Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Việt Nam xây dựng hệ thống chỉ thị mục tiêu cho tên lửa

Mới đây, Viện Kỹ thuật Hải quân đã xây dựng được hệ thống chỉ thị mục tiêu cơ động cho tên lửa đối hải.

Viện Kỹ thuật Hải quân (Quân chủng Hải quân) đã nghiên cứu xây dựng thành công hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải.

Hệ thống hoạt động tin cậy, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chiến thuật đặt ra, góp phần nâng cao tính năng và hiệu quả chiến đấu cho các tàu tên lửa.

Tên lửa Việt Nam
Với hệ thống chỉ thị mục tiêu sẽ giúp khai thác hết tầm bắn của tên lửa.

Chức năng của hệ thống chỉ thị mục tiêu và tính toán phần tử bắn cho tên lửa đối hải là trinh sát phát hiện mục tiêu, truyền tham số mục tiêu về sở chỉ huy và các lực lượng tên lửa, máy bay chiến đấu để tiến công mục tiêu một cách bất ngờ ngoài tầm radar hỏa lực, bảo đảm tính toán phần tử bắn và bắn hết tầm của tên lửa.

Hiện nay, quân đội nhiều nước tiếp tục nghiên cứu phát triển, sử dụng các hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện đại. Quân đội Nga đã sản xuất và sử dụng trực thăng Ka-32 có chức năng chỉ thị mục tiêu.
Nhiều nước sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu lắp trên các máy bay cảnh báo sớm… nhưng nhìn chung giá thành của các hệ thống này rất đắt (lên đến hàng trăm triệu USD).

Các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật Hải quân đã nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa… để thiết kế, xây dựng hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới cơ động trên biển.

Xây dựng hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu và tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa; lắp đặt thử nghiệm và tích hợp hệ thống lên tàu; xây dựng các phần mềm tính toán, truyền số liệu và đồng bộ hệ thống… Hệ thống chỉ thị mục tiêu có khả năng quan sát phát hiện, chỉ thị mục tiêu cho tên lửa, bảo đảm phát huy hết tầm bắn của các loại tên lửa đối hải.

Hệ thống chỉ thị mục tiêu cơ động trên biển cho tên lửa đối hải có giá thành thấp, hoạt động tin cậy, đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ, chiến thuật đặt ra. Hệ thống đã được lắp đặt, thử nghiệm thành công và bàn giao cho các đơn vị phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Cùng với các hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện có, việc đưa vào sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu này sẽ góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Hải quân.

PV - http://thutuongnguyentandung.net/

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

'Hai vị Vua' ở Quân cảng Cam Ranh

Đến Cam Ranh lần này, chúng tôi không có ý định tìm hiểu nhiều về lịch sử của quân cảng mệnh danh là “pháo đài bên bờ Thái Bình Dương”. Chúng tôi đến đây để "yết kiến" hai vị "vua".

Sáng mờ sương, chiếc xe loại UAZ 469 huyền thoại chở chúng tôi xuyên qua những trảng cát lúp xúp bụi cây, những đầm phá nhỏ xen giữa các triền đồi thấp. Sau chừng 20 phút chạy từ sân bay Cam Ranh, đã thấy trước mặt một vùng trời nước. Vịnh Cam Ranh tĩnh lặng như nàng tiên nằm ngủ yên lành giữa những triền núi thẳm xanh, dù phía xa kia Biển Đông không ngơi sóng gió.

Vịnh Cam Ranh - Địa thế chiến lược


Đặc trưng địa lý khu vực Đông Nam Á với thềm lục địa ngắn, dốc, biển ăn sâu vào đất liền thể hiện rất rõ nơi vùng đất này. Biển đang mênh mông, khi vào đến đây chợt gặp bán đảo Cam Ranh như cánh tay vươn dài, với núi Ao Hồ thuộc phần nam của dãy núi Đồng Bò sừng sững, cao gần 500m án ngữ, bao bọc lấy một vùng nước rộng bên trong.

Dường như thấy rằng chừng ấy cũng chưa đủ chở che, thiên nhiên đã kiến tạo thêm một hòn đảo nằm ở đầu mút bán đảo Cam Ranh – đảo Bình Ba, án ngữ nơi cửa vịnh cùng tên. Ở phần cuối vịnh Bình Ba về hướng tây bắc, biển đột nhiên thu hẹp lại thành một eo nước nhỏ, hai bên là hai mũi đất cao – Mũi Điện và Mũi Hời. Xuyên qua eo Bé là vịnh Cam Ranh mênh mông, thẳm sâu nhưng tĩnh lặng.

Thiên nhiên đã dành cho Cam Ranh một thế núi biển ngọa hổ tàng long. Thế nên, từ lâu vùng đất hiểm trở này đã được sử dụng vào mục đích quân sự. Sau khi khởi sự công cuộc thực dân tại Đông Dương vào nửa cuối thế kỷ 19, người Pháp đã chọn Cam Ranh để xây dựng quân cảng.

Trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật hồi đầu thế kỷ 20, khi quân Nga liên tiếp thất trận ở Thái Bình Dương, Nga hoàng Nicholas II đã lệnh cho Đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy Hạm đội Baltic sang Thái Bình Dương tiếp viện.

Đội tàu Baltic đã làm một chuyến hải trình từ Đại Tây Dương xuống cực nam châu Phi rồi vòng lên Ấn Độ Dương. Sau khi vào Biển Đông, vào năm 1905, Đô đốc Rozhestvensky đã chọn Cam Ranh làm nơi đồn trú trong chừng một tháng trời để chuẩn bị cho trận hải chiến tại eo biển Tushima.

Khi bóng dáng những chiến hạm của Nga vừa khuất giữa mịt mù sóng nước Biển Đông cũng là lúc người Pháp ráo riết biến Cam Ranh từ một quân cảng nho nhỏ thành căn cứ quân sự lớn, phục vụ cho các chiến dịch thực dân khắp Đông Nam Á.

Hình vẽ minh họa hoạt động nhộn nhịp của tàu chiến Hải quân Liên Xô tại vịnh Cam Ranh.

Kể từ giờ phút đó, Cam Ranh với địa thế đắc địa hiếm hoi bên bờ Biển Đông luôn giữ vai trò là quân cảng quan trọng của Pháp.

Sau này, người Mỹ cũng đã xây dựng Cam Ranh thành căn cứ không quân, hải quân lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Lúc cao điểm, có tới hơn 30.000 quân Mỹ và đồng minh cùng các đội tàu khu trục, hộ tống, tàu đổ bộ và máy bay tuần tra, tiêm kích, cường kích đóng ở Cam Ranh.

Sau ngày đất nước thống nhất, Cam Ranh dần trở thành một căn cứ quân sự lớn của Liên Xô, làm thế đối trọng với quân Mỹ tại căn cứ Subic ở Philippines.

Vào thời điểm năm 1986, có tới hơn 6.000 người Nga bao gồm quân nhân, kỹ sư, công nhân đóng tại Cam Ranh, kèm theo đó là một đội tàu hùng mạnh, với khu trục hạm, tiểu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm hạt nhân và tàu cao tốc.

Tháng 5/2002, quân nhân Nga cuối cùng rời Cam Ranh, chấm dứt thời kỳ hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài tại quân cảng này. Người Nga rời đi, nhưng Cam Ranh với thế núi chở che biển cả vẫn giữ nguyên giá trị chiến lược đặc biệt của mình.

Đến Cam Ranh lần này, chúng tôi không có ý định tìm hiểu nhiều về lịch sử của quân cảng vốn được mệnh danh là “pháo đài bên bờ Thái Bình Dương”. Chúng tôi đến đây để “yết kiến” hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ. Tên của hai vị hoàng đế thuộc thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập dân tộc giờ đây được đặt tên cho hai chiến hạm tối tân nhất của một lực lượng Hải quân đang trên đường hiện đại hóa – hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9.

"Hai vị vua" ở Cam Ranh

Khi chiếc UAZ 469 còn ở trên triền dốc xa, chúng tôi đã thấy bóng dáng những chiếc tàu xám trên nền nước ửng hồng buổi bình minh. Có thể dễ dàng nhận ra hai chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ qua vóc dáng đồ sộ, cũng như lớp vỏ thép nhẵn nhụi vốn là đặc trưng của những tàu chiến tàng hình, nằm giữa những chiến hạm nhỏ hơn, thuộc các lớp Molniya, đậu theo đội hình gần đấy.

Tàu Gepard 3.9 được đóng tại Nhà máy Zelenodolsk ở nước Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga. Đây là loại tàu chiến hiện đại, có khả năng tàng hình và hỏa lực rất mạnh, với hệ thống vũ khí chống ngầm, chống hạm và phòng không ứng dụng các công nghệ mới nhất. Tàu được thiết kế để chịu các điều kiện đại dương khắc nghiệt nhất và có thể hoạt động liên tục trong nhiều ngày liền. Hiện nay, chỉ mới có Nga – nước sản xuất – và Việt Nam đưa vào biên chế hải quân loại tàu này.

Chiếc Gepard 3.9 đầu tiên chính thức được biên chế vào Lữ đoàn 162 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đóng tại Cam Ranh vào tháng 3/2011 và được đặt tên theo người anh hùng đã bình định 12 sứ quân để lên ngôi vua – Đinh Tiên Hoàng.

"Hai vị vua" tuần tra bảo vệ biển đảo Việt nam.


Chiếc thứ hai được biên chế vào cùng đơn vị hồi tháng 8/2011, và mang tên vị vua dời đô Lý Thái Tổ. Như vai trò của hai vị hoàng đế thuộc thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập, hai chiến hạm Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đóng vai trò tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam, với ưu tiên hướng tới Hải quân và Không quân.

Chủ trương này đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ vào ngày 3/8/2011: “Phương hướng xây dựng quân đội sẽ theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó Hải quân, Phòng không – Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử… đi thẳng vào hiện đại để bảo vệ đất nước”.

Quân đội sẽ từng bước được hiện đại, riêng Hải quân và Không quân sẽ được hiện đại hóa nhanh chóng. Trong xu hướng đó, sắp tới đây, các chiến hạm Gepard tân tiến hơn, với các tính năng chiến đấu mạnh mẽ hơn, sẽ được bổ sung vào lực lượng Hải quân Việt Nam. Song song đó là các nỗ lực tự chế tạo tàu chiến và tên lửa đã, đang và sắp được triển khai.

Lúc tới thăm quân cảng Cam Ranh, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến không khí hối hả trên công trường xây dựng căn cứ cho tàu ngầm lớp Kilo. Sau vài năm nữa, một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại sẽ chính thức ra mắt tại đây, như chính tuyên bố của Đại tướng Phùng Quang Thanh vào ngày 3/8/2011: “Trước mắt, trong 5, 6 năm tới, ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu hiện đại”.

Huấn luyện làm chủ Gepard 3.9


Trong căn phòng nhỏ nằm giữa thân chiến hạm Lý Thái Tổ, Thượng úy Nguyễn Hải Dương dán mắt vào màn hình radar, bên tai anh, chốc chốc lại vang lên khẩu lệnh của Thuyền phó – Thiếu tá Nguyễn Đình Giảng từ phòng chỉ huy trên cao vọng về: “Mạn phải 30, góc tầm 45, mục tiêu bay vào…”.

Trên màn hình xuất hiện tín hiệu chiếc máy bay mục tiêu lúc này đang đảo vòng trên bầu trời vịnh Cam Ranh. Chiếc máy bay lúc ẩn lúc hiện, như cố tìm cách thoát ra khỏi “vùng phủ sóng” của radar, nhưng bất kể thế nào, Dương và tổ chiến đấu của anh vẫn khóa chặt được “con mồi”. Nếu đây là thực tiễn chiến đấu, chàng sĩ quan trẻ chỉ cần nhấn nút phát hỏa là mục tiêu bị hạ.

Nguyễn Hải Dương vốn là học sinh chuyên toán ở Nghệ An. Thế rồi tình yêu biển đã thôi thúc anh gia nhập Hải quân. Sau khi ra trường, anh nhanh chóng trở thành một chuyên gia súng pháo, tên lửa cừ khôi trên các tàu tên lửa.

Chuẩn bị cho tiến trình hiện đại hóa Hải quân nhanh chóng, Nguyễn Hải Dương cùng nhiều sĩ quan thuộc thế hệ trên dưới 30 tuổi như anh đã được chọn đào tạo bài bản để tiếp nhận loại tàu chiến hiện đại Gepard 3.9. Từ khi lên tàu mới, Dương như chú đại bàng biển mọc thêm cánh. Những kỹ năng chiến đấu của anh và đồng đội không ngừng được hoàn thiện. Chỉ sau một thời gian ngắn, Dương và đồng đội đã làm chủ được con tàu.

Trong chừng hai tiếng đồng hồ, lực lượng trên hai chiến hạm Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng đã thực hành bài bắn hạ mục tiêu trên không. Mục tiêu là một chiếc tàu lượn bay rất cao, ẩn hiện giữa những quầng mây xám trên biển. Các vị trí chiến đấu từ chỉ huy tàu, sĩ quan tín hiệu, sĩ quan cao xạ, súng, pháo, radar và tên lửa đã phối hợp với nhau nhuần nhuyễn, dồn tất cả hỏa lực vào mục tiêu.

Thuyền phó Nguyễn Đình Giảng trên buồng chỉ huy.

Thuyền phó Nguyễn Đình Giảng cho biết: “Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ thuộc thế hệ tàu chiến hiện đại, có khả năng tác chiến độc lập trên biển rất cao. Chiến thuật được áp dụng với loại tàu này cũng có nhiều khác biệt so với truyền thống.

Thế nên, việc đào tạo cho các sĩ quan chỉ huy là rất quan trọng. Anh em chúng tôi ở đây đều là những sĩ quan từng kinh qua các lớp tàu tên lửa thế hệ trước, giờ được đào tạo rất kỹ càng ở trong và ngoài nước nên làm chủ phương tiện rất nhanh. Sau hai năm đào tạo, giờ đây từ sĩ quan chỉ huy tàu tới sĩ quan các bộ phận đều đã thành thạo các kỹ năng chiến đấu”.

Còn Thượng tá Đỗ Quốc Tuấn – Thuyền trưởng tàu Đinh Tiên Hoàng chia sẻ: “Không chỉ tiếp thu các thao tác kỹ thuật để điều khiển tàu từ các chuyên gia Nga, anh em còn dịch thuật tài liệu, nghiên cứu các bài tập chiến thuật mới để hoàn thiện kỹ năng chiến đấu. Trên cơ sở chiến thuật của nước ngoài, chúng tôi kết hợp với chiến thuật của Việt Nam, đặc biệt là từ kinh nghiệm chiến đấu của các thế hệ cha anh, để áp dụng vào loại tàu chiến hiện đại này”.

Luyện tập bắn mục tiêu trên không.

Rời quân cảng Cam Ranh vào buổi chiều muộn, khi buổi thao luyện vừa kết thúc, chúng tôi cảm nhận được nhiệt tình và quyết tâm của các anh qua từng cái bắt tay chắc nịch. Từ những chiếc “xuồng tên lửa”, giờ đây các anh đã bước lên những chiếc tàu chiến tối tân, đại diện cho một lực lượng Hải quân Việt Nam hiện đại.

Từ chốn cỏ lau, Đinh Bộ Lĩnh đã dấy binh dẹp loạn, lên ngôi hoàng đế, đem thái bình thịnh trị khắp cõi trời nam, đặt nền móng vững chắc cho một quốc gia độc lập. Lý Thái Tổ dời đô từ chốn chật hẹp ra chỗ mênh mông, cũng với quyết tâm tạo nên một chỗ đứng vững chắc, một vị thế đĩnh đạc cho nước nhà trong bối cảnh vừa thoát khỏi sự đô hộ của phương Bắc.

Trên tinh thần đó, hai chiến hạm Gepard 3.9 ở quân cảng Cam Ranh, mang hiệu hai vị hoàng đế thuộc thời đầu của kỷ nguyên độc lập dân tộc, là một minh chứng cho quyết tâm không gì lay chuyển được, là biểu trưng cho ý nguyện của toàn dân Việt Nam trong việc bảo vệ vững chắc từng tấc đất, tấc biển mà cha ông ngàn xưa để lại.

Tên vịnh Cam Ranh có nghĩa là “bến nước ngọt”, nằm ở cực Nam của tỉnh Khánh Hòa phía Nam Việt Nam, là đỉnh tột cùng nhô ra nổi bật nhất của đường bờ biển hình vòng cung phía Đông Nam Việt Nam, là vị trí yết hầu chiến lược kiểm soát cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Khoảng cách từ vị trí này đến tuyến hàng hải quốc tế ở hai đại dương nói trên chỉ bằng hải trình một tiếng đồng hồ, vì thế Cam Ranh có vị trí chiến lược hết sức đắc địa, từ trước đến nay vẫn luôn là vị trí giành giật tất yếu của các nhà quân sự.

Vịnh Cam Ranh bốn bề được bao bọc bởi một quần thể núi đá cao khoảng 400m, ăn sâu vào đất liền 17km, rộng 6km, diện tích thủy vực rộng hơn 100km2. Độ sâu trong vịnh bình quân từ 16 đến 25m, chỗ sâu nhất đến 32m, là một trong những cảng nước sâu tự nhiên có giá trị nhất thế giới.

Trong vịnh có thể đỗ được hàng trăm tàu cỡ lớn hàng vạn tấn, kể cả tàu sân bay. Nội cảng được phân thành hai khu vực là cảng quân sự và cảng thương mại, trong đó cảng quân sự nằm ở thị trấn Cam Ranh bờ phía đông, sâu 14m, có 6 cầu tàu chính, xưởng đóng tàu có thể sửa chữa các tàu cỡ lớn và đóng tàu cỡ nhỏ, còn có kho chứa dầu, kho đạn dược và kho quân nhu đảm bảo cơ sở vật chất, hệ thống trinh sát điện tử và thông tin cũng tương đối hoàn thiện. Khu ngoại cảng hay còn gọi là đảo Bình Ba, sâu trung bình từ 10 đến 22m, tương đối thuận tiện, có đường sắt và đường bộ liền nhau.

Hình ảnh diễn tập chiến đấu của Trung đoàn bộ binh 141

Hình ảnh những người lính bộ binh ôm trên mình khối thuốc nổ thoăn thoắt áp sát, tiến công mục tiêu, đánh phá lô cốt, xe tăng, hay đánh cửa mở, chiếm đầu cầu…

Đó là những bài huấn luyện của Trung đoàn 141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Được chứng kiến bài tập của các chiến sĩ ở Trung đoàn 141 mới thấu hiểu “chất thép” của những người lính bộ binh ở tuyến 1, đòi hỏi ở mỗi người lính sự tập trung cao độ và tính quyết đoán cao.

Dưới đây là một vài hình ảnh cuộc diễn tập chiến đấu bộ đội Trung đoàn 141:

Chiến sĩ Đại đội 14 trên đường cơ động ra bãi tập.

Đại đội 14, Trung đoàn 141 luyện tập lấy phần tử cho pháo cối 100 mm.

Đại đội bộ binh tiến công địch địa hình rừng núi.

Bài tập dùng bộc phá đánh lô cốt, xe tăng địch.

Việc tạo và sử dụng bộc phá luôn đòi hỏi người lính tính cẩn thận, tỉ mỉ và sự tập trung cao độ.

Trong thực tế chiến đấu, một cây nổ dài gồm 34 bánh thuốc nổ TNT tương đương 6,2kg thuốc nổ.


Thực hành tạo cây nổ dài để phá hàng rào địch.

Luyện tập chiến thuật ở Đại đội 7 Tiểu đoàn Bộ binh 2.

Theo Baodatvietdatviet

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Mạng TQ đánh giá lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam

Những khả năng của K-300P Bastion là một mối đe dọa lớn đối với tàu chiến chúng ta, chúng ta không được chủ quan và xem nhẹ đối phương.

Sau khi báo giới Nga loan tin, Việt Nam tiếp tục mua lô thứ 2 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động K-300P Bastion. Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã cảnh báo rằng, Trung Quốc cần phải tìm biện pháp để đối phó với hệ thống tên lửa chống hạm tối tân này.

Một bài viết trên trang mạng Xinjunshi đã phân tích các tính năng của hệ thống K-300P Bastion. Theo đó, đây là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển được thiết kế bởi Cục thiết kế NPO cùng với đối tác Belarus.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu hệ thống phòng thủ bờ biển tối tân này. Hệ thống sử dụng tên lửa chống hạm đa năng P-800 Yakhont. Tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu tàu chiến mặt nước cũng như các mục tiêu trên đất liền.


Mạng quốc phòng TQ cảnh báo K-300P Bastion là mối đe dọa lớn đối với tàu chiến của nước này.

Tên lửa có hai chế độ hành trình khác nhau, ở chế độ bay thấp, tầm bắn tối đa 120km, trong chế độ bay hỗn hợp tên lửa có tầm bắn lên đến 300km. Hệ thống có thời gian triển khai sẳn sàng chiến đấu chỉ trong 5 phút. Một khẩu đội K-300P Bastion có thể phóng đi 8 tên lửa chống hạm chỉ trong thời gian 2,5 giây.

Tên lửa P-800 Yakhont có tốc độ lên đến 2,5 lần tốc độ âm thanh, ở chế độ bay cao, tốc độ của tên lửa tới 780m/giây, khoảng 2808 km/giờ, ở chế độ bay thấp, tốc độ tên lửa ở mức 680 m/giây, khoảng 2448km/giờ.

Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar bị động, radar này có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 50km, ăng ten của radar có khả năng quét góc phương vị ±45 độ. Một khi đã khóa mục tiêu, tên lửa sử dụng radar bị động để lao thẳng đến mục tiêu. Việc sử dụng đầu dò radar bị động khiến tên lửa có khả năng kháng nhiễu rất cao.

Mỗi tổ hợp K-300P Bastion có khả năng quản lý đường bờ biển dài 600km.

Sau khi phóng đi, toàn bộ thệ thống có thể rút khỏi vị trí và giao việc dẫn hướng tên lửa cho máy bay trực thăng.  Khả năng cơ động cao trên khung gầm xe MZKT của Belarus khiến việc phát hiện vị trí phóng của đối phương cực kỳ khó khăn.

Trang mạng Xinjunshi bình luận, những mối đe dọa với tàu chiến Trung Quốc bao gồm, khả năng tấn công tầm xa 300km, hệ thống dẫn hướng chính xác với khả năng kháng nhiễu tốt.

“Những khả năng của hệ thống K-300P Bastion thực sự là một mối đe dọa rất lớn đối với tàu chiến chúng ta, chúng ta không được xem nhẹ và chủ quan đối với vấn đề này”. Trang mạng này đã bình luận như vậy.


Những hệ thống phòng thủ ven bờ như 4K44B REDUT vẫn là mối đe dọa lớn cho bất cứ chiến hạm  nào.

Ngoài ra, trang mạng quốc phòng Trung Quốc cảnh báo thêm, trong biên chế lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam còn có một số hệ thống tên lửa chống hạm được chuyển giao từ thời Liên Xô như  4K51 Rubezh và đặc biệt là biến thể 4K44B REDUT có tầm bắn lên đến 500km. Tuy rằng các biến thể này đã lạc hậu phần nào so với hiện tại, nhưng đây vẫn là những mối đe dọa cho bất kỳ chiến hạm nào nằm trong tầm bắn của nó.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Mục kích dàn máy bay chiến đấu của Alaska-Mỹ

Một số hình ảnh về hoạt động của các máy bay trực thăng, tiếp dầu trên không trung thuộc biên chế của Lực lượng bảo vệ không phận bang Alaska, Mỹ thời gian gần đây.

máy bay chiến đấu của Alaska-Mỹ

máy bay chiến đấu của Alaska-Mỹ

máy bay chiến đấu của Alaska-Mỹ

máy bay chiến đấu của Alaska-Mỹ

máy bay chiến đấu của Alaska-Mỹ

máy bay chiến đấu của Alaska-Mỹ

máy bay chiến đấu của Alaska-Mỹ

máy bay chiến đấu của Alaska-Mỹ

ORSIS T-5000 - súng bắn tỉa thế hệ mới của Nga

Thương hiệu vũ khí Nga đang trở lại thị trường vũ khí thế giới bằng việc giới thiệu súng bắn tỉa có thiết kế “độc nhất” mang tên ORSIS T-5000.

Một trong những triển lãm quốc tế mới, triển lãm súng săn và súng thể thao IWA & OutdoorClassics được tổ chức ở Nuremberg, Đức vào tháng 3/2012.

Tại đây, lần đầu tiên Nga trưng bày và giới thiệu sản phẩm súng bắn tỉa chiến thuật mới nhất của họ, ORSIS T-5000.

Ra mắt thành công ORSIS T-5000


IWA & OutdoorClassics là triển lãm được tổ chức ở không gian ngoài trời và là một trong những sự kiện lớn nhất cho các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới hội tụ về đây.

Tại triển lãm, các nhà sản xuất vũ khí nổi tiếng thế giới tập trung vào việc giới thiệu các sản phẩm súng ngắn, phụ tùng, thiết bị quang học, dao, đồ dã chiến chiến thuật, đạn dược và các phụ kiện dành cho môn thể thao bắn súng, phụ kiện săn bắn, thiết bị an toàn cá nhân cho các hoạt động ngoài trời và ngay cả cung tên và các thiết bị hỗ trợ bắn cung cũng đã được mang đến.

Đối với nhóm chuyên gia và nhân viên của công ty Survey Systems, triển lãm IWA & OutdoorClassics là thành công cũng như kinh nghiệm đầu tiên của họ trên thị trường quốc tế.

ORSIS T-5000 đã tạo ra mối quan tâm lớn từ những khách hàng và du khách tham gia triển lãm. Các du khách nước ngoài và khách hàng tại IWA & OutdoorClassics đều đánh giá cao loại súng bắn tỉa chiến thuật mới của công ty Nga về chất lượng cao, thiết kế hợp lý, hiện đại và hiệu quả của súng.

Người đẹp Nga bên súng trường bắn tỉa ORSIS T-5000
Người đẹp Nga bên súng trường bắn tỉa ORSIS T-5000 thế hệ mới.

ORSIS T-5000 đã thành công bước đầu khi được đại diện các cơ quan luật pháp và cả khách hàng dân sự tỏ ý quan tâm và muốn sở hữu nó. Trong đó, Thụy Sĩ, Anh, Đức, Ý, Israel, Nam Phi, Trung và một số nước Đông Âu đã bày tỏ mong muốn có được loại súng này.

Sau triển lãm, Tổng Giám đốc công ty Survey Systems, ông A.M.Sorokin tuyên bố, công ty đã nhận được một số đơn đặt hàng nòng súng từ một số nhà sản xuất vũ khí châu Âu.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia IWA & OutdoorClassics, điều này là vô cùng có ý nghĩa để chúng tôi có được kinh nghiệm, chúng tôi muốn thể hiện với các quốc gia phương Tây một cái nhìn tích cực và thân thiện hơn về vũ khí Nga. Sản phẩm của chúng tôi đã được đánh giá rất tích cực, một số lượng lớn đơn đặt hàng đã được ký kết và bắt đầu thực hiện," ông Sorokin nói.

Điểm được du khách chú ý nhất là ORSIS được giới thiệu với vật liệu thép không gỉ, tất cả mọi người có thể thấy được sự mới mẻ hơn là sự nhàm chán từ những sản phẩm sao chép, cắt dán công nghệ của nước ngoài.

Đặc điểm thiết kế “độc nhất”


ORSIS T-5000 là súng bắn tỉa chiến thuật được sản xuất dưới nhãn hiệu ORSIS, một trong những vũ khí mới nhất và hiện đại nhất được Nga sản xuất

Điểm đặc biệt, T-5000 lại được chế tạo bởi một nhà máy sản xuất súng thuộc sở hữu tư nhân. T-5000 được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm vũ khí và đạn dược Nizhny Tagil, hồi tháng 9/2011.

ORSIS T-5000 được thiết kế dựa trên nguyên lý hoạt động chốt vận hành bằng tay, súng được sản xuất dưới hai phiên bản sử dụng với mục đích khác nhau.

Loại cỡ đạn là 7,62x51 mm (.308 Win) cho sử dụng tiêu diệt mục tiêu ở cự li ngắn và trung bình và loại đạn cỡ 8,6x70 mm (.338 Lapua Magnum) sử dụng tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa. Súng có thể sử dụng cho xạ thủ thạo tay phải và cả tay trái.

Tất cả các bộ phận quan trọng của súng như nòng súng, cò súng (đã  xử lý nhiệt và xử lý hóa học đặc biệt), kim hỏa, bệ khóa nòng và thoi đẩy về đều được gia công từ thép cao cấp không gỉ, có thời gian tản nhiệt nhanh, nắp hộp khóa nòng được làm từ hợp kim titan (sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ, tàu ngầm và nhiều lĩnh vực khác vì nhẹ, bền, chống ăn mòn tốt).

ORSIS T-5000
ORSIS T-5000 được chế tạo với vật liệu siêu bền, siêu cứng, không gỉ.

Cấu hình hình học bên trong của súng được tối ưu hóa và được chế tạo với kích thước cực kỳ chính xác (dung sai về độ sâu của rãnh xoắn là 0,0025 mm), công thức độc quyền bên trong súng (số rãnh xoắn, số vòng xoắn, chiều dài nòng, chiều dài ổ nạp đạn) không được nhà sản xuất nào trên thế giới sử dụng, nòng súng được sản xuất theo công nghệ ốp lát tay lưới mắt cáo đã được thay đổi (sản xuất bằng hợp kim cứng), cho phép nòng súng đạt được những đặc tính riêng biệt. Vì vậy súng được đánh giá là cho phép đạt được độ chính xác và độ chụm khi bắn loạt phát một cao “chưa từng thấy”.

Các bộ phận của súng đều được sản xuất trong không gian hoàn toàn tách biệt với bên ngoài để giảm sự ảnh hưởng, nắp hộp khóa nòng được cố định bằng 4 khớp, cho phép trong trường hợp cần thiết có thể tháo lắp hoàn toàn súng trong vòng 5-15 giây để sửa chữa và thay thế các bộ phận bên trong một cách nhanh chóng, ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.

Sự đơn giản trong thiết kế làm cho việc điều chỉnh súng về độ sai lệch, vị trí kim hỏa và lực tác dụng lên cò súng dễ dàng hơn. Áp lực lên cò súng có thể được điều chỉnh giữa 500-900 gam hoặc giữa 1.000-1.500 gam, tất cả các thông số tới hạn như độ dịch chuyển của cò súng để làm thay đổi độ nhạy cũng có thể điều chỉnh theo sở thích tự nhiên của xạ thủ.

Chốt an toàn được thiết kế ở ở vị trí thuận tiện ở phía cuối thoi nạp đạn với ba chế độ (bắn, an toàn và khóa nòng an toàn). Tất cả những đặc điểm này tạo nên một khẩu ORSIS T-5000 vô cùng tiện lợi.

Cụm khóa cò của T-5000 có giới hạn chịu lực tăng thêm 30%, điều này làm tăng đáng kể mức an toàn khi sự sử dụng súng. Các thành phần của cụm khóa cò cũng đều được sản xuất từ thép không gỉ và được xử lý nhiệt để có được những đặc tính mong muốn như độ cứng và độ bền cao, điều này làm cho các bộ phận của súng hoạt động gần như hoàn hảo và tạo ra đường bắn chính xác, ổn định.

Báng súng được làm bằng hợp kim dura D16T, hợp kim này thường được sử dụng trong ngành hàng không, cho phép đạt được độ bền cao nhất. Trên báng  lắp một tấm thép tỳ má có rãnh trượt để điều chỉnh vị trí, tạo tư thế thoải mái và chắc chắn khi ngắm bắn, kỹ thuật gấp báng có "một không hai" với một chốt cơ khí ở vị trí gấp (làm bằng thép) để có thể thu gọn chiều dài súng khi mang vác.

Chốt giật lên đạn được ép chặt vào bề mặt gối trụ bằng một đinh ốc đặc biệt, cho phép tăng sự ổn định của đường ngắm khi bắn. Đặc điểm thiết kế của báng súng tạo ra sự phân bổ chính xác về lực chuyển động trong quá trình chốt giật về sau (cân bằng lực), làm giảm lực giật của súng.

Điểm "độc nhất" này cho phép xạ thủ có thể lấy được đường ngắm vào mục tiêu mới nhanh và chính xác hơn, giảm được đáng kể thời gian lấy lại đường ngắm sau phát bắn đầu tiên.

Các bộ phận thân súng có thể được sơn với nhiều màu khác nhau theo yêu cầu của khách hàng như lớp phủ Cerakote hoặc SoftTouch.

Ngoài ra, ORSIS còn được lắp thêm cả bộ bù lực hãm phanh 3 ngăn ở đầu nòng, giảm được độ giật của súng tới 50%.

T-5000
Kết quả bắn của T-5000 ở cự ly 300m.

Tất cả các bộ phận của súng ORSIS đều do Nga tự sản xuất, bao gồm máy gia công bu-lông bằng máy tính điều khiển số (Computer Numerical Control - CNC), khối cò súng và kim hỏa, rãnh xoắn nòng súng sản xuất từ thép cấp độ cao nhất, cũng như vật liệu polymer, gỗ hoặc nhôm ở những bộ phận hỗ trợ khác.

Triển lãm Tagil, lần đầu tiên ORSIS chứng minh độ chính xác tuyệt vời của loại súng bắn tỉa mới của họ trong điều kiện chiến trường giả định, T-5000 đã thực hiện 3 bài bắn ở các cự li 100m, 300m và 540m, trong đó, ở cự li 300m súng đã bắn bốn phát đạn vào mục tiêu với độ tản mát so với tâm vòng 10 chỉ khoảng 0,5 MOA, và thậm chí còn tốt hơn vậy.

Súng bắn tỉa ORSIS T-5000 sử dụng hai loại hộp tiếp đạn tháo rời, loại 5 viên và 10 viên. Bản ORSIS T-5000 tiêu chuẩn không được trang bị đường ngắm cơ khí, thay vào đó là rãnh ngắm Picatinny Mil-Std 1913 được trang bị đầy đủ, cho phép lắp đặt nhiều loại khí tài hỗ trợ ngắm bắn như kính ngắm quang học, kính ngắm hồng ngoại tầm xa cho tác chiến ban đêm, hoặc các thiết bị hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng đều được hỗ trợ đầy đủ. Một số phụ tùng khác có thể dễ dàng tháo rời như giá bắn hai chân (nhiều loại khác nhau), dây đeo...

Các chuyên gia cho rằng, T-5000 đã đủ sức thuyết phục để chứng minh hiệu suất của súng, đảm bảo cho phép xạ thủ tấn có thể tấn công mục tiêu bất cứ thời điểm nào, ngày hay đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Việc đào tạo các xạ thủ sẽ tập trung vào bài bắn ở khoảng cách 1km (với bản 8,6x70 mm). Ngay sau khi ra mắt, súng bắn tỉa chiến thuật ORSIS T-5000 đã được xét đưa lên chính phủ Nga để thử nghiệm.
Bản cỡ nòng nhỏ .308 Winchester có chiều dài súng 1230/1060 mm (báng không gấp và có gấp), chiều dài nòng 673 mm, sử dụng cả hai loại hộp tiếp đạn 5 viên và 10 viên, trọng lượng 6,6/6,3 kg (có đạn và không đạn), độ tản mát ở cự li 300 m là 0,3 MOA, tầm bắn hiệu quả 800 m, giá 160.000 ruble (khoảng 5.472 USD).

ORSIS SE T-5000, bản cỡ nòng lớn hơn 0.338 Lapua Magnum, chiều dài súng 1270/1020  mm, chiều dài nòng súng 698,5  mm, sử dụng hộp tiếp đạn 5 viên, trọng lượng 7,5kg, độ tản mát đường đạn ở cự li 300 m là 0,3 MOA, tầm bắn hiệu quả 1.500 m,  giá 180.000 ruble (khoảng 6.156 USD).

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Đoàn Đặc công 5 - Binh chủng Đặc công: Bệ phóng của những chiến công

45 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ chiến đấu, hy sinh và cống hiến tuổi thanh xuân của mình là để góp phần ....

45 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ chiến đấu, hy sinh và cống hiến tuổi thanh xuân của mình là để góp phần tô thắm truyền thống Đoàn Đặc công 5 anh hùng. Và hôm nay, những người lính đặc công vẫn luôn tự hào về truyền thống cha anh. Họ đang viết tiếp trang sử vẻ vang ấy ...

Thấy tôi đứng xúc động trước danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân và những tấm huân chương trưng bày trang trọng trong phòng truyền thống, Đại tá Nguyễn Văn Cầu - Chính ủy Đoàn Đặc công 5 nói: “Để có được những danh hiệu cao quý này, bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã phải chiến đấu, hy sinh và cống hiến tuổi thanh xuân của mình. Đấy là tài sản vô giá, là cơ sở để chúng tôi xây đắp niềm tin, rèn luyện ý chí chiến đấu, là bệ phóng của những chiến công!”.

Đoàn Đặc công 5 kiểm tra võ thuật chiến đấu.
Đoàn Đặc công 5 kiểm tra võ thuật chiến đấu.

Thực tế ở Đoàn Đặc công 5, công tác giáo dục truyền thống có nhiều cách làm hiệu quả, thiết thực. Bên cạnh giáo dục chính trị theo chương trình cơ bản, các cơ quan, đơn vị chủ động biên soạn tài liệu, xây dựng hệ thống biểu đồ, mô hình trực quan... góp phần giới thiệu rõ hơn, sâu sắc hơn về truyền thống hào hùng, những chiến công chói lọi và những thành tích tiêu biểu của đơn vị.

Mỗi đợt đón tân binh, tiếp nhận sĩ quan trẻ và quân nhân chuyên nghiệp mới về đơn vị công tác, cơ quan chính trị chủ động tập trung giới thiệu cụ thể về lịch sử; tổ chức tham quan nhà truyền thống... Trung bình mỗi năm, Nhà truyền thống đơn vị đón hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên và nhân dân đến tham quan.

Trong chương trình giáo dục chính trị cơ bản hằng năm cho các đối tượng, cơ quan chính trị thường lồng ghép các nội dung câu hỏi liên quan đến truyền thống đơn vị.

Tại các buổi khai mạc lễ ra quân huấn luyện, kiểm tra kết thúc huấn luyện giai đoạn 1 và cả năm đều có nội dung tuyên truyền và câu hỏi kiểm tra nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về lịch sử truyền thống.

Qua những đợt tham gia hội diễn Nghệ thuật quần chúng cấp Binh chủng, những lần Đoàn tổ chức liên hoan Văn hóa, văn nghệ, giao lưu kết nghĩa... các cơ quan, đơn vị coi trọng nội dung tuyên truyền về lịch sử, truyền thống đơn vị bằng hình thức sân khấu hóa.

Đoàn thanh niên phát động các cuộc thi tìm hiểu truyền thống. Phối hợp với đơn vị kết nghĩa tổ chức diễn đàn thanh niên, hái hoa dân chủ, giao lưu văn hóa...

Đơn vị còn chủ động mời các đồng chí cựu chiến binh kể chuyện truyền thống cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ để từ đó khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trân trọng quá khứ với sự hy sinh mất mát và những chiến công chói lọi của bao lớp cha anh đi trước.

Cứ đến dịp kỷ niệm ngày truyền thống, đơn vị tổ chức các đoàn hành quân về thăm lại chiến trường xưa - những địa danh một thời in đậm dấu chân người chiến sĩ đặc công nước anh hùng như bến Nhà Bè, thành Tuy Hạ, sông Sài Gòn, Lòng Tàu…

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1967 đến 1975), Tiểu đoàn 5 đặc công (đơn vị tiền thân của Đoàn Đặc công 5) đã trực tiếp huấn luyện 50 khung Đại đội (từ K1 đến K50) với hơn 5000 cán bộ, chiến sĩ đặc công nước tăng cường cho chiến trường miền Nam.

Nhiều đồng chí dũng cảm chiến đấu, chẳng sợ gian khổ, hy sinh, lập nên những chiến công xuất sắc, được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân như liệt sĩ Hà Quang Vóc và anh hùng Nguyễn Hồng Thế…

Song cũng không ít người trong số họ đã vĩnh viễn nằm lại trên các chiến trường sông, biển…

Về lại chiến trường xưa, thế hệ trẻ hôm nay được nhân dân kể lại những năm tháng chiến đấu gian khổ, đầy mất mát, hy sinh nhưng vô cùng kiêu hãnh, tự hào của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Theo Thượng tá Đặng Mạnh Hùng - Chủ nhiệm Chính trị Đoàn Đặc công 5, công tác giáo dục truyền thống không chỉ là hô hào khẩu hiệu chung chung, mà được thể hiện bằng những hành động thiết thực, bằng những việc làm cụ thể.

Trong điều kiện cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ còn nhiều thử thách, các thế lực phản động, thù địch thường xuyên tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân thì công tác giáo dục truyền thống nói riêng,

công tác giáo dục chính trị nói chung đã giúp cán bộ, chiến sĩ đơn vị rèn luyện ý thức chấp hành kỷ luật và tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Với những thành tích xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, Đoàn Đặc công 5 vinh dự được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới”; Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua 5 năm liên tục (từ năm 2000 đến năm 2004);

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba. Năm 2011 được Bộ Quốc phòng tặng “Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua quyết thắng”, “Cờ đơn vị huấn luyện giỏi” và danh hiệu “Đơn vị vững mạnh toàn diện”.

Bài học thành công của Đoàn Đặc công 5 hôm nay bắt nguồn từ khả năng nhận thức, trình độ và ý thức trách nhiệm đúng đắn của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ đối với lịch sử, truyền thống, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Từ một Tiểu đoàn Đặc công nước năm xưa, nay đã trở thành một Đoàn Đặc công nước cơ động mạnh của Bộ, biên chế đủ các lực lượng Đặc công nước, Đặc công người nhái,

Đặc công nước chống khủng bố và lực lượng tàu vận tải chiến đấu hiện đại có thể tác chiến thắng lợi trên các vùng biển, đảo gần và phối hợp với các lực lượng tác chiến các mục tiêu chủ yếu, quan trọng trên biển, đảo xa ở quần đảo Trường Sa và DK1.

Vâng, những người lính đặc biệt tinh nhuệ ở Đoàn Đặc công 5 hôm nay là vậy đó. Tình yêu người lính và khát vọng bảo vệ biển, đảo đã tiếp thêm sức mạnh và dũng khí để họ viết tiếp những trang sử vẻ vang của đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân trong thời kỳ đổi mới...

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Nhật Bản có thể bắn tên lửa phóng vệ tinh của Triều Tiên

Chính phủ Nhật đang xem xét khả năng ra lệnh đánh chặn tên lửa đẩy vệ tinh của CHDCND Triều Tiên nếu nó bay về hướng nước này.

Nhat ban ban ten lua Trieu Tien
CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa đẩy Unha-2 năm 2009

Đó là động thái chuẩn bị mới nhất của Tokyo trước thông báo của Bình Nhưỡng về việc phóng tên lửa tầm xa Unha-3 đẩy vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào quỹ đạo trong khoảng thời gian từ ngày 12-16.4. Báo Yomiuri Shimbun ngày 18.3 dẫn lời giới chức Nhật Bản tin rằng khả năng CHDCND Triều Tiên kiên quyết thực hiện kế hoạch là rất cao. Vì thế, nếu tên lửa Unha-3 bay về hướng lãnh thổ Nhật Bản, Lực lượng phòng vệ nước này sẽ bắn chặn ngay lập tức. Tờ báo trên dẫn lời Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda nói trong cuộc gặp với người đồng cấp Lào Thogsing Thammavong vừa qua tại Tokyo rằng: “Chúng tôi pHải Phòng vệ vững chắc để ứng phó CHDCND Triều Tiên”.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tổ chức họp khẩn và tuyên bố hợp tác chặt chẽ với Mỹ theo dõi mọi động tĩnh xung quanh vị trí phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Giới chức còn khẳng định Tokyo cùng Washington dự kiến thực hiện các bước ứng phó tương tự với lần Bình Nhưỡng phóng tên lửa đẩy Unha-2 vào tháng 4.2009. Khi đó, 2 nước đã tăng cường hoạt động của các hệ thống vệ tinh, radar cảnh báo sớm và điều động tàu khu trục mang tên lửa Aegis, máy bay do thám đến vùng biển giữa Nhật và CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, cũng có quan chức Nhật cho rằng CHDCND Triều Tiên sẽ “không dám mạnh tay khiêu khích” do vừa đồng ý hoãn thử hạt nhân, phóng tên lửa tầm xa và làm giàu uranium để nhận 240.000 tấn lương thực từ Mỹ.

Không riêng gì Mỹ, Nhật và Hàn Quốc chỉ trích thông báo phóng tên lửa Unha-3 của CHDCND Triều Tiên mà ngay cả Nga, Trung Quốc, châu Âu cùng LHQ đều tỏ ra quan ngại. Trong khi đó, Ủy ban Công nghệ không gian CHDCND Triều Tiên ngày 17.3 tuyên bố sẽ mời chuyên gia và phóng viên nước ngoài đến quan sát quá trình phóng vệ tinh, theo KCNA. Đến ngày 18.3, Bình Nhưỡng khẳng định kế hoạch không có gì thay đổi, đồng thời nhấn mạnh rằng việc phóng vệ tinh chỉ nhằm phục vụ mục đích dân sự và quỹ đạo đã được tính toán kỹ để không ảnh hưởng các nước láng giềng. CHDCND Triều Tiên cũng cáo buộc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc kiếm cớ triển khai vệ tinh, máy bay do thám và “xâm phạm chủ quyền” nước này. Giới chức cũng tuyên bố sẽ “vững vàng trước mọi áp lực kinh tế, chính trị và Quân sự”.

Văn Khoa

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Mỹ lập trung tâm tình báo điện tử lớn nhất thế giới

Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tiết lộ, cơ quan này đang xây dựng một Trung tâm tình báo ở tiểu bang Utah để chặn thu các dữ liệu liên lạc điện tử trên toàn cầu.

Ngày 19/3/2012, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tiết lộ, cơ quan này đang xây dựng một Trung tâm tình báo điện tử lớn nhất thế giới ở tiểu bang Utah để chặn thu các dữ liệu liên lạc điện tử trên toàn cầu.

Trung tâm này nằm ở hạt Bluffdale, thuộc thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah, Mỹ. Trung tâm được thiết kế để chặn thu, phân tích và lưu trữ lượng lớn thông tin liên lạc, trong đó có nội dung các cuộc gọi điện thoại, email, tin nhắn và truy cập internet.


Trung tâm tình điện tử có chức năng hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ An ninh nội địa (DHS) nhằm thu thập thông tin tình báo về mối đe dọa tấn công mạng.

Ngoài ra, theo Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), trung tâm tình báo này còn chặn thu được các sóng liên lạc từ vệ tinh thông qua cáp ngầm dưới lòng đất hoặc đáy biển và có thể xử lý hàng triệu gigabytes dữ liệu.

Chức năng của trung tâm tình báo trên là cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ An ninh nội địa (DHS) nhằm thu thập thông tin tình báo về mối đe dọa tấn công mạng.

Trung tâm tình báo điện tử này sẽ đóng vai trò quan trọng trong phân tích mã dựa trên khả năng xử lý dữ liệu về thông tin tài chính, giao dịch chứng khoán, giao dịch kinh doanh, bí mật quân sự và ngoại giao nước ngoài, văn bản quy phạm pháp luật, bảo mật thông tin liên lạc cá nhân đã được mã hóa nhờ vào bước đột phá mà NSA đã thực hiện cách đây vài năm như, phân tích ngầm (cryptanalyze) hoặc phá vỡ hệ thống mã hóa không thể mã thám (unfathomably) do các chính phủ, tổ chức và cá nhân sử dụng.


Sơ đồ hỗ trợ tác chiến, thu thập, giải mã và cung cấp dữ liệu cho các cơ quan cấp cao hơn của trung tâm dữ liệu Utah.

Về phương thức chặn thu, trung tâm này sẽ đột nhập vào vỏ toán học phức tạp như AES (Advanced Encryption Standard - Tiêu chuẩn mã hóa tiên tiến, một thuật toán mã hóa khối được chính phủ Mỹ áp dụng làm tiêu chuẩn mã hóa) và giải mã dựa vào máy tính siêu nhanh để tiến hành các cuộc tấn công trên các tin nhắn được mã hóa và cung cấp cho các máy tính để phân tích.

Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) cho biết, trung tâm dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào tháng 9/2013, với tổng kinh phí xây dựng khoảng 2 tỷ USD trong phạm vi khoảng 304.000 m2.

- Hoàng Ngân (theo Presstv, RT)

Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam – Hàn Quốc

Chiều 19-3, tại Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp xã giao Ngài Lee Young Geol, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Ngài Lee Young Geol đã thông báo với Đại tướng Phùng Quang Thanh những kết quả đã đạt được trong cuộc Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt – Hàn lần thứ nhất. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tán thành việc cần từng bước chuẩn bị, xúc tiến các vấn đề đã trao đổi để đưa hợp tác giữa hai bên đi vào chiều sâu.


Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tiếp Ngài Lee Young Geol, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.

Qua trao đổi, Bộ trưởng mong muốn Việt Nam và Hàn Quốc nhanh chóng xây dựng các văn bản hợp tác mang tính pháp lý về hợp tác quốc phòng để nâng tầm quan hệ hai nước, tích cực góp phần xây dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định. Nhân dịp này, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng chuyển lời mời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sang thăm Việt Nam.
Trước đó, trên tinh thần hợp tác, cởi mở, Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam – Hàn Quốc đã diễn ra tốt đẹp sáng 19-3 tại Hà Nội, dưới sự đồng chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Ngài Lee Young Geol, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Đây là lần đầu tiên hai nước tiến hành đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng. Phát biểu tại Đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Ngài Lee Young Geol đều nhất trí, bên cạnh sự hợp tác về kinh tế, thương mại đã có, sự kiện này sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Ngài Lee Young Geol chụp ảnh lưu niệm cùng hai đoàn.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhận định, những năm gần đây, trước những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam và Hàn Quốc vẫn nỗ lực duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Với riêng Việt Nam, những thành tựu đó có sự đóng góp không nhỏ của quân đội. “Đặc trưng của chính sách quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Quân đội nhân dân Việt Nam đang được xây dựng theo hướng tinh gọn, từng bước hiện đại”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn có những lực lượng đặc biệt là các binh đoàn làm kinh tế, vừa tham gia vào quá trình ổn định tình hình an ninh, chính trị trong nước, vừa góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Hoạt động đối ngoại quốc phòng của Việt Nam dựa trên tinh thần đường lối đối ngoại chung đã được Đảng và Nhà nước xác định sau Đại hội Đảng XI, đó là “tích cực và chủ động hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới”. Trong những năm qua, Việt Nam nỗ lực đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng cả song phương và đa phương, đáng chú ý là các diễn đàn ADMM và ADMM+ trong đó có sự tham gia của Hàn Quốc với mục đích cơ bản là tăng cường sự tin cậy giữa Việt Nam và các quốc gia đối tác cũng như với cộng đồng thế giới và khu vực. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Lee Young Geol cũng khẳng định, Hàn Quốc coi trọng mối quan hệ hợp tác chiến lược với Việt Nam và đánh giá cao kết quả hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Liên quan đến vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đề cập trong cuộc đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: “Việt Nam hoàn toàn ủng hộ chủ trương phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và sẽ làm hết sức mình để đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định tại khu vực Đông Bắc Á”.

Hai bên cũng thống nhất cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến các lĩnh vực mà cả hai bên cùng quan tâm như đào tạo nhân lực, công nghiệp quốc phòng, các hoạt động nhân đạo, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm trên các diễn đàn đa phương. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng hi vọng, phía Hàn Quốc sẽ hợp tác và giúp đỡ Việt Nam thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về rà phá bom mìn.

Tin, ảnh: Vũ Hùng

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Nga điều binh sĩ chống khủng bố tới Syria

Một đơn vị quân đội Nga vừa tới Syria với nhiệm vụ ngăn chặn khủng bố tại quốc gia Trung Đông này, đặc biệt sau các vụ đánh bom chết người ở thủ đô Damascus.

Binh sĩ chống khủng bố của Nga. Ảnh: RIA Novosti

Tàu chở nhiên liệu Iman thuộc Hạm đội Hắc Hải vừa tới cảng Tartus bên bờ Địa Trung Hải của Syria. Theo hãng thông tấn Interfax của Nga, tàu này chở theo một đơn vị chống khủng bố thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ của Nga.

Tàu Iman thay thế một tàu khác của Nga đã được điều tới Syria để duy trì sự hiện diện của Moscow tại khu vực bất ổn này, đồng thời cũng sẵn sàng cho khả năng phải di tản các công dân Nga, thông báo của Hạm đội Hắc Hải cho hay.

Chính quyền của Tổng thống Syria, Bashar al-Assad muốn đơn vị này giúp đỡ trong việc đối phó với các phần tử khủng bố. Tuy nhiên, truyền thông Nga không nêu chi tiết nhiệm vụ của binh sĩ nước này tại Syria, cũng như liệu số quân nhân này có rời cảng Tartus.

Theo ông Mark Galeotti, chuyên gia an ninh Nga kiêm giáo sư về các vấn đề toàn cầu tại đại học New York, sự hiện diện của binh sĩ Nga tại Syria là một cách thể hiện rõ ràng cho thấy sự ủng hộ của Moscow đối với Damascus.

Đại sứ quán Nga tại Mỹ và Liên Hợp Quốc hiện không đưa ra một bình luận nào về thông tin kể trên, với lý giải họ không có thông tin cụ thể về việc một đơn vị chống khủng bố của Nga đã tới Syria. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuần trước cho hay nước này không có kế hoạch điều quân tới Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov thì bác bỏ các thông tin cho rằng lực lượng đặc nhiệm Nga đang hoạt động ở Syria, nhưng cho biết có các cố vấn kỹ thuật và quân sự Nga đang có mặt ở quốc gia Trung Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay Washington chưa được biết về các thông tin cho rằng binh sĩ Nga được điều tới Syria, đồng thời từ chối đưa ra bình luận.

Moscow vốn có quan hệ mật thiết lâu dài với chính phủ của tổng thống Assad. Nga hiện vẫn duy trì một căn cứ hải quân tại Tartus, một trong những cửa ngõ vào Địa Trung Hải. Moscow từng cùng với Bắc Kinh bác bỏ nghị quyết của Liên Hợp Quốc có nội dung yêu cầu Tổng thống Assad từ bỏ quyền lực.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Quân đội Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á


“Thực lực quân sự Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông, tác chiến mạnh, sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á”.


Quân đội Nhân dân Việt Nam

1. Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á

Tạp chí Ngoại giao của Trung Quốc nhận định như trên và phân tích thêm: lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh.
Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người.

Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng.
Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế.

Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không.

Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần.

Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa.

Tên lửa S-300PMU1 của quân đội Nhân dân Việt Nam

Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không.

Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Hải quân Việt Nam vùng IV luyện tập

Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân.

Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.
Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển.

2. Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai.

Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”.

Chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Vì thế, Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân – không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ.

Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chốt giữ , làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân.

Tàu chiến Moliya

Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần.

“Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.

Hình ảnh Su-30MK2 mới của Việt Nam trên báo Trung Quốc

Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời, không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh.

Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan.

Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2.

Su-27 của Không quân Việt Nam

Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để Hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa.

Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên.

Tàu ngầm Kilo 636

Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”.

Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến.

Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm “Ruby”.

Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.

Việt Nam đang đẩy mạnh giao lưu hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trên lĩnh vực quân sự

Bên cạnh việc mua sắm vũ khí của Nga, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác quân sự với nhiều quốc gia trên thế giới nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị nâng tầm của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực ít nhất là trong lĩnh cực quân sự.

Theo Phunutoday

Xem 'khí tài mới' Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147

Vào mùa huấn luyện 2012, nhiều đơn vị trong Quân chủng đều có các sáng kiến về chế tạo mô hình học cụ, góp phần tích cực trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện.

Những "sáng kiến vàng" mà phóng viên Hải quân ghi nhận được mới đây tại cuộc thi mô hình học cụ của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 chỉ là một phần nhỏ trong số các "sáng kiến vàng" của bộ đội Hải quân trong mùa huấn luyện mới này.

Tại lễ ra quân huấn luyện năm 2012, thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân và đại biểu tỉnh Quảng Ninh giành khá nhiều thời gian tham quan khu mô hình học cụ của Lữ đoàn 147. Không ít đại biểu thực sự bất ngờ trước các mô hình học cụ có sự đầu tư công sức lớn, rất sáng tạo, độc đáo, sát với các nội dung huấn luyện mới hiện nay.

Một trong những sáng kiến mới, rất thiết thực với nhiệm vụ huấn luyện hiện nay đó là thiết bị ẩn hiện vận động ngày đêm (hay còn gọi là bia di động) của nhóm tác giả Đại úy Nguyễn Xuân Thao, Trung úy chuyên nghiệp Lê Ngọc Quí, Trung úy chuyên nghiệp Nguyễn Hoàng Sảng thuộc Tiểu đoàn 1047.

Thiết bị này phục vụ cho huấn luyện ngắm bắn của xe tăng cũng như hải quân đánh bộ. Điểm sáng tạo của thiết bị này chính là nó có khả năng ẩn hiện, cơ động sát với điều kiện các bài tập ngắm bắn. Nhất là nhờ có hệ thống đèn chiếu sáng, ẩn hiện theo yêu cầu của bài bắn nên sử dụng cho huấn luyện ban đêm rất tiện lợi.

Theo Đại tá Nguyễn Duy Định, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 147, qua sử dụng thử nghiệm, thiết bị này bước đầu phát huy rất hiệu quả trong huấn luyện, nhất là huấn luyện đêm, diễn tập thực binh...

Sáng kiến thứ 2 là giá pháo DKZ di động. Đây là thiết bị dùng để phục vụ ngắm bắn cho khẩu đội DKZ ở mọi địa hình huấn luyện, nhất là trên tàu Hải quân, kể cả khi tàu đang cơ động trên biển. Giá súng dễ tháo lắp khi sử dụng, dễ cơ động, vật liệu làm giá súng đơn giản, tận dụng ở ngay các đơn vị.

Trung úy Nguyễn Đình Quân, Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 473, tác giả sáng kiến trên cho biết: giá súng được sử dụng thực nghiệm trong diễn tập hiệp đồng mới đây và phát huy hiệu quả tốt trong việc rèn kỹ năng ngắm bắn chuẩn xác cho bộ đội.

Còn sáng kiến ụ súng cơ động của trung úy Kiều Văn Hưng, đại đội trưởng đại đội bộ binh 3 thuộc Tiểu đoàn 473 đã giúp đơn vị này giải quyết cơ bản khó khăn trong quá trình huấn luyện giã ngoại, ở những địa điểm không có ụ súng cố định. Ụ súng được chế tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ mang vác, phù hợp với việc cơ động lực lượng.

Học viên Học viện Hải quân thực tế trên tàu tên lửa project 1241.8.

Sáng kiến con trỏ tăng võng lại rất phù hợp cho huấn luyện dã ngoại, nhất là trong điều kiện mưa bão. Có thiết bị này, nước sẽ không chảy xuống võng khi sử dụng, không phải sử dụng cọc phụ để chống nước. Thiết bị này rất nhỏ, gọn (chỉ bằng 1/2 chai nước) và có linh kiện kèm theo, có thể mang theo ở túi cóc ba lô, hoặc luồn trực tiếp vào võng để trong ba lô, nhất là có thể sử dụng dễ dàng trong điều kiện đêm tối, cơ động lực lượng.

Khi xem thiết bị này, Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Phó chính ủy Hải quân đã biểu dương khen ngợi sáng kiến rất độc đáo và sát thực tiễn này và đề nghị đơn vị hoàn thiện thêm để phổ biến rộng rãi hơn.

Theo đại tá Nguyễn Duy Định, đây chỉ là 4 sáng kiến trong số rất nhiều sáng kiến của các đơn vị trong mỗi mùa huấn luyện. Những sáng kiến trên có ưu điểm nổi bật là tiện ích trong sử dụng, dễ sản xuất, lắp đặt, giá thành thấp, đặc biệt là ứng dụng trong thực tiễn rất hiệu quả. Điều đáng ghi nhận là những sáng kiến hầu hết đều được làm ra từ chính tay người lính ở đơn vị cơ sở. Có tiểu đoàn, toàn bộ mô hình học cụ được làm ra chỉ tốn hết…2 triệu đồng. Trong điều kiện kinh phí huấn luyện hạn hẹp, việc bộ đội tự nghiên cứu để sản xuất các mô hình học cụ mới hàng năm đã giúp Lữ đoàn giải nhiều bài toán về nâng cao chất lượng huấn luyện, nhất là huấn luyện thực binh.

Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Phó Chính ủy Hải quân khẳng định: "Các sáng kiến mới về mô hình học cụ ở Lữ đoàn 147 trong năm huấn luyện này không những độc đáo, sáng tạo mà còn có giá trị ứng dụng rộng rãi hiện nay ở các đơn vị SSCĐ trong Quân chủng. Sắp tới các cơ quan Quân chủng sẽ nghiên cứu để phổ biến các mô hình này cho các đơn vị khác và sẽ khen thưởng kịp thời các sáng kiến có giá trị thực tiễn cao”.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Hàn Quốc nhún nhường trước Trung Quốc ?

Tuyên bố của một quan chức cấp cao Trung Quốc gần đây rằng, bãi đá ngầm Ieodo nằm trong vùng đặc quyền của Bắc Kinh làm quan hệ Trung – Hàn dậy sóng.

Hàn Quốc cứng rắn...

Trong một cuộc phỏng vấn với Xinhuanet, ông Liu Xigui, Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc tuyên bố bãi đá ngầm Ieodo, do nằm trong vùng đặc quyền của Bắc Kinh và do đó, cũng ở trong diện được tăng cường tuần tra bởi Hải quân và Không quân nước này.

Tuyên bố của ông Liu ngay sau đó khiến phía Hàn Quốc giận dữ. Các phương tiện truyền thông nước này liên tiếp công kích tuyên bố trên của Trung Quốc bằng hàng loạt bài bình luận, trong đó tờ Korea Times nhấn mạnh Hàn Quốc nên liên kết với các quốc gia châu Á khác để đối phó với "cuộc phiêu lưu lỗi thời của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới". Còn chính phủ của Tổng thống Lee Myung-bak hôm 12/3 triệu tập khẩn Đại sứ Trung Quốc tại Seoul để đòi một lời giải thích rõ ràng về vấn đề này.

Ngoài ra, Tổng thống Lee Myung-bak cũng nhanh chóng lên truyền thông khẳng định chủ quyền của Hàn Quốc đối với bãi đá ngầm Ieodo.

Ông Lee nhấn mạnh rằng do Ieodo gần với Hàn Quốc hơn Trung Quốc nên trong bất cứ cuộc đàm phán nào liên quan đến quyền kiểm soát độc quyền các đặc khu kinh tế giữa hai bên được tổ chức trong tương lai. “Ieodo sẽ vẫn hiển nhiên nằm dưới sự kiểm soát của Seoul. Dựa trên các thông lệ quốc tế, chính phủ Trung Quốc nên hiểu điều đó”, ông Lee phát biểu với các phóng viên.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak mạnh mẽ khẳng định chủ quyền đối với bãi đá ngầm Ieodo trên truyền thông. Ảnh: Gowans.

Bãi đá ngầm Ieodo - phía Trung Quốc gọi là Tô Nham Tiêu - nằm trong khu vực giữa hai vùng đặc quyền kinh tế chồng chéo (EEZ) của Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ieodo cách đảo cực nam Marado của Hàn Quốc 149 km về phía Tây Nam nhưng cách xa tới 247 km so với đảo gần nhất thuộc Trung Quốc là Tongdao. Vì thế, Seoul luôn khẳng định quyền kiểm soát đối với Ieodo.

Được xem là động thái tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với Ieodo, năm 2003, Hàn Quốc xây dựng trạm nghiên cứu tự động để quan sát, sự báo thời tiết và đo đạc, nghiên cứu các đặc trưng của vùng biển này trên bãi đá ngầm Ieodo.

Tranh chấp chủ quyền bãi đá ngầm Ieado đang nối dài căng thẳng giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Trước đó, quan hệ Seoul - Bắc Kinh bắt đầu nóng lên bởi Trung Quốc gia tăng các áp lực buộc những người tị nạn Triều Tiên muốn chạy sang Hàn Quốc nhưng bị mắc kẹt trong Đại lục phải hồi hương bất chấp những người này lo sợ sẽ bị trừng phạt nếu bị trả về nước.

..không muốn sứt mẻ quan hệ với Bắc Kinh

Mức độ căng thẳng giữa Hàn Quốc và Trung Quốc bị đẩy lên cao tới mức hôm 12/2, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Jae-shin triệu tập Đại sứ Trung Quốc Zhang Xinsen và mạnh mẽ tuyên bố rằng Ieodo sẽ luôn là của Hàn Quốc ngay cả khi các ranh giới đặc quyền kinh tế chồng chéo giữa hai nước được phân định rạch ròi.

“Chúng tôi không thể chấp nhận việc Trung Quốc nỗ lực đưa Ieodo vào vùng đặc quyền kinh tế của họ và muốn kiểm soát khu vực này", Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Jea-shin nhấn mạnh.

Tuy nhiên, tại đây ông Kim cũng nhã nhặn đưa ra đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán mới để “làm sáng tỏ” quyền độc quyền kiểm soát các đặc khu kinh tế của Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ông nói: “Chúng tôi không có ý định biến những căng thẳng liên quan đến Ieodo trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan hệ Trung – Hàn bởi trên thực tế, Ieodo hiển nhiên thuộc quyền kiểm soát của chúng tôi".

Trong khi đó, Tổng thống Lee Myung-bak kêu gọi giới truyền thông Hàn Quốc không đốt nóng tham vọng về chủ quyền sở hữu bãi đá ngầm Ieodo; không kích động tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Yonhap dẫn lời Tổng thống Lee cho hay theo luật pháp quốc tế, do bãi đá ngầm Ieodo nằm sâu dưới mực nước biển khoảng 4 - 5m, chỉ thuộc EEZ chứ chưa thể xem là vùng lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào.

“Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rằng Ieodo không phải là vấn đề lãnh thổ bởi vì nó là bãi đá ngầm nằm dưới mực nước biển 4 – 5m”, Tổng thống Hàn Quốc phát biểu trong cuộc phỏng vấn với truyền thông.

Ngoài ra, ông Lee nhấn mạnh rằng các tranh chấp trên nên được giải quyết ôn hòa bằng cách thỏa thuận chia khu vực cắt ngang những đặc khu kinh tế (EEZ) của Hàn Quốc và Trung Quốc trong vùng biển Hoa Đông.

Trên thực tế, kể từ năm 1996, Trung – Hàn bắt đầu các vòng đàm phán đầu tiên xung quanh việc phân định các vùng đặc khu kinh tế chồng chéo của hai bên. Cho đến nay, hai bên trải qua 16 vòng đàm phán nhưng vẫn không thể đi đến bất cứ sự đồng thuận nào. Cuối cùng, các cuộc đàm phán bị định trệ kể từ năm 2008 tới nay.

Không dừng lại ở việc đề nghị giải quyết tranh chấp liên quan đến bãi đá ngầm Ieodo bằng phương pháp ôn hòa - theo một số chuyên gia phân tích - dường như Tổng thống Hàn Quốc muốn làm dịu đi căng thẳng giữa hai bên thông qua tuyên bố rằng quan hệ Trung – Hàn đang ở trạng thái tốt đẹp và sẽ không vì những tranh cãi trên mà “sứt mẻ”.

Ông Lee nhấn mạnh, trong suốt bốn năm qua, ông đã hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới 9 lần, nhiều hơn bất cứ người tiền nhiệm nào trước đó và cho hay, Bắc Kinh cũng rất coi trọng quan hệ với Seoul.

Không dừng lại ở đó, Tổng thống Lee còn tán dương Trung Quốc đang nỗ lực để thúc đẩy cho hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên; đồng thời khẳng định các cuộc đối thoại Trung – Hàn đang “thuận buồm xuôi gió”, thông qua nhiều kênh khác nhau, chính thức và không chính thức.

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Hình ảnh tập trận chống khủng bố của quân đội, cảnh sát Hàn Quốc

Ngày 9/3/2012, các lực lượng đặc nhiệm của quân đội và cảnh sát Hàn Quốc đã được điều động tham gia vào một cuộc diễn tập chống khủng bố nhằm hoàn thiện công tác chuẩn bị đảm bảo an ninh cho Hội nghị an ninh hạt nhân sẽ diễn ra tại thủ đô Seoul trong thời gian tới. Dưới đây là những hình ảnh cập nhật.