Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Lá thư hơn 30 năm trước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Ngày 27-1-2012, tức mồng 5 Tết Nhâm Thìn, tôi nhận được thông tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và chúc tết cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 207-Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang, đơn vị Thủ tướng và tôi đã từng công tác. Thủ tướng nhắc cán bộ chiến sĩ, để có được hòa bình, độc lập như ngày hôm nay, nhân dân Việt Nam đã đổ biết bao xương máu, riêng Tiểu đoàn 207 anh hùng có hơn 1000 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc. Chính thông tin này càng làm cho tôi nhớ lại hình ảnh Thượng úy, Chính trị viên Tiểu đoàn 207 năm xưa mà anh em quen gọi là anh Ba Dũng.

Tết Mậu Ngọ 1978 ở biên giới Tây Nam

Ngày ấy, đất nước mới thống nhất được vài năm thì tình hình biên giới Tây Nam hết sức căng thẳng vì sự khiêu khích, lấn sâu vào biên giới nước ta của bọn Pôn Pốt. Hồi đó tôi là Thiếu úy Trợ lý Tham mưu tác chiến, anh Ba Dũng là Thượng úy Chính trị viên tiểu đoàn. Tiểu đoàn 207 chúng tôi cùng mấy đại đội địa phương huyện Hà Tiên được điều chốt giữ bảo vệ vùng biên giới cực Tây Nam của Tổ quốc.

Lá thư hơn 30 năm trước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân với vợ chồng tác giả tại Khu di tích Kim Liên, tháng 12-2006.

Đêm đêm vùng biên giới tiếng súng nổ chát chúa rộ lên ở chỗ này, chỗ khác bởi lính Pôn Pốt quấy phá và đánh lén. Nhưng chúng đều không qua khỏi con mắt cảnh giác của bộ đội ta ở từng vọng gác, từng chiến hào.

Tết Nguyên đán năm 1978, Tiểu đoàn 207 chúng tôi đón xuân, vui Tết ngay tại trận địa. Tình cảm quân dân thắm thiết ngày đó khiến người lính không thể nào quên. Các đoàn thể và các má chiến sĩ, tuổi trẻ ở hậu phương chuyển tới hàng thuyền nào bánh tét, nào trái cây cho đơn vị. Dạo đó, đồng chí Như, trợ lý quân nhu về hậu cứ, anh Ba Dũng nhắc tôi phân phối quà bánh chủ yếu cho các đại đội, còn phần ít để lại cho tiểu đoàn bộ. Rồi anh Ba Dũng và anh Tám Thắng tiểu đoàn trưởng (sau là Thiếu tướng Phó tư lệnh Quân khu 9, nay đã nghỉ hưu) xuống các đại đội, tới tận các chốt kiểm tra việc chuẩn bị Tết cho bộ đội cũng như nhắc nhở công tác sẵn sàng chiến đấu. Tôi và hai chiến sĩ liên lạc lo việc phân phát quà bánh cho các phân đội của tiểu đoàn theo đúng tinh thần chỉ đạo của anh Ba và anh Tám.

Vậy là Tết Mậu Ngọ năm đó ở biên giới, dẫu vắng cành đào xứ Bắc, cành mai vàng phương Nam nhưng chiến hào nào cũng rực rỡ những bông hoa đồng nội. Nhà hầm của đại đội nào cũng có bàn thờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ. Đêm Giao thừa, đón xuân năm đó tôi còn nhớ chiến sĩ liên lạc Nguyễn Thanh Đậu, thôn Kiều Trai, xã Minh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnhThái Bình tâm sự:
“Chúng em đón Tết xa nhà đầu tiên ở ngay biên giới, cách quê hương hơn 2000 cây số, nhưng đỡ nhớ gia đình vì được sống trong tình đồng đội.

Giao thừa không có tiếng pháo, nhưng ngay sau cái thời khắc thiêng liêng chuyển sang một năm mới, Tiểu đoàn 207 anh hùng chúng tôi mừng xuân bằng chiến công tiêu diệt một tốp lính Pôn Pốt xâm nhập vào biên giới Hà Tiên, Kiên Giang.

Lá thư hơn 30 năm trước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Lá thư hơn 30 năm về trước và những ngày gian khổ

Tiểu đoàn 207 anh hùng hồi đó, ngoài mấy anh em tôi vừa tốt nghiệp Trường sĩ quan Lục quân 1 được điều vào còn có nhiều chiến sĩ ở các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ và Vĩnh Phúc), Quảng Ninh mới bổ sung. Tại đơn vị, Thượng úy Chính trị viên Nguyễn Tấn Dũng cùng Đại úy Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thắng luôn được anh em gần gũi và kính trọng. Điều ấn tượng với anh em chiến sĩ là nụ cười hiền của anh Ba Dũng khi nói chuyện với mọi người.
Một ấn tượng nữa không thể nào quên là những lần vào trận hoặc lúc đưa cán bộ đại đội và phân đội trinh sát chuẩn bị trận đánh, anh Ba Dũng thường vận chiếc quần xà lỏn (quần cộc), mang khẩu súng AK báng gấp với tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát và bình tĩnh khiến chúng tôi rất yên tâm trong quá trình tiếp cận mục tiêu thực hiện nhiệm vụ.

Lá thư hơn 30 năm trước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi tác giả.

Mùa mưa năm đó, Tiểu đoàn 207 chúng tôi chuyển lên chốt ở Tà Teng. Gọi là chốt, nhưng tất cả đều trên mặt nước. Từ điểm này sang điểm khác có khi phải dùng thuyền. Suốt ngày đêm chủ yếu mặc quần cộc. Bữa ăn đơn giản chỉ có cá khô và ớt cay. Thỉnh thoảng có thêm món canh hoa Điên Điển mọc hoang là tươi lắm. Bữa ăn của anh em chúng tôi gồm 5 người: Anh Ba Dũng, anh Tám Thắng, tôi và các chiến sĩ liên lạc Đậu, San. Vất vả như vậy, nhưng các anh Ba Dũng -Tám Thắng luôn vui cười động viên mọi người và bao giờ cũng quan tâm chúng tôi cùng các chiến sĩ liên lạc. Đậu, San thường dè dặt khi ăn cơm với các thủ thưởng, nên nhiều bữa ăn anh Ba Dũng, anh Tám phải gắp thức ăn cho hai chiến sĩ trẻ làm cho bữa ăn ấm cúng, tình cảm như ở gia đình.

Tiểu đoàn 207 chúng tôi sau này còn tham gia làm nghĩa vụ quốc tế ở Cam -pu-chia, anh Ba Dũng được điều lên làm Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn. Trong một lần đi trinh sát, tôi không may bị thương phải điều trị mấy tháng ròng. Nhớ lần trở lại đơn vị tuy không gặp được anh Ba, nhưng anh đã có thư tay cho tôi thật tình cảm, tôi vẫn lưu giữ đến nay:

“Toàn thân, nghe báo Toàn về (đêm nay đơn vị mình chiến đấu) nên không về thăm Toàn được. Nếu ở chơi được vài ngày, tụi mình gặp nhau. Toàn đến gặp Như nhận nhu yếu phẩm và gặp Vũ lãnh tiền lương, có thể cần lãnh trước vài tháng”…

Vẹn nguyên tình đồng chí, đồng đội

… Một thời gian sau, tôi chuyển ra Quân khu Thủ đô. Năm 1995 tôi mới gặp lại anh Nguyễn Tấn Dũng. Lúc đó anh là Thứ trưởng Thường trực Bộ Nội vụ (Bộ Công an bây giờ). Anh cùng với lãnh đạo công an tỉnh Nghệ An đến thăm gia đình tôi tại khu tập thể Đài Truyền thanh -truyền hình thành phố Vinh. Vẫn dáng người cao cao, chắc khỏe, sáng nụ cười trên gương mặt kiên nghị, quả cảm mà phúc hậu, anh hỏi han việc học hành của con tôi và không quên món quà đã chuẩn bị sẵn cho các cháu. Sau khi hỏi chuyện cuộc sống gia đình tôi, anh lại hàn huyên về những kỷ niệm 17 năm về trước. Anh nhắc các chiến sĩ liên lạc Đậu, San và nhiều đồng đội khác. Giọng anh trầm xuống khi nói tới Thiếu úy Nguyễn Văn Tợi -quê Cẩm Xuyên -Hà Tĩnh cùng học lục quân và vào một đợt với tôi, nhưng hy sinh khi truy kích địch. Tôi biết sau này khi về thăm tỉnh Hà Tĩnh, anh Ba đã nhờ cơ quan quân sự và chính sách địa phương tìm hộ địa chỉ gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Tợi. Bà mẹ liệt sĩ Tợi đã rất xúc động khi nghe anh Ba kể về sự hy sinh dũng cảm của Tợi. Bà càng cảm động hơn khi được biết thủ trưởng của con nay là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhưng vẫn dành thời gian tìm đến thăm gia đình đồng đội. Qua cơ quan quân sự và chính sách tỉnh Thái Bình, anh Ba cũng tìm được chiến sĩ liên lạc Nguyễn Thanh Đậu và dành thời gian gặp gỡ, trao quà.

Mấy năm sau khi anh Ba Dũng là Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ, trong chuyến về Nghệ An vào ngày nghỉ cuối tuần, anh chị Ba Dũng cũng đến thăm gia đình tôi. Anh chị phấn khởi khi gia đình tôi đã có căn nhà ổn định từ sự gom góp chắt chiu và sức lao động của chính mình.

Tôi cũng có chuyến ra thăm anh khi anh còn là Thứ trưởng Bộ Nội vụ ở Hà Nội. Nhà khách của Bộ ở gần hồ Thiền Quang, anh cũng chỉ ở một phòng khách như những cán bộ nơi khác về làm việc. Biết tính anh giản dị, chị Ba Dũng đánh đường ra thăm anh. Những chuyến đi như thế, chị Ba thường chuẩn bị khá nhiều thức ăn khô cho anh rồi trở về Thành phố Hồ Chí Minh ngay để chăm lo cho mái ấm gia đình với mẹ già và các con còn ăn học. Mấy lần gặp chị Ba Dũng – cô giáo Trần Thanh Kiệm – tôi cảm nhận rất rõ đặc trưng của người phụ nữ Nam Bộ, tần tảo, chăm sóc gia đình chu đáo. Khi đã là phu nhân của Thủ tướng Chính phủ, chị cũng rất khiêm nhường trong mỗi lần xuất hiện ngoại giao. Dù chuyển công tác xa nhà biền biệt hàng chục năm, công việc mới, trọng trách mới cuốn hút biết bao tâm sức, nhưng gia đình nhỏ một thời ở Rạch Giá -Kiên Giang, ở Thành phố Hồ Chí Minh và đại gia đình ở Cà Mau vẫn luôn là bến đỗ bình yên của anh. Có lần anh Ba nói vui với tôi về chuyện gia đình: “Gia đình nhỏ mà không biết chăm lo, không biết gìn giữ nuôi dưỡng thì làm sao có thể lo cho nhiều gia đình và xã hội. Toàn cũng vậy, làm gì thì làm, chú cũng phải chăm lo cho gia đình thật tốt”. Với quan điểm như vậy, dưới sự dạy dỗ của anh, chị, giờ đây các con của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều trưởng thành có học vị thạc sĩ, tiến sĩ khoa học.

…Tuy đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng những câu chuyện trên tôi vẫn nhớ như mới ngày nào, bởi với anh Ba Dũng, kể cả khi ở cương vị nào, tình cảm đối với đồng chí, đồng đội vẫn vẹn nguyên như những ngày chúng tôi cùng chung chiến hào bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong anh luôn tỏa sáng…

Phan Văn Toàn - http://thutuongnguyentandung.net/la-thu-hon-30-nam-truoc-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung.html

Thượng tướng Trần Đại Quang dự Lễ ra mắt Quỹ khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh

Thượng tướng Trần Đại Quang khẳng định, xây dựng xã hội học tập là chủ trương của Đảng, Nhà nước ta.

Tối 05/3, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức ra mắt Quỹ khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh, tuyên dương học sinh, sinh viên và các vận động viên đạt thành tích xuất sắc năm 2011.

Tới dự có các đồng chí: Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ chính Trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương.

Các đồng chí: Trần Đại Quang, Bùi Văn Nam trao thưởng cho học sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc.

Phát biểu tại lễ ra mắt, Thượng tướng Trần Đại Quang đồng thời là Chủ tịch danh dự Quỹ khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh khẳng định, xây dựng xã hội học tập là chủ trương của Đảng, Nhà nước ta. Việc Quỹ khuyến học, khuyến tài mang tên Đinh Bộ Lĩnh – người anh hùng dân tộc, người con ưu tú của  tỉnh Ninh Bình có công dẹp loạn 12 sứ quân, trở thành hoàng đế đầu tiên của nước ta sau 1000 năm Bắc thuộc, ra mắt và đi vào hoạt động thể hiện tấm lòng của các tổ chức, cá nhân với sự nghiệp giáo dục – đào tạo, phong trào khuyến học, khuyến tài của cả nước nói chung, của tỉnh Ninh Bình nói riêng. Qua đó, động viên phong trào học tập nhất là với đối tượng học sinh nghèo vượt khó học giỏi, góp phần làm cho  tỉnh Ninh Bình và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Hơn 17 tỷ đồng là số tiền mà các tập thể, cá nhân ủng hộ cho Quỹ ngay trong ngày đầu ra mắt.

Đồng chí Trần Đại Quang trao hoa chúc mừng các học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia

Nhân dịp này, Quỹ khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh đã dành 725 triệu đồng tặng thưởng cho học sinh, sinh viên và các vận động viên đạt thành tích xuất sắc năm 2011. Trong đó có 99 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia; 20 học sinh đạt tổng điểm 3 môn từ 26 trở lên trong kỳ thi đại học vừa qua; 36 học sinh là thủ khoa của các trường THPT trong kỳ thi vào lớp 10; 6 vận động viên giành huy chương tại SEA Games 26 và đạt thành tích ở các kỳ đại hội thể thao quốc tế; 4 sản phẩm, mô hình, công trình của 7 tác giả đạt giải tại Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng toàn quốc năm 2011.

Theo DCSVN

Sinh viên gửi bác Nguyễn Tấn Dũng về thái độ nghề nghiệp của Y Bác sĩ

Kính gửi bác Nguyễn TấnDũng!

Con tên là Ngọc, hiện là sinh viên ở TP.HCM. Qua báo thanh niên, con rất bức xúc về thái độ nghề nghiệp của Y Bác sĩ hiện nay.

Họ được học cao hơn mọi người nên họ chẳng xem những người học thấp hơn chẳng là gì cả. Thân nhân muốn nguời thân của mình được chăm sóc tận tình và chu đáo thì phải có tiền đưa cho họ gọi là tiền bồi dưỡng.

Sinh viên gửi bác Nguyễn Tấn Dũng về thái độ nghề nghiệp của Y Bác sĩ

Bà ngoại cháu Nguyễn Thị Tường Vy, khóc ngất khi cơ quan pháp y tiến hành mổ tử thi cháu Vy - Ảnh: Gia Bách

Bệnh nhân trong bài báo này chỉ là một đứa trẻ, người thân của bệnh nhân có hòan cảnh rất khó khăn. Sự thiếu trách nhiệm của Y Bác sĩ đã mang đi vĩnh viễn một đứa bé, hành động này như gián tiếp giết đi một mạng người; tước đi quyền được sống của thiếu nhi.

Nền Y tế của mình làm con mất đi lòng tin vào Y Bác sĩ. Bộ luật có qui định nào về mức xử phạt đối với trường hợp trên không? hay chỉ là kỷ luật?

Con rất mong Bác Dũng sẽ đọc bức thư này, vì con tin Bác Dũng là người hết lòng vì nhân dân.
Con chúc Bác Dũng nhiều sức khỏe để mang lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.

(http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110923/buc-xuc-nguoi-nha-suyt-tan-cong-y-bac-si.aspx)

Ngô Ngọc

hongngocngo123@gmail.com

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Hàn Quốc nhún nhường trước Trung Quốc ?

Tuyên bố của một quan chức cấp cao Trung Quốc gần đây rằng, bãi đá ngầm Ieodo nằm trong vùng đặc quyền của Bắc Kinh làm quan hệ Trung – Hàn dậy sóng.

Hàn Quốc cứng rắn...

Trong một cuộc phỏng vấn với Xinhuanet, ông Liu Xigui, Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc tuyên bố bãi đá ngầm Ieodo, do nằm trong vùng đặc quyền của Bắc Kinh và do đó, cũng ở trong diện được tăng cường tuần tra bởi Hải quân và Không quân nước này.

Tuyên bố của ông Liu ngay sau đó khiến phía Hàn Quốc giận dữ. Các phương tiện truyền thông nước này liên tiếp công kích tuyên bố trên của Trung Quốc bằng hàng loạt bài bình luận, trong đó tờ Korea Times nhấn mạnh Hàn Quốc nên liên kết với các quốc gia châu Á khác để đối phó với "cuộc phiêu lưu lỗi thời của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới". Còn chính phủ của Tổng thống Lee Myung-bak hôm 12/3 triệu tập khẩn Đại sứ Trung Quốc tại Seoul để đòi một lời giải thích rõ ràng về vấn đề này.

Ngoài ra, Tổng thống Lee Myung-bak cũng nhanh chóng lên truyền thông khẳng định chủ quyền của Hàn Quốc đối với bãi đá ngầm Ieodo.

Ông Lee nhấn mạnh rằng do Ieodo gần với Hàn Quốc hơn Trung Quốc nên trong bất cứ cuộc đàm phán nào liên quan đến quyền kiểm soát độc quyền các đặc khu kinh tế giữa hai bên được tổ chức trong tương lai. “Ieodo sẽ vẫn hiển nhiên nằm dưới sự kiểm soát của Seoul. Dựa trên các thông lệ quốc tế, chính phủ Trung Quốc nên hiểu điều đó”, ông Lee phát biểu với các phóng viên.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak mạnh mẽ khẳng định chủ quyền đối với bãi đá ngầm Ieodo trên truyền thông. Ảnh: Gowans.

Bãi đá ngầm Ieodo - phía Trung Quốc gọi là Tô Nham Tiêu - nằm trong khu vực giữa hai vùng đặc quyền kinh tế chồng chéo (EEZ) của Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ieodo cách đảo cực nam Marado của Hàn Quốc 149 km về phía Tây Nam nhưng cách xa tới 247 km so với đảo gần nhất thuộc Trung Quốc là Tongdao. Vì thế, Seoul luôn khẳng định quyền kiểm soát đối với Ieodo.

Được xem là động thái tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với Ieodo, năm 2003, Hàn Quốc xây dựng trạm nghiên cứu tự động để quan sát, sự báo thời tiết và đo đạc, nghiên cứu các đặc trưng của vùng biển này trên bãi đá ngầm Ieodo.

Tranh chấp chủ quyền bãi đá ngầm Ieado đang nối dài căng thẳng giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Trước đó, quan hệ Seoul - Bắc Kinh bắt đầu nóng lên bởi Trung Quốc gia tăng các áp lực buộc những người tị nạn Triều Tiên muốn chạy sang Hàn Quốc nhưng bị mắc kẹt trong Đại lục phải hồi hương bất chấp những người này lo sợ sẽ bị trừng phạt nếu bị trả về nước.

..không muốn sứt mẻ quan hệ với Bắc Kinh

Mức độ căng thẳng giữa Hàn Quốc và Trung Quốc bị đẩy lên cao tới mức hôm 12/2, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Jae-shin triệu tập Đại sứ Trung Quốc Zhang Xinsen và mạnh mẽ tuyên bố rằng Ieodo sẽ luôn là của Hàn Quốc ngay cả khi các ranh giới đặc quyền kinh tế chồng chéo giữa hai nước được phân định rạch ròi.

“Chúng tôi không thể chấp nhận việc Trung Quốc nỗ lực đưa Ieodo vào vùng đặc quyền kinh tế của họ và muốn kiểm soát khu vực này", Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Jea-shin nhấn mạnh.

Tuy nhiên, tại đây ông Kim cũng nhã nhặn đưa ra đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán mới để “làm sáng tỏ” quyền độc quyền kiểm soát các đặc khu kinh tế của Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ông nói: “Chúng tôi không có ý định biến những căng thẳng liên quan đến Ieodo trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan hệ Trung – Hàn bởi trên thực tế, Ieodo hiển nhiên thuộc quyền kiểm soát của chúng tôi".

Trong khi đó, Tổng thống Lee Myung-bak kêu gọi giới truyền thông Hàn Quốc không đốt nóng tham vọng về chủ quyền sở hữu bãi đá ngầm Ieodo; không kích động tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Yonhap dẫn lời Tổng thống Lee cho hay theo luật pháp quốc tế, do bãi đá ngầm Ieodo nằm sâu dưới mực nước biển khoảng 4 - 5m, chỉ thuộc EEZ chứ chưa thể xem là vùng lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào.

“Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rằng Ieodo không phải là vấn đề lãnh thổ bởi vì nó là bãi đá ngầm nằm dưới mực nước biển 4 – 5m”, Tổng thống Hàn Quốc phát biểu trong cuộc phỏng vấn với truyền thông.

Ngoài ra, ông Lee nhấn mạnh rằng các tranh chấp trên nên được giải quyết ôn hòa bằng cách thỏa thuận chia khu vực cắt ngang những đặc khu kinh tế (EEZ) của Hàn Quốc và Trung Quốc trong vùng biển Hoa Đông.

Trên thực tế, kể từ năm 1996, Trung – Hàn bắt đầu các vòng đàm phán đầu tiên xung quanh việc phân định các vùng đặc khu kinh tế chồng chéo của hai bên. Cho đến nay, hai bên trải qua 16 vòng đàm phán nhưng vẫn không thể đi đến bất cứ sự đồng thuận nào. Cuối cùng, các cuộc đàm phán bị định trệ kể từ năm 2008 tới nay.

Không dừng lại ở việc đề nghị giải quyết tranh chấp liên quan đến bãi đá ngầm Ieodo bằng phương pháp ôn hòa - theo một số chuyên gia phân tích - dường như Tổng thống Hàn Quốc muốn làm dịu đi căng thẳng giữa hai bên thông qua tuyên bố rằng quan hệ Trung – Hàn đang ở trạng thái tốt đẹp và sẽ không vì những tranh cãi trên mà “sứt mẻ”.

Ông Lee nhấn mạnh, trong suốt bốn năm qua, ông đã hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới 9 lần, nhiều hơn bất cứ người tiền nhiệm nào trước đó và cho hay, Bắc Kinh cũng rất coi trọng quan hệ với Seoul.

Không dừng lại ở đó, Tổng thống Lee còn tán dương Trung Quốc đang nỗ lực để thúc đẩy cho hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên; đồng thời khẳng định các cuộc đối thoại Trung – Hàn đang “thuận buồm xuôi gió”, thông qua nhiều kênh khác nhau, chính thức và không chính thức.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Bỉ

Tiếp Thái tử Vương quốc Bỉ Philippe đang dẫn đầu Đoàn cấp cao Chính phủ và Đoàn doanh nghiệp Bỉ thăm Việt Nam vào ngày 12/3, tại trụ sở Chính phủ,  Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Bỉ đã ký thỏa thuận dành nguồn vốn ODA cho Việt Nam đến năm 2015 với số vốn tăng gấp đôi, khẳng định Chính phủ Việt Nam đang sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao chuyến thăm, làm việc của Thái tử Philippe cùng đoàn cấp cao Chính phủ Bỉ và đoàn doanh nghiệp Bỉ tại Việt Nam, đây là cột mốc quan trọng đưa quan hệ 2 nước lên một bước phát triển mới.

Vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Bỉ đang phát triển tốt đẹp, Thủ tướng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là mong muốn cùng với Bỉ phấn đấu đưa quan hệ hợp tác giữa 2 nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng phát triển, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Bỉ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thái tử Vương quốc Bỉ, Philippe

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam – Bỉ năm 2011 đạt 1,6 tỷ USD, tăng 400 triệu USD so với năm 2010, tuy nhiên tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư giữa 2 nước còn rất lớn và 2 bên cần hợp tác chặt chẽ để nâng cao con số này trong thời gian tới.

Để làm được điều này, Thủ tướng đề nghị 2 nước cần tiếp tục tổ chức trao đổi đoàn các cấp, các doanh nghiệp để thúc đẩy, tìm kiếm các cơ hội hợp tác cụ thể. Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Bỉ đã ký thỏa thuận dành nguồn vốn ODA cho Việt Nam đến năm 2015 với số vốn tăng gấp đôi, khẳng định Chính phủ Việt Nam đang sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn này.

Nhân dịp này Thủ tướng trân trọng nhờ Thái tử Philippe chuyển lời mời Thủ tướng Bỉ sang thăm chính thức nước ta nhân dịp 2 nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2013.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Bỉ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thái tử Vương quốc Bỉ, Philippe

Thái tử Philippe bày tỏ ấn tượng với những thành tựu kinh tế – xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua cũng như mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 của Việt Nam.

Đồng tình với những ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc mở rộng hợp tác giữa 2 nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau, Thái tử cho biết trong đoàn công tác có đại diện nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Bỉ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác trong những lĩnh vực mà Bỉ có thế mạnh như xây dựng cảng biển, y tế, nông nghiệp, công nghệ xanh, năng lượng tái sinh, khoa học vũ trụ…

-> Hoạt động thủ tướng Nguyen Tan Dung

Thái tử Philippe mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp Bỉ tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại Bỉ./.

VOV - http://thutuongnguyentandung.net/nguyen-tan-dung-viet-nam-von-oda-bi.html

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Sự thật về Lâu đài/Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Kính gửi Ban biên tập website http://nguyentandung.org.

Tôi là một sinh viên, đang theo học trong ngành Công nghệ thông tin. Tôi hết sức bức xúc trước việc hiện nay các trang web, blog phản động đang thi nhau đăng tải các bài, xuyên tạc Lãnh đạo Đảng, Nhà nước một cách trắng trợn và nhảm nhí. Tôi xin gửi Ban biên tập bài viết “Sự thật về Lâu đài/ Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng”

*****

Sự thật về Lâu đài/ Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng

Hiện nay trên mạng internet, các trang web, blog phản động như “Dân Làm báo”, “baohoasen”, “tintuchangngay”, “webdoithoai”, “boxitvn” … đang thi nhau đăng tải và thêm mắm, thêm muối bài viết với tiêu đề “Ngắm Biệt Thự Mới Xây Của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn tấn Dũng”.

Trích đoạn: “Căn biệt thự mà thủ tướng Việt Nam đang sở hửu – được xây dựng từ năm 2000 mang đậm phong cách cổ điển châu Âu với đầy đủ những cơ sở vật chất cho một cuộc sống xa hoa như bể bơi, sân vườn, spa..và đặc biệt mặt tiền của ngôi nhà quay ra hướng vịnh với khung cảnh biển thoáng đạt.”

Tôi thấy Bài viết trên đang làm cho người dân hiểu lầm nghiêm trọng. Vì hầu hết người dân thường rất tò mò với các thông tin riêng tư của Lãnh đạo đất nước hoặc những người nổi tiếng. Đặc biệt các bạn sinh viên, học sinh rất dễ tin và bất mãn với chế độ và Lãnh đạo đất nước khi tiếp nhận các thông tin kiểu này.

Sự thật về Lâu đài/Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Để tìm làm rõ sự thật hư vấn đề này, Tôi quyết định tìm hiểu:

- Những gì đang diễn ra?

Các bạn có thể search trên google với từ khóa “Ngắm Biệt Thự Mới Xây Của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn tấn Dũng” . Ngay lập tức Google sẽ liệt kê hàng chục đường dẫn của các trang web, blog phản động đăng bải bài viết này.


Hàng chục đường dẫn của các trang web, blog phản động đăng bải bài viết này.
Qua tìm hiểu, tôi thấy bài viết trên được phát tán trên mạng vào ngày 10/3/2012. Và đang được các trang web, blog phản động thi nhau đăng lại bài viết trên.

Đặc biệt, tôi còn thấy có cả Video mô tả cụ thể Lâu đài này và xuyên tạc là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do tài khoản Vnh20 đăng tải tại  http://www.youtube.com/watch?v=t5Gx2B9EEIs được upload ngày 7/8/2011 (trước thời điểm bài viết trên được phát tán 10-3-2012 so với ngày 7/8/2012 là hơn 7 tháng) với dung xuyên tạc trắng trợn và nhảm nhí.

Sự thật về Lâu đài/Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Hình được chụp từ video đã lắp ghép thô thiển bằng mắt thường ai cũng có thể nhận biết.

Ngoài ra, Bài viết “Nguyễn Tấn Dũng Bán Nước Mua Lâu Đài” được đăng bởi “nguoithathoc1959″ từ tháng 8/2011 đưa tin ông Nguyễn tấn Dũng là chủ sở hữu một tòa lâu đài ở Ả Rập với những hình ảnh như trên .

Sự thật về Lâu đài/Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Tòa lâu đài được nói đến trong bài viết

Toàn bài viết  “Nguyễn Tấn Dũng Bán Nước Mua Lâu Đài” với lời lẽ lắp ghép, bôi nhọ Lãnh đạo, xuyên tạc đến mức nhảm nhí. Thể hiện bản chất phản động của các trang web trên.

- Đâu là Sự thật?

Theo tôi tìm hiểu, đây chính là Tòa lâu đài của Bà Benazir Bhutto (Bà Benazir Bhutto, hai lần làm thủ tướng Pakistan (1988–1990; 1993–1996) và sau đó là lãnh đạo của đảng đối lập Đảng Nhân dân Pakistan, đã bị ám sát ngày 27 tháng 12 năm 2007).

Các bạn hãy tìm kiếm (search) trên google với từ khóa “Benazir Bhutto Palace Dubai”. Ngay lập tức Google liệt kê hàng chục đường dẫn tới Tòa lâu đài này. Các bạn hãy so sánh các hình ảnh và video để biết sự thật mà các tổ chức và cá nhân phản động đang xuyên tạc nhảm nhí đến mức nào:

Sự thật về Lâu đài/Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Google liệt kê hàng chục đường dẫn tới Tòa lâu đài này của Bà Benazir Bhutto.
Sau đây là các địa chỉ mô tả về Lâu đài của Bà Benazir Bhutto mà các bạn có thể tham khảo:

http://sweet-wallpapers.weebly.com/benazirs-palace-in-dubai.html
http://www.paklinks.com/gs/images-central/284704-late-benazir-bhuttos-house-in-dubai.html
http://khangeee.blogspot.com/2010/12/benazir-bhutto-palace-dubai-exclusive.html
http://sweet-wallpapers.weebly.com/benazirs-palace-in-dubai.html

Sự thật về Lâu đài/Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Còn đây là video mô tả Lâu đài này của bà Benazir Bhutto

(Benazir Palace In Dubai) http://www.youtube.com/watch?v=XuBziEAvy38 được u2ubex upload vào ngày 4/2/2009

Sự thật về Lâu đài/Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
video mô tả Lâu đài này của bà Benazir Bhutto

(Benazir Palace In Dubai) http://www.youtube.com/watch?v=l0aRixNIWxI  được 07Bilawal upload 16/3/2010

Sự thật về Lâu đài/Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
video mô tả Lâu đài này của bà Benazir Bhutto

Tôi đã đăng lại tại đây để bạn đọc tham khảo:

- (Benazir Bhutto’s Palace in Dubai) http://www.youtube.com/watch?v=BXPsXvde3Mo

- (The Bhutto’s Palace family’s cribs, Let’s see what’s inside) http://www.youtube.com/watch?v=fTQvFi5_S_A

Tôi thấy các tổ chức, cá nhân phản động đang ra sức phát tán thông tin này và rất nhiều thông tin khác để bôi nhọ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đánh lừa nhân dân. Nhưng hành động này càng làm cho họ nhảm nhỉ và nực cười.

Thân ái

Nguyễn Văn Trung
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2012

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Hoạt động thủ tướng Nguyen Tan Dung trong tuần

[Chuyên mục Hoạt động thủ tướng Nguyen Tan Dung] - Tập Viết Báo tập hợp một số hoạt động, chỉ đạo nổi bật của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong tuần vừa qua, bạn đọc nào chưa theo dõi có thể xem tổng hợp tại bài viết này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bám sát chủ trương của Đảng về giáo dục và dạy nghề

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển giáo dục-đào tạo, dạy nghề. Đây là một trong những khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đọc thêm chỉ đạo này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng>>>

Hoạt động thủ tướng Nguyen Tan Dung trong tuần
Thủ tướng lắng nghe các đại biểu cho ý kiến về chiến lược giáo dục và dạy nghề.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tạo thuận lợi để hàng Việt xuất khẩu sang Ấn Độ

Tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại – Công nghiệp và Dệt Ấn Độ Anand Sharma đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam vào sáng 8/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Ấn Độ tạo các điều kiện thuận lợi để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường của Ấn Độ. Đọc thêm chỉ đạo này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng>>>

Hoạt động thủ tướng Nguyen Tan Dung trong tuần
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Dệt Ấn Độ, Ngài Anand Sharma.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt ở Ukraine

Nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ukraine trên nhiều lĩnh vực, chiều nay (7/3), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine K. Grishenko đang có chuyến thăm và làm việc tại nước ta. Đọc thêm chỉ đạo này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng>>>

Hoạt động thủ tướng Nguyen Tan Dung trong tuần
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine K. Grishenko
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đảng, Nhà nước quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng

Ngày 7/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng. Đọc thêm chỉ đạo này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng>>>

Hoạt động thủ tướng Nguyen Tan Dung trong tuần
Các đồng chí: Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tiếp tục tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục có những phản ứng chính sách nhanh nhạy, linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình thức tế nhằm thực hiện cho được mục tiêu kiềm chế lạm phát để giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời duy trì được tăng trưởng ở mức hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội. Đọc thêm chỉ đạo này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng>>>

Hoạt động thủ tướng Nguyen Tan Dung trong tuần
Toàn cảnh phiên họp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam sẵn sàng hợp tác cải cách tư pháp với Đan Mạch

Hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch, ngài Mogens Lykketoft đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Đan Mạch trong lĩnh vực cải cách tư pháp vào chiều 5/3. Đọc thêm chỉ đạo này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng>>>

Hoạt động thủ tướng Nguyen Tan Dung trong tuần
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch Morgens Lykketoft.
TVB Tổng hợp từ website http://thutuongnguyentandung.net/