Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Vụ Phương Uyên: Không khinh mới lạ


Liên quan đến vụ việc bắt tạm giam, khởi tối hai đối tượng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Một số blogger đã viết lên suy ngẫm của mình về phản ứng của một số người trong vụ việc trên với những ngôn từ mang phong cách rất “blogger”. BBT xin chia sẻ với mọi người những góc nhìn đáng suy ngẫm này.

* Ban Admin Hội NNGBPĐ trên Facebook: Sau sự kiện Nguyễn Phương Uyên bị công an VN bắt vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước, các trang mạng lề trái lại được dịp la ó ầm ĩ, chĩa mũi dùi vào công an VN và bảo vệ Nguyễn Phương Uyên mà không nói gì đến hành vi của em này và tổ chức lôi kéo, xúi giục em. Dĩ nhiên người một nhà nên phải bênh nhau thôi.

Truyền đơn mà em Phương Uyên cùng các thành viên khác của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” rải có câu “Cộng Sản VN là tay sai của Cộng Sản TQ , thông đồng với ngoại bang TQ”.

Thử hỏi dựa vào cái gì mà dám khẳng định như đinh đóng cột thế?

Gieo rắc truyền đơn có nội dung lếu láo, kích động, đòi lật độ ĐCS, “tuyên truyền chống phá NNVN”, Phương Uyên đã phạm vào điều 88 BLHS, tội đó thì vào tù có oan uổng gì ? Ở đây chúng tôi không muốn trách em Uyên, em còn nhỏ dại nên dễ bị xúi giục.

Kẻ đáng lên án là cái tổ chức tự xưng là “Tuổi trẻ yêu nước”– kẻ đã đứng sau chuyện này. Chúng hèn nhát, không dám đứng ra nhận trách nhiệm, còn xúi giục gia đình em P.Uyên đi kiện cáo .
Hình ảnh của HỘI NHỮNG NGƯỜI GHÉT BỌN PHẢN ĐỘNG trên Facebook
Hình ảnh của HỘI NHỮNG NGƯỜI GHÉT BỌN PHẢN ĐỘNG trên Facebook
“Tuổi trẻ yêu nước” là một tổ chức chống cộng ở nước ngoài do mấy ông bà già U50, U60 lập ra – toàn là những cựu binh chế độ VNCH. Tự vỗ ngực xưng là “yêu nước” mà lại đi treo cờ vàng ba sọc đỏ, hô hào CSVN là tay sai TQ, nhưng lại đi tôn thờ cái chế độ tay sai ngụy quyền của Mỹ. Đến cái biểu tượng cũng phải đi ăn cắp ý tưởng của PVN, chính tả thì vẫn còn sai dấu hỏi, dấu ngã mà đòi kêu gọi nhân dân đứng về phía mình để lật đảng CS. Nằm mơ giữa ban ngày à?

Kết luận: Yếu tố chính nghĩa là yếu tố quan trọng nhất để kêu gọi lòng dân. “Tuổi trẻ yêu nước” gồm tập hợp những kẻ không có tài cũng không có đức, bợ đít ngoại bang thì lấy đâu ra chính nghĩa ? Rốt cuộc cũng y chang như mấy tổ chức chống cộng khác, chẳng làm được gì cho Tổ Quốc, đi đâu cũng bị kiều bào người VN khinh ghét. Còn về phần những bạn trẻ, hãy tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc của bọn này, đừng để lòng yêu nước bị lợi dụng.

Các bạn xem thêm clip này của tổ chức TTYN thì sẽ rõ bộ mặt phản động của chúng:

Trong này nói rõ: nội dung truyền đơn là “đả đảo độc tài CS VIỆT NAM”; “đa nguyên đa đảng”; truyền đơn được trộn lẫn với tiền để cho dân nhặt; truyền đơn được bỏ trong hộp hẹn giờ bung…. thế thì có người đứng sau lưng không? có tổ chức không? tiền đâu ra một sinh viên nhà nghèo bỏ mấy triệu để rải trên đường vậy? Thông tin trên được đăng ngay sau khi Phương Uyên bị bắt, vậy chẳng khác nào các cái gọi là “Tuổi Trẻ Yêu Nước” đem Phương Uyên ra bán đứng.

Chúng tôi kêu gọi các vị đứng đầu tổ chức “Tuổi Trẻ Yêu Nước” đứng ra nhận trách nhiệm cho Phương Uyên. Chính các vị đã dụ dỗ con gái người ta, để tới khi cô ta bị bắt thì thổi phồng người ta lên như một vị anh hùng cứu quốc??? Có nên gọi các vị là những kẻ hèn nhát núp váy đàn bà không ?

***
Blogger BEO: Là mình nói về mấy “chí” vừa kí cọt thư khẩn gửi Chủ tịch nước xin giải cứu cho “bé” Nguyễn Phương Uyên.

Dân gian có câu “xúi trẻ con ăn cứt gà sáp”. Già xuống lỗ đến nơi để đám nít ranh trên internet nó phỉnh cho, “nhét cứt gà sáp vào mồm”. Vụ này, còn đầy nguyên mồm luôn.

Tuần chay nào cũng có nước mắt.

Vẫn bằng ngần ấy gương mặt.

Vẫn một kiểu thư từ kiến nghị, lập luận trên những chứng cứ hình như, có lẽ, nghe nói… ngô chả ra ngô, ngọng chả ra ngọng.

Giá trị của những chữ kí, nó nằm ở hiệu quả sau đó anh đạt được, chứ không phải ở chỗ vô số học hàm học vị trưng kẹp theo nó. Thậm chí, giá trị không nằm cả ở chỗ số đông.

Xét theo tiêu chuẩn đó, thì mấy chí hiện đã bèo đến mức chỉ còn giá trị hài hước sau từng ấy lần kí cọt.
Đang sửa đổi hiến pháp đấy, đang tái cơ cấu kinh tế đấy, đang chống tham nhũng đấy… tri thức thể hiện ở những chỗ “đòn xoay chế độ” như thế đi, đằng này, toàn bu vào những chuyện, họa may xếp ngang tầm anh Phèo.

***
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Nguồn: http://tinquansu.wordpress.com/2012/11/05/vu-phuong-uyen-khong-khinh-moi-la/

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Phản động nhân danh lòng yêu nước


Thời gian gần đây, các thế lực thù địch sử dụng nhiều luận điệu khác nhau để kích động chống Ðảng, chống Nhà nước ta, kêu gọi lật đổ chính quyền. Dù nấp dưới danh nghĩa nào, vẫn có thể nhận ra các luận điệu nhằm mục đích chống phá của chúng. Mới đây, một số website và blog truyền bá bài viết của Phạm Lê Vương Các – người tự giới thiệu là “sinh viên đại học năm thứ ba”(!?), cũng nằm trong các thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang triển khai.
Phản động nhân danh lòng yêu nước
Phản động nhân danh lòng yêu nước
Sau khi viện dẫn “triết gia Socrate bị kết án tử hình vì tội đầu độc tư tưởng cho giới trẻ và chống lại nhà nước dân chủ chủ nô”, Bruno “phải lên máy chém vì ủng hộ thuyết 'nhật tâm'”Phạm Lê Vương Các nhắc tới một số nhân vật lịch sử như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… và gọi họ là “những người tiên phong trong việc chống nhà nước phong kiến nửa thuộc địa đương thời để xóa bỏ sự nô dịch, lạc hậu, và bất công”. Từ những cứ liệu đó, tác giả này kết luận “không thể xem chống nhà nước là hành vi hoàn toàn tiêu cực được”.
Khi làm công việc này, Phạm Lê Vương Các đã bỏ qua một nội dung có tính chất nền tảng là bối cảnh lịch sử của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, và tính tất yếu của quá trình nhận thức cùng hành vi của con người trong bối cảnh lịch sử ấy. Phải chăng, tác giả do thiếu hiểu biết hay cố tình bỏ qua nội dung nền tảng này, đánh đồng nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến nửa thuộc địa với nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay? Trên thực tế, bản chất các loại hình nhà nước mà những nhân vật lịch sử do Phạm Lê Vương Các viện dẫn đã từng sống lại hoàn toàn khác nhau, mục đích đấu tranh của mỗi người cũng rất khác nhau. Từ sự mập mờ này, Phạm Lê Vương Các nhận định “tuy cùng một hành vi chống nhà nước, nhưng đã làm cho Việt Nam sản sinh ra những con người “phản động” theo tinh thần lý luận đấu tranh giai cấp nhưng lại mang bản chất “yêu nước” theo tinh thần ý thức trách nhiệm của một công dân đấu tranh cho dân chủ tiến bộ, tùy theo cách hiểu khác nhau của mỗi người”. Sao lại đánh đồng “phản động” với “yêu nước”? Nếu là người hiểu biết, không thể nhầm lẫn giữa hai phạm trù đối nghịch nhau như thế. Phản động hay yêu nước đều phải dựa trên các tiêu chí xét đoán rõ ràng, được cả cộng đồng thừa nhận, không phải muốn là có thể nói vống lên.
Trong cuộc sống, suy nghĩ và hành vi của con người có ý thức đều hướng tới mục tiêu cụ thể, mà tựu trung trước hết là vì nhu cầu của bản thân mình và vì nhu cầu của cộng đồng mà mình là thành viên. Thử hỏi ba blogger mà Phạm Lê Vương Các đứng ra bao biện cho họ đã đóng góp gì cho đất nước, cho cộng đồng nơi họ sống, mà có thể gán cho tên gọi “người yêu nước”? Việc họ viết năm, bảy cái entry chứa đựng thông tin mơ hồ, thật – giả và tốt – xấu lẫn lộn… để vu cáo chính quyền lẽ nào lại là biểu hiện của lòng “yêu nước”? Và không biết vì ấu trĩ không hiểu mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp luật với nhà nước hay tôn thờ chủ nghĩa vô chính phủ mà Phạm Lê Vương Các còn viết một cách rất tùy tiện rằng: “Không thể lấy hiến pháp và pháp luật để bảo vệ Nhà nước”Thử hỏi, nếu Nhà nước không có hiến pháp và pháp luật sẽ ra sao, ai sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân?! Xã hội sẽ ra sao nếu mỗi công dân lại tự đề ra một luật riêng cho bản thân để muốn làm gì thì làm?
Nguy hiểm hơn, theo Phạm Lê Vương Các: “Một khi nhà nước không còn là của dân, do dân, và vì dân trên thực tế thì chống lại nhà nước đó là hành vi tất yếu”. Cần vạch rõ sự dối trá này vì nó chỉ đúng khi “dân” ở đây là đại đa số nhân dân, chứ không phải là một vài cá nhân chưa làm được bất cứ điều gì cho dân nhưng vẫn xưng xưng tự nhận là “đại diện của nhân dân”. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà nước thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam chỉ phục vụ bộ máy cai trị thực dân, thẳng tay đàn áp bóc lột nhân dân. Còn Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Hiến pháp khẳng định là Nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền chính là xây dựng một nhà nước dân chủ ngày càng hoàn thiện, nơi nhân dân đứng ra tự tổ chức, tự quản lý, tự điều hành xã hội của mình. Tính thống nhất bao trùm lên mọi hoạt động tổ chức và thực hiện quyền lực của nhân dân, chứ không phải mâu thuẫn hay đối kháng. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do nhân dân lập ra thông qua bầu cử, ý chí của đại đa số nhân dân thể hiện qua hoạt động của Nhà nước một cách công khai, minh bạch, và hành động của Nhà nước thể hiện ý chí, tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân lập ra Nhà nước để bảo vệ cho các quyền và lợi ích của chính mình, nếu Nhà nước không có Hiến pháp và pháp luật bảo vệ thì sẽ không bảo vệ được nhân dân. Ðiều 6 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 1992) quy định “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”; Ðiều 53 khẳng định công dân “có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương”.
Trong trường hợp công dân không đồng tình với Nhà nước, hoặc muốn đưa ra ý kiến riêng thì có thể “kiến nghị với cơ quan Nhà nước”, Ðiều 74 nêu cụ thể “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào”. Quy định của pháp luật nước ta cũng nêu rõ, công dân có quyền phản đối cơ quan Nhà nước, công dân có thể kiện cơ quan Nhà nước ra tòa án. Ðó là quyền của công dân, bởi không phải lúc nào các cơ quan nhà nước cũng đúng, và ở nước ta đã có một số trường hợp công dân thắng kiện cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, Phạm Lê Vương Các còn cho rằng, có sự khác nhau trong quan niệm “chống nhà nước” giữa “các nước dân chủ” với các nước XHCN. Xét từ chính trị học, tất cả các mô hình nhà nước đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, con người luôn cố gắng tiệm cận với một mô hình nhà nước hoàn hảo như tiệm cận với chân lý. Nhà nước còn có tính lịch sử, văn hóa sâu sắc, không thể đem mô hình nhà nước của quốc gia này áp dụng cho quốc gia khác mà hy vọng sẽ có kết quả. Tuy nhiên, Phạm Lê Vương Các lại đưa ra quan niệm lệch lạc: “chống lại nhà nước XHCN ở đây luôn được nhà cầm quyền xem là mối đe dọa lực lượng thống trị, an ninh quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết thống nhất, và lý tưởng của toàn dân”.
Xét từ nguồn gốc và bản chất của nhà nước, điều này thật ngây thơ, người viết hoàn toàn không hiểu biết. Ðể bảo vệ nhà nước, mọi quốc gia đều phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, một số quốc gia phương Tây còn theo dõi tường tận đến từng cá nhân, thậm chí phát động tấn công các quốc gia khác với lý do… để bảo đảm an ninh! Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, dù là hành pháp, lập pháp hay tư pháp đều phải làm đúng, làm hết trách nhiệm của mình. Nhà nước khuyến khích hoạt động phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể. Khi công dân có vấn đề cần giải quyết, họ đều có quyền yêu cầu các tổ chức đoàn thể, hệ thống thông tin đại chúng… giúp đỡ.
Song không vì thế, công dân lại làm dư luận hoang mang, gây mất ổn định xã hội bằng đưa tin bịa đặt trên internet, nói xấu lãnh đạo, nói xấu người khác mà không đưa ra bằng chứng, rồi kích động bạo loạn, kêu gọi lật đổ chính quyền… Các Ðiều 87, Ðiều 88, Ðiều 92 của Bộ luật Hình sự quy định rõ các tội danh liên quan đến hành vi chống chính quyền nhân dân, chỉ có ai cố tình không hiểu mới phát ngôn tùy tiện như vậy. Xét trên mọi phương diện, hành vi “làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống nhà nước” đều rất nguy hiểm đối với xã hội và không thể gọi đó là hành vi yêu nước. Vì thế, các nước phương Tây đã đối xử rất cứng rắn với Julian Assange khi trang mạng Wikileaks tải lên những thông tin “nhạy cảm”.
Nhà nước của chúng ta đang có bước chuyển quan trọng để tự hoàn thiện, từ đó tiếp tục tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất nước, củng cố niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân. Và khi trong bộ máy Nhà nước còn những “con sâu làm rầu nồi canh”, chúng ta cần đấu tranh làm trong sạch theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI). Hệ thống pháp luật của nước ta được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nhưng một số cán bộ, công chức chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách được giao, vẫn còn tình trạng cơ hội, trục lợi cá nhân, gây bất bình trong nhân dân. Những cán bộ trong bộ máy nhà nước, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị khởi tố trong thời gian qua là minh chứng cho quyết tâm lập lại kỷ cương xã hội của Nhà nước. Do đó, mỗi công dân cần có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của Nhà nước, cũng như cần đóng góp thiết thực để xây dựng Nhà nước. Từ lâu, những ý kiến đóng góp tâm huyết của người yêu nước chân chính luôn luôn được ghi nhận, nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc.

Nguồn: http://tinquansu.wordpress.com/2012/10/16/phan-dong-nhan-danh-long-yeu-nuoc/

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Lại trò 'Ảo thuật ngôn từ'


Nhằm bảo vệ các phần tử chống phá Nhà nước, lật đổ chính quyền, nhiều tổ chức và cá nhân có động cơ xấu với Việt Nam lại vừa tiếp tục “kiến nghị” Việt Nam cần xem lại Điều 79 “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và Điều 88 “tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Lý do mà họ đưa ra để bao biện với các nhà lập pháp là những quy định này trái với “Tiêu chuẩn quốc tế”, trong đó có các quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận báo chí trong công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị mà Việt Nam đã tham gia (!)và lấy vụ Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh truy tố ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải (blogger Anhbasaigon) và bà Tạ Phong Tần (blogger Sự thật và công lý) về tội "Viết bài xuyên tạc sự thật, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra làm ví dụ.

Cũng như những phản ứng trước đây đối với tội phạm liên quan đến Điều 88, Bộ luật Hình sự mà trên mạng hải ngoại người ta gọi là Điều luật “2 cái còng”, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) - được xem là “sân sau” của những lực lượng cực hữu về dân chủ, nhân quyền trong chính giới Hoa Kỳ đã lên tiếng “kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức 3 blogger”. ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu á của HRW, phát biểu với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, với lập luận như sau: "Rõ ràng họ bị xét xử vì đã thực hành quyền tự do ngôn luận. Những việc họ làm không gì hơn là nói lên quan điểm một cách ôn hòa”. Ông Phil Robertson còn đưa ra một bình luận rất phi chính trị rằng: “Việc bắt giữ các blogger này không thể che giấu hay giải quyết được những việc mà họ (3 blogger) đã thông tin, mà ngược lại, đã vi phạm quyền của người cầm bút và quyền được tiếp cận thông tin của độc giả nữa”.

Thật đáng tiếc, ngày 18-4-2012, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - Bà Darragh Paradiso nói, Chính phủ Hoa Kỳ cũng “kêu gọi” Việt Nam hãy trả tự do cho 3 blogger đã bị cáo buộc vi phạm pháp luật, với cùng một lý do như HRW: Những người này "không làm gì hơn là thực thi quyền tự do biểu đạt đã được nhân loại thừa nhận".

Vậy 3 blogger nói trên đã làm gì mà được HRW và quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ quan tâm đứng lên bảo vệ đến như vậy?

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh thì ông Lê Xuân Lập (trú tại TP Hồ Chí Minh) sau khi đề nghị thành lập "Hội nhà báo tự do” không được Chính phủ chấp thuận vì trái với luật pháp Việt Nam, thì ông Lập đã gặp Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) để thành lập "Câu lạc bộ nhà báo tự do" do chính ông Lập làm chủ nhiệm và thiết kế blog cho các thành viên cùng sử dụng.

Nhằm độc quyền điều hành Câu lạc bộ nhà báo tự do, Nguyễn Văn Hải đã tự động thay đổi mật khẩu của blog này, đồng thời lôi kéo bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải tham gia vào Câu lạc bộ nhà báo tự do. Để khẳng định “vị thế, công lao” của mỗi người, “Điếu Cày” biến blog này thành một Tổ chức hoạt động, do Nguyễn Văn Hải làm “chủ nhiệm”, Phan Thanh Hải và bà Tần phụ trách trang "Khoa học pháp lý".

Như vậy là không phải 3 blogger bị bắt, tạm giam và truy tố vì “thực hành quyền tự do ngôn luận… một cách ôn hòa (ngay chính họ cũng đã tranh giành, lừa dối nhau) mà nằm trong một ý đồ và hành vi chính trị nguy hiểm nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, như: Xây dựng tổ chức phi pháp; viết bài có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có nhiều hoạt động khác nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, như: Tổ chức các cuộc biểu tình tại TP Hồ Chí Minh; trực tiếp quan hệ và nhận sự hướng dẫn chỉ đạo của Nguyễn Tiến Trung, gặp gỡ các tổ chức chống phá của Nguyễn Sỹ Bình, Đặng Thị Thanh Chi... Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải còn tham gia khóa huấn luyện của tổ chức khủng bố do "Đảng Việt Tân" tổ chức tại Thái Lan hồi tháng 3-2008.

Trên thế giới đã có không ít cái gọi là “cách mạng” với những cái tên êm dịu như: “Cách mạng nhung", “Cách mạng tulip”, “Cách mạng hoa nhài”… Thế nhưng trong thực tế, đó là những cuộc lật đổ Nhà nước, gây ra bạo loạn, thậm chí là can thiệp quân sự, chiến tranh xâm lược từ nước ngoài cướp đi sinh mạng của hàng nghìn, hàng vạn người.

Tương ứng với những cuộc “cách mạng” êm ái nói trên, các thế lực chống phá Nhà nước Việt Nam đã và đang dùng trò đánh tráo khái niệm, như “Đấu tranh bất bạo động”, sử dụng “kỹ năng mềm”… để “lách luật”. Trên thực tế, hành động “bất bạo động”, “kỹ năng mềm” chỉ diễn ra ban đầu. Đó là sự chuẩn bị về lực lượng, gây sức ép với chính quyền, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo.

Điều 88, Bộ luật Hình sự Việt Nam không áp dụng cho tất cả những hành vi “bất bạo động”, mà chỉ áp dụng cho những hành vi bất bạo động nào nhằm chống chính quyền nhân dân, đặc biệt là thành lập tổ chức và các hoạt động như: “Đề xướng chủ trương, đường lối, vạch kế hoạch hoạt động, viết cương lĩnh, điều lệ, tuyên truyền, lôi kéo người khác vào tổ chức… nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hoặc tham gia tổ chức, các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Tội lỗi của “3 blogger” trên đã rõ như ban ngày, thật khó dùng trò ảo thuật về ngôn từ để lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật.

Nhân đây cũng xin lưu ý rằng, việc Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xây dựng Hiến pháp, Pháp luật, quy định các tội phạm liên quan đến bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ Nhà nước của mình như thế nào là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Việt Nam. Những người “giương ngọn cờ” bảo vệ nhân quyền trước hết hãy biết tôn trọng quyền tự do tối thiểu ấy của Việt Nam nói riêng và các nước nói chung.

PHƯƠNG NHI (QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN)

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Việt Tân âm mưu khủng bố dịp 30/4


Ngày 17/4, Nguyễn Quốc Quân xâm nhập vào Việt Nam dưới cái tên Richard Nguyen để thực hiện kế hoạch kích động biểu tình, khủng bố phá hoại lễ kỷ niệm 30/4 tại TP HCM và một số tỉnh thành khác.

Ngày 28/4, Cơ quan an ninh điều tra Bộ công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Quốc Quân (59 tuổi, ngụ Hoa Kỳ) với cáo buộc khủng bố nhằm chống chính quyền theo Điều 84 Bộ luật Hình sự.

Theo cơ quan điều tra, tháng 6/1986, Nguyễn Quốc Quân tham gia tổ chức Việt Tân (một tổ chức có mục tiêu lật đổ chính quyền Việt Nam) tại Mỹ và được giao nhiệm vụ tham gia thành lập “Hội chuyên gia Việt Nam”, huấn luyện phương pháp đấu tranh bất bạo động, phát triển người cho tổ chức thông qua giảng dạy kỹ năng mềm…

Tháng 8/2006, người này được phân công tham gia kế hoạch “Sang Sông”, lấy tên giả là Ly Seng để về Việt Nam chỉ đạo Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon, Nguyễn Hải cùng nhiều người khác phát tán truyền đơn của Việt Tân. Trên đường trốn chạy sang Campuchia, đến Tây Ninh thì ông này bị bắt giữ.

Ngày 13/5/2008, Nguyễn Quốc Quân bị TAND TP HCM tuyên phạt 6 tháng tù về tội khủng bố và bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Nguyễn Quốc Quân từng bị tuyên án 6 tháng tù vì tội khủng bố. Ảnh: Quốc Thắng
Nguyễn Quốc Quân từng bị tuyên án 6 tháng tù vì tội khủng bố. Ảnh: Quốc Thắng

An ninh Việt Nam xác định, từ năm 2008 đến 2011, Nguyễn Quốc Quân thường xuyên sang Malaysia, Thái Lan để huấn luyện cho thành viên tổ chức Việt Tân về kỹ năng bảo mật thông tin và phương pháp đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam.

Ngày 17/4, thực hiện ý đồ của tổ chức khủng bố này, người đàn ông 59 tuổi này xâm nhập vào Việt Nam bằng tên Richard Nguyen để thực hiện "kế hoạch kích động biểu tình, khủng bố nhằm phá hoại lễ kỷ niệm 30/4, 1/5/2012" tại TP HCM và một số tỉnh thành khác.

Tuy nhiên, người này đã bị bắt ngay tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, khi nhập cảnh vào Việt Nam. Một máy tính xách tay chứa nhiều tài liệu được cho là liên quan đến việc chống phá Việt Nam đã bị thu giữ.

Theo Cơ quan an ninh điều tra, năm 1980 tại California (Hoa Kỳ), Hoàng Cơ Minh, nguyên là Phó đô đốc Hải Quân chính quyền Sài Gòn đã thành lập tổ chức “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” gồm những người của chế độ cũ. Mục đích của họ là hoạt động vũ trang phá hoại, tiến tới lật đổ Nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam. Tháng 6/1981, tổ chức này lập “căn cứ kháng chiến” tại Udon (Thái Lan).
Ngày 10/9/1982, ông Minh đã tổ chức đại hội, lập ra Cơ quan trung ương đầu não chỉ huy mọi hoạt động của Mặt trận có tên “Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng”, gọi tắt là Việt Tân. Họ xác định mục tiêu của tổ chức là phá hoại nhằm lật đổ Nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó đến nay, Việt Tân đã đưa hàng trăm thành viên về nước để thực hiện mục đích của mình nhưng đều bị Cơ quan An ninh điều tra phát hiện.
Nhà chức trách cho rằng, những năm qua, Việt Tân tiếp tục cử hàng trăm người về nước hoạt động dưới nhiều danh nghĩa như: thăm thân nhân, du lịch, đầu tư, thương mại, giáo dục, hồi hương... nhằm hoạt động khủng bố, phá hoại, chống lại Nhà nước Việt Nam. Tiêu biểu như trường hợp Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Hải (Khunmi SomSăk), Trương Leon, Phạm Minh Hoàng, Võ Hồng, Lê Kin…
Mặc dù bị Việt Nam nhiều lần truy tố, xét xử về tội phản bội tổ quốc, khủng bố... nhưng tổ chức Việt Tân vẫn không từ bỏ hoạt động chống phá. Vì vậy Bộ công an đã đưa tổ chức này vào danh sách các tổ chức khủng bố và thông báo cho phía Hoa Kỳ vào ngày 4/4/2007.