Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

10 vũ khí gây chú ý nhất 2011

Trong một năm đầy ắp các sự kiện quân sự, thế giới được chứng kiến các màn ra mắt của những loại vũ khí mới cùng sự khẳng định của những khí tài đã có tên tuổi từ lâu.


Tàu sân bay Shi Lang của Trung Quốc thu hút sự chú ý của thế giới trong suốt năm qua, ngay cả trước khi quân đội nước này thừa nhận sự tồn tại của hàng không mẫu hạm thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov. Quân đội Trung Quốc mua lại vỏ tàu sân bay này từ Ukraina vào năm 1998, rồi sau đó tiến hành quá trình làm mới để biến nó thành hàng không mẫu hạm đầu tiên. Tàu Shilang chạy thử lần đầu vào tháng 8 năm nay.

Bất chấp sự e ngại của nhiều nước trước mục đích sử dụng tàu sân bay Shi Lang, Trung Quốc khẳng định sẽ dùng hàng không mẫu hạm này để nghiên cứu và huấn luyện. Ảnh: Xinhua

Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 mang tên J-20 cũng là một trong những vũ khí được Trung Quốc tích cực thử nghiệm trong năm nay. J-20 (Tiêm 20) đã liên tục trải qua khoảng gần 30 lần bay thử tại thủ phủ Thành Đô của tỉnh miền tây nam Tứ Xuyên. Nó cất cánh lần đầu tiên vào tháng 1, đúng thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates đến thăm Trung Quốc.

Trong các cuộc bay thử, J-20 chưa được trang bị một loại vũ khí nào. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng ở loại máy bay được so sánh với F-22 Raptor của Mỹ và Sukhoi SU-50 Firefox của Nga. Ảnh: FlyBNB



Máy bay không người lái Predator của Mỹ tham gia vào nhiều chiến dịch trong năm nay. Nó được sử dụng để truy kích các phiến quân ở khu vực biên giới Afghanistan - Pakistan, đồng thời cũng được điều động tham gia nhiệm vụ hỗ trợ trong chiến dịch không kích các mục tiêu ở Libya.

Những cuộc tìm diệt của Predator trên lãnh thổ Pakistan đã khiến quan hệ giữa Mỹ và quốc gia Nam Á trở nên căng thẳng, với đỉnh điểm là việc Washington tuyên bố ngừng viện trợ quân sự cho quốc gia vốn có quan hệ đồng minh thân thiết. Ảnh: AFP


Chiến đấu cơ Rafale
Chiến đấu cơ Rafale của Pháp là một trong những vũ khí chủ lực trong chiến dịch không kích của NATO nhằm vào các mục tiêu quân sự của chế độ Moammar Gadhafi. Vai trò của Rafale đặc biệt nổi bật sau khi Mỹ trao lại quyền chỉ huy chiến dịch cho NATO.Chính những đợt không kích của những chiếc Rafale cùng nhiều máy bay khác của liên quân NATO đã góp phần vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của lực lượng trung thành với Gadhafi, giúp binh sĩ nổi dậy ở Libya dần chiếm thế thượng phong trong cuộc nội chiến. Ảnh: Outlookindia
Các

Các máy bay F-16 của Mỹ cũng là một đề tài nóng bỏng trong năm 2011. Trước sức ép của Trung Quốc, Mỹ đã không cung cấp những chiếc F-16 C/D cho Đài Loan, nhưng lại thông qua thương vụ bán vũ khí cho hòn đảo này, bao gồm việc nâng cấp 145 chiến đấu cơ F-16 A/B mà đảo này hiện có.

Bất chấp việc quan chức quân sự và lãnh đạo cấp cao hai nước liên tục thăm viếng lẫn nhau kể từ đầu năm, Trung Quốc vẫn đưa ra cảnh báo nguy cơ rạn nứt các quan hệ ngoại giao và quân sự nếu Mỹ tiếp tục có những thương vụ vũ khí với Đài Loan. Ảnh: Defenseindustrydaily



Trong điệp vụ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hồi đầu tháng 5, một chiếc trực thăng tàng hình của biệt kích Mỹ đã gặp nạn và rơi xuống gần khu nhà của cựu trùm mạng Al-Qaeda tại thị trấn Abbottabad, Pakistan. Trước khi rút đi, biệt kích Mỹ đã cho nổ chiếc trực thăng để đảm bảo bí mật quân sự.

Tuy nhiên, những mảnh vỡ của chiếc trực thăng, được cho là loại UH-60 Black Hawk đang trong quá trình thử nghiệm bí mật, còn vương lại hiện trường đã trở thành một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Có tin cho rằng Trung Quốc đã tiếp cận để tìm hiểu bí mật công nghệ trực thăng tàng hình của Mỹ, nhưng Trung Quốc bác bỏ thông tin này. Mỹ gây sức ép đòi Pakistan trả lại các mảnh vỡ, nhưng rạn nứt quan hệ giữa hai nước sau vụ tiêu diệt Bin Laden khiến việc này bị chậm trễ.

Mọi chuyện chỉ kết thúc khi cuối cùng những mảnh vỡ của chiếc trực thăng này được Pakistan đồng ý giao lại cho Mỹ. Ảnh: EPA


Các tên lửa hành trình Tomahawk

Các tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và Anh góp phần tạo nên những cú đánh tiêu diệt hệ thống phòng không của chế độ cũ ở Libya, mở đường cho chiến dịch không kích của liên quân NATO sau đó diễn ra thuận lợi.

Mỗi quả tên lửa Tomahawk có giá cả triệu USD, vì thế chi phí khi sử dụng loại vũ khí tối tân này rất tốn kém. Chiến phí mà Anh và Mỹ phải gánh trong những ngày đầu chiến dịch tấn công Libya chủ yếu đến từ những quả Tomahawk được bắn đi từ các tàu sân bay. Ảnh: US Navy



Tên lửa diệt tàu sân bay Dongfeng (Đông Phương) DF-21D là một trong số những vũ khí đáng chú ý nhất của Trung Quốc trong vài năm qua. Đây là loại tên lửa đầu tiên được đặt trên bờ nhưng có thể vươn tới các hàng không mẫu hạm ngoài khơi xa và chính điều này khiến các nhà phân tích quân sự của Mỹ lo ngại.

Chương trình chế tạo DF-21D được khởi động từ những năm 60 thế kỷ trước. Mỹ ước tính Trung Quốc hiện có từ 60 tới 80 tên lửa loại này, kèm theo 60 giàn phóng tự hành đạt tầm bắn lên tới 1.500 km. Ảnh: AP



Tên lửa xuyên lục địa Bulava của Nga trong một lần được bắn thử từ tàu ngầm Yury Dolgoruky tại biển Bạch Hải. Đây là loại tên lửa đạt tầm bắn tới 8.000 km và là một trong những vũ khí chiến lược của Nga trong thế kỷ này.

Quân đội Nga liên tục bắn thử tên lửa Bulava trong năm nay, và có cả thành công lẫn thất bại. Bulava (Cây chùy) được cho là sẽ thay thế các loại tên lửa từ thời Xô viết mà quân đội Nga đang không sử dụng, do "tuổi tác" của các tên lửa này cũng như theo các thỏa thuận với Mỹ. Ảnh: RIA Novosti


Những chiếc xe bán tải hiệu Toyota được lắp thêm các dàn phóng tên lửa UB-32 do Nga sản xuất. Đây là một trong số những vũ khí quen thuộc của quân nổi dậy ở Libya trong cuộc chiến với lực lượng trung thành của đại tá Gadhafi. Hình ảnh những chiếc xe bán tải với dàn tên lửa UB-32 trở nên rất quen thuộc trong suốt cuộc nội chiến ở Libya. Ảnh: AP

Trân Châu Cảng 70 năm nhìn lại một quá khứ

Hôm 7.12, Mỹ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 cuộc tấn công Trân Châu Cảng bằng cách treo cờ rủ và cử hành phút mặc niệm vào thời khắc cuộc tấn công thay đổi lịch sử khai diễn.

Các buổi lễ được lên kế hoạch cử hành từ Trân Châu Cảng ở Hawaii đến thủ đô Washington tại bờ Đông nước Mỹ nhằm tưởng niệm 2.400 người Mỹ thiệt mạng vào ngày 7.12.1941, khi Nhật Bản phát động cuộc tấn công bất ngờ vào Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Hãy cùng Tập Viết Báo đi ngược dòng lịch sử vỡi những tấm ảnh màu trắng đen thể hiện chân thật hình ảnh một cuộc chiến...



White House reporters listen to the radio in the White House press room as Japan declared war on the U.S., Dec. 7, 1941. (AP Photo)


































Japanese pilots get instructions aboard an aircraft carrier before the attack on Pearl Harbor, May 4, 1943, in this scene from a Japanese newsreel. It was obtained by the U.S. War Department and released to U.S. newsreels. (AP Photo)

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sằn sàng xung đột vũ trang trên biển

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hôm qua đã yêu cầu hải quân nước này đẩy mạnh hiện đại hoá và chuẩn bị sẵn sàng cho chiến đấu để đóng góp nhiều hơn nữa nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong cuộc gặp với các quan chức quân đội ngày 6/12


Tuyên bố trên được đưa ra khi ông Hồ Cẩm Đào tham dự một hội nghị của Quân uỷ Trung ương tại Bắc Kinh bàn về tăng cường vũ trang và phát triển hải quân.
Hải quân cần “đẩy mạnh chuyển biến và hiện đại hoá một cách vững chắc và tăng cường chuẩn bị cho chiến đấu để đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia”, Chủ tịch Trung Quốc nói.

“Công việc của chúng ta phải xoay quanh trọng tâm chính là phòng thủ quốc gia và xây dựng quân sự”, ông Hồ Cẩm Đào nói thêm.

Những bình luận của ông Hồ Cẩm Đào, được đăng tải trong một tuyên bố trên trang web chính phủ, diễn ra giữa lúc Mỹ và các quốc gia láng giềng của Bắc Kinh bày tỏ lo ngại về tham vọng hải quân của Trung Quốc, đặc biệt là tại Biển Đông.

Vài quốc gia châu Á đã tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, trong khi Trung Quốc gần như toàn bộ vùng biển này, vốn chiếm 1/3 giao thông đường thuỷ của thế giới.

Việt Nam và Philippines đã cáo buộc Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng tại đây.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã giảm nhẹ bài phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào, nói rằng Bắc Kinh có quyền phát triển quân đội, mặc dù nước này cần phải minh bạch.

“Họ có quyền phát triển quân đội và để lên kế hoạch, giống như chúng ta vẫn làm”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little cho biết, nhưng nói thêm rằng, “Chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc minh bạch và đó là một phần của mối quan hệ mà chúng tôi đang tiếp tục xây dựng với quân đội Trung Quốc”.

Bình luận của Hồ Cẩm Đào cũng diễn ra trong bối cảnh một chiến dịch của Mỹ nhằm khẳng định mình với tư cách là cường quốc Thái Bình Dương.

Vài quan chức hàng đầu của Mỹ đã tới châu Á trong thời gian gần đây, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Vào hôm nay, Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Michelle Flournoy dự kiến sẽ có cuộc gặp với những người đồng cấp Trung Quốc tại Bắc Kinh để thảo luận về hợp tác quân sự.

An Bình
Theo AFP

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh được thăng quân hàm Thượng tướng

Chiều 5-12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chủ trì buổi lễ và trao quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng và Đô đốc cho 9 cán bộ cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân. Tham dự buổi lễ có Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan Trung ương; lãnh đạo các quân khu, quân chủng, các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.


9 đồng chí cán bộ cấp cao có vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định thăng quân hàm Thượng tướng và Đô đốc lần này gồm: Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Lê Hữu Đức, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng 9 đồng chí cán bộ cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân vinh dự được thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng và Đô đốc lần này. Chủ tịch nước cho rằng: Đây không chỉ là vinh dự, niềm tự hào của từng cá nhân, mà còn là vinh dự, niềm vui chung của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Việc Đảng, Nhà nước thăng quân hàm cấp Thượng tướng và Đô đốc lần này còn là sự ghi nhận những nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân; đồng thời là sự ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn của LLVT nhân dân nhân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với LLVT cách mạng do Đảng và Bác Hồ sáng lập và rèn luyện.


Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn, mỗi cán bộ được thăng quân hàm Thượng tướng và Đô đốc lần này tiếp tục phấn đấu, nỗ lực học tập, rèn luyện, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trên cương vị được giao, đồng thời tích cực, chủ động, nhạy bén tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an những chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết đại hội các cấp, xây dựng nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thay mặt 9 đồng chí cán bộ cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân có vinh dự được thăng quân hàm Thượng tướng và Đô đốc lần này, Thượng tướng Trần Đại Quang và Thượng tướng Ngô Xuân Lịch phát biểu, thể hiện sự biết ơn Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để từng đồng chí phấn đấu, tu dưỡng và trưởng thành; cám ơn cán bộ, chiến sĩ toàn quân và toàn lực lượng Công an nhân dân thường xuyên quan tâm, theo dõi, ủng hộ, giúp đỡ để mỗi đồng chí cán bộ ngày càng trưởng thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hai đồng chí xin hứa với Đảng, Nhà nước, cán bộ, chiến sĩ LLVT và nhân dân nguyện đem hết sức lực và trí tuệ đóng góp xứng đáng với sự tin yêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng, cùng với tập thể Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới…