Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Thủ tướng với Quân đội Nhân dân Việt Nam


Với vai trò người đứng đầu Chính phủ, trong nhiều năm qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc nền an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ và hiện đại. Không chỉ bằng lời nói, mà Thủ tướng còn thể hiện nhiều hành động cụ thể để củng cố và phát triển nền an ninh quốc phòng nước nhà.
Điển hình là trong chuyến thăm Nga tháng 12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký thỏa thuận mua tàu ngầm hiện đại nhất, máy bay và các trang thiết bị quốc phòng với Nga. Việc mua tàu ngầm sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực giám sát các hoạt động của tàu thuyền bán quân sự nước ngoài và các tàu hải quân ở vùng biển ngoài khơi miền duyên hải Việt Nam cùng vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Vladimir Putin ký bản ghi nhớ về kết quả các cuộc hội đàm.
Ngoài ra,  tàu ngầm lớp Kilo sẽ tạo phương tiện răn đe chống lại những âm mưu đánh chiếm nhanh hòn đảo hoặc bãi đá của Việt Nam ở Biển Đông. Đáng chú ý, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh “dù Việt Nam không đánh ai nhưng biển nước ta rộng thì phải bảo vệ”.
Tàu ngầm Kilo của Nga DR
Tàu ngầm Kilo của Nga DR
Đồng thời, Thủ tướng cũng thường xuyên đi thị sát cũng các binh đoàn chiến đấu trên cả ba phương diện hải quân, không quân, phòng không.
Về Hải quân: Thủ tướng đã chỉ đạo phát triển mạnh hệ thống tàu ngầm, tàu nổi và đến thị sát việc phát triển tàu chiến tại Công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Về Không quân: Để đủ sức răn đe và bảo vệ vùng trời tổ quốc, Thủ tướng đã trực tiếp thị sát một trong những lực lượng không quân xương sống của quân đội ta tại Trung đoàn Không quân 940 thuộc Sư đoàn 372 (Quân chủng Phòng không – Không quân)
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chiến sĩ Trung đoàn 940, Sư đoàn 372
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chiến sĩ Trung đoàn 940, Sư đoàn 372
Về Phòng không: Mới đây nhất Thủ tướng đã thị sát khả năng sẵn sàng chiến đấu của Đoàn tên lửa phòng không 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không – Không quân
Thủ tướng thăm tổ hợp tên lửa tối tân S-300.
Thủ tướng thăm tổ hợp tên lửa tối tân S-300.
Trong các lần thị sát Thủ tướng đều nhấn mạnh việc Đảng, Nhà nước hết sức cố gắng trang bị cho quân đội đi thẳng vào hiện đại phù hợp với khả năng của đất nước. Đồng thời, khẳng định, Chính phủ đã và đang hết sức cố gắng bảo đảm công tác hậu cần, chế độ lương để cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ yên tâm công tác, phục vụ lâu dài trong quân đội.
Bạch Dương

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

TT Nguyễn Tấn Dũng: Thống đốc phải chịu trách nhiệm về lạm phát


Kiểm soát lạm phát và xử lý nợ xấu là hai trọng trách lớn của năm 2013 mà Thủ tướng giao phó cho ngành ngân hàng tại hội nghị tổng kết sáng nay.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2013 diễn ra tại Hà Nội sáng 9/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thắn giao trọng trách kiểm soát lạm phát vào đôi vai của vị tư lệnh ngành ngân hàng – Thống đốc Nguyễn Văn Bình. “Trước hết, Thống đốc phải chịu trách nhiệm với Chính phủ về lạm phát. Là thành viên Chính phủ thì phải làm sao điều hành lạm phát thấp mà tăng trưởng cao. Đây không phải là đòi hỏi duy ý chí nhưng là mục tiêu kép. Kiểm soát lạm phát tốt nhưng nếu tăng trưởng dưới 5% thì thất nghiệp”, Thủ tướng nói với Thống đốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Về mục tiêu trong năm 2013, Thủ tướng nhấn mạnh sẽ cùng đồng thuận lấy mục tiêu chung của đất nước là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để phấn đấu. Riêng về vai trò của Ngân hàng Nhà nước và các mục tiêu cụ thể, Thủ tướng yêu cầu phải điều hành chính sách tiền tệ để lạm phát năm 2013 phải thấp hơn 6,8% của năm 2012, tỷ giá tiếp tục ổn định và quản lý thị trường vàng tốt như đối với thị trường ngoại tệ.
Nhiệm vụ khác Thủ tướng giao phó cho Ngân hàng Nhà nước là thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý, đúng địa chỉ. Theo đó, các ngân hàng cần chia sẻ tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp bằng cách phân tích những đơn vị khó khăn tạm thời cần cho vay, hạ lãi suất, khoanh nợ, dùng dự phòng rủi ro để giảm lãi suất. Nói với toàn ngành ngân hàng, Thủ tướng cho biết: “Có những doanh nghiệp chỉ dừng cho vay là họ đổ vỡ ngay, trong khi nếu tiếp tục cho vay họ phát triển tốt. Đây là trách nhiệm với nền kinh tế, đất nước và với chính ngân hàng. Giờ trăm sự nhờ vốn, mà vốn vẫn chủ yếu nhờ ngân hàng”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho ngành ngân hàng trong năm 2013 là xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại ngành. “Tôi nghe Thống đốc báo cáo thì thấy rằng trăm sự cũng nhờ ngân hàng. “Cái chính là các đồng chí phải tự xử lý. Chủ yếu là các ngân hàng thôi chứ không có ngân sách để xử lý nợ xấu”, Thủ tướng chia sẻ.
Nhìn lại cả năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận, dù chưa lường hết những khó khăn nhưng ngành ngân hàng đã làm được những thành tựu quan trọng. Ngành ngân hàng đã làm tốt chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Trung ương, chức năng thành viên của Chính phủ để điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ. Qua đó, mới đóng góp ổn định lạm phát, tỷ giá, giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, điều hành chính sách tiền tệ như trong năm 2012 đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Một trong những thành công theo đánh giá của ông là việc đưa lạm phát từ 19% năm 2011 về còn 6,8% trong năm nay. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, điểm quan trọng là năm 2012 đã tạo ra được thế kiểm soát lạm phát một cách bài bản, làm cơ sở cho năm 2013 tiếp tục duy trì. “Những năm trước có kiểm soát nhưng độ vững chắc chưa cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái lạm phát. Nay các nhân tố gây tái lạm phát vẫn còn nhưng không đáng lo ngại. Do đó, mục tiêu 2013 kiểm soát lạm phát thấp hơn 2012 là có cơ sở, có căn cứ”, người đứng đầu Chính phủ cho biết.
Thủ tướng cũng cho rằng, ngoài lạm phát, đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng trong năm 2013 còn là việc kiểm soát tỷ giá. “Kinh tế vĩ mô khó khăn, nhưng vẫn giữ được tỷ giá, đây là công lao lớn của cả nền kinh tế nhưng vai trò ngân hàng rất quan trọng, từ đó mà lãi suất giảm mạnh, liên tục trong năm qua”, Thủ tướng khen ngợi.
Trách nhiệm kiểm soát lạm phát được Thủ tướng giao phó cho Thống đốc.
Trách nhiệm kiểm soát lạm phát được Thủ tướng giao phó cho Thống đốc.
Đánh giá về thị trường vàng, Thủ tướng cũng cho hay, dù vẫn còn một số việc cần làm nhưng bước đầu, ngành ngân hàng đã làm được yêu cầu đưa ra đó là không để thị trường vàng gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Theo ông, những tình trạng như trước đây, vàng tác động liên tục vào tỷ giá, lãi suất, cán cân xuất nhập, gây mất ổn định, làm giảm giá trị đồng tiền đã không còn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nêu hai yêu cầu khác về thị trường vàng cho ngành ngân hàng. Thứ nhất, cần đảm bảo nhu cầu cơ bản, hợp pháp của người dân về vàng. “Dân mua vàng thì đâu có thiệt hại gì. Phải làm sao quản lý nhưng lợi ích của của người dân, cộng đồng nói chung đảm bảo”, Thủ tướng nói.
Yêu cầu thứ ba theo Thủ tướng là quản lý vàng để từng bước vàng trở thành nguồn lực đất nước. “Không để nó mãi chôn một chỗ mà phải thành tiền đưa vào sản xuất kinh doanh”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
Tại hội nghị tổng kết năm nay, không nói nhiều về những việc chưa làm được của ngành ngân hàng như năm ngoái nhưng người đứng đầu Chính phủ lại tỏ ra buồn lòng về chuyện các ngân hàng vi phạm pháp luật. Nói về những sai phạm của ngành ngân hàng, Thủ tướng cho biết có tình trạng một số cổ đông chi phối, lập ra ngân hàng rồi coi là của mình và lập công ty con rút tiền ra. “Đó là vi phạm pháp luật, là lừa đảo. Làm ngân hàng phải lành mạnh, không được lấy tiền của người dân cho mình chi tiêu, đầu tư; tài sản thế chấp một đồng mà cho lên thành 10 đồng”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng giao Ngân hàng nhà nước xem xét và đưa ra quy định để quản lý tốt vấn đề sai phạm của các ngân hàng. “Chúng ta phải làm sao ngân hàng là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, không lặp lại tình trạng ngân hàng yếu kém, gây mất ổn định nền kinh tế”, Thủ tướng yêu cầu.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ ra thách thức của Việt Nam năm 2013


Việt Nam sẽ cố gắng thanh toán những vấn đề gây tác động tiêu cực với phát triển kinh doanh-kinh tế trong năm 2013, chẳng hạn như nguy cơ lạm phát và các khoản nợ xấu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ ra những thách thức cơ bản của Việt Nam trong năm 2013
Những vấn đề nội bộ bao gồm “nợ xấu, quản lý chưa đầy đủ của Chính phủ “và “cấu trúc kinh tế yếu kém”, như nêu trong Thông điệp đầu năm của Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo: “Đã quyết định sửa chữa khuyết điểm, vượt qua khó khăn, tiếp tục kiềm chế lạm phát và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tập trung phát triển bền vững”.