Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Phát ngôn mạnh bạo của ông Nguyễn Bá Thanh

Sáng 19/3, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã đối thoại với hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng TP.

Cuộc đối thoại xoáy sâu về trấn áp tội phạm, chấn chỉnh lực lượng CSGT. Riêng về phần lực lượng bộ đội biên phòng, ông Thanh yêu cầu phải tăng cường tuần tra các tuyến đường ven biển, phường ven biển. Đảm bảo trị an, chấn chỉnh tình trạng mất trật tự tại các cảng cá.

Đà Nẵng: CSGT nhận mãi lộ là "về vườn", Tin tức trong ngày, csgt nhan mai lo, chinh sach cua da nang, chu truong da nang, bi thu thanh uy da nang, nguyen ba thanh, canh sat giao thong, canh sat tieu cuc, tran ap toi pham, trang thiet bi canh sat, bao, tin hay, tin hot, tin tuc

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh

Không chấp nhận CSGT nhận hối lộ

Mở đầu cuộc đối thoại, đề cập đến cuộc chiến chống mãi lộ trong CSGT, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh các biện pháp đã và sẽ được thực hiện để giám sát nghiêm khắc lực lượng CSGT làm nhiệm vụ. Chẳng hạn việc luân chuyển CSGT tại bốn trạm CSGT tại cửa ô Hòa Phước, Hòa Hải, Hòa Nhơn và Kim Liên ba tháng một lần, lắp đặt camera và đưa xe vi phạm đến trước camera tại bốn trạm trên, bổ sung thêm 100 cán bộ, chiến sĩ cho CSGT, hỗ trợ cán bộ CSGT trực tiếp xuống đường 5 triệu đồng/người/tháng, hỗ trợ cho CSGT trực tiếp kiểm tra, xử lý vi phạm với mức tương ứng 10% số tiền xử phạt...

Bí thư Nguyễn Bá Thanh cũng nêu một số hiện tượng tiêu cực trong ngành như CSGT ăn chung chi của chủ xe, khi các chủ xe không chung chi thì bị hành cho ra bã… Đồng thời, ông đặc biệt nhấn mạnh: “Sau khi đã tăng tiền hỗ trợ và luân chuyển, nếu CSGT nào tiêu cực, nhận hối lộ, chung chi thì sẽ phải bị rút quân tịch, xử lý đảng và đưa ra khỏi lực lượng. Yêu cầu lãnh đạo chủ chốt quán triệt trong toàn lực lượng CSGT từ TP đến quận, huyện. Ai cũng phải thông chủ trương này”.

Đà Nẵng: CSGT nhận mãi lộ là "về vườn", Tin tức trong ngày, csgt nhan mai lo, chinh sach cua da nang, chu truong da nang, bi thu thanh uy da nang, nguyen ba thanh, canh sat giao thong, canh sat tieu cuc, tran ap toi pham, trang thiet bi canh sat, bao, tin hay, tin hot, tin tuc

CSGT Đà Nẵng sẽ nói không với nạn mãi lộ
CSGT Đà Nẵng sẽ nói không với nạn mãi lộ?

“Dân ới một tiếng là phải có mặt”

Về lực lượng cảnh sát trật tự (CSTT), ông Thanh yêu cầu: “CSTT phải hoạt động mạnh mẽ lên, phản ứng nhanh vào. CSTT là khi dân ới một tiếng phải có mặt ngay, chứ cứ để các vụ án xảy ra rồi mới tới thì quá chậm”.

Ông Thanh lưu ý phải củng cố hệ thống đường dây nóng và phải đưa đường dây nóng của HĐND TP vào hoạt động. Hiện tại hệ thống đường dây nóng này đang hoạt động 24/24 giờ và luôn có 10 người trực tiếp nhận thông tin từ người dân, du khách, doanh nghiệp gọi phản ánh.

Ông Thanh cho rằng ở Đà Nẵng hiện tượng tội phạm không ghê gớm như ở Hà Nội hay TP.HCM. “Bảo kê, trộm cắp, ma túy, đánh nhau… cũng chỉ có mấy đối tượng thôi. Vì vậy lực lượng công an phải nắm rõ, theo dõi băng nhóm nào mạnh, ai chỉ huy thì có thể xử lý nhanh thôi” - ông Thanh khẳng định và nhấn mạnh không thể chấp nhận được các cán bộ chưa làm mà cứ than thở, không làm mà cũng đòi cho ra kết quả tốt.

Trang bị xịn cho cảnh sát chống cướp

Theo ông Thanh, để tăng cường sức chiến đấu cho cảnh sát chống cướp giật, Công an TP cần tuyển một số thợ máy giỏi về chế roa, đôn nòng, làm côn và xi lanh để tăng tốc độ cho các loại xe máy của Công an TP nhằm dễ truy bắt đối tượng cướp giật. Đồng thời, phải tập luyện cho lực lượng này kỹ năng chạy xe để các anh em có trình độ chạy xe giỏi, có trang bị mũ bảo hiểm đặc biệt, công cụ hỗ trợ.

Đà Nẵng: CSGT nhận mãi lộ là "về vườn", Tin tức trong ngày, csgt nhan mai lo, chinh sach cua da nang, chu truong da nang, bi thu thanh uy da nang, nguyen ba thanh, canh sat giao thong, canh sat tieu cuc, tran ap toi pham, trang thiet bi canh sat, bao, tin hay, tin hot, tin tuc

Lực lượng chống cướp giật Công an TP Đà Nẵng
Lực lượng chống cướp giật Công an TP Đà Nẵng

Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu tăng cường thêm 20 chiến sĩ cho lực lượng cảnh sát chống cướp giật và yêu cầu lực lượng này phải tuần tra tại khu vực các KCN, tiệm vàng, ngân hàng, chợ đầu mối. “Phải hóa trang làm sao cho các đối tượng phạm tội không nhận diện được đâu là cảnh sát chống cướp giật, đâu là dân. Nếu bắt được các đối tượng này thì không nương tay mà xử lý ở khung hình phạt cao nhất” - ông Thanh yêu cầu.

Liên quan đến lực lượng này, Thượng tá Phan Thanh Sương, Trưởng phòng PC65, đề xuất: “Đề nghị TP sớm giải quyết chế độ cho hai đồng chí, một hy sinh, một bị thương nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết. Đồng thời, cần phải xây dựng chỗ ở, chỗ nghỉ và chỗ tập luyện cho anh em cảnh sát cơ động và cảnh sát chống cướp giật, bố trí tại các khu vực gần trung tâm. Vì đây là lực lượng trấn áp tội phạm khủng bố, bắt cóc, cướp giật, nếu các vụ án xảy ra tại TP thì có thể tiếp cận nhanh”.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh đã đồng ý với các đề xuất trên và cho biết sẽ tăng mức hỗ trợ từ 50.000 đồng lên 70.000 đồng/chiến sĩ/ngày đêm cho cảnh sát chống cướp giật.

Quá hạn phân làn đường: GĐ Sở GTVT nên từ chức

Đại tá Nguyễn Đến - Trưởng phòng CSGT Đà Nẵng kiến nghị, hiện công tác phân làn đường tại một số tuyến đường ở Đà Nẵng vẫn chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Vì thế, nên đề nghị lùi thời hạn (1/4) kiểm tra, xử phạt phân làn. Ngay lập tức, ông Thanh yêu cầu gọi Giám đốc Sở GTVT Đặng Việt Dũng đến để đối chất.

Theo lãnh đạo thành phố: Đã lùi thời hạn mấy lần rồi, đã cho thời gian chuẩn bị, cho nên bây giờ lùi một ngày cũng không được. Phải làm ngay từ 1/4.

Sau khi nghe giám đốc Đặng Việt Dũng hứa sẽ cố gắng làm xong, ông Thanh nhắc lại: Nếu đúng hạn 1/4 vẫn chưa chuẩn bị xong để CSGT triển khai công tác hướng dẫn, xử lý xe cộ phân làn đường, ông (GĐ Sở GTVT – PV) nên viết đơn xin từ chức đi là vừa.

Xây nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm để chống mũ dỏm

Đề cập chuyện kiểm tra mũ bảo hiểm, ông Thanh nói: “Cái đầu quan trọng vậy nhưng mũ đội trên đầu toàn mũ giả, mũ dỏm. Vì thế TP sẽ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm trong thời gian tới để phục vụ người dân. Trong lúc chưa kịp xây thì sẽ có trạm kiểm soát mũ bảo hiểm (trên đường Cách Mạng Tháng Tám) vào ngày 1/4 do tổ liên ngành thí điểm việc kiểm tra mũ bảo hiểm đối với người đi đường.

CSGT có nhiệm vụ dừng xe máy, Sở Khoa học - công nghệ phải đưa máy ra kiểm tra, cái nào dỏm thì đập bể tại chỗ. Cạnh đó có “các anh” của Ban an toàn giao thông sẽ bán mũ với giá 50.000 đồng/mũ”.

Tuy nhiên, ông dặn thêm phải chọn chỗ có bóng mát, dù che, người dân ngồi vào có nước uống và thái độ tiếp dân phải rất lịch sự. Với biện pháp như vậy mới đảm bảo an toàn cho người dân khi điều khiển xe máy.

Muốn xây dựng TP Đà Nẵng đáng sống, thanh bình thì công an phải siết chặt quản lý, phải bảo vệ được người dân, du khách. Nhiều người lùa cả đàn con đi xin ăn, còn bẻ tay bẻ chân. Du khách đang ăn tại hàng quán mà lại vào làm phiền, xin ăn, bu bám, không cho thì không đi, cuối cùng cũng phải cho. Làm thế thì du khách sợ, còn làm du lịch được gì nữa!

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng NGUYỄN BÁ THANH

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Bí thư Nguyễn Bá Thanh: Cảnh sát tiêu cực sẽ cho vườn

Đó là tuyên bố của ông Nguyễn Bá Thanh – bí thư Thành ủy Đà Nẵng – trong buổi nói chuyện với gần 200 cán bộ chủ chốt của cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát chống tội phạm cướp giật của Đà Nẵng sáng 19-3.

Tại cuộc nói chuyện về công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, ông Thanh nhấn mạnh: “Tình hình giao thông đang có dấu hiệu hỗn loạn, băng nhóm tội phạm cũng manh nha. Vì vậy lực lượng cảnh sát rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố đáng sống”.

Lực lượng cảnh sát giao thông Công an Đà Nẵng làm nhiệm vụ

Lắp camera giám sát CSGT

Nói chuyện với lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT), ông Thanh cho biết năm 2012 sẽ có nhiều chủ trương chính sách mới vừa khuyến khích, động viên nhưng cũng phải có chế tài mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Theo ông, với việc xử lý quyết liệt trên địa bàn TP, từ gần 10 năm qua đã không có hiện tượng đua xe như các TP lớn khác. Ông Thanh yêu cầu CSGT tại bốn trạm cửa ô mỗi quý phải đổi tất cả quân một lần để tránh tình trạng cánh lái xe đường dài quen biết xin xỏ, nảy sinh tiêu cực. Ông ví von: “Đừng để giống như con cá trê ở lâu trong hang rồi mọc râu dài vươn ra ngoài”.

Lực lượng CSGT tại bốn trạm Hòa Phước, Hòa Hải, Kim Liên, Hòa Nhơn làm nhiệm vụ trực tiếp trên đường ngoài tiền lương, thưởng theo chế độ còn được UBND TP hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/người/tháng (từ ngân sách TP), hưởng 10% tổng số tiền phạt vi phạm, thanh tra giao thông mỗi tháng hỗ trợ 2 triệu đồng. “Bộ phận làm việc trực tiếp ngoài đường được hỗ trợ cụ thể như vậy. Còn đối với bộ phận gián tiếp cuối năm đề xuất lên TP để có hướng giải quyết hỗ trợ thêm” – ông Thanh động viên.

Ngược lại, ông Thanh đặt hàng cho CSGT. “Với mức thu nhập như vậy, nếu biết làm thì mỗi tháng mỗi CSGT có thể có thu nhập hơn chục triệu đồng. Nhưng nếu chỉ cần phát hiện nhận chung chi một vài trăm nghìn đồng thì lập tức bị tước quân tịch, đuổi khỏi ngành, cho về vườn chứ không cần phải theo mức độ nặng nhẹ gì cả. Không có chuyện ưu tiên con gia đình chính sách hay ông này ông nọ mà xử nhẹ” – ông Thanh nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy yêu cầu trong tháng 3 mỗi CSGT phải viết một bản cam kết không nhận tiền hối lộ và luôn nhớ điều đã cam kết. Không chỉ vậy, Công an TP Đà Nẵng còn phải lắp đặt camera giám sát tại các trạm này. Mọi hoạt động của CSGT trong quá trình tiếp tài xế, người dân đều được lưu lại và chuyển về trung tâm chỉ huy của lãnh đạo Công an TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, cũng có thể linh hoạt một số trường hợp cuối năm bồi dưỡng cho CSGT có thể chấp nhận được, nhưng phải công khai mọi khoản.

Tăng quân, mua súng, sắm xe chống cướp

“Cảnh sát chống cướp giật sẽ có đủ điều kiện để làm việc” là lời hứa của ông bí thư với lực lượng cảnh sát chống cướp giật (thuộc Phòng cảnh sát bảo vệ và cơ động Công an Đà Nẵng). Ông Thanh ghi nhận những chiến công của lực lượng này trong việc trấn áp loại tội phạm nguy hiểm. Tuy nhiên, việc lực lượng này sử dụng môtô đồng loạt đã tạo ra hạn chế là tội phạm phát hiện, không còn bí mật nữa. Ông Thanh đề nghị cảnh sát chống cướp giật phải sử dụng những loại xe như người dân bình thường và “nâng cấp” thêm. Vấn đề này liên quan đến ngành giao thông nên ông Thanh đã yêu cầu trợ lý gọi điện ngay cho ông Đặng Việt Dũng – giám đốc Sở Giao thông vận tải (ông Dũng không có trong thành phần họp) – trong mười phút phải đến để cho ý kiến về việc này. Ông Dũng lập tức có mặt và cho biết sẽ cùng Công an TP nghiên cứu cho phù hợp.

Đại diện cảnh sát trật tự và chống cướp giật đề nghị được đầu tư thêm về kinh phí, phương tiện, nhân lực cho phù hợp với tình hình hiện nay. Ông Thanh lập tức đồng ý tăng thêm 20 quân cho lực lượng chống cướp giật, mua thêm súng của Đức và 50 môtô. Trước đề nghị tăng mức hỗ trợ trực, tuần tra cho chiến sĩ từ 50.000 đồng lên 70.000 đồng, ông Thanh quả quyết: “Đã tăng thì tăng lên hẳn 100.000 đồng luôn để đảm bảo đời sống chiến sĩ”. Đầu tư mua ba máy đo độ ồn cho cảnh sát trật tự để chấm dứt tình trạng mỗi lần có việc lại phải đi mượn máy. Ngoài ra, TP sẽ đầu tư mở rộng trại giam Hòa Sơn thêm 5ha. Ngân sách TP mỗi năm dành 3,4 tỉ đồng đầu tư cho lực lượng chống cướp giật sẽ được chia đều cho công an và lực lượng biên phòng.

Theo ông Thanh, việc đầu tư cho lực lượng này không phải do tình hình phức tạp, mà đã tốt rồi nên muốn làm thêm cho tốt hơn. “Chúng ta đang xây dựng TP du lịch, TP đáng sống, vì vậy không thể hô bằng khẩu hiệu. TP đáng sống thì không thể để tội phạm tồn tại, TP du lịch thì không thể có lang thang, xin ăn, chèo kéo du khách được” – ông Thanh khẳng định.

ĐOÀN CƯỜNG

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh: Đà Nẵng sẽ nỗ lực trong việc giúp đỡ các hội viên phụ nữ khó khăn

Ngày 6/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng tổ chức buổi gặp mặt giữa lãnh đạo thành phố với các cán bộ phụ nữ và trao giải “Chi hội Phụ nữ tiêu biểu”.

Trong buổi gặp mặt này, ông Nguyễn Bá Thanh khẳng định, các cấp ủy Đà Nẵng sẽ nỗ lực hết sức trong việc giúp đỡ các hội viên phụ nữ khó khăn, các hộ phụ nữ nghèo đơn thân bằng nhiều hành động thiết thực, không để họ cô độc trong cuộc sống.


Ông Nguyễn Bá Thanh trao quà cho người già neo đơn.

Hai chủ trương đáng chú ý của Thành ủy là bố trí nhà chung cư cho những hộ phụ nữ nghèo khó và xây dựng quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo tại địa bàn dân cư theo phương thức đối ứng.
Theo đó, mỗi hội viên phụ nữ sẽ đóng góp 500.000 đồng/hội viên/năm vào quỹ, đồng thời sẽ huy động nguồn vốn từ các nhà hảo tâm. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố sẽ hỗ trợ suất tiền này với những phụ nữ đặc biệt nghèo.

Phía thành phố sẽ hỗ trợ thêm vốn đối ứng. Các chi hội phụ nữ sẽ dùng nguồn quỹ này để hỗ trợ, cho vay đối với các trường hợp quẫn bách, khó khăn của mỗi hội viên.
Trao đổi về việc bố trí nhà chung cư cho các hộ phụ nữ nghèo đơn thân, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, đến nay thành phố đã bố trí miễn phí 300 căn nhà chung cư cho cho phụ nữ nghèo, làm các dãy nhà liền kề cho phụ nữ đơn thân ở nhà thuê.

Trong năm 2012, thành phố sẽ bố trí cho tất cả phụ nữ nghèo đơn thân đang ở nhà thuê sang các chung cư mới xây, để họ có một nơi ở đàng hoàng, yên tâm làm ăn. Còn từ nay đến cuối tháng 6/2012, sẽ tập trung rà soát lại hộ nghèo và trong vòng 3 năm rưỡi sẽ kết thúc việc xóa nghèo cho các hộ này.

Giúp 948 hộ phụ nữ thoát nghèo

Theo chị Đỗ Thị Kim Lĩnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, thành công lớn của Hội trong năm 2011 là phong trào thi đua “Giúp 1.000 họ phụ nữ thoát nghèo bền vững” của các cấp hội. Sau 1 năm triển khai, đã có 948 hộ phụ nữ thoát nghèo.

Đây là sự góp sức không chỉ của các hội viên phụ nữ mà còn là sự nỗ lực của bản thân của mỗi phụ nữ nghèo được giúp đỡ vươn lên thoát khỏi đói nghèo thông qua các mô hình: nuôi heo đất, ống tre tiết kiệm, hũ gạo tình thương…

Bên cạnh đó, với chương trình thi đua đặc biệt “Hướng về phụ nữ và trẻ em nghèo” do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng đã huy động được trên 1 tỷ đồng.

Tại buổi gặp mặt, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng cũng trao giải thưởng cho 10 Chi hội Phụ nữ tiêu biểu.

Theo ChinhPhu -  http://nguyenbathanh.net/dong-chi-nguyen-ba-thanh-da-nang-se-no-luc-trong-viec-giup-do-cac-hoi-vien-phu-nu-kho-khan.html

Mô hình thị trưởng của Đà Nẵng – Hy vọng và lực cản

Dưới các tên gọi khác nhau, mô hình mà Đà Nẵng đề xuất, chính là mô hình thị trưởng mà hầu hết các quốc gia phát triển và có nền hành chính hiện đại đều áp dụng.
Ngọn đuốc hy vọng

Trong gần hai thập niên gần đây, Đà Nẵng luôn nức tiếng toàn quốc về cải cách hành chính, thu hút đầu tư, an ninh trật tự; Đà Nẵng trở thành hình mẫu cho các đoàn công tác của các tỉnh thành khác đến tham quan, học tập. Sự thành công lớn đến mức, chính quyền TW đôi lúc coi những bước “xé rào hợp lý” của Đà Nẵng như là một thí điểm khai phá cho đất nước.

Sự thành công của Đà Nẵng gắn liền với tài năng và bản tính quyết liệt của các lãnh đạo Đà Nẵng, trong đó có ông Nguyễn Bá Thanh.

Chưa hài lòng với những thành công bước đầu, ông Nguyễn Bá Thanh muốn bảo đảm sự thịnh vượng dài lâu cho thành phố Đà Nẵng kể cả khi thế hệ lãnh đạo như ông đã về hưu, ông muốn đặt nền móng dân chủ cho cơ chế lựa chọn lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng trong tương lai, ngày 24/11/2008, ông Nguyễn Bá Thanh cùng Thường trực Thành ủy Đà Nẵng họp thống nhất đề án bầu trực tiếp Chủ tịch thành phố đệ trình lên Quốc hội và Chính phủ.


Ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng

Nhân dân Đà Nẵng khấp khởi ngóng chờ. Họ khấp khởi được trực tiếp tuyển lựa “công bộc của nhân dân” từ thị trường tự do cạnh tranh. Họ khấp khởi được trực tiếp lựa chọn không chỉ người đứng đầu thành phố mà cả chương trình tranh cử, chương trình hành động, chính sách của từng ứng viên hay nói cách khác họ được lựa chọn theo phương thức “cả gói” (nhân sự và chính sách) từ một thực đơn đa dạng. Họ khấp khởi được chứng kiến cuộc đua tài với vô vàn sáng kiến của các ứng viên. Họ khấp khởi được chứng kiến một cuộc bầu cử dân chủ, công khai, minh bạch. Đà Nẵng đã thắp lên ngọn đuốc hy vọng.

Tiếc thay, ước nguyện này chưa có cơ hội thành hiện thực vào năm 2008 bởi còn vướng vào nhiều Văn bản Pháp luật, quy định liên quan.

Kiên định theo đuổi

Không nản chí, nhân dân và những người đương nhiệm ở Đà Nẵng tiếp tục tha thiết đề nghị cho phép nhân dân Đà Nẵng trực tiếp bầu người đứng đầu Thành phố (Thị trưởng/Chủ tịch) với nhiều chi tiết mới, lập luận sắc sảo hơn so với đề xuất năm 2008. Cụ thể, ngày 24/2/2012, ông Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đã có buổi nói chuyện được truyền hình trực tiếp với hơn 4000 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Thành phố, trong đó có ba nội dung sau:

+ Chức chủ tịch UBND TP do dân bầu trực tiếp qua tranh cử công khai.
+ Khi ra tranh cử, ứng viên phải nêu kế hoạch hành động để thuyết phục cử tri.
+ Chủ tịch có quyền lựa chọn các phó chủ tịch. Hay nói cách khác bầu cử theo phương thức liên danh; cử tri lựa chọn không chỉ ông chủ tịch mà cả ê-kíp của ông chủ tịch.
Dưới các tên gọi khác nhau, mô hình mà Đà Nẵng đề xuất, chính là mô hình thị trưởng mà hầu hết các quốc gia phát triển và có nền hành chính hiện đại đều áp dụng. Sở dĩ nó trở thành mô hình phổ biến, đại diện cho sự phát triển, vì những ưu điểm sau đây:
Là hình thức bầu cử dân chủ nhất. Vì không qua khâu trung gian nào, cử tri trực tiếp chọn ra “công bộc” của mình, nên “khúc xạ ý chí diễn ra ít nhất.


Cầu Sông Hàn - Biểu tượng của Đà Nẵng

Sợi dây lợi ích được ràng buộc chặt chẽ nhất. Cử tri lựa chọn thị trưởng (hay chủ tịch thành phố) và ê-kíp của ông ta, chính là lựa chọn “nhà cung cấp dịch vụ công” như trật tự an ninh, giao thông, y tế, giáo dục, môi trường … với hy vọng tìm được nhà cung cấp với chất lượng cao nhất có thể và với chi phí thấp (tiền thuế thấp). Ở góc độ kinh tế, thì cử tri chính là khách hàng mua các “dịch vụ công cộng đặc biệt”. Hãy để những “khách hàng đặc biệt” này trực tiếp nói lên tiếng nói của mình khi lựa chọn thị trưởng. “Tiếng nói của lợi ích là tiếng nói có độ tin cậy cao nhất”. Về phía thị trưởng, khi lợi ích thắng cử và tái cử hoàn toàn phụ thuộc vào cử tri thì họ phải hết sức chiều lòng dân, cho dù có hợp với gu ông ta hay không; thị trưởng sẽ coi cử tri là ông chủ thực sự.

Cạnh tranh cao nhất. Tài năng của ứng viên được thể hiện rõ nhất. Cơ chế bầu trực tiếp thị trưởng thường có nhiều ứng viên. Bởi vậy, việc bầu cử thị trưởng có tính cạnh tranh rất cao, có nhiều yếu tố bất ngờ, kết quả bầu cử thường khá sát sao. Không có sự bảo trợ nào từ bên trên, các ứng viên phải tự mình trực tiếp phô diễn khả năng trước cử tri; ứng viên phải đối đáp, bảo vệ quan điểm, tính ưu việt của chương trình tranh cử trước sự tấn công của đối thủ; những bài diễn văn do thư ký chuẩn bị trước sẽ lùi xa vào dĩ vãng. Điều này, chúng ta có thể thấy rõ nhất trong các vòng debate (tranh luận giữa hai ứng viên trước kỳ bầu cử) trên truyền hình CNN.

Giải pháp trọn gói. Khi thị trưởng được lựa chọn cấp phó của mình, thì ông ta không biết đùn đẩy, đổ lỗi cho ai nữa. Hơn nữa, để bảo đảm thắng cử thì ứng viên thị trưởng không chỉ chứng minh năng lực cá nhân của mình, mà phải chứng minh năng lực của cả ê-kíp. Nên buộc ứng viên thị trưởng phải liên kết với những người giỏi, miễn là người đó đồng ý đứng vào liên danh và ủng hộ chính sách tranh cử, mặc cho người đó có biết nịnh đầm hay không. Ngoài việc đưa ra ê-kíp thì ứng viên cũng đưa ra các chính sách, các cam kết rất cụ thể mà mình sẽ theo đuổi nếu trúng cử. Việc cử tri lựa chọn 3 trong 1 này còn được gọi là giải pháp trọn gói.

Mặc dầu có bốn ưu điểm vượt trội nêu trên, nhưng không phải cứ áp dụng mô hình thị trưởng là sẽ tìm ra người lãnh đạo tài năng nhất. Để thành công mô hình này đòi hỏi những điều kiện nhất định: số lượng ứng viên phải đủ nhiều và thực sự cạnh tranh; trình độ dân trí không quá thấp; pháp luật về tranh cử phải đủ chặt chẽ để hạn chế hiện tượng người đương nhiệm lạm dụng chức vụ giành những lợi thế bất bình đẳng, bảo đảm sự phân phối công bằng thời lượng truyền thông cho các ứng viên.
Các điều kiện đã chín muồi?

Trước hết, nói về dân trí ở Việt Nam thừa điều kiện để bầu trực tiếp thị trưởng. Thứ nhất, người Việt vốn tự hào về tính cần cù thông mình của mình. Thứ hai, các cử tri Việt Nam đã đủ trình độ sáng suốt lựa chọn ra các Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND các cấp, thì không có lý do gì họ không đủ sáng suốt chọn ra thị trưởng, là người gắn bó với thành phố. Thứ ba, so với mặt bằng chung, trình độ dân trí ở thành thị còn cao hơn một mức. Thứ tư, ở các thành phố trực thuộc TW, đặc biệt như Hà Nội thì các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đồng thời là cử tri gương mẫu. Ở đó cán bộ công chức rất nhiều. Không thể nói, dân trí ở những thành phố như vậy là thấp được.

Về điều kiện truyền thông. Trong thời kỳ đổi mới, truyền thông Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đủ sức hỗ trợ cho các cuộc bầu cử trực tiếp. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong thời gian vừa qua đã chú trọng phát triển cơ sở vật chất cho truyền thông, lắng nghe và cổ vũ báo chí phát hiện những vụ việc tiêu cực – mà Tiên Lãng là một ví dụ tốt -, xem truyền thông như là một kênh phản biện xã hội. Các quy định gần đây về công khai tài sản, thu nhập của các vị lãnh đạo cũng góp phần làm cho việc bầu cử minh bạch hơn.

Đặc biệt với việc tiếp cận cởi mở đối với Internet từ năm 1997 và chính sách “xã hội hóa” một số hoạt động truyền hình, thì người Việt sục sạo trên internet để tự giáo dục mình, tự tìm ra sự thực, tự đúc rút ra chân lý. Và quan trọng nhất, làm quen với thông tin đa chiều, hình thành thói quen phân tích, nghe bằng cả hai tai, tự mình đánh giá và phản bác luận điệu xuyên tạc, lập luận vô lý của bất cứ ai. Hơn nữa, truyền thông trong tay Nhà nước, cùng với đầu óc phân tích của người Việt dư sức vô hiệu hóa các thông tin sai sự thực, quan điểm đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc.

Truyền hình Việt Nam đã quá quen thuộc với việc tổ chức các talk show (tọa đàm) và các buổi debate (tranh luận). Các tiền đề truyền thông cơ bản đã sẵn sàng cho việc bầu trực tiếp thị trưởng.
Số lượng ứng viên đủ nhiều và mang tính cạnh tranh. Đây chính là điểm yếu trong đề xuất của Đà Nẵng năm 2008. Theo đề xuất này, Thành ủy Đà Nẵng sẽ giới thiệu hai ứng cử viên, Mặt trận Tổ quốc Đà Nẵng giới thiệu một ứng cử viên vào chức danh chủ tịch. Đề xuất này đáp ứng vế thứ nhất: số lượng ứng viên đủ nhiều, nhưng không đáp ứng tiêu chí “mang tính cạnh tranh” của vế thứ hai. Vì cả ba ứng viên này đều do một “đạo diễn” chọn ra; nên rất có thể hai ứng viên chỉ đóng vai trò làm phông tô điểm cho ứng viên thứ ba. Nếu điều này diễn ra, thì mọi điều tốt đẹp của mô hình bầu cử trực tiếp thị trưởng sẽ không diễn ra như kỳ vọng của nhân dân.

Thay vì đề xuất thiếu tính cạnh tranh nêu trên, cần quy định theo hướng, “bất kỳ công dân Việt Nam nào đủ điều kiện ứng cử vào HĐND cấp tỉnh đều có quyền ứng cử thị trưởng thành phố trực thuộc TW mà không cần qua hiệp thương”. Chỉ ba dòng này được chấp nhận, thì điểm yếu nói trên hoàn toàn được khắc phục.

Về điều kiện thứ tư: pháp luật về tranh cử phải đủ chặt chẽ để hạn chế hiện tượng người đương nhiệm lạm dụng chức vụ giành những lợi thế bất bình đẳng, bảo đảm sự phân phối công bằng thời lượng truyền thông cho các ứng viên. Đây cũng là một điểm yếu trong hệ thống pháp luật về bầu cử ở Việt Nam hiên nay. Tuy nhiên, với sự phát triển của internet thì khiếm khuyết này trở nên không còn quá trọng như trong thời đại chỉ có báo giấy, truyền hình và radio. Internet tự nó đã dân chủ. Khác với vai trò thụ động của độc giả trong truyền thông truyền thống, độc giả internet hoàn toàn chủ động click vào link nào, dừng lại đọc bao lâu; chính độc giả làm chủ cuộc chơi chứ không phải “nhà đài”. Internet sẽ góp phần bù đắp lại công bằng, nếu báo giấy, truyền hình chưa công bằng; sẽ tập trung làm rõ những điểm bị cố tình bỏ qua trên báo giấy và truyền hình.

Xét về tổng thể, ở Đà Nẵng nói riêng và các thành phố trực thuộc TW nói chung, đã có đủ bốn điều kiện thực tiễn, sẵn sàng cho việc bầu cử trực tiếp thị trưởng. Tuy nhiên, với các quy định pháp luật hiện hành thì vẫn có vài vướng mắc nhỏ liên quan đến Luật bầu cử Đại biểu HĐND, Luật tổ chức HĐND và UBND và Hiến pháp 1992.

Vướng mắc “tuy to mà nhỏ”

Vướng mắc liên quan đến Luật bầu cử Đại biểu HĐND, Luật tổ chức HĐND và UBND và Điều 123 Hiến pháp 1992, là một phần lý do dẫn đến đề xuất năm 2008 của Đà Nẵng bị khước từ. Điều 123 Hiến pháp 1992 quy định: “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu”.

Vướng mắc này tuy không nhỏ nhưng đối với tập quán chính trị ở Việt Nam thì không đến mức bất khả vượt qua.

Dẫn chứng là năm 2008, có ba đề xuất cùng được nêu ra, cả ba đều không phù hợp với Điều 123 Hiến pháp 1992: thí điểm bỏ HĐND cấp huyện, thí điểm bầu trực tiếp Chủ tịch xã, thí điểm bầu trực tiếp Chủ tịch thành phố trực thuộc TW.

Chỉ có đề xuất thứ nhất được bật đèn xanh bởi một Nghị quyết. Và khi có nghị quyết bảo trợ thì người ta yên tâm áp dụng trên 10 tỉnh thành/tổng số 63 tỉnh thành. Điều này có nghĩa là việc bầu trực tiếp thị trưởng có được quy định trong Hiến pháp 1992 hay không không phải là chuyện không thể vượt qua.

Vướng mắc nói trên tuy “không to” theo tập quán chính trị, nhưng nếu đề xuất này được đưa vào trong lần sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới (dự kiến vào năm 2013) thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Đó chính là lý do UBND TP. Đà Nẵng cùng ông Nguyễn Bá Thanh kiên định nêu lại vấn đề bầu trực tiếp thị trưởng ngay trước thềm sửa đổi Hiến pháp 1992.

Theo thiển ý của người viết, đây là cách làm hoàn toàn hợp lý, hợp hiến. Vì các giải pháp hợp lý cần phải được tích hợp vào hiến pháp trước lúc đem ra thi hành.

Bởi vậy, việc sửa đổi hiến pháp sắp tới, không chỉ nên mở đường cho việc xây dựng chính quyền đô thị ở Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, mà còn mở đường cho việc xây dựng chính quyền phù hợp với đặc thù hải đảo, miền núi xa xôi. Và hiến pháp cũng phải bảo đảm cơ hội bình đẳng giữa các tỉnh thành, không đóng cửa trước đòi hỏi cải cách chính quyền địa phương của các tỉnh thành còn lại.

TS. Võ Trí Hảo (ĐH Kinh tế TPHCM)

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh: Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng


“Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu. Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”.

Một sự kiện ở miền Trung được dư luận quan tâm đó là buổi đối thoại của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh với 4.500 cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp của thành phố.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh

Tại buổi đối thoại, những vấn đề gai góc, tế nhị… lâu nay của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở thành phố bên bờ sông Hàn được đặt ra như một trở ngại trên con đường phát triển nhanh, bền vững của thành phố Đà Nẵng, qua đó tạo sức thu hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư. Đó cũng là những việc cần chỉnh đốn Đảng, chỉnh đốn tác phong, lề lối làm việc của cán bộ Đảng viên.
Tại buổi đối thoại, những vấn đề nan giải, các nguy cơ của bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp ở thành phố Đà Nẵng được Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh đặt ra công khai. Một số kết quả đạt được chưa đủ để tự mãn. Thành phố Đà Nẵng không chấp nhận và cũng không để tình trạng đó kéo dài. Cán bộ ở Đà Nẵng phải phải bứt phá, phải nhìn xa hơn.

Lấy ví dụ những việc chưa làm được, ông Nguyễn Bá Thanh khẳng định: Danh hiệu Thành phố môi trường bền vững ASEAN là phần thưởng xứng đáng với nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng, nhưng công tác quản lý môi trường vẫn còn buông lỏng, không quyết liệt xử lý những điểm nóng về ô nhiễm của Đà Nẵng như ở Khu hậu cần nghề cá và dịch vụ thủy sản Thọ Quang, rồi khu dân cư Phú Lộc hay tại Nhà máy thép Thái Bình Dương… Tiếp đó là tình trạng lạm thu trong nhà trường, tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan…

TP Đà Nẵng phấn đấu xây dựng lực lượng cán bộ mạnh về chuyên môn, có trách nhiệm với nhân dân

Nhiều năm nay, việc tổ chức đối thoại trực tiếp được lãnh đạo thành phố Đà Nẵng duy trì. Nhưng, đầy đây lần tổ chức quy mô nhất. Trong một buổi sáng, hơn 4.500 cán bộ, công chức UBND, Sở, ban, ngành, quận, huyện của thành phố Đà Nẵng “tạm gác” lại việc công để nghe những điều tưởng chừng khó nghe nhất, nhưng cũng thiết thực nhất với tư cách là công bộc của nhân dân
Sau 3 năm liên tiếp dẫn đầu cả nước (2008, 2009 và 2010), vị trí thứ 5 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011 của thành phố Đà Nẵng là biểu hiện của việc thiếu tâm huyết và nhiệt tình của một bộ phận cán bộ của thành phố.

Bí thư thành ủy Đà Nẵng cho rằng, đó cũng là dịp để lãnh đạo chính quyền nhìn nhận lại thái độ, trách nhiệm đối với doanh nghiệp và thấy những việc chưa làm được để có hướng cải thiện, phấn đấu cho mục tiêu thời gian tới.

Quang cảnh buổi đối thoại

Nói về triển khai Nghị quyết T.Ư 4 tại Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh cho rằng: “Nguy hiểm nhất là cán bộ tự thấy mình quan trọng, rời xa dân, quan liêu, thiếu trách nhiệm, bệnh thành tích, tự thỏa mãn, ngại va chạm. Lúc đó, dễ nảy sinh việc lạm dụng quyền lực”.

Cảnh báo về biểu hiện quan liêu, xa dân trong nhiều cán bộ chính quyền. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định: “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu. Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”.

Khát vọng của cán bộ trẻ ở Đà Nẵng được ươm mầm từ nhiều năm trước khi ông chỉ đạo thành lập và là Chủ tịch danh dự CLB Cán bộ trẻ thành phố Đà Nẵng. Từ cách làm này, một bộ phận cán bộ trẻ, trí thức ở phương xa đã về cống hiên cho thành phố động lực của miền Trung.

Chấn chỉnh kịp thời bệnh quan liêu, thiếu trách nhiệm, xa rời nhân dân, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong từng vị trí công tác cụ thể, để Đà Nẵng có đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực chuyên môn, trách nhiệm với nhân dân…

Hải Sơn/VOV Miền Trung
- [ nguồn bài viết: http://nguyenbathanh.net/bi-thu-thanh-uy-nguyen-ba-thanh-da-nang-duoc-nhu-hom-nay-cung-nho-co-khat-vong.html ]

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Tiểu sử Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh

Để trả lời câu hỏi: Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh là ai ? Mời các bạn đọc tóm tắt tiểu sử / lý lịch Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh



Họ và tên khai sinh: Nguyễn Bá Thanh

Khoá: XII

Họ và tên thường gọi: Nguyễn Bá Thanh

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 8/4/1953

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

Quê quán: Xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Nơi cư trú (nơi ở hiện nay): Số 189 đường Cách mạng Tháng Tám, tổ 45, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Trình độ học vấn: Tiến sĩ

Nghề nghiệp, chức vụ (khi trúng cử): Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng

Nghề nghiệp, chức vụ (hiện nay): Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng; Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội

Nơi làm việc: Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, 72 đường Bạch Đằng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Ngày vào Đảng: 13/2/1980

Kỷ luật: Không

Trước đó là đại biểu quốc hội khoá (nếu có): IX, XI

Trước đó là đại biểu hội đồng nhân dân khoá, cấp (nếu có): Đại biểu HĐND cấp tỉnh

Đại biểu Chuyên trách: Không