đặc biệt là tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên chúng ta nỗ lực tìm kiếm và có được việc làm thích hợp. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên cần tham gia tích cực thông qua hệ thống dạy nghề và dịch vụ việc làm cho thanh niên, chú trọng khâu tuyên truyền, hướng nghiệp, vận động thanh niên đến với những ngành nghề phù hợp với bản thân, với điều kiện địa phương và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong từng lĩnh vực của nền kinh tế đất nước.

Đối với mỗi thanh niên, tôi mong muốn các bạn tham gia với trách nhiệm cao nhất trong việc học tập văn hóa, học nghề và nỗ lực lập nghiệp cho chính bản thân mình để mỗi thanh niên phải thực sự giỏi ít nhất một nghề hoặc một lĩnh vực, đó cũng là trực tiếp tham gia phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia ở tất cả các cấp độ (sản phẩm, ngành, quốc gia), phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, thông qua đó cải thiện cuộc sống của bản thân mình, gia đình mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Thứ tư, về đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của thanh niên. Đây đang là vấn đề thời sự, là nhu cầu chính đáng của thế hệ trẻ. Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa - thể thao, vui chơi giải trí cho xã hội nói chung và thanh niên nói riêng; tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa; đang chỉ đạo triển khai nghiên cứu, bố trí ngân sách để tiếp tục xây dựng các Trung tâm huấn luyện kỹ năng, Trung tâm dã ngoại, các Nhà thiếu nhi, Nhà văn hóa dành cho thanh thiếu niên.

Đoàn Thanh niên và các tổ chức thanh niên cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò trong việc xã hội hóa xây dựng và tổ chức các thiết chế văn hóa, thể thao dành cho thanh thiếu niên; làm nòng cốt trong tổ chức các phong trào, chương trình văn hóa văn nghệ... lành mạnh để phục vụ nhu cầu giải trí ngày càng cao của giới trẻ.

Thứ năm, về tham gia phát triển kinh tế - xã hội của thanh niên. Qua 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được thành tự to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nước ta đã đạt mức tăng trưởng khá cao trong suốt cả thời kỳ (bình quân khoảng 7% năm); đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, đứng vào hàng các nước đang phát triển có thu nhập trung bình (GDP năm 2012 đạt 1.600 USD). Nước ta cũng đã hoàn thành trước thời hạn hầu hết các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đề ra cho năm 2015; ngày càng chủ động, tích cực hội nhập đời sống kinh tế xã hội của thế giới; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Trong thành tựu chung này có phần đóng góp to lớn của thanh niên.

Tôi rất vui mừng thấy thanh niên đã trình bày những ý kiến, nhận thức riêng của mình đầy tâm huyết về những nội dung, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Tổ quốc và tự xác định nguyện vọng và trách nhiệm tham gia, đóng góp trực tiếp vào quá trình này. Chính phủ rất trân trọng trước những ý tưởng, hiến kế của các bạn thanh niên, trí thức trẻ, sinh viên. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặt đúng vị trí vai trò của lực lượng thanh niên. Tôi mong các bạn tiếp tục phát huy cao độ truyền thống của các thế hệ trước đây, luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng và thi đua yêu nước; đó cũng là cách thiết thực nhất để đóng góp sức lực và trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ sáu, về những yêu cầu đặt ra đối với thanh niên trong quá trình hội nhập và phát triển. Ngoài những điều cụ thể đã nêu trên, tôi nghĩ rằng, yêu cầu quan trọng nhất là các bạn phải có hoài bão lớn, có kiến thức và kỹ năng tốt, có ý chí và bản lĩnh với lòng yêu nước và tự hào dân tộc cao độ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước, dù ở lĩnh vực, nhiệm vụ, công việc gì hãy phấn đấu làm tốt nhất, với sáng kiến và nỗ lực cao nhất để phấn đấu trở thành những cán bộ quản lý trẻ giỏi, công chức trẻ giỏi, nhà khoa học và nhà văn hóa trẻ giỏi, doanh nhân trẻ giỏi, chiến sỹ trẻ giỏi... tất cả vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ bảy, nhiệm vụ của đất nước trong năm 2013 cũng như những năm tới rất nặng nề. Rất mong các bạn đoàn viên, thanh niên, tổ chức Đoàn Thanh niên cùng chia sẻ, cùng đồng hành với Chính phủ và chính quyền các cấp, xung kích đi đầu tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện có kết quả tái cấu trúc nền kinh tế nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cải thiện tốt hơn đời sống mọi người dân; tăng cường quốc phòng an ninh, bảo đảm ổn định chính trị xã hội, độc lập chủ quyền quốc gia và sự phát triển bền vững của đất nước.

Về phần mình, Chính phủ luôn nhận rõ trọng trách trước đất nước, trước dân tộc và trước thế hệ trẻ, Chính phủ sẽ làm hết sức mình cùng toàn Đảng, toàn dân chăm lo để thế hệ trẻ, thanh niên được phát triển toàn diện hơn, được học tập đào tạo tốt hơn, vui chơi giải trí lành mạnh hơn, để có việc làm và thu nhập tốt hơn, để có môi trường sống ngày càng văn minh tiến bộ công bằng, để thế hệ trẻ mãi mãi sống trong độc lập, tự do, bình yên, hạnh phúc.

Nguyễn Hưng ghi

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng sang tuổi 63



Hôm nay 17/11, nhân dịp sinh nhật lần thứ 63 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bạn đọc Phú Vinh gửi tới BBT bài viết điểm lại 30 ngày bận rộn trước sinh nhật của Thủ tướng.

Sinh nhật lần thứ 63 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Có thể đối với mọi người sinh nhật là dịp để chúng ta được quây quần, ấm áp bên gia đình, bạn bè. Còn với Thủ tướng thì sao? Chắc chắn Thủ tướng không thể mừng sinh nhật lần thứ 63 ấm cúng bên gia đình mình, nếu có thì chỉ là chút ít hời gian ngắn ngủi bên lề Hội nghị ASEAN 21, khi ông cùng với Đoàn cấp cao Việt Nam tham dự tại Thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia.
Nếu chịu khó theo dõi sát từng hoạt động của Thủ tướng, chúng ta sẽ thấy khả năng làm việc không mệt mỏi của ông, bất kể khoảng cách, múi giờ, thời gian nào trong năm, tâm trạng hay sức khỏe như thế nào thì lịch làm việc của ông vẫn dày đặc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao ASEM 9
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao ASEM 9
Xuất phát điểm từ một người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông đã luôn sống tình cảm, chan hòa với đồng đội mình. Ở ông ta dễ dàng nhìn thấy hai con người có vẻ đối lập nhau, một Thủ tướng luôn xuất hiện với hình ảnh chỉnh tề, nghiêm nghị khi tiếp, hội đàm với lãnh đạo cấp cao các nước và một Thủ tướng đời thường, bình dị, thân thương khi tiếp xúc với bà con nông dân. Một con người, hội tụ hai hình ảnh tưởng chừng như đối lập đã giúp ông có thể đảm đương những trọng trách cao cả mà đất nước và người dân tin tưởng giao phó.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm bà con vùng rốn lũ Hương Khê
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm bà con vùng rốn lũ Hương Khê
Tôi thực sự ấn tượng và đánh giá cao, những lời nói từ tận đáy lòng mình của Thủ tướng trước Đại biểu Quốc hội hôm 14/11 vừa qua, Thủ tướng nói: “Còn 3 ngày nữa là tôi tròn 51 năm theo Đảng (Cũng là kỷ niệm sinh nhật lần thứ  63 của Thủ tướng). Suốt thời gian qua tôi không đề nghị nhận chức này chức khác và cũng không thoái thác trọng trách gì được giao. Tôi đã báo cáo với Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị, Ban chấp hành đã hiểu rõ ưu khuyết điểm, tâm tư và cả thương tật của tôi. Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm Thủ tướng và Quốc hội đã bỏ phiếu tín nhiệm. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như những gì tôi đã làm suốt 51 năm qua”.
Thật vậy, kể từ khi nhậm chức Thủ tướng (2006) đến nay, trải qua nhiều thăng trầm, biến cố trong và ngoài nước, Thủ tướng đã tự xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo năng động, quyết đoán và gần gũi như: thăm lại người chiến sỹ năm xưa; lội mưa lũ đi thăm hỏi, động viên bà con nông dân vùng rốn lũ Hương Khê; dành nhiều thời gian cho việc giám sát, tiếp công dân và giải quyết các khiếu nại, với tinh thần “tất cả vì lợi ích chính đáng của nhân dân, của đất nước”,… những điều này đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân Việt Nam.
Sự có mặt của Thủ tướng tại vùng lũ lụt là nguồn động viên lớn, giúp cán bộ, chiến sỹ, nhân dân, sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống
Sự có mặt của Thủ tướng tại vùng lũ lụt là nguồn động viên lớn, giúp cán bộ, chiến sỹ, nhân dân, sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống
Là người đứng mũi chịu sào, Thủ tướng cũng đã phải gánh chịu nhiều búa rìu dư luận, bày tỏ sự không đồng tình, đem quan điểm cá nhân của mình, với cái nhìn phiến diện, tự vỗ ngực xưng hô, phán này, phán nọ, ra điều bới móc những khiếm khuyết. Thực tế, bản thân Thủ tướng cũng là một con người bằng xương bằng thịt, mà đã là con người thì không ai thực sự hoàn hảo cả.
Nhưng điều đó cũng không thể làm lu mờ đi những cống hiến mà Thủ tướng đã và đang đóng góp cho đất nước như: Tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước ASEAN; đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nhiều đối tác tiềm năng trên thế giới; Phát phát huy vai trò chủ động của Việt Nam trong hợp tác ASEAN; tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 9; đảm đương tốt cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; ban hành Kế hoạch chuẩn bị để thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010… góp phần đưa hình ảnh Việt Nam sánh vai với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát hầm Thủ Thiêm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát hầm Thủ Thiêm
Khi biển Đông trở thành điểm nóng được Việt Nam và nhiều nước khác cùng quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra nhiều đối sách linh hoạt, quyết liệt để tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng của Việt Nam trên biển, đồng thời tích cực cùng các nước tìm giải pháp ổn định, phát triển cho khu vực biển Đông.
Cho nông dân vay vốn mua máy nông nghiệp, cho sinh viên vay vốn học tập, cứu trợ đồng bào vùng lũ... là một trong nhiều chính sách an sinh xã hội được Thủ tướng đẩy mạnh
Cho nông dân vay vốn mua máy nông nghiệp, cho sinh viên vay vốn học tập, cứu trợ đồng bào vùng lũ... là một trong nhiều chính sách an sinh xã hội được Thủ tướng đẩy mạnh
Liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ, Thủ tướng đã chỉ đạo thực hiện chuyển hướng chính sách tài chính, tiền tệ vừa linh hoạt vừa thận trọng nhằm khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, quản lý tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng.
Trong nhiệm kỳ của mình ông đặc biệt coi trọng an sinh xã hội và quan tâm đến các đối tượng người nghèo, gia đình chính sách và những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể: ông đã ban hành rất nhiều chính sách cho nông dân vay vốn mua máy nông nghiệp, cho sinh viên vay vốn học tập, cứu trợ đồng bào vùng lũ…
Trước bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước còn khó khăn, nhiều vấn đề cần tập trung chỉ đạo giải quyết, gắn với yêu cầu triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Thủ tướng đã yêu cầu các lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu hạn chế tối đa việc đi công tác nước ngoài.
 Thủ tướng trò chuyện cùng sinh viên trường ĐH FPT tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Thủ tướng trò chuyện cùng sinh viên trường ĐH FPT tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Báo chí thời gian qua đã luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện những vấn đề nhức nhối trong xã hội và nói lên tiếng nói của người dân, Thủ tướng luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến của dư luận, yêu cầu kiểm tra vấn đề báo chí nêu về: sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi, xử lý dự án hoang… Từ đó chúng ta nhìn thấy hình ảnh Thủ tướng luôn  gần dân và sẵn sàng lắng nghe, để thấu hiểu những điều dân cần.
Để hạn chế những thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho người dân Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Ông cũng chính là người đề xuất chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” được phát sóng hàng tuần trên truyền hình. Đây sẽ là cầu nối thiết thực và hữu ích để gắn kết lãnh đạo với quần chúng nhân dân.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ sẽ tham gia trả lời trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lòi”
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ sẽ tham gia trả lời trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lòi”
Suy cho cùng chính sách không phải lúc nào cũng đúng, lại càng không thể thoả mãn được lợi ích của tất cả. Chưa kể, trên con đường dài thăm thẳm của quyền lực và trách nhiệm, không gì đảm bảo người lãnh đạo luôn đúng. Nhưng cũng chính ở đây, mà bản lĩnh người đứng đầu mới thực sự được trải nghiệm thử thách. Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là người đó có đủ bản lĩnh để đối diện với nó. Đối mặt với chỉ trích, thay vì “nản chí bỏ cuộc” thì cần phải đứng vững và khẳng định mình từ chính những khó khăn đó. Cũng như cách mà Thủ tướng đối mặt không né tránh trước những câu hỏi hóc búa, dồn dập về trách nhiệm cá nhân trong phiên chất vấn Quốc hội.
Không riêng gì sinh nhật lần này mà hầu như tất cả những lần sinh nhật trước đây của Thủ tướng đều được đánh dấu bằng những cuộc gặp gỡ, công tác.Với hàng loạt hoạt động nổi bật như: Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; Tham dự Hội nghị Cấp cao Á – Âu lần thứ 9 (ASEM9) tại LàoTiếp Thủ tướng Nga Dmitry MedvedevThủ tướng Ukraine Mykola AzravoBộ trưởng Ngoại giao New Zealand Murray McCullyThủ tướng Vương quốc Đan Mạch Helle Thorning SchmidtBộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Kiến TrụBộ trưởng Lao động Pháp Michel SapinThủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh Sheikh HasinaBộ trưởng Bộ Hành chính công và Tư pháp Hungary… Hội kiến Tổng thống Iran; Tổng thống Panama Ricardo Martinelli BerrocalChủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy
Hôm nay là ngày sinh của Thủ tướng, ông nghĩ gì về những chặng đường đã qua và chặng đường đầy cơ hội và thách thức phía trước? Tôi luôn có niềm tin rất lớn rằng, cùng với sự đồng tâm nhất trí, ủng hộ của người dân Việt Nam chắc chắn Thủ tướng, cùng các đồng chí lãnh đạo nước ta sẽ đưa đất nước ta ngày càng phát triển.
Nhân kỷ niệm Thủ tướng bước sang tuổi 63, tôi cũng như nhiều người Việt Nam hy vọng rằng, ông sẽ gặp nhiều may mắn và thành công hơn nữa trong sự nghiệp của mình, để chăm lo đời sống dân sinh, phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như trong khu vực.
Bạn đọc Phú Vinh (Website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị yêu cầu từ chức?


 
Hôm qua trời khá mát nhưng dân mạng nhà ta cứ nóng rần rần vụ thủ tướng Dũng trả lời chất vấn Quốc hội, thực ra chắc cũng chẳng có chuyện gì để nói vì quanh đi quẩn lại cũng có bấy nhiêu chuyện mà báo đài phản ảnh rồi giờ thì xem như đứng lên trả lời này nọ có lệ trấn ai dư luận, TVB chẳng buồn xem có gì hot.

Bỗng dưng thấy một cái tít trên báo Tiếng nói Nước Nga rất hãi hùng bèn đánh tay cái bốp sao mà viết hay thế: Ông Nguyễn Tấn Dũng bị yêu cầu từ chức , nội dung như thế này: "Người ta cho rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các đại biểu Quốc hội công khai lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Việt Nam từ chức.". Hình như các bạn trong ban biên tập này cũng có xu hướng thích chọc ngoáy VN thì phải, mà cũng không biết moi đâu ra cái tiêu đề giật tới nóc thế không biết.

Sau một hồi lướt qua lướt lại trên net mới hiểu ra tại sao, hoá ra chỉ là câu hỏi chất vấn của ông Dương Trung Quốc về thái độ văn hoá việc từ chức của các quan nhà ta nhưng không hiểu sao bài viết trên lại lái 360 độ từ việc bàn luận sang việc kêu gọi còn nhấn nhá là lần đầu tiên trong lịch sử, ôi thần Phật Chúa trời ơi....

Cứ vào ngay đoạn này mà kiểm chứng nhé các bác:http://www.youtube.com/watch?v=SR2Qx_ZICIY#t=200 , TVB trích đoạn lời ông nói đề các bác nghe cho kĩ hiểu cho rõ đừng có mới nhìn thấy cái tít bài trên hoặc blog tào lao nào đó thì hoảng lên: ôi tít hay quá lôi về blog ngay giật thêm nữa cho nó máu - Thủ tưởng từ chức sau chất vấn, ông Dương Trung Quốc "đánh" Thủ tướng Dũng tại Quốc hội, phe Thủ tướng Dũng bị đánh tại Quốc hội, <- đại loại mình mới nghĩ ra được mấy cái tít như thế do trình giật còn thấp nếu vào blog lề trái chắc còn "hay và hót" hơn nhiều.

Thôi không dong dài, trích lời:

Xin nhắc lại rằng, xa xưa, các cụ nhà ta coi việc cáo quan hồi hương là một cách giữ tiết tháo. Đảng ta đã từng có vị Tổng bí thư, người có công lớn với Cách mạng tháng Tám 1945, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất 1956 đã từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba thập kỷ sau trở lại với cương vị Tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc đổi mới trước khi từ trận.
Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?

Thủ tướng nghĩ gì khi mình nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?


Và Thủ tướng cũng trả lời như thế này, làm biếng quá các bác xem luôn trong video nhé

http://www.youtube.com/watch?v=SR2Qx_ZICIY#t=2442

CHÚ Ý: TVB không đánh giá về thủ tướng nói gì và trả lời như thế nào câu hỏi của ông Quốc tuy nhiên cái muốn nhấn mạnh ở đây là thời buổi nhiễu nhương tin tức, báo chí chính thống thì quá yếu trong việc đưa tin tức đến với dân không muốn nói là cùi bắp. Toàn tin là cải lá mít, hot girl, hot boy, sex,..... đầu độc giới trẻ.

Bên cạnh đó còn một số lượng lớn các blog theo mọi người thường nói là lề trái vì toàn nói chuyện sai sự thật, ngồi một chỗ làm anh hùng bàn phím, tìm mấy sự kiện viết vài bài câu ít view ngồi rung đùi tự sướng ta đây mà không nghĩ đến cái hậu quả của nó là như thế nào.

Có bao giờ các blog đó tự hỏi có làm được gì ngoài việc bơi móc nói xấu ? Đành rằng tham nhũng tham ô, hối lộ, lợi ích nhóm đầy rẫy ra đó nhưng đừng vì những bực tức bản thân không giải quyết được hay trực tiếp chịu ảnh hưởng mà lấy lãnh đạo ra làm bia bắn cho đở tức. Nói thật TVB cũng chẳng làm được gì cả nhưng được cái là đang đi điều hướng đâu là luồng thông tin cho đúng với những gì nó muốn truyền đạt.

Em xin hết ạ, vì cái tiêu đề mà nãy giờ em múa chuột hơi nhiều động chạm cũng hơi nhiều.
 
TVB

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Website Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có gì hot?



(Nữ Cảnh Sát) - Chuyện thủ tướng Dũng nhà ta có website đã không còn gì lạ đó là chưa nói còn có cả đống vệ tinh vây quanh từ blog cho tới mạng xã hội đâu đâu cũng thấy, rất chi là hot. Cũng tốt thôi làm được như vậy thì tin tức, ý kiến chỉ đạo từ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến với người dân nhanh và tiện hơn việc lúc trước rất nhiều.
Hệ thống website, blog vệ tinh của site chính nguyentandung.org

Chiều nay rảnh rổi làm điếu thuốc coi mấy số liệu site thủ tướng Dũng trên Alexa có nhiều thông tin cũng thú vị, post lên pà con châm cứu cùng nhé. (Alexa là một công cụ đánh giá các website về thứ hạng tại một quốc gia hay trên thế giới, bên canh đó còn cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan)

* Chắc chắn thông tin của site trên Alexa được ban biên tập viết thêm các thông tin về thủ tướng, vì user bình thường thì không thể viết thông tin về một website nào đó và được Alexa cho hiển thị được.

Các thông tin của site được hiển thị đầy đủ.

Một ngày traffic của site nguyentandung.org là bao nhiêu?


Theo như Alexa thì trung bình một ngày tầm trên 100.000 views, một con số không nhỏ tí nào, đồng thời chứng tỏ lượng người đọc rất rất nhiều gần ngang bằng với các website báo chính thống. Đây cũng có thể coi là một sự thành công của ban biên tập site đưa thông tin đến với người dân Việt Nam.

Người ta tìm kiếm cái gì để ra website ông Nguyễn Tấn Dũng?


Nhìn vào các từ khoá có thể thấy xu hướng tìm kiếm về vấn đề đời tư của ông Nguyễn Tấn Dũng khá là nhiều nếu không muốn nói đây là chủ yếu, cũng đúng thôi với một lượng lớn các blog chuyên môn chọt bị thóc chọc bị gạo như hiện nay thì luồng thông tin mà người dân tiếp cận rất đa chiều và họ sẽ có xu hướng muốn tìm hiểu về vị thủ tướng của mình cũng là điều dễ hiểu.

Cũng có khá nhiều thành phần rảnh rổi giống mình lên tận Alexa ngồi viết review cho site ông Nguyễn Tấn Dũng, cũng khó nói đây có phải là user trung thành hay là chiêu trò của ai đó muốn tâng bốc cũng của ai đó :)) tự hiểu nhé.

Túm quần lại là bài viết này không "nâng bi" cho ông thủ tướng mấy bác lề trái đừng có mà xán xán vào từa lưa hột dưa lên nói TapVietBao lại nâng bi cho thủ tướng. TVB phát hiện có thông tin hay nên rảnh rổi viết một bài để cho nhiều người có thể tiếp cận được nhiều nguồn tin hơn là mấy bác lề trái suốt ngày ra rả cái mồm đa đảng chửi rủa nhà nước ngoài ra đếch làm được cái gì khác.

Em xin hết ạ, click chuột by Ban Biên Tập TVB / TapVietBao