Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2013


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, năm 2013 phải ưu tiên cho tập trung tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, đưa lạm phát thấp hơn, đạt tăng trưởng cao hơn năm 2012.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Kết luận Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 diễn ra trong 2 ngày (25-26/12), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, lãnh đạo các Bộ, ngành địa phương đã có những đánh giá, đóng góp thiết thực vào các báo cáo, Nghị quyết của Chính phủ.
“Hai mươi bảy ý kiến phát biểu của các thành viên Chính phủ và lãnh đạo địa phương là hết sức sức thẳng thắn, trách nhiệm và sát với thực tế”, Thủ tướng đánh giá.
Đối với các kiến nghị của các địa phương liên quan đến cơ chế, chính sách chung, Văn phòng Chính phủ tiếp thu để đưa vào Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; đối với những kiến nghị cụ thể của các địa phương, Văn phòng Chính phủ tổng hợp thành văn bản gửi các Bộ, ngành chức năng xem xét theo thẩm quyền và trả lời các địa phương.

Cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát 2012

Theo Thủ tướng, bước vào năm 2012, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, những khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, năm 2012 chúng ta đã đạt được những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực.
Theo đó, chúng ta đã cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát đề ra cho năm 2012: kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; nông nghiệp phát triển ổn định; công nghiệp từng bước được phục hồi; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm, đảm bảo (tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,76%); chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững; vai trò và vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế…
Những kết quả đạt được là nền tảng, là tiền đề cho sự phát triển vững chắc hơn của đất nước trong năm 2013 và những năm tới.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế, trong đó nổi lên là kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; nợ xấu ngân hàng ở mức cao; tái cơ cấu nền kinh tế gắn với xử lý hàng tồn kho, nợ xấu còn chậm, có mặt còn lúng túng; nhiều vấn đề xã hội còn bức xúc; các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư còn bất cập;… Thực trạng này đòi hỏi sự sự nỗ lực cố gắng và quyết tâm cao hơn nữa của các Bộ, ngành, địa phương trong xử lý, khắc phục.

Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.
Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.

Kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm

Đề cập đến nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, phải ưu tiên tập trung  ổn định kinh tế vĩ mô, đưa lạm phát thấp hơn năm 2012 (giữ lạm phát năm 2013 khoảng 6%), đồng thời duy trì tăng trưởng ở mức cao hơn năm 2012.
Thông thường, giá cả tăng cao chủ yếu tập trung vào những tháng đầu năm, do đó các Bộ, ngành, địa phương phải kiểm soát giá cả, lạm phát ngay từ tháng 1, quý I của năm 2013, không để tình trạng thiếu hàng, sốt giá, găm hàng, đẩy giá lên cao, phát huy tốt hơn nữa cơ chế về bình ổn giá.
Đồng thời, tập trung điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng hợp lý.
Cùng với đó, phải đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; điều hành lãi suất và tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; đảm bảo an toàn thanh khoản và hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng; giữ vững sự ổn định về tỷ giá.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đảm bảo cân đối thu chi ngân sách; thực hiện thu chi theo đúng kế hoạch, triệt để tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách nhà nước.
Các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó lưu ý thực hiện các biện pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý để phát triển sản xuất kinh doanh; ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp; tăng hạn mức tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn; hoàn thiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm, xử lý hàng tồn kho, giải quyết nợ xấu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; tận dụng mọi khả năng để tăng xuất khẩu vào thị trường truyền thống, đồng thời tăng cường các biện pháp thâm nhập vào các thị trường mới.
Một nhiệm vụ khác là hết sức quan tâm đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước kinh doanh, đầu tư.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt phải tạo được những chuyển biến thực sự, khắc phục dàn trải trong đầu tư công, tiết giảm chi phí, đảm bảo chất lượng, hiệu quả của các công trình đầu tư công.
Thủ tướng cũng lưu ý các Bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện tốt hơn nữa công tác đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, trong đó chú trọng tới các giải pháp đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; tập trung giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững nhất là ở các huyện nghèo; thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, đối tượng chính sách, hộ nghèo…
Đồng thời, tiếp tục quan tâm đến công tác cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng, lãng phí; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phòng chống tội phạm xã hội, kiên quyết không để gia tăng các loại hình tội phạm; giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo vệ vững chắc biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia;…
Đặc biệt, phải hết sức cảnh giác, đấu tranh đối với kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, internet để bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; dứt khoát không để nhen nhóm sự xuất hiện của các tổ chức phản động trên bất cứ địa bàn nào.
Tết Nguyên đán 2013 đang đến gần, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, các Bộ, ngành, địa phương phải đảm bảo đủ cung cầu hàng hóa, không để tình trạng đầu cơ, tăng giá; tạo các điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, về quê ăn Tết; thực hiện quyết liệt các biện pháp giữ gìn trật tự và giảm thiểu tai nạn giao thông; phòng, chống buôn bán, vận chuyển và đốt pháo nổ… Đảm bảo cho nhân dân đón Xuân mới vui tươi, an toàn, đầm ấm, lành mạnh.
Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý, trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã  hội năm 2013, các Bộ, ngành, địa phương phải có sự phối hợp chặt chẽ trong hành động; triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương mình; đồng thời làm tốt công tác cung cấp thông tin cho nhân dân, dư luận, qua đó tạo sự đồng thuận, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra cho năm 2013.

Theo http://vualambaovn.blogspot.com/2012/12/ong-nguyen-tan-dung-chi-ao-kiem-soat.html

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Khen, chê gì "Bên thắng cuộc" ?

Khen, chê gì "Bên thắng cuộc" ?

Huy Đức liệu có đồng cảm với cảnh này và cảnh tang thương, oan nghiệt do chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra khi lê máy chém đi khắp nơi với đạo luật phi lý 10/59 và khẩu hiệu "Thà giết lầm còn hơn bỏ sót"?
Ngày 12/12/2012, một ngày đẹp trời đã được anh Huy Đức chọn để phát hành cuốn sách “Bên thắng cuộc”. Phải thừa nhận với công nghệ PR khá thông dụng và hiện đại hiện nay thì củi mục cũng chả mấy chốc thành nhân sâm. Ngay với Lão Nông đây, chữ ít nhưng cũng bon chen nét nhiều, nên chẳng bao lâu sau cái ngày phát hành đẹp trời ấy thì Lão cũng có được một bản ebook để mà nghiền ngẫm. Thú thực, lão chả hiểu lắm về cái bản quyền bản kiếc gì đâu, may ra bản thôn thì còn biết tí chút. Thấy người ta chỉ dẫn, Lão đây cứ next tới, next tới… thế là nó tự mang về máy tính cho Lão đọc. Có được cuốn ebook BTC không khó, nhưng đọc nó thì … với Lão là quá khó, có thể Lão sẽ không bao giờ đọc hết.

Lão ít chữ, chứ không phải là không biết chữ, nên cũng lọ mọ đọc được vài bữa, được hơn trăm trang thì hết kiên nhẫn nổi. Phải nói là cái văn phong của anh HĐ chẳng phải thứ rườm rà gà –dê- bê- ngỗng gì, đọc hơn trăm trang cũng có được kha khá sự kiện. Ấy thế nhưng những sự kiện ấy Lão cũng đã biết được qua nhiều kênh thông tin trước đó, chỉ có điều là nó rời rạc, nay anh Đức bỏ công gom vào một sọt, đỡ mất công tìm. Biết rồi, nếu thú vị thì đọc lại cũng chẳng sao, nhưng đằng này mang tiếng là một cuốn sách “trả lịch sử về vị trí của nó” mà tác giả viết như một bài báo dài ngoẵng, các sự kiện được tác giả khéo léo viện dẫn nhưng cũng không thoát ra khỏi chủ ý của tác giả, một sự chủ qquan bao trùm lên tác phẩm, theo kiểu viết tiểu thuyết. Viết sử mà lồng chủ quan thì còn gì là sử phải không các cụ?
Cuốn sách mấy trăm trang Lão chỉ đọc được một phần rồi quẳng đó đi cày, chẳng buồn màng tới nữa. Sáng nay thăm nhà mấy bác quen, vừa “ta”, vừa “họ”, thấy vụ việc vẫn còn nong nóng, nên tò mò xem thử ra sao… hoá ra cũng có khá nhiều ý kiến ngược xuôi, kẻ khen, người chê… nhưng có lẽ khen nhiều là vào thời điểm sách chưa phát hành, còn gây tò mò,… còn chê thì từ hầu hết độc giả sau khi đọc được vài chục trang, vài trăm trang như Lão mới “bổ ngửa”  cả ra… có kẻ còn xuýt xoa tiếc tiền, có kẻ ấm ức chửi đổng: “Tổ mẹ cái thằng Hữu Dũng, giáo sư đếch gì mà cuốn sách như c… mà ca tụng tận mây xanh”. Lão thì nhà nghèo, xác định chả có tiền mua, lọ mọ xem ké ebook nên chẳng phải ấm ức chi mấy cái vụ tiền bạc, bởi thế cũng chẳng thèm ác mồm, ngứa miệng chi với ai hết.
Anh HĐ có công viết hai tập hơn 800 trang, nhà Nông như Lão đây khá bận rộn mùa màng, chỉ hóng hớt chút dư luận phẩm bàn về cuốn sách và tác giả, có bao nhiêu bê bấy nhiêu cho bà con xem:

Trước tiên bà con xem Mr Khoằm bình:


Nguyên miềng có bình luận một chút về cuốn sách này ở link trên và ở đây Lê Vũ - Bình địa mộc - Sách Bên Thắng Cuộccùng một số diễn đàn, blog khác nhưng miềng chán chẳng buồn bàn luận về sách này nữa rồi, nên miềng làm cái pót này điểm tin tức về vụ này coi sao , he he.

Miềng đã có e-book ben-thang-cuoc-giai-phong.pdf từ hơn một tuần này, chính xác là vào ngày 10/12/2012, sau khi lướt qua một số trọng điểm miềng đã Shift + Delete ra khỏi máy của mình, lý do đã nói một phần trong link của Núi đã dẫn trên.



Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, đủ dài để người ta chiêm nghiệm lại lịch sử, trong khi tác giả vẫn chỉ chọn chỗ đứng ở góc độ nhà báo, mà lại không chứng kiến trực tiếp, chỉ nghe người này kể, người kia nói, lấy thêm từ những cuốn sách khác đã xuất bản hay không (chỉ được phổ biến trên mạng) để cung cấp thông tin.

Sự kiện 30/4 cùng những năm đầu giải phóng tư liệu nhiều và phong phú đến độ muốn làm mới nó, chỉ có cách duy nhất là buộc phải bày tỏ nhãn quan của chính tác giả, tức là phải đứng ở góc độ nhà viết sử chứ không phải là anh nhà báo chạy vòng vòng quanh sự kiện, thấy cái gì thì tả cái nấy.

Khoảng một nửa nội dung sách đã từng được đăng trên các báo chí trong nước, mà cách bạn rân chủ gọi là "lề phải", không dám nói là toàn bộ, nhưng cũng phải trên 9 phần 10 nội dung những người có tuổi trong nước đều đã biết, và không ngạc nhiên khi tác giả từng hi vọng xuất bản trong nước.

Tuy nhiên cuốn sách có vài nội dung mà truyền thông trong nước chưa muốn đụng tới (nhưng không phải là khó khi muốn tìm hiểu về nó), đó là câu chuyện của những người vượt biên, 2 cuộc chiến tranh biên giới + quan hệ Việt Nam - Campuchia và vai trò của cá nhân các lãnh đạo trong thời bao cấp.

Trong những trường hợp cụ thể, tác giả lại phải thông qua vài nấc lớp trung gian như đã nói trên, mặt khác tư liệu tràng giang đại hải, dàn trải mông lung, rất khó tóm lược được ý chính của sự kiện mà tác giả muốn tả.

Miềng cũng không thích nhiều đoạn mà câu chữ thiên về mỉa mai, nhưng đó chỉ là cảm nhận cá nhân, hãy nói về nội dung, có thể bàn tới 3 nội dung chính:

- Câu chuyện của những người vượt biên
- 2 cuộc chiến tranh biên giới + quan hệ Việt Nam - Campuchia
- Câu chuyện của những người lãnh đạo

- Đối với câu chuyện về những người vượt biên, không có gì mới, mười mấy năm lăn lộn trên mạng miềng đã nghe, đã đọc nhiều chuyện như vậy, những câu chuyện về trại cải tạo, đánh tư sản, trí thức không được trọng dụng ..v.v...

Đến thời điểm này thì những câu chuyện đó đã cũ, những người đó hiện giờ đã êm ấm ở nước ngoài hưởng tuổi già, con cháu không còn nói tiếng Việt, theo những "cựu thuyền nhân" thì chỉ có "phe thua" quan tâm nội dung này, vì nó là một sự công nhận từ "phe thắng", thôi thì đó là chuyện của các cụ với nhau, để các cụ tự chém gió lấy.

Cuốn sách có kể ra những chuyến vượt biên là có sự chấp thuận của Đảng, cho thấy thái độ của "phe thắng" đối với sự kiện này, cũng là điều chẳng mới mẻ gì.

Nhưng có điều miềnh muốn biết mà rất ít sách báo đề cập, kể cả trong cuốn sách này, đó là câu chuyện của những người ở lại, về tâm tư tình cảm của họ, gần 1 triệu người ra đi, hàng chục triệu người ở lại tìm đường mưu sinh, đó là những người sinh ra thế hệ trẻ năng động ngày nay, là những người định hình xã hội VN hôm nay, chịu hết những khó khăn của đất nước thời đó, nhưng xem ra miềng biết rất ít về họ trừ những câu chuyện chung chung về tem phiếu, bo bo trộn với mỳ chẳng hạn.

- Nội dung về 2 cuộc chiến tranh biên giới: câu chuyện của những người lính, các mối quan hệ quốc tế, mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam với chính phủ Campuchia thời điểm đó, phần lớn đều không mới, có nghĩa là với miềng, đều đã đọc, đã nghe từ lâu.

- Câu chuyện của những nhà lãnh đạo: cuốn sách trình bày có hệ thống (những gì mà tác giả cho là) suy nghĩ của các nhà lãnh đạo đương thời.

Những thứ ảnh hưởng tới chính sách: ý thức hệ, kinh nghiệm quá khứ, ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô, các kinh nghiệm thực tế; những trăn trở giữa một bên là giáo điều với một bên là thực tiễn, một phần lớn trong nội dung này là những chính sách đã biết qua báo chí chính thống.

Phần còn lại là ảnh hưởng cá nhân của từng lãnh đạo lên các chính sách này, cho dù chưa kiểm chứng được, nhưng khá giống với những gì miềnh đã biết về con người, cách nghĩ và cung cách ra quyết định thời đó.

Phần này gồm nhiều chuyện cung cấm và không cần mấy động não khi đọc, tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử, nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch sử.

Vậy nhưng phải cố gắng lắm lắm mới lướt qua được phần này bởi trong khối tư liệu đồ sộ, tác giả luẩn quẩn, bùng nhùng mãi không thể thoát ra được những câu chuyện riêng tư hay tình huống cá nhân, để cho người đọc thấy được phần nào lịch sử trong đó, nhất là đoạn về ông Võ Văn Kiệt, có thể nói tách đoạn này riêng ra thì sẽ có một cuốn "hồi ký Võ Văn Kiệt", nhưng hồi ký thì khác, còn ở đây tác giả dùng vào ý đồ khác.

Phủ lên tất cả dấu ấn Nguyễn Văn Linh hay bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt là những đánh giá nhìn nhận đầy thành kiến với Nguyễn Văn Linh, trường hợp này đặt trong bối cảnh một cuốn "hồi kí Võ Văn Kiệt" thì còn có thể chấp nhận được nhưng khi đưa vào cuốn sách này, nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.

Trường hợp Lê Đức Thọ, được tác giả tả là đã quỳ xuống chân Lê Duẩn nhưng bị Lê Duẩn hất ra: “Anh lạ thật, tôi đã từ chối rồi. Những khi nào cần nổi danh là anh cứ xin tôi, đi Paris, rồi đi miền Nam khi sắp giành chiến thắng. Tôi đã nói rồi, Trường Chinh

Xét về quan hệ cá nhân (người với người) thì cụ Lê Duẩn còn phải e dè cụ Lê Đức Thọ (cụ LĐT họ Phan chứ không phải họ Lê) vài bậc, cỡ 'tạo ra vua' mà quỳ xin ư? Đúng là tư duy hạng đầy tớ!

Xin đi Paris ư?

Nếu Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Duy Trinh.. đủ tầm đấu với Kissinger thì dẫu Lê Đức Thọ có 'xin' cũng chả ai 'cho đi' và giải Nobel Hòa Bình năm ấy đã chả dành cho khách du lịch Lê Đức Thọ (dù cụ từ chối).

Hồi tháng 05 và tháng 12 năm 1978, Lê Đức Thọ có 'xin' ngồi trực thăng bay khắp dải biên giới Tây Nam trực tiếp chỉ đạo chiến dịch chống Khờ me đỏ?

Lê Đức Thọ có 'xin' lên chốt tiền tiêu Hà Giang, Lạng Sơn nếm mật nằm gai thị sát chiến trường?

Các tướng tài chả ai nể phục ai nhưng tất cả răm rắp tuân lệnh người chả có quân hàm là Lê Đức Thọ!

Thời kỳ sau 30/4/1975 có lắm nhân tài nhưng uy lực tuyệt đối chỉ có 1 người: Lê Đức Thọ! Vì có uy lực tuyệt đối nên cụ khinh thường mọi cái ghế phù phiếm, dù là ghế TBT.

Túm các cái lại, luận điệu 'nội chiến' với miệng lưỡi của hạng osin để lấy lòng 'ma cũ' (cũng là osin cho chủ Mỹ) & tâng công làm thủ tục nhập gia, chiêu bài 'Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam', 'Miền Nam là nạn nhân của cộng sản Bắc Việt', 'Cuộc chiến tranh ý thức hệ vô nghĩa, bạo tàn: Cộng sản thắng còn nhân dân thua trắng', 'Nam - Bắc Việt, 2 chư hầu hiếu chiến của siêu cường Xô - Mỹ'.. mà lũ rận ra rả suốt mấy chục năm nay, với họ, độc lập tự do chả ý nghĩa gì, chỉ làm chó cho Mỹ mới là sung sướng, mới là hạnh phúc.

(Một đoạn ở trên là lấy từ ý của Lê Vũ - Bình địa mộc đã viết trong link trên)

Miềng sẽ không bàn về cuốn sách này nữa, kể từ sau pót này, chỉ dẫn nhận xét từ những người khác, thậm chí bạn nào có nhã hứng bình luận, miềng xin mời tham gia, chỉ yêu cầu các bạn đừng mất văn hóa khi trao đổi.

Còn trên bà Beo (trên blog nha, không phải trên body đâu), cũng có nhiều bình luận, đơn cử:
Vừa đọc xong cuốn của HĐ. Gạch đầu dòng ra đây mấy điều ghi nhớ, viết cửn thựn sau.
1. Gần một nửa cuốn sách, tức hai phần Miền nam giải phóng và kỉ nguyên Lê Duẩn hoàn toàn có thể in trong nước vì hầu hết tập hợp lại các tư liệu đã xuất bản. Những tư liệu lấy từ hải ngoại cũng có thể hợp pháp hóa ngon.
Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, đủ dài để người ta chiêm nghiệm lại lịch sử, trong khi tác giả vẫn chỉ chọn chỗ đứng ở góc độ nhà báo (lại không chứng kiến trực tiếp) để cung cấp thông tin. Sự kiện 30/4 cùng những năm đầu giải phóng tư liệu nhiều và phong phú đến độ muốn làm mới, nhuận sắc nó, chỉ có cách duy nhất là buộc phải bày tỏ nhãn quan của chính tác giả. Nói đơn giản, phải đứng ở góc độ nhà viết sử chứ không phải là anh nhà báo chạy vòng vòng quanh sự kiện, nhãn tiền cái gì tả kể cái nấy. Trong trường hợp cụ thể, HĐ lại phải thông qua vài nấc lớp trung gian. Sự thiếu hấp dẫn còn thể hiện ở chỗ tư liệu tràng giang dàn trải, không biết đọc sách in ra sao chứ sách online, rất khó tóm lược được ý chính của sự kiện.
Trong những cây bút sử (đang viết) hiện nay, mình rất thích Tạ Chí Đại Trường ở sự khoái hoạt, ung dung tự tại và hai ông (một không chuyên) ở sự cực đoan triệt để là Trương Nhân Tuấn và Bùi Thiết. Chữ cực đoan ở đây phải hiểu theo nghĩa tích cực trong khoa học.
2. May hơn khôn. Nếu không bị rắc rối về bản quyền, hai phần sau có lẽ đã thành một cuốn hồi kí  Võ Văn Kiệt riêng.
Tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử, nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch sử. Vậy nhưng mình phải cố gắng lắm lắm mới đọc hết được phần này bởi trong khối tư liệu đồ sộ, tác giả luẩn quẩn, bùng nhùng mãi không thể thoát ra được những câu chuyện riêng tưhay tình huống cá nhân, để cho người đọc tự  thấy được phần nào lịch sử trong đó.
Trùm phủ lên cả dấu ấn Nguyễn Văn Linh hay tam nhân Mười- Anh- Kiệt là những đánh giá nhìn nhận đầy thành kiến với Nguyễn Văn Linh. Đặt trong bối cảnh tiểu sử Võ Văn Kiệt thì được nhưng khi đưa vào cuốn sách này, nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.
3. Lịch sử cách mạng Việt nam chỉ có một nhà lí luận duy nhất là cụ Trường Chinh.
Nếu ví đổi mới như một ngôi nhà thì Cụ là người đặt nền móng, kiến trúc sư  là ông Trần Xuân Bách- tuy nhiên ông Bách chưa kịp hoàn thành bản vẽ nên những đời thợ xây sau đó, phải vừa xây vừa thiết kế và ngôi nhà  nó ra hình dạng như bây giờ. Không phủ nhận công lao của các thợ xây này, nhưng nói gì thì nói, họ chỉ là những người xử lí tình huống giỏi.
Vai trò của Trần Xuân Bách  đối với đổi mới mà chỉ nhấn vào mỗi vụ đa nguyên là phiến diện.
4. Nhân văn giai phẩm là cuộc cách mạng về ý thức hệ rất thành công của Đảng cộng sản. Những hoan ca của một thời được văn nghệ sĩ viết nên từ nhận thức chân thành và tinh thần tự nguyện.  Chiến thắng của cuộc chiến tranh thần thánh không thể phủ nhận công đầu của ngành văn hóa tuyên truyền. Hãy hình dung, miền Bắc những năm ấy hết nhạc não tình đến thơ phản chiến...lịch sử sẽ đi đến đâu.
Ngược lại, Những việc cần làm ngay hay bản Đề dẫn của thời Nguyên Ngọc, đã đủ thời gian để đánh giá là một sự thất bại sâu sắc khi Đảng cởi trói cho văn nghệ sĩ mà không định tính được rằng, không còn nữa những con-chim-thông-thái,  có khả năng dẫn dắt cả đàn đi tìm nơi xuân sang ấm áp.  Thay vào đó,  cởi trói rồi không biết bay đi đâu nên cả đàn  tán loạn bốn phương. Hiện trạng văn nghệ và báo chí bét nhè chè thiu như hiện nay, một trong những nguyên nhân khởi nguồn từ đó.
Viết dưới giác độ chính trị mà sao y bản chính từ dân văn nghệ, nên phần này HĐ viết vừa mòn vừa thấp.
Trong lịch sử của mình, đảng cộng sản có 3 cuộc cách mạng thuộc về ý thức hệ như thế: Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm và Cải tạo tư sản. Tính bền vững của thành công  ngắn dần, cuộc sau ngắn hơn cuộc trước.
5. Hai phần sau cuốn sách chắc chắn rất hợp khẩu vị của cư dân mạng hiện nay. Nhiều chuyện cung cấm và không cần mấy động não khi đọc.
6. Mình phát hiện mấy cái nick trên vài diễn đàn có tiếng  nhiều chất xám, hóa ra chưa từng mua sách mạng. Và, cái này mới kinh, công khai hồn nhiên chỉ nhau cách ăn cắp.
Entry dưới đây copy từ Hà Cao và Hà Cao copy từ zai xinh Bao Anh Thai
Một người bạn tôi trích trên FB đoạn này: "Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó.
Tôi trả lời bạn tôi như thế này: "Đây là một ví dụ về cách đưa sự kiện với dụng ý chủ quan nhằm bóp méo sự thực của tác giả. Hồ Ngọc Đại tuy là con rể của ông Lê Duẩn nhưng chưa bao giờ làm trong bộ tổng tham mưu hay cơ quan tình báo quân đội. Khi ông ta, một người ngoài quân đội báo cho Lê Duẩn tin đó thì thực tế Lê Duẩn đã biết từ rất lâu. Việc quân đội tiến vào một thành phố không phải là một hành động bất chợt theo kiểu nghe tin tháp đôi ở Mỹ sụp đổ. Mọi diễn biến của việc tiến quân, áp sát thành phố cũng như các thông tin tình báo về lực lượng phòng thủ đều được báo từ trước cho ông Duẩn. Và thực tế là mọi người trong bộ tổng tham mưu đều biết là Phnompenh bị bỏ ngỏ. Quân Khơ-mẻ đỏ không có ý định tử chiến ở đó. Việc xác định Phnompenh bị bỏ ngỏ được biết từ trước khi Hồ Ngọc Đại biết được là bộ đội tiến đến gần thành phố - chứ đừng nói là thời điểm ông ta tin đã chiếm được thành phố. Cách trích dẫn nguồn bằng cách nhấn vào những chi tiết rõ ràng là không liên quan (nhưng có lợi cho dụng ý của tác giả) như con rể của Lê Duẩn khiến cho cuốn sách mất tính khách quan mà lịch sử đòi hỏi phải có."
Ngoài ra, tôi xin thêm vào ở đây như thế này:
Anh Huy Đức ám chỉ rằng việc phải mười năm sau quân đội Việt Nam mới rút là cái giá quá lớn. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy, các cuộc chiến tranh du kích thường kéo rất dài và cái giá phải trả không bao giờ nhỏ. Người Pháp mất 9 năm ở Việt Nam rồi phải rút lui trong thất bại. Người Mỹ cũng mất gần 20 năm từ khi ủng hộ trực tiếp ông Diệm tới năm 1975 với một kết cục bại trận. Ở Iraq và Apghanistan, nước Mỹ, sau 10 năm cũng đang rút ra và chúng ta không hề biết các chính phủ đó có đứng vững sau khi người Mỹ ra đi hay không. Ở Apghanistan, người Nga rút đi sau 10 năm đánh nhau và chỉ 2 năm sau đó Taliban treo cổ vị tổng thống do Nga dựng lên.
Cuộc chiến tranh du kích giữa Palestine và Israel đã bắt đầu từ hơn 30 năm trước và tới bây giờ không ai trong số chúng ta có thể chắc được trước khi nhắm mắt, chúng ta thấy được hai bên tham chiến sống hoà thuận với nhau.
Thực tế của 10 năm ở Campuchia là đất nước ta kiệt quệ về kinh tế, và rất nhiều máu đã đổ. Tuy nhiên, thành quả của những hy sinh đó là ngày nay các lãnh đạo của Khơ-me đỏ bị toà án quốc tế xét xử ngay tại Phnom Penh. Người Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm đi lại trên đất Campuchia và ngược lại.
Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia có những lúc không như ý - ví dụ như chuyện Campuchia cố tình không đề cập tới vấn đề Biển Đông trong cuộc họp gần đây của ASEAN. Tuy nhiên điều đó thể hiện rõ nhất thiện ý của Việt Nam là chúng ta không cố gắng dựng nên một chính phủ bù nhìn ở Campuchia và ta tôn trọng ý chí tự quyết của họ.

Bình Thanh Hồ Cuốn sách này thể hiện sự khôn khéo của tác giả khi đã lồng ghép những đoạn trích dẫn vào những chỗ "phù hợp". Khả năng tổng quan tư liệu thật đáng nể. Tuy nhiên cách định hướng cho người đọc theo ý đồ tác giả vẫn bị lộ. Câu chuyện đc trích dẫn trong stt trên khi đặt vào các bình luận của tác giả đã mang 1 màu sắc khác hẳn khi mình đc nghe cách ông già kể lại.
(theo mình biết bác ni là cháu ngọai cụ Lê Duẩn, con của giáo sư Hồ Ngọc Đại)

Còn trên blog Núi cũng có những bức xúc không kém:

Một bạn trẻ sinh năm 1989 viết:

HĐ lờ tịt đi tội lỗi của Mỹ ngụy trong khi miêu tả rất rõ cái đoạn mà cho sĩ quan ngụy đi cải tạo. Vâng 1 bên mổ bụng ăn gan chiến sĩ 1 bên cho đi ở tù cải tạo ko thảm sát tắm máu ngày độc lập. Hà cớ gì anh chỉ chăm chăm soi mói một bên ? đúng là trong giai đoạn đó, chúng ta có những sai lầm, ấu trĩ nhưng xin lỗi anh rằng cái sai lầm đó ấu trĩ đó so ra nó ko bằng một cái sợi lông chân sự tàn bạo mà nhân dân đã gánh chịu từ phía bên kia. Cái hoàn cảnh đất nước lúc mới giải phóng, mới tiếp quản bắt buộc họ phải sử dụng những biện pháp an ninh như thế để trấn áp, để ổn định tình hình, số lượng tàn quân sót lại đến nửa triệu người ai biết được trong số đó có đầu mối gián điệp cài cắm lại hay không ? ai biết được nếu không kiểm soát chặt thì fulro nó sẽ bố láo thế nào nữa, sẽ có biết bao nhiêu vụ nổ bom nữa sau vụ hồ con rùa. Cách người ta áp dụng để giữ gìn an ninh trật tự là điều bắt buộc phải làm, tất nhiên cách này sẽ gây ra một số tác hại kiểu như bào mòn nhân tài, bắt nhầm giới nghệ sĩ tuy nhiên bắt nhầm còn hơn bỏ sót vì lúc đó không còn cách nào khả thi hơn cả, 3 năm sau chiến thắng Việt Nam sẽ lại bị cuốn vào 2 cuộc chiến tranh khác và lúc này nếu nửa triệu lính ngụy tướng tá, mật vụ tình báo còn ở bên ngoài ai dám chắc rằng chúng ko nhận được sự hà hơi của thế lực nước ngoài để thừa nước đục thả câu, trong đánh vào ngoài đánh ra để phá tan nền độc lập non trẻ.

Vấn đề đáng để rút kinh nghiệm là việc chúng ta đã lãng phí nhân lực được đào tạo bài bản của chế độ cũ mà không còn cách nào để xác minh họ có âm mưu hay liên đới gì với tình báo nước ngoài, việc bắt buộc quản thúc theo dõi họ là điều chẳng đặng đừng, HĐ lại dùng ngọn bút của mình để miêu tả các trại tập trung học tập và điều kiện sinh hoạt của lính ngụy trong các trại này để như muốn nói đến sự bất công và tính tàn bạo của chế độ cộng sản. Tôi xin lỗi ông HĐ, cái nhà tù cộng sản nó tiện nghi hơn cả triệu lần cái chuồng cọp của tù phú quốc, lính ngụy bị cán bộ quản giáo bắt viết bài thu hoạch về chuyển biến suy nghĩ, bắt hát những ca khúc cách mạng còn lãng mạn hơn cả triệu lần việc ông Nội tôi bị cai ngục đóng đinh vào tay và bẻ không còn một cái răng nào, ăn cơm với bo bo trong lúc nước nhà vừa khó khăn vừa bị cấm vận còn ngon hơn cả triệu lần ăn cơm trộn cứt khi trong mồm không còn một cái răng.Nếu suy nghĩ theo hướng ngược lại, ngụy quyền thống nhất được miền Bắc, nói thật chứ theo cái bản chất chó dại của chúng thì xác người chắc treo đầy Hà Nội.

Đôi ba dòng suy nghĩ...

* Nửa sự thật không phải là sự thật :)))

Còn nhiều nữa, như trên blog bác Hoà Bình(http://anhtuanwc2007.blogspot.com/2012/12/bai-tren-blogs-10-ve-ben-thang-cuoc-cua.html), hay bác Đông La(http://donglasg.blogspot.com/2012/12/lich-su-nhin-qua-lo-ong-xu-ve-cuon-ben.html?showComment=1356407906506)... Lần lượt, để Lão cày xong đám đất chùa Hang xong, có thời giờ Lão sẽ post tiếp.

Theo Lão Nông

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Lời thề thứ 9


Hiếm khi nào Thủ tướng đi xem kịch. Nhưng dù công việc bận rộn vào thời điểm cuối năm nhưng ông vẫn "tranh thủ" đi xem vở kịch "Lời thề thứ 9" của cố đạo diễn Lưu Quang Vũ. Vở kịch tâm lý xã hội nổi tiếng này diễn vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và cũng là Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12), tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Truyền thông đưa tin,  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã đến dự.  

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam trên chuyên cơ EC-155B1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam trên chuyên cơ EC-155B1

 “Lời thề thứ chín” là vở diễn đặc sắc về đề tài đấu tranh với hiện tượng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ có chức quyền, tha hóa trong đời sống, không vì lợi ích của nhân dân, trù dập người lương thiện, gây ra những nỗi khổ, những bất công trong xã hội. Năm 1988, NSND Xuân Huyền đã dàn dựng rất thành công vở diễn này, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.

 Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã sáng tác vở kịch “Lời thề thứ chín” cho Đoàn kịch nói Quân đội dựa vào điều thứ 9 trong 10 lời thề danh dự của quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là: “Khi tiếp xúc với dân sẽ làm đúng ba điều răn: “không lấy của dân” – “không dọa nạt dân”- “không quấy nhiễu dân” và ba điều nên: “kính trọng dân” – “giúp đỡ dân” – “bảo vệ dân”, để gây lòng tin cậy đối với dân chúng, thực hiện quân dân nhất trí giết giặc cứu nước”…Và, sau 24 năm, vở kịch vẫn còn giữ nguyên tính văn minh và thời sự nóng bỏng của đất nước. 

Nhiều ngày trước, những trang mạng, trong đó có Quan làm báo cố ý kích động nhân dân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc nhằm gây rối loạn xã hội, chống lại Đảng, Nhà nước, Chính phủ và đường lối ngoại giao của chúng ta. Nhưng tất cả hầu như thất bại. Thay vào đó là những hình ảnh Giáng sinh tràn ngập phố phường, len lõi qua từng con phố, xóm đạo. Càng ngày, dễ nhận thấy niềm vui trên gương mặt các tín đồ Thiên chúa giáo lẫn và hòa đồng cùng niềm vui chung cả cộng đồng. 

Giáng sinh, giờ đã không có của riêng ai. Không còn chỗ cho những mục đích xấu xa hòng tạo hận thù, gây chia rẽ dân tộc. Nhiều ngã đường cố tình tuồn những loại văn hóa phẩm, sách có nội dung xấu, bôi nhọa Nhà nước Việt Nam, cố ý muốn gây sự băng hoại đạo đức tư tưởng trong nhân dân gần như bị chặn đứng.

Những tiếng nói giờ chỉ mang sắc thái thù hận của những cá nhân, những nhóm nhỏ gần như lạc loài, lẻ tẻ....Thay vào đó là không khí ấm cúng, tràn ngập niềm vui của đất nước đang trong giai đoạn "vượt khó", nhưng vẫn còn nụ cười. 

Sáng sớm ngày 23/12, trong thời tiết lạnh 12 độ C, Thủ tướng ngồi bên cạnh nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, cùng đoàn công tác Chính phủ bay trực thăng lên Sơn La dự khánh thành công trình Thủy điện Sơn La, lớn nhất Đông Nam Á. Dự án của EVN vượt đích, khánh thành sớm 3 năm. Một kỷ lục cũng là niềm vui cho người dân, những người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ. 

Người đứng đầu Chính phủ kỳ vọng, với tinh thần lao động trách nhiệm, khẩn trương, sáng tạo, hiệu quả của tập thể cán bộ công nhân viên thi công xây dựng; sự đồng lòng của nhân dân ba tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu; sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng nhà máy, công trình nhà máy thủy điện Sơn La sẽ đem lại hiệu quả cao về mọi mặt đối với ba tỉnh vùng Tây Bắc và sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Doanh nghiệp Bất động sản lãi to rồi, giờ là lúc nên chia sẻ


“Doanh nghiệp đã từng lãi to rồi, giờ là lúc doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với Chính phủ, với xã hội” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tại buổi làm việc với TP Hà Nội để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường BĐS sáng nay 19/12.


Đánh giá về những nguyên nhân gây tồn đọng bất động sản, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, tồn đọng bất động sản có nhiều nguyên nhân, nhưng đầu tiên là do quản lý nhà nước yếu kém.
“Dân còn nghèo mà quy hoạch dự án toàn nhà to, nhà sang. Lúc thừa thì toàn thừa nhà to nhà sang, trong khi nhà nhỏ, nhà thu nhập thấp cho người lao động thì vẫn thiếu”- Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc.
Theo Thủ tướng, trong chiến lược phát triển nhà ở, đã đề ra 8 nhóm đối tượng cần có sự can thiệp của nhà nước để có nhà ở, cho nên quản lý Nhà nước cũng phải theo hướng rà soát, điều chỉnh quy hoạch dự án, quan tâm phát triển nhà ở xã hội, giảm nhà ở cao cấp; phân loại dự án phải dừng, dự án được tiếp tục triển khai, dự án phảo chuyển đôi cơ cấu…
Đặc biệt, về lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết đưa ra gói tín dụng lãi suất thấp cho đối tượng mua nhà xã hội.
“Lãi suất thấp, cộng với quỹ hỗ trợ của địa phương, cố gắng có mức lãi suất 4-5%/năm là hợp lý. Ngoài ra, Hà Nội tính toán, bên cạnh chính sách chung, có chính sách cụ thể cho người thu nhập thấp, đối tượng được hưởng nhà ở xã hội có thể mua được nhà.” Thủ tướng nói.
Về giải quyết nợ xấu bất động sản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Chính phủ, ngân hàng có đề án tổng thể giải quyết nợ xấu, trong đó 70% là nợ bất động sản.
Cụ thể, Thủ tướng cho rằng, có thể thành lập doanh nghiệp mua lại nợ xấu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng thương mại cũng phải tự cơ cấu lại nợ, thiết lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp. Chính phủ đề nghị Ngân hàng giao quyền chủ động cho ngân hàng thương mại xem xét cho dự án hoàn thành, có đầu ra được vay tiếp.
Mặt khác, Thủ tướng cũng yêu cầu doanh nghiệp bất động sản cũng phải chung sức cùng chính phủ, chịu trách nhiệm cùng chính phủ tháo gỡ khó khăn.
“Doanh nghiệp đã từng lãi to rồi, giờ là lúc doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với Chính phủ, với xã hội”, Thủ tướng nói.
Trước đấy, trong buổi làm việc, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Hà Nội đưa ra 6 nhóm giải pháp, trong đó có tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước với thị trường bất động sản; rà soát, phân loại, cơ cấu lại thị trường và các giải pháp giảm thuế cho doanh nghiệp và cả người mua nhà….
Nhận định về các nhóm giải pháp này, người đứng đầu Chính phủ đồng tình và yêu cầu các giải pháp cần được đưa vào nghị quyết của Chính phủ để triển khai ngay từ đầu năm 2013.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Về "Bên thắng cuộc" của chàng O-sin Huy Đức

Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, đủ dài để người ta chiêm nghiệm lại lịch sử, trong khi tác giả vẫn chỉ chọn chỗ đứng ở góc độ nhà báo, mà lại không chứng kiến trực tiếp, chỉ nghe người này kể, người kia nói, lấy thêm từ những cuốn sách khác đã xuất bản hay không (chỉ được phổ biến trên mạng) để cung cấp thông tin. 


Sự kiện 30/4 cùng những năm đầu giải phóng tư liệu nhiều và phong phú đến độ muốn làm mới nó, chỉ có cách duy nhất là buộc phải bày tỏ nhãn quan của chính tác giả, tức là phải đứng ở góc độ nhà viết sử chứ không phải là anh nhà báo chạy vòng vòng quanh sự kiện, thấy cái gì thì tả cái nấy. 

Khoảng một nửa nội dung sách đã từng được đăng trên các báo chí trong nước, mà cách bạn rân chủ gọi là "lề phải", không dám nói là toàn bộ, nhưng cũng phải trên 9 phần 10 nội dung những người có tuổi trong nước đều đã biết, và không ngạc nhiên khi tác giả từng hi vọng xuất bản trong nước. 

Tuy nhiên cuốn sách có vài nội dung mà truyền thông trong nước chưa muốn đụng tới (nhưng không phải là khó khi muốn tìm hiểu về nó), đó là câu chuyện của những người vượt biên, 2 cuộc chiến tranh biên giới + quan hệ Việt Nam - Campuchia và vai trò của cá nhân các lãnh đạo trong thời bao cấp.

Trong những trường hợp cụ thể, tác giả lại phải thông qua vài nấc lớp trung gian như đã nói trên, mặt khác tư liệu tràng giang đại hải, dàn trải mông lung, rất khó tóm lược được ý chính của sự kiện mà tác giả muốn tả.

Miềng cũng không thích nhiều đoạn mà câu chữ thiên về mỉa mai, nhưng đó chỉ là cảm nhận cá nhân, hãy nói về nội dung, có thể bàn tới 3 nội dung chính:

- Câu chuyện của những người vượt biên
- 2 cuộc chiến tranh biên giới + quan hệ Việt Nam - Campuchia 
- Câu chuyện của những người lãnh đạo

- Đối với câu chuyện về những người vượt biên, không có gì mới, mười mấy năm lăn lộn trên mạng miềng đã nghe, đã đọc nhiều chuyện như vậy, những câu chuyện về trại cải tạo, đánh tư sản, trí thức không được trọng dụng ..v.v... 

Đến thời điểm này thì những câu chuyện đó đã cũ, những người đó hiện giờ đã êm ấm ở nước ngoài hưởng tuổi già, con cháu không còn nói tiếng Việt, theo những "cựu thuyền nhân" thì chỉ có "phe thua" quan tâm nội dung này, vì nó là một sự công nhận từ "phe thắng", thôi thì đó là chuyện của các cụ với nhau, để các cụ tự chém gió lấy. 

Cuốn sách có kể ra những chuyến vượt biên là có sự chấp thuận của Đảng, cho thấy thái độ của "phe thắng" đối với sự kiện này, cũng là điều chẳng mới mẻ gì.

Nhưng có điều miềnh muốn biết mà rất ít sách báo đề cập, kể cả trong cuốn sách này, đó là câu chuyện của những người ở lại, về tâm tư tình cảm của họ, gần 1 triệu người ra đi, hàng chục triệu người ở lại tìm đường mưu sinh, đó là những người sinh ra thế hệ trẻ năng động ngày nay, là những người định hình xã hội VN hôm nay, chịu hết những khó khăn của đất nước thời đó, nhưng xem ra miềng biết rất ít về họ trừ những câu chuyện chung chung về tem phiếu, bo bo trộn với mỳ chẳng hạn. 

- Nội dung về 2 cuộc chiến tranh biên giới: câu chuyện của những người lính, các mối quan hệ quốc tế, mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam với chính phủ Campuchia thời điểm đó, phần lớn đều không mới, có nghĩa là với miềng, đều đã đọc, đã nghe từ lâu. 

- Câu chuyện của những nhà lãnh đạo: cuốn sách trình bày có hệ thống (những gì mà tác giả cho là) suy nghĩ của các nhà lãnh đạo đương thời. 

Những thứ ảnh hưởng tới chính sách: ý thức hệ, kinh nghiệm quá khứ, ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô, các kinh nghiệm thực tế; những trăn trở giữa một bên là giáo điều với một bên là thực tiễn, một phần lớn trong nội dung này là những chính sách đã biết qua báo chí chính thống. 

Phần còn lại là ảnh hưởng cá nhân của từng lãnh đạo lên các chính sách này, cho dù chưa kiểm chứng được, nhưng khá giống với những gì miềnh đã biết về con người, cách nghĩ và cung cách ra quyết định thời đó. 

Phần này gồm nhiều chuyện cung cấm và không cần mấy động não khi đọc, tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử, nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch sử. 

Tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử, nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch sử.

Vậy nhưng phải cố gắng lắm lắm mới lướt qua được phần này bởi trong khối tư liệu đồ sộ, tác giả luẩn quẩn, bùng nhùng mãi không thể thoát ra được những câu chuyện riêng tư hay tình huống cá nhân, để cho người đọc thấy được phần nào lịch sử trong đó, nhất là đoạn về ông Võ Văn Kiệt, có thể nói tách đoạn này riêng ra thì sẽ có một cuốn hồi ký, nhưng hồi ký thì khác, còn ở đây tác giả dùng vào ý đồ khác, và nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.

Phủ lên tất cả dấu ấn Nguyễn Văn Linh hay bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt là những đánh giá nhìn nhận đầy thành kiến với Nguyễn Văn Linh, trường hợp này đặt trong bối cảnh một cuốn "hồi kí Võ Văn Kiệt" thì còn chấp nhận được nhưng khi đưa vào cuốn sách này, nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.

Trường hợp Lê Đức Thọ, được tác gải tả là đã quỳ xuống chân Lê Duẩn nhưng bị Lê Duẩn hất ra: “Anh lạ thật, tôi đã từ chối rồi. Những khi nào cần nổi danh là anh cứ xin tôi, đi Paris, rồi đi miền Nam khi sắp giành chiến thắng. Tôi đã nói rồi, Trường Chinh”

Xét về quan hệ cá nhân (người với người) thì cụ Lê Duẩn còn phải e dè cụ Lê Đức Thọ (cụ LĐT họ Phan chứ không phải họ Lê) vài bậc, cỡ 'tạo ra vua' mà quỳ xin ư? Đúng là tư duy hạng đầy tớ! 

Xin đi Paris ư?

Nếu Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Duy Trinh.. đủ tầm đấu với Kissinger thì dẫu Lê Đức Thọ có 'xin' cũng chả ai 'cho đi' và giải Nobel Hòa Bình năm ấy đã chả dành cho khách du lịch Lê Đức Thọ (dù cụ từ chối). 

Hồi tháng 05 và tháng 12 năm 1978, Lê Đức Thọ có 'xin' ngồi trực thăng bay khắp dải biên giới Tây Nam trực tiếp chỉ đạo chiến dịch chống Khờ me đỏ? 

Lê Đức Thọ có 'xin' lên chốt tiền tiêu Hà Giang, Lạng Sơn nếm mật nằm gai thị sát chiến trường? 

Các tướng tài chả ai nể phục ai nhưng tất cả răm rắp tuân lệnh người chả có quân hàm là Lê Đức Thọ!

Thời kỳ sau 30/4/1975 có lắm nhân tài nhưng uy lực tuyệt đối chỉ có 1 người: Lê Đức Thọ! Vì có uy lực tuyệt đối nên cụ khinh thường mọi cái ghế phù phiếm, dù là ghế TBT.

Túm các cái lại, luận điệu 'nội chiến' với miệng lưỡi của hạng osin để lấy lòng 'ma cũ' (cũng là osin cho chủ Mỹ) & tâng công làm thủ tục nhập gia, chiêu bài 'Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam', 'Miền Nam là nạn nhân của cộng sản Bắc Việt', 'Cuộc chiến tranh ý thức hệ vô nghĩa, bạo tàn: Cộng sản thắng còn nhân dân thua trắng', 'Nam - Bắc Việt, 2 chư hầu hiếu chiến của siêu cường Xô - Mỹ'.. mà lũ rận ra rả suốt mấy chục năm nay, với họ, độc lập tự do chả ý nghĩa gì, chỉ làm chó cho Mỹ mới là sung sướng, mới là hạnh phúc.

Miềng sẽ không bàn về cuốn sách này nữa, kể từ sau pót này, chỉ dẫn nhận xét từ những người khác, thậm chí bạn nào có nhã hứng bình luận, miềng xin mời tham gia, chỉ yêu cầu các bạn đừng mất văn hóa khi trao đổi.


Nguồn: http://dinhphdc.multiply.com/links/item/82/82

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Thủ tướng chỉ rõ các đối tượng lợi dụng Internet chống phá Đảng, Nhà nước


Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 68 đã khai mạc vào sáng qua 17-12, tại Hà Nội. Hội nghị vinh dự được đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự và phát biểu chỉ đạo. Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Với một phần ba dân số sử dụng internet, thì đối với vấn đề an ninh thông tin, đặc biệt là an ninh mạng, Thủ tướng chỉ rõ, đây là một trong những phương thức được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng. Các đối tượng lợi dụng thông tin Internet để tiến hành các hoạt động tuyên truyền xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng, Nhà nước; một số trang mạng truyền bá văn hóa đồi trụy, độc hại, trái với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc ta; đưa những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, gây dư luận xấu, hoài nghi đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Về vấn đề này, Thủ tướng chỉ rõ, bên cạnh những mặt tích cực Internet đưa lại thì rõ ràng, Internet đang bị kẻ xấu lợi dụng, đặt ra vấn đề quản lý phù hợp. Chính phủ đang tập trung chỉ đạo tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trên lĩnh vực này. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, rà soát bổ sung chiến lược, quy hoạch để một mặt tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thông tin truyền thông và Internet phát triển mạnh mẽ hơn, phục vụ hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin lành mạnh, đặc biệt là chủ động cung cấp thông tin chính thức, kịp thời cho nhân dân; mặt khác, phải ngăn chặn có hiệu quả những mặt tiêu cực, những hành vi lợi dụng xâm phạm an ninh quốc gia.
Thượng tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự phiên khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 68
Thủ tướng cũng yêu cầu lực lượng Công an tiếp tục phát huy chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo các biện pháp chống “diễn biến hòa bình”, góp phần ổn định, phát triển đất nước. Đối với nước ta, cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng. Trong giai đoạn hiện nay, cần quan tâm vấn đề “tự diễn biến”, nâng cao nhận thức, giác ngộ, phẩm chất đạo đức cách mạng, tăng cường niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng duyệt đội danh dự CAND Việt Nam
Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung quan trọng trong bảo đảm an ninh, chủ quyền biển đảo và đánh giá cao vai trò của lực lượng CAND trong việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các quyết sách thích hợp. Về giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, Thủ tướng cho rằng, những kết quả đạt được trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm, điều tra, khám phá án của lực lượng Công an là tích cực.  Chia sẻ vấn đề này, Thủ tướng nêu rõ, lực lượng Công an phải đương đầu nhiều thách thức, tội phạm chống người thi hành công vụ gia tăng, một số cán bộ, chiến sĩ hy sinh, bị thương khi làm nhiệm vụ. “Tôi đánh giá cao, biểu dương những thành quả lực lượng CAND đạt được, chia sẻ tới cán bộ, chiến sĩ bị thương và thân nhân gia đình cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ” – Thủ tướng xúc động bày tỏ.
Trường Sa (Nguyen Tan Dung)

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

'Thanh niên phải có lòng tự hào dân tộc cao độ'

"Yêu cầu quan trọng nhất là các bạn phải có hoài bão lớn, có ý chí và bản lĩnh với lòng yêu nước và tự hào dân tộc cao độ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi đối thoại với thanh niên, sáng nay.


Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đối thoại với các đại biểu Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi đối thoại với thanh niên. Ảnh: Chinhphu.vn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi đối thoại với thanh niên. Ảnh: Chinhphu.vn

- Đại biểu Đào Xuân Yên (Thanh Hóa): Đào tạo đại học còn tương đối tràn lan, chưa thực sự gắn kết với nhu cầu xã hội, sinh viên gặp khó khăn khi xin việc, tạo điều kiện cho những tiêu cực khi tuyển dụng cán bộ, công chức. Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về vấn đề này?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đây là một vấn đề lớn, khó, cũng đang đặt ra với cả xã hội. Trước hết, tôi xin khẳng định, nền kinh tế đang thiếu cả thầy cả thợ chứ không phải thừa thầy thiếu thợ. Dân số cả nước hiện là 88 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 60 triệu, chiếm 66% dân số. Đất nước đang trong giai đoạn dân số vàng, tức là 2 người trong độ tuổi lao động gánh 1 người phụ thuộc, bắt đầu từ năm 2007, dự báo kéo dài 30 - 35 năm.

Trong số 60 triệu người đó, đến 2012 số lao động qua đào tạo các cấp là mới chiếm 46%. Nhưng trong số 46%, có 8% từ đại học trở lên, trong khi các nước phát triển triển hầu hết là những người lao động trong độ tuổi đều được đào tạo, đào tạo lại, và trong số lao động được đào tạo thì tỷ lệ từ đại học trở lệ khá cao, như Malaysia là 20,1%, Thái Lan 14,2%, Hàn Quốc 33,6%. Mặt khác, nếu tính số sinh viên trên 1 vạn dân thì năm 2011 Việt Nam mới có 250 sinh viên từ cao đẳng trở lên, trong khi tỷ lệ của Thái Lan từ năm 2005 là 374, Hàn Quốc 674, Nhật Bản 316, Pháp 359, Anh 380, Úc 504, Hungary 432, Chile 407...

Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: ĐH và trên ĐH là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và CNKT là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1 - 4 - 10. Tôi muốn nói, Việt Nam đang thiếu cả thày, cả thợ, cơ cấu chưa hợp lý. Do đó, Chính phủ ban hành chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020, dạy nghề đến 2020, chiến lược và quy hoạch phát riển nguồn nhân lực. Mới đây, Hội nghị Trung ương có kết luận chỉ đạo về vấn đề này, với tinh thần làm sao nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhanh bền vững các loại hình đào tạo.

Chúng tôi đặt ra quyết tâm, mục tiêu là không để bạn nào, em nào thi đỗ cao đẳng, đại học bỏ học, không có tiền đóng học phí. Chúng ta đang rất cần đội ngũ này nhưng mặt khác cũng đang rất cần công nhân, kỹ thuật viên lành nghề. Vậy thì, những bạn, những em chưa đủ điều kiện vào ngay CĐ, ĐH, con đường học trung cấp, học nghề cũng rất tốt. Rất nhiều cán bộ quản lý giỏi, doanh nhân giỏi thành đạt, nhiều nhà văn hóa, khoa học, tướng lĩnh cũng trưởng thành từ con đường vừa học vừa làm, học trong thực tiễn công tác, học liên thông, tại chức...

Vấn đề đặt ra là phải học thật, tài năng thật, năng lực thật. Tôi muốn chia sẻ điều nữa là dù con đường nào thì sự thành đạt, thành công của mỗi bạn trẻ thì nhân tố quyết định là phải có hoài bão, ý chí, bản lĩnh, quyết tâm và sống có nghĩa tình, trách nhiệm với bản thân, gia đình, dân tộc.

Các đoàn viên, thanh niên tại buổi đối thoại. Ảnh: Chinhphu.vn
Các đoàn viên, thanh niên tại buổi đối thoại. Ảnh: Chinhphu.vn

- PGS TS Bùi Thế Duy, Phó giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam: Là lưu học sinh về trong nước làm việc, tôi muốn quan tâm đến việc kêu gọi bạn bè, học sinh của mình về nước cống hiến. Ngoài trở ngại về chế độ thu nhập còn khó khăn, lưu học sinh còn lo ngại về nước có được trọng dụng để giao việc hay chỉ "để trưng bày, cất vào ngăn tủ". Xin Thủ tướng chia sẻ với thanh niên về vấn đề này?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này. Đất nước đang cần đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, cần cả thầy, cả thợ có trình độ, kiến thức, kỹ năng thực sự. Chúng ta vừa tập trung sức để phát triển giáo dục đào tạo các cấp học, vừa nâng cao chất lượng, tăng quy mô hợp lý để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.

Trong khi đó, Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm đến hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập ở nước ngoài, trong đó có khoảng 100.000 học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh. Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích để đồng bào đang định cư ở nước ngoài, thanh niên đang học tập ở nước ngoài về góp phần xây dựng đất nước.

Trong thực tế, có những điều kiện vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của một số trí thức được đào tạo cao, sâu, ở một số chuyên ngành. Đây là điều kiện mà Chính phủ đã thấy, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mọi người, đặc biệt là những trí thức sau khi học tập ở nước ngoài về nước làm việc, vừa cho bản thân, cho gia đình mình vừa đóng góp cho đất nước. Chính phủ đang rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách.

Nhưng mặt khác, tôi cũng mong rằng mọi công dân, đồng bào, sinh viên đang học tập ở nước ngoài cũng chia sẻ với đất nước, với Tổ quốc mình. Tuy đã đạt được những thành tựu to lớn, vượt qua tình trạng kém phát triển, đứng vào nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh, khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội. Rất mong các bạn hiểu, chia sẻ khó khăn của đất nước để góp phần xây dựng, phát triển Tổ quốc.

- Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn: Thủ tướng đã cho phép Đoàn Thanh niên xây dựng 10 Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên, tổng số nguồn vốn ngân sách đầu tư là 733 tỷ đồng. Hiện, việc triển khai đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên năm 2015 rất khó hoàn thành xây dựng 10 Trung tâm này. Xin Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việc xây dựng các trung tâm, tôi đã làm việc với Trung ương Đoàn, và hoan nghênh phần việc này. Chính phủ đã đồng ý, kế hoạch đã phê duyệt, kinh phí đã bố trí nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, kinh phí chưa được bố trí kịp tiến độ. Tôi sẽ quan tâm, kiểm tra đôn đốc, bố trí đủ ngân sách xây dựng theo kế hoạch đã được duyệt. Rất mong Trung ương Đoàn quản lý, hoạt động tốt, hướng nghiệp tạo việc làm cho thanh niên.

Khi làm việc, tôi đã đề nghị trong hướng nghiệp và dạy nghề, Đoàn nên tập trung vào nội dung hướng nghiệp và giới thiệu việc làm. Vấn đề dạy nghề, nên ở mức phù hợp với điều kiện của Đoàn. Các trường dạy nghề đã được Chính phủ giao cho Bộ Lao động Thương binh Xã hội và một số bộ, ngành khác tổ chức, đồng thời khuyến khích xã hội hóa. Vì vậy, nội dung quan trọng nhất, Đoàn nên hình thành các trung tâm tư vấn, hướng nghiệp và tạo việc làm. Điều đó rất thiết thực.

Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng hoa Thủ tướng. Ảnh: Tiền Phong.
Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng hoa Thủ tướng. Ảnh: Tiền Phong.

- Đại biểu Nguyễn Thị Ngà, Bí thư Thành đoàn Hà Nội: Thủ tướng gửi gắm thông điệp gì với tuổi trẻ cả nước trước thềm nhiệm kỳ Trung ương Đoàn mới?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Qua theo dõi tình hình chung của đất nước, của thanh niên và qua Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần này, tôi thật sự tự hào và vui mừng nhận thấy thanh niên ngày nay có nhận thức tốt, có kiến thức, bản lĩnh và nhiều suy nghĩ sâu sắc về các vấn đề của đất nước, dân tộc, quốc tế và thời đại. Những vấn đề các bạn đưa ra không chỉ là nguyện vọng mong muốn chính đáng, những băn khoăn, trăn trở, mà còn là những ý tưởng, gợi mở rất đáng quan tâm để chúng tôi cân nhắc trong quá trình lãnh đạo, điều hành kinh tế - xã hội của đất nước. Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xây dựng của các bạn thanh niên, của thế hệ trẻ chúng ta.

Trước hết, nói về niềm tin và lý tưởng của thanh niên. Chúng ta khẳng định rằng, đại bộ phận thanh niên ngày nay có mục tiêu, lý tưởng đúng đắn và có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng của Tổ quốc, dân tộc và tin tưởng vào sự lãnh đạo quản lý của Đảng, Nhà nước. Đảng, Nhà nước và cả dân tộc luôn tin cậy ở thanh niên và thanh niên luôn gắn bó với Đảng, Nhà nước và dân tộc. Mối quan hệ gắn bó mật thiết máu thịt này đã trở thành truyền thống tốt đẹp và đã được thử thách qua thời gian, năm tháng, qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên và tuổi trẻ cả nước cần nỗ lực phấn đấu đưa khẩu hiệu hành động của Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần này vào cuộc sống đó là: Xây hoài bão lớn, rèn đức luyện tài, đoàn kết sáng tạo, xung kích đồng hành xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phải thực hiện thật tốt cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác", tích cực, nghiêm túc tự giáo dục, tự rèn luyện mình với tinh thần "xây" cái hay, cái đẹp để có thói quen tốt, thói quen đẹp; "chống" thói hư, tật xấu, để cái hư, cái xấu mất dần để cùng cả dân tộc ta xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.

Thứ hai, về chăm lo việc học tập, phát huy sáng tạo và chăm sóc, phát huy tài năng trẻ. Phải khẳng định rằng, trong thời đại ngày nay và đối với nước ta, khoa học công nghệ là chìa khóa để hội nhập và phát triển nhanh, bền vững. Chúng ta quyết tâm thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong quá trình đó, vai trò, vị trí và đóng góp của thanh niên rất to lớn, rất quyết định.

Đảng và Nhà nước luôn xác định và nhất quán thực hiện chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, Chính phủ sẽ tiếp tục cụ thể hoá hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và khuyến khích các hoạt động sáng tạo, có chính sách hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo, trọng dụng “hiền tài” cho sự nghiệp phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thanh thiếu niên cần nhận thức rõ chủ trương đặc biệt quan trọng này trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải luôn là mũi nhọn xung kích tiến quân vào khoa học, công nghệ, phấn đấu học tập, nghiên cứu khoa học một cách chuyên cần, chú trọng đổi mới phương pháp, tận dụng thành tựu của những người đi trước và tích cực tham gia phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, và Đoàn cũng phải là chỗ dựa thực sự cho các hoạt động sáng tạo, là “vườn ươm” các mầm non sáng tạo.

Thứ ba, về nghề nghiệp, việc làm của thanh niên. Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ năng động, sáng tạo nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, một bộ phận không nhỏ thiếu việc làm và việc làm không ổn định, thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Tôi đề nghị Trung ương Đoàn chủ động sâu sát với thanh niên tìm hiểu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những khó khăn trở ngại của thanh niên, những bất cập trong của cơ chế chính sách, phối hợp với các cơ quan liên quan kiến nghị các giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, trong đó chú trọng tạo nhiều việc làm ở nông thôn để thanh niên vượt khó, làm giàu ngay trên mảnh đất mình sinh ra với trình độ tư duy, trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao.

Đảng, Nhà nước khẳng định thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, tạo cho mọi người bình đẳng về cơ hội được học tập, đào tạo nghề, tạo việc làm, đặc biệt là tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên chúng ta nỗ lực tìm kiếm và có được việc làm thích hợp. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên cần tham gia tích cực thông qua hệ thống dạy nghề và dịch vụ việc làm cho thanh niên, chú trọng khâu tuyên truyền, hướng nghiệp, vận động thanh niên đến với những ngành nghề phù hợp với bản thân, với điều kiện địa phương và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong từng lĩnh vực của nền kinh tế đất nước.

Đối với mỗi thanh niên, tôi mong muốn các bạn tham gia với trách nhiệm cao nhất trong việc học tập văn hóa, học nghề và nỗ lực lập nghiệp cho chính bản thân mình để mỗi thanh niên phải thực sự giỏi ít nhất một nghề hoặc một lĩnh vực, đó cũng là trực tiếp tham gia phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia ở tất cả các cấp độ (sản phẩm, ngành, quốc gia), phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, thông qua đó cải thiện cuộc sống của bản thân mình, gia đình mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Thứ tư, về đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của thanh niên. Đây đang là vấn đề thời sự, là nhu cầu chính đáng của thế hệ trẻ. Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa - thể thao, vui chơi giải trí cho xã hội nói chung và thanh niên nói riêng; tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa; đang chỉ đạo triển khai nghiên cứu, bố trí ngân sách để tiếp tục xây dựng các Trung tâm huấn luyện kỹ năng, Trung tâm dã ngoại, các Nhà thiếu nhi, Nhà văn hóa dành cho thanh thiếu niên.

Đoàn Thanh niên và các tổ chức thanh niên cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò trong việc xã hội hóa xây dựng và tổ chức các thiết chế văn hóa, thể thao dành cho thanh thiếu niên; làm nòng cốt trong tổ chức các phong trào, chương trình văn hóa văn nghệ... lành mạnh để phục vụ nhu cầu giải trí ngày càng cao của giới trẻ.

Thứ năm, về tham gia phát triển kinh tế - xã hội của thanh niên. Qua 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được thành tự to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nước ta đã đạt mức tăng trưởng khá cao trong suốt cả thời kỳ (bình quân khoảng 7% năm); đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, đứng vào hàng các nước đang phát triển có thu nhập trung bình (GDP năm 2012 đạt 1.600 USD). Nước ta cũng đã hoàn thành trước thời hạn hầu hết các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đề ra cho năm 2015; ngày càng chủ động, tích cực hội nhập đời sống kinh tế xã hội của thế giới; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Trong thành tựu chung này có phần đóng góp to lớn của thanh niên.

Tôi rất vui mừng thấy thanh niên đã trình bày những ý kiến, nhận thức riêng của mình đầy tâm huyết về những nội dung, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Tổ quốc và tự xác định nguyện vọng và trách nhiệm tham gia, đóng góp trực tiếp vào quá trình này. Chính phủ rất trân trọng trước những ý tưởng, hiến kế của các bạn thanh niên, trí thức trẻ, sinh viên. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặt đúng vị trí vai trò của lực lượng thanh niên. Tôi mong các bạn tiếp tục phát huy cao độ truyền thống của các thế hệ trước đây, luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng và thi đua yêu nước; đó cũng là cách thiết thực nhất để đóng góp sức lực và trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ sáu, về những yêu cầu đặt ra đối với thanh niên trong quá trình hội nhập và phát triển. Ngoài những điều cụ thể đã nêu trên, tôi nghĩ rằng, yêu cầu quan trọng nhất là các bạn phải có hoài bão lớn, có kiến thức và kỹ năng tốt, có ý chí và bản lĩnh với lòng yêu nước và tự hào dân tộc cao độ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước, dù ở lĩnh vực, nhiệm vụ, công việc gì hãy phấn đấu làm tốt nhất, với sáng kiến và nỗ lực cao nhất để phấn đấu trở thành những cán bộ quản lý trẻ giỏi, công chức trẻ giỏi, nhà khoa học và nhà văn hóa trẻ giỏi, doanh nhân trẻ giỏi, chiến sỹ trẻ giỏi... tất cả vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ bảy, nhiệm vụ của đất nước trong năm 2013 cũng như những năm tới rất nặng nề. Rất mong các bạn đoàn viên, thanh niên, tổ chức Đoàn Thanh niên cùng chia sẻ, cùng đồng hành với Chính phủ và chính quyền các cấp, xung kích đi đầu tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện có kết quả tái cấu trúc nền kinh tế nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cải thiện tốt hơn đời sống mọi người dân; tăng cường quốc phòng an ninh, bảo đảm ổn định chính trị xã hội, độc lập chủ quyền quốc gia và sự phát triển bền vững của đất nước.

Về phần mình, Chính phủ luôn nhận rõ trọng trách trước đất nước, trước dân tộc và trước thế hệ trẻ, Chính phủ sẽ làm hết sức mình cùng toàn Đảng, toàn dân chăm lo để thế hệ trẻ, thanh niên được phát triển toàn diện hơn, được học tập đào tạo tốt hơn, vui chơi giải trí lành mạnh hơn, để có việc làm và thu nhập tốt hơn, để có môi trường sống ngày càng văn minh tiến bộ công bằng, để thế hệ trẻ mãi mãi sống trong độc lập, tự do, bình yên, hạnh phúc.

Nguyễn Hưng ghi