Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Đại đội trinh sát Tiền Giang luyện tập tác chiến bảo vệ căn cứ

Đại đội trinh sát Tiền Giang: Đại đội Trinh sát, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã góp phần cùng LLVT tỉnh Tiền Giang đánh bại nhiều đợt càn quét của địch, bảo vệ an toàn cho căn cứ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội.

Tiếp cận mục tiêu

Yểm trợ cho đồng đội vượt tường rào trong thành phố

Cơ động vượt qua vật cản bằng “dây tử thần”

Đồng thời nắm chắc tình hình địa bàn, cung cấp thông tin quí báu để các lực lượng chủ động tiến công đánh thắng hàng trăm trận lớn nhỏ, bắt sống và tiêu diệt hàng ngàn tên địch, thu giữ nhiều vũ khí hiện đại phục vụ cho chiến đấu.

Chiến đấu đối kháng tay không

Ngụy trang khi ở dưới nước

Ngụy trang trong rừng

Xuất quỉ nhập thần, kỹ năng chiến đấu vượt trội, luồn sâu đánh hiểm, lính trinh sát quân khu 9 thể hiện những khả năng vượt trội, đua tài huấn luyện thực tế cùng các chiến sĩ đặc công quân khu 7.

Tập luyện kỹ năng vừa đu dây vừa bắn mục tiêu di động

Kỹ năng vượt qua kẽm gai và phát hiện bom, mìn

Bộ đội đặc công Quân khu 7: Các chiến sĩ bộ đội đặc công đoàn 60 thuộc BLT Quân khu 7 luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng cơ động chiến đấu trong mọi tình huống…

Bằng chứng tội ác tố cáo vi phạm nhân quyền của quân đội Hoa Kỳ

Trước việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua “Dự luật Nhân quyền Việt Nam”, nước Mỹ tự cho mình phán quyết nhân quyền với các nước khác. BBT xin gửi đến bạn đọc những bằng chứng tố cáo Mỹ vi phạm nhân quyền đến mức nào, và ai là người lên án, phán quyết? Cộng đồng thế giới nghĩ gì về nhân quyền khi quân đội Mỹ gây ra bao đau thương cho nhiều dân tộc trên thế giới?

Tội ác của quân đội Hoa Kỳ

Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, quân đội Hoa Kỳ đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt để trở thành một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, tham gia nhiều cuộc chiến, trận đánh then chốt trong lịch sử chiến tranh, tuy vậy bên cạnh đó, quân đội Hoa Kỳ vẫn được nhiều người biết đến với những tội ác chiến tranh chống lại loài người, những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đã có nhiều chỉ trích, buộc tội cùng những chứng cứ cụ thể tố cáo tội ác của quân đội Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tranh cũng như những vi phạm nhân quyền đối với những nơi có sự hiện diện của họ. Cũng có thông tin cho rằng quân đội Hoa Kỳ đã tham gia thực hiện những thí nghiệm vô nhân đạo trên người tại Hoa Kỳ.

Bản đồ thể hiện sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên thế giới, năm 2007. Màu càng đậm nghĩa là ảnh hưởng quân sự Mỹ càng nhiều, màu càng nhạt thì sự ảnh hưởng ít hơn.

Tàn sát người da đỏ

Trong cuộc chiến tranh với người da đỏ, quân đội Hoa Kỳ bằng ưu thế về mọi mặt đã giành chiến thắng trước người da đỏ, chiếm lấy những mảnh đất màu mỡ, đày người da đỏ vào những vùng có điều kiện khó khăn. Nhiều quan điểm cho rằng đây không chỉ là một cuộc chiến mà còn là một cuộc diệt chủng quy mô.

Theo David Stannard trong tác phẩm tựa đề Tàn sát ở Mỹ thì cho rằng cuộc càn quét sát hại người bản địa qua nhiều chiến dịch của người châu Âu và các thế hệ sau (ý muốn nhấn mạnh người da trắng Hoa Kỳ mà quân đội của họ là trung tâm) là một hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại. Có nhiều quan điểm tán đồng và cho rằng đây là một kế hoạch diệt chủng. Trong những cuộc chiến tranh này, quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều cuộc tàn sát mà điển hình là cuộc tàn sát tại Wounded Knee (Wounded Knee Massacre). Theo Russell Thornton thì khoảng 45.000 người da đỏ bị giết (gấp đôi số người da trắng) – trong đó có nhiều đàn bà và trẻ em. Theo ước tính người da đỏ có vào khoảng 15 triệu khi người Tây phương bắt đầu xâm lược, chỉ còn lại chưa đầy 250 ngàn vào năm 1890

Tàn sát người da đỏ

Các hoạt động ở Nhật Bản và Triều Tiên

Bức ảnh nổi tiếng về Chiến tranh Triều Tiên năm 1951. Ảnh: History

Trong chiến tranh thế giới thứ II, đã có những cáo buộc về tội ác của quân đội Hoa Kỳ. Trong trận Okinawa, các nhà sử học Nhật Bản ước tính có trên 10 ngàn phụ nữ Nhật bị lính Mỹ cưỡng hiếp trong chiến dịch kéo dài 3 tháng này. Tờ New York Time thông báo khoảng 2000 dân thường trong 1 làng ở Katsuyama bị lính Mỹ giết và cưỡng hiếp. Tội ác đáng kể nhất của Hoa Kỳ là Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, theo lệnh của Tổng thống Harry Truman, Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên “Little Boy” đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó, số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng có những thông tin cho rằng đã có những vụ bắn giết của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến này, trong đó có vụ Thảm sát No Gun Ri (No Gun Ri Massacre) từng gây chấn động dư luận.

Nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

Quân đội Hoa Kỳ ném bom nguyên tử

Trong chiến tranh Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, có nhiều chứng cứ rõ ràng để chứng minh tội ác của quân đội Hoa Kỳ đó là những vụ thảm sát, tra tấn, ném bom, rải chất độc da cam…

Cuộc thảm sát Mỹ Lai do viên trung úy Peter Cage chỉ huy

Dựa trên các tài liệu của quân đội Mỹ, do một lực lượng đặc nhiệm của quân đội chịu trách nhiệm điều tra tội ác chiến tranh thu thập và giải mật, bài báo cho biết trong báo cáo gửi Bộ Tổng tham mưu quân đội, một trung tá Mỹ đã tố cáo các binh sĩ Lữ đoàn không vận 173 tra tấn những người bị bắt giữ ở miền Nam Việt Nam. Các nhà điều tra thuộc lực lượng đặc nhiệm trên đã phát hiện hàng loạt những vụ bạo hành của quân sĩ Mỹ, Trong các tài liệu này còn có báo cáo chi tiết về 142 vụ bắt giữ và ngược đãi tù nhân, trong đó có 127 trường hợp liên quan đến lữ đoàn 173. Tuy nhiên các giới chức lãnh đạo của Hoa Kỳ đã cố gắng che giấu các thông tin này. Tờ Los Angeles Times đã đăng bài viết tố cáo các chỉ huy quân đội Mỹ đã che giấu tội ác của cấp dưới trong chiến tranh ở Việt Nam và phần lớn các quân nhân phạm tội đã không bị trừng phạt, hoặc chỉ bị phạt rất nhẹ, trong khi người tố cáo lại bị ngược đãi.

Thảm sát Mỹ Lai

Cuộc thảm sát Mỹ Lai do viên trung úy Peter Cage chỉ huy

Một số thông tin khác liên quan đến tội ác của quân đội Hoa Kỳ khi giải mật hồ sơ các vụ thảm sát của quân đội này tại Việt Nam 9.000 trang tư liệu Hồ sơ cung cấp chi tiết về 320 vụ việc đã được cơ quan điều tra của quân đội Mỹ xác minh và có những bằng chứng cụ thể. Tuy vậy, hồ sơ này không nhắc tới tội ác ghê rợn nhất được biết đến dưới cái tên ” Thảm sát Mỹ Lai” – trong đó các binh lính Mỹ đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết 503 thường dân, trong đó đa số là phụ nữ, trẻ em và người già của làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Máy bay B52 của Mỹ ném bom rải thảm.

Cô bé 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc hoảng loạn chạy trốn bom Napan

Các vụ việc được chứng minh trong hồ sơ có thể kể đến: 7 vụ thảm sát từ 1967 đến 1971, trong đó có ít nhất 137 dân thường bị giết; 78 vụ tấn công khác nhau vào những người không tham chiến, trong đó ít nhất 57 người bị giết, 56 người bị thương và 15 vụ cưỡng hiếp; 141 vụ tra tấn những người tình nghi hoặc tù binh chiến tranh.

Biệt kích Hoa Kỳ đang "khoe" thủ cấp chặt được của binh sĩ Quân Giải phóng.

Các nhà điều tra đã xác định được bằng chứng chống lại 203 lính Mỹ bị cáo buộc giết hại dân thường Việt Nam hoặc tù binh. 57 người trong số họ đã bị đưa ra tòa án quân sự và 22 người đã bị kết án. 14 người đã nhận án từ 6 tháng đến 20 năm nhưng hầu hết đều được giảm án đáng kể trong phiên phúc thẩm. Nhiều vụ việc khác đã bị đóng lại vô thời hạn.

Ngoài 320 vụ việc được xác minh, hồ sơ còn có những tài liệu có liên quan đến hơn 500 hành động tàn ác mà các điều tra viên chưa thể chứng minh hoặc không được quan tâm đến.

Hình ảnh một số trẻ em VN bị hậu quả chất độc màu da cam

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng bức xúc phát biểu: “Vì Mỹ mà đất nước chúng tôi bị chia cắt làm đôi, đồng bào miền Nam chúng tôi đang lâm vào tình cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng. Vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam có những tòa án phát xít, những luật lệ bạo ngược, những máy chém lưu động giết người khắp thành thị và thôn quê, có những trại giam khổng lồ, giam cầm và tra tấn hàng chục vạn người, giết chết hàng vạn người yêu hòa bình và yêu Tổ quốc. Vì Mỹ mà có những sư đoàn, binh lính với máy bay, xe tăng và đại pháo Mỹ đi càn quét liên miên, giết hại thường dân, đốt phá làng mạc. Nói tóm lại vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam biến thành địa ngục trần gian”.

Mỹ từng sử dụng chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam. -Ảnh: BBC

Song song với các cuộc tấn công, quân đội Mỹ còn sử dụng máy bay ném bom trên nhiều địa phương tại Việt Nam mà đỉnh cao là Chiến dịch Linebacker II, theo ước tính của phương Tây, đã có 1.624 thường dân thiệt mạng trong chiến dịch này. Ngoài việc tiến hành các cuộc thảm sát, tra tấn và bắn giết, quân đội Hoa Kỳ còn gây tội ác khi rải chất độc da cam lên Việt Nam. Tổng lượng chất da cam dioxin có trong số chất diệt cỏ nói trên ít nhất là 366 kg. Theo các nhà khoa học, do công nghệ sản xuất 2,4,5 T trong những năm 60 còn lạc hậu, mặt khác để tăng sản lượng chất diệt cỏ, một số công ty hóa chất Mỹ đã nâng nhiệt độ của công nghệ sản xuất, nên lượng dioxin có thể là 600-680 kg. Trong khi đó, chỉ cần một vài phần tỷ gam dioxin đã có thể gây ung thư, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh ở động vật thực nghiệm. Từ năm 1962 đến 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ rải chất da cam/dioxin trên diện tích 2.631.297 ha (trong đó, có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần; 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần; có 25.585 thôn bản bị rải chất da cam/dioxin).

Những đứa trẻ bị dị tật vì chất độc màu da cam

Ngày nay vẫn có những đứa trẻ ra đời với những dị tật bẩm sinh cả về thể xác lẫn trí tuệ. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư của chúng rất cao.

Cơ quan Lưu trữ Hồ sơ và Tài liệu Quốc gia (NARA) của Hoa Kỳ đã miêu tả khoảng 320 hành động tàn bạo – không tính thảm sát Mỹ Lai năm 1968 – của quân đội Mỹ, được phát hiện bởi những nhân viên điều tra trong quân đội.

Không kích Nam Tư

Trong cuộc không kích ở Nam Tư năm 1999, Mỹ đã dẫn đầu khối NATO ném bom tàn phá Nam Tư, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thường dân.

Mỹ ném bom Belgrade năm 1999

Tính chung, NATO và quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện 35.000 chuyến bay ném bom, huy động gần 1.000 máy bay và trực thăng các loại, ném xuống Nam Tư 79.000 tấn thuốc nổ (trong đó có tổng cộng 37.400 quả bom chùm, loại phương tiện chiến tranh bị các công ước quốc tế ngăn cấm). Tổng số thiệt hại đối với các cơ sở công nghiệp, giao thông vận tải và dân sự của Nam Tư theo các đánh giá của báo chí Việt Nam dao động từ 60 đến 100 tỉ USD. Ước tính có gần 2.500 dân thường bị thiệt mạng (trong đó có 89 trẻ em), chưa kể gần 12.500 người bị thương.

Ông Koštunica đã từng lên án Mỹ

Ông Vojislav Koštunica đã lên án việc NATO ném bom vào Nam Tư năm 1999 và cho rằng đây là một hành động “vô nghĩa, vô trách nhiệm và là một tội ác tày trời”. và cũng không ngừng chỉ trích Mỹ khi can thiệp vào nội bộ của Serbia đặc biệt là trong vấn đề Kosovo, chỉ trích Mỹ là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng tại vùng Bancăng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.[18] Đặc biệt, ông đã có những lời buộc tội nước Mỹ.

Các hoạt động tại Iraq và Afghanistan

Trong cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, quân đội Hoa Kỳ cũng bị đưa tin là đã gây nhiều tội ác đối với thường dân nước này, nhiều vụ thảm sát thường dân được báo chí đăng tải. Điển hình là vụ ngày 19/11/2005, với 24 người ở Iraq. Hay nhiều vụ giết hại thường dân một cách tàn nhẫn đã bị phanh phui, trong đó có những vụ giết hại thường dân Afghanistan. Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy trong các chiến dịch, quân đội Hoa Kỳ cũng đã giết nhầm dân thường.

Mỹ ném bom giết chết nhiều thường dân, đặc biệt là trẻ em ở Irac

Mỹ ném bom giết chết nhiều thường dân, đặc biệt là trẻ em ở Irac
Tra tấn tù nhân

Bên cạnh đó, nhiều tội ác của quân đội Hoa Kỳ cũng được đề cập đến xung quanh các vấn đề về các nhà tù bí mật như Abu Graib hay Guantanamo, tại nơi đây, lính Mỹ đã thực hiện việc tra tấn và đối xử dã man với các tù nhân.

Một lính Mỹ tên Charles Graner đang tra tấn tù nhân

Vào năm 2004, tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch ngày 7 tháng 3 năm 2004, đã công bố báo cáo chỉ trích Hoa Kỳ nặng nề trong việc vi phạm quyền của người Afghanistan, trong đó có việc người Mỹ ngược đãi tù nhân, sử dụng vũ lực quá độ trong việc bắt giữ một số người Afghanistan, là nguyên nhân gây ra những cái chết và thương tích trong thường dân. Báo cáo dài 59 trang này được thực hiện trên các nghiên cứu tại Afghanistan và Pakistan trong năm 2003, đầu năm 2004. Báo cáo còn cho biết những tù nhân được trả tự do cho biết họ bị đánh đập nhiều lần, dội nước lạnh, quỳ gối trong những tư thế gây đau đớn trong một thời gian dài.

Tra tấn tù nhân

Năm 2006, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã từng công bố bản báo cáo dày 54 trang lên án Mỹ đã vi phạm Công ước quốc tế về nhân quyền đối với các tù nhân bị giam giữ tại Guantanamo, bản báo cáo do 5 điều tra viên thực hiện sau 6 tháng tiếp nhận các cựu tù nhân ở Guantanamo và thu thập thông tin từ các luật sư và một số cơ quan của Mỹ (Mỹ không cho phép phỏng vấn riêng các nghi can đang bị giam giữ tại đây) theo đó, tù nhân tại đây bị đánh đập, bị tra tấn và ngược đãi, lính Mỹ đã bơm thức ăn qua đường mũi cho những tù nhân tuyệt thực, lột hết quần áo rồi đẩy họ vào những nơi thật lạnh hoặc xua chó dữ hăm doạ. Cũng theo bản báo cáo, hơn 500 tù nhân đã bị giam giữ không xét xử ở đây suốt 4 năm qua, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, mà không hề đưa ra tòa án xét xử.

Lynndie England đang tra tấn

Trước đó, Chương trình Dateline của Đài SBS (Úc) công bố những hình ảnh mới về việc lính Mỹ tại nhà tù Abu Ghraib ngược đãi tù nhân Iraq vào ngày 15/2/2006, đài SBS đã công bố những hình ảnh về cảnh ngược đãi tù nhân tại một nhà tù tai tiếng khác của Mỹ – nhà tù Abu Ghraib. Trong một đoạn băng được phát sóng có cảnh các tù nhân Iraq bị làm nhục bằng cách phải phô những bộ phận kín ra trước máy quay, hay phải đập đầu vào tường. Những tấm ảnh được công bố còn cho thấy cả những xác chết; các tù nhân trần truồng trong những tư thế nhục hình, trong đó, có hai người bị xích cùng nhau. Ngoài ra là cảnh lính Mỹ tra tấn tù nhân Iraq.

Tội ác ghê tởm của binh lính Mỹ
Xâm hại tình dục

Ngoài việc giết chóc, ném bom, tra tấn, cũng có nhiều chỉ trích về binh sĩ của Mỹ tại những nơi họ đóng quân với những vụ cưỡng hiếp người bản địa (bao gồm trẻ em) như ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Afghanistan, Iraq… và cũng có những cáo buộc cho thấy binh sĩ của Mỹ có lạm dụng tình dục trẻ em ở một số nơi trên thế giới. Đặc biệt là có cáo buộc về việc xâm hại tình dục đối với các tù nhân. Tờ Daily Telegraph của Anh đã từng cho biết đã có những bức ảnh cho thấy tình trạng lạm dụng tình dục và tra tấn các tù nhân Iraq của binh lính Mỹ, Tờ Daily Telegraph cho biết, họ có những bức ảnh ghi lại cảnh một binh lính Mỹ công khai hãm hiếp một nữ tù nhân Iraq, trong khi một bức ảnh khác ghi lại cảnh một nam biên dịch viên hãm hiếp một tù nhân nam khác. Không những hãm hiếp và xâm phạm tình dục đối với người dân bản xứ, lính Mỹ thậm chí còn hãm hiếp lẫn nhau.

Theo bạn, nước Mỹ có tôn trọng nhân quyền không?

Nguồn: wiki

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Triều Tiên tập trận bắn đạn gần biên giới Hàn Quốc

Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật tại một căn cứ Quân sự gần vùng biên giới tranh chấp với Hàn Quốc trên Hoàng Hải.

Xe tăng của Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Triều Tiên khai hỏa trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở bờ biển tây nam nước này hôm 5/3.

Xe tăng của Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Triều Tiên khai hỏa trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở bờ biển tây nam nước này hôm 5/3.

Binh sĩ Triều Tiên di chuyển phía sau các xe tăng và trong làn khói mờ của cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Binh sĩ Triều Tiên di chuyển phía sau các xe tăng và trong làn khói mờ của cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Một khẩu pháo của quân đội Triều Tiên được nhằm thẳng từ một căn cứ quân sự của nước này sang đảo Baengnyeong của Hàn Quốc

Một khẩu pháo của quân đội Triều Tiên được nhằm thẳng từ một căn cứ quân sự của nước này sang đảo Baengnyeong của Hàn Quốc

Đảo Baengnyeong là một trong những đảo tiền tiêu của Hàn Quốc, và ở cách không xa đảo Yeonpyeong từng bị Triều Tiên nã pháo hồi tháng 11/2010.

Đảo Baengnyeong là một trong những đảo tiền tiêu của Hàn Quốc, và ở cách không xa đảo Yeonpyeong từng bị Triều Tiên nã pháo hồi tháng 11/2010.

Một binh sĩ Triều Tiên cầm khẩu súng mà người này nói là được đại tướng Kim Jong-un tặng. Binh sĩ này cùng các đồng đội đang tham gia một nội dung diễn tập hôm 4/3.

Một binh sĩ Triều Tiên cầm khẩu súng mà người này nói là được đại tướng Kim Jong-un tặng. Binh sĩ này cùng các đồng đội đang tham gia một nội dung diễn tập hôm 4/3.

Một khẩu súng lục cũng được cho là quà tặng của đại tướng Kim Jong-un.

Một khẩu súng lục cũng được cho là quà tặng của đại tướng Kim Jong-un.

Các binh sĩ Triều Tiên trong cuộc tập trận bắn đạn thật. Đây là một dịp hiếm hoi một số cơ quan truyền thông nước ngoài được Triều Tiên lựa chọn tới đưa tin bài và chụp ảnh một cuộc tập trận của nước này.

Các binh sĩ Triều Tiên trong cuộc tập trận bắn đạn thật. Đây là một dịp hiếm hoi một số cơ quan truyền thông nước ngoài được Triều Tiên lựa chọn tới đưa tin bài và chụp ảnh một cuộc tập trận của nước này.

Các binh sĩ Triều Tiên đang vận chuyển vũ khí khí tài trong cuộc tập trận bắn đạn thật, bắt đầu hôm 5/3.

Các binh sĩ Triều Tiên đang vận chuyển vũ khí khí tài trong cuộc tập trận bắn đạn thật, bắt đầu hôm 5/3.

Cuộc tập trận này của Triều Tiên diễn ra không lâu sau chuyến thị sát của đại tướng Kim Jong-un tới một đơn vị pháo binh ở sát biên giới Hàn Quốc.

Cuộc tập trận này của Triều Tiên diễn ra không lâu sau chuyến thị sát của đại tướng Kim Jong-un tới một đơn vị pháo binh ở sát biên giới Hàn Quốc.

Binh sĩ Triều Tiên ngồi trên một chiếc xe tải đồng thời là bệ phóng tên lửa di động.

Binh sĩ Triều Tiên ngồi trên một chiếc xe tải đồng thời là bệ phóng tên lửa di động.

Từng chiếc bệ phóng tên lửa di động nối đuôi nhau trên con đường đất tại căn cứ quân sự của Triều Tiên.

Từng chiếc bệ phóng tên lửa di động nối đuôi nhau trên con đường đất tại căn cứ quân sự của Triều Tiên.

Một phóng viên Triều Tiên phỏng vấn một binh sĩ nước này trong cuộc tập trận bắn đạn thật hôm 4/3.

Một phóng viên Triều Tiên phỏng vấn một binh sĩ nước này trong cuộc tập trận bắn đạn thật hôm 4/3.

Khu vực Triều Tiên tập trận bắn đạn thật (trong vòng tròn màu đỏ nhạt) thuộc vùng bờ biển phía tây nam nước này, đối diện với đảo Baegnyeong của Hàn Quốc. Bản đồ này còn cho thấy Đường Giới hạn phía Bắc (màu vàng đứt đoạn) là nơi thường xảy ra căng thẳng giữa hai miền. Đường này được định ra sau Chiến tranh Triều Tiên, nhưng không được Bình Nhưỡng công nhận. Triều Tiên cho rằng đường phân định trên biển phải là đường đỏ, đi sâu xuống phía nam. Đồ họa: Stratford

Khu vực Triều Tiên tập trận bắn đạn thật (trong vòng tròn màu đỏ nhạt) thuộc vùng bờ biển phía tây nam nước này, đối diện với đảo Baegnyeong của Hàn Quốc. Bản đồ này còn cho thấy Đường Giới hạn phía Bắc (màu vàng đứt đoạn) là nơi thường xảy ra căng thẳng giữa hai miền. Đường này được định ra sau Chiến tranh Triều Tiên, nhưng không được Bình Nhưỡng công nhận. Triều Tiên cho rằng đường phân định trên biển phải là đường đỏ, đi sâu xuống phía nam. Đồ họa: Stratford

Theo Vnexpress

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Đặc nhiệm lữ đoàn 144 luyện tập

Mặc tiết trời tháng 3 còn mưa dầm đề, những người lính đặc biệt thiện chiến của Tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 (Lữ đoàn 144) thường xuyên luyện tập với cường độ cao.

Với sở trường tiếp cận, tập kích bất ngờ vào các mục tiêu và đánh gần, lực lượng Tiểu đoàn 2 được trang bị những vũ khí tối tân, hiện đại, có thể khống chế và tiêu diệt đối phương trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo an toàn cho các mục tiêu trọng yếu được giao.

Là đơn vị đi đầu trong các phong trào thi đua, hiện nay tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 đang tập trung toàn diện cho việc huấn luyện võ thuật, kĩ thuật chuyên ngành, kĩ thuật địa hình thành phố, chiếm lại mục tiêu, giải thoát con tin và chốt giữ bảo vệ mục tiêu.

Ngoài ra, đơn vị còn thường xuyên luyện tập, diễn tập với các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… nhằm chủ động ứng phó với các tình huống phức tạp.

Dưới đây là một vài hình ảnh các chiến sĩ tiểu đoàn 2 huấn luyện:


Các chiến sĩ huấn luyện đánh đối kháng.


Một thế võ kinh điển.


Đột nhập nhà cao tầng, trấn áp giải thoát con tin.


Con tin được giải thoát an toàn.

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Trung Quốc chi 4 tỉ USD mua Su-35 của Nga

Nga và Trung Quốc sẽ sớm ký kết một hợp đồng cung cấp 48 máy bay Su-35 với giá trị lớn chưa từng có trong những năm đầu của thập kỷ.

Theo Nhật báo Kommersant, Nga và Trung Quốc có thể sẽ nhanh chóng ký kết một hợp đồng trị giá 4 tỷ USD về việc cung cấp 48 máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi Su-35 Flanker-E cho Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF).

Theo nhiều nguồn tin thân cận với Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexpor, "các bên hầu như đã thống nhất thỏa thuận về số lượng máy bay được cung cấp. Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng mua 48 máy bay chiến đấu đa năng Su-35", Theo ông, tổng giá trị của hợp đồng được dự kiến lên tới 4 tỷ USD (tức là vào khoảng 85 triệu USD/chiếc Su-35). Tuy nhiên, nguồn tin cho rằng, giá trị của hợp đồng sẽ có thể thay đổi trong quá trình đàm phán.

Hợp đồng cung cấp 48 chiến đấu cơ đa năng Su-35 sẽ là thương vụ lớn nhất trong lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự Nga - Trung trong những năm gần đây.

Thị phần xuất khẩu vũ khí Nga sang Trung Quốc đã giảm mạnh kể từ năm 2007, và từ năm 2003, các hợp đồng vũ khí lớn giữa Bắc Kinh và Moscow đã không được ký kết.

Tuy nhiên, trong thỏa thuận ký kết giữa hai bên, Nga đòi hỏi Bắc Kinh đảm bảo pháp lý về bản sao các máy bay chiến đấu Nga. Đáp lại, Trung Quốc cho rằng điều khoản như vậy là vội vã.

Lần đầu tiên Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến máy bay Su-35 là vào năm 2008, tại hội trợ triển lãm hàng không Trung Quốc. Tư lệnh Lực lượng Không quân PLA là Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang) đã có chuyến đến thăm gian hàng trưng bày các chiến đấu cơ của công ty Sukhoi và đánh giá cao về hiệu quả và hiệu suất của chiến đấu cơ đa năng mới.

Trong năm 2010, xuất hiện có một số thông tin không chính thức về việc Trung Quốc mong muốn có được các chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ Su-35 của Nga. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được xác nhận trong tháng 2/2012, khi Phó Giám đốc liên bang về Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga Alexander Fomin cho biết: "Trong năm 2011, phía Trung Quốc đã bày tỏ sẵn sàng mua các máy bay Su-35 với một số lượng nhất định".

Tuy nhiên, theo yêu cầu trong hợp đồng mới, Nga nhấn mạnh một yêu cầu rằng, phía Trung Quốc phải đảm bảo pháp lý của quyền sở hữu trí tuệ. "Đây thực sự là một điều kiện cần thiết", nguồn tin khẳng định.


Su-35 là chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++, máy bay được trang bị với động cơ lực đẩy vector 117S, hệ thống radar mảng pha tiên tiến, và được ứng dụng một số công nghệ hiện đại nhất trên máy bay thế hệ thứ 5.

Moscow hoàn toàn có cơ sở để lo ngại Trung Quốc sao chép công nghệ. J-11 của Trung Quốc là một bản sao của Su-27 Flanker, Thẩm Dương, FC-1 là bản sao từ MiG-29 Fulcrum của Nga. Một trường hợp khác liên quan đến loại tiêm kích hạm Su-33, Trung Quốc đã sao chép nó từ một nguyên mẫu T-10K của Ukraina thành một máy bay tương tự gọi là J-15 để trang bị trên tàu sân bay đầu tiên của họ. Vụ việc mới đây nhất, Trung Quốc đã sao chép thành công máy bay Su-30MK2 với tên gọi J-16, và giao nhiệm cho nhà máy sản xuất máy bay ở Thẩm Dương nhiệm vụ sản xuất loạt 24 chiếc J-16 đầu tiên cho Hải quân.

Nguồn tin trong chính phủ Nga nhắc lại, từ các sản phẩm sao chép, Trung Quốc xúc tiến xuất khẩu máy bay của họ cho các nước thứ ba. Trong năm 2009, bản sao máy bay FC-1 đã được Trung Quốc bán cho Myanmar, và một năm sau đó là Ai Cập.

Hơn nữa, công nghệ chế tạo máy bay ở Trung Quốc lạc hậu hơn nhiều so với Nga, dẫn đến chi phí chế tạo máy bay cũng rẻ hơn 3,5 lần. Do đó, Moscow đã bắt đầu suy nghĩ về những mối nguy hiểm tiềm tàng bởi đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc.

Trong tháng 7/2010, Văn phòng chính sách đối ngoại của Chính phủ Nga thậm chí con đưa ra một nghiên cứu đặc biệt về chủ đề này.

Chuyên gia Vasily Kashin tại Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược Nga cho biết: "Việc sẵn sàng mua một lô lớn máy bay chiến đấu chỉ ra rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về kỹ thuật trong quá trình chế tạo các máy bay của họ mà dựa trên các biến thể Su-27 của Nga",

"Họ có thể học được nhiều từ các máy bay chiến đấu mới", ông Kashin nói.

Cần lưu ý, trong năm 2008, Nga và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận khung về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mua bán vũ khí. Trung Quốc đã đưa ra những phản ứng tích cực. Tuy nhiên, chuyên gia Kashin cảnh báo, ngay cả khi Trung Quốc đồng ý để hợp thức hóa quyền sở hữu chí tuệ trên máy bay Su-35, việc theo dõi để biết được liệu Bắc Kinh có thực hiện đúng thỏa thuận hay không là điều không thể, ông kết luận.

Ấn Độ và Mỹ tiến hành tập trận chống khủng bố

Quân đội Ấn Độ và Mỹ ngày 5/3 đã bắt đầu cuộc tập trận chống khủng bố thường niên mang tên "Yudh Ahbyas" tại bang Rajasthan ở miền Tây Ấn Độ.

Quân đội Ấn Độ và Mỹ ngày 5/3 đã bắt đầu cuộc tập trận chống khủng bố thường niên mang tên "Yudh Ahbyas" tại bang Rajasthan ở miền Tây Ấn Độ.
Một cuộc tập trận của binh sỹ Mỹ. (Nguồn: Internet) Tham gia cuộc tập trận kéo dài 2 tuần này, Ấn Độ cử 200 binh lính thuộc Bộ Tư lệnh Tây Nam đóng tại thành phố Jaipur, thủ phủ bang Rajasthan.


Mỹ cũng cử 200 binh sỹ tương ứng thuộc Lữ đoàn công binh số 2, cùng các phương tiện cơ giới chiến đấu.

Nội dung cuộc tập trận chủ yếu nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, kiểm tra các kỹ năng tác chiến trên sa mạc của binh sỹ hai bên.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết hai bên sẽ kiểm tra các kỹ năng chiến đấu trong môi trường sa mạc khô nóng, thực hành kỹ chiến thuật lấy bối cảnh hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc với sự tham gia của các lực lượng cơ giới.

Hải quân Pháp: Mục kích tàu sân bay hạt nhân Charles De Gaulle

Charles De Gaulle là tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân, được khởi đóng vào 3/2/1986 tại nhà máy đóng tàu của Tập đoàn DCNS, tàu được hạ thủy vào ngày 7/5/1994.

Máy bay cảnh báo sớm hạ cánh trên tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay cảnh báo sớm hạ cánh trên tàu sân bay Charles De Gaulle
Charles De Gaulle là tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân
Charles De Gaulle là tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân
Trải qua quá trình thử nghiệm kéo dài hơn 6 năm, tàu chính thức phục vụ trong biên chế của hải quân Pháp vào ngày 18/5/2001. Đầu tiên tàu được đặt tên là Richelieu, đến năm 1987 tàu được đổi tên thành Charles De Gaulle.
Charles De Gaulle
Charles De Gaulle
Tầu sân bay Charles De Gaulle.
Tầu sân bay Charles De Gaulle.
Tầu sân bay Charles De Gaulle.
Tầu sân bay Charles De Gaulle.
Lắp tên lửa vào Máy bay tiêm kích trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Lắp tên lửa vào Máy bay tiêm kích trên Tàu sân bay Charles De Gaulle

Tầu sân bay Charles De Gaulle.
Tầu sân bay Charles De Gaulle.
Tàu sân bay Charles De Gaulle bên cạnh tàu du lịch biển
Tàu sân bay Charles De Gaulle bên cạnh tàu du lịch biển
Máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay trực thăng luôn theo dõi bảo vệ tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay trực thăng luôn theo dõi bảo vệ tàu sân bay Charles De Gaulle
Tàu sân bay Charles De Gaulle di chuyển trên biển
Tàu sân bay Charles De Gaulle di chuyển trên biển
Máy bay ném bom xuát kích từ Tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay ném bom xuát kích từ Tàu sân bay Charles De Gaulle
Bảo trì máy bay bên trong Tàu sân bay Charles De Gaulle
Bảo trì máy bay bên trong Tàu sân bay Charles De Gaulle
Điều khiển máy bay trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Điều khiển máy bay trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay tiêm kích trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay tiêm kích trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Điều khiển máy bay trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Điều khiển máy bay trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay tiêm kích trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay tiêm kích trên Tàu sân bay Charles De Gaulle