Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Ông Nguyễn Tấn Dũng bị nói xấu như thế nào?


Bài viết từ blog Tập Viết Báo thể hiện cách nhìn và quan điểm của Ban biên tập của Blog này về những bài viết xuyên tạc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gia đình Thủ tướng (Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Bảo Hoàng...)

Nếu là một người dân Việt Nam chịu quan tâm tới các vấn đề nóng của đất nước và đặc biệt là tìm hiểu thông tin về vị thủ tướng đương nhiệm: ông Nguyễn Tấn Dũng thì có lẽ chúng ta sẽ được tiếp thu hầu như là các thông tin có thể nói là xấu, bội nhọ, không đúng so với những gì ông đã làm cho đất nước... Các thông tin chính thống gần như không thể đấu lại với các thể loại tin này (được gọi là báo lề trái) trên trang tìm kiếm Google.

Thời đại ngày nay quá dễ để đưa một thông tin nào đó lên Internet, đã qua rồi cái thời mà nhà nhà người người viết về các cảm xúc cá nhân, thay vào đó giờ đây họ đã đưa các chính kiến, các suy nghĩ về nhiều vấn đề của đất nước lên Internet, có thể là nhiều mục đích khác nhau, tốt thì là lo lắng cho đất nước xấu thì là xuyên tạc người khác (cấp độ thấp có thể là ca sĩ, diễn viên, cao hơn nữa là lãnh đạo quốc gia cụ thể ở bài viết này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).

Đây chính là thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng
Đây chính là thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng

Tập Viết Báo chỉ đơn thuần là một tờ blog cập nhật các thông tin về tình hình đất nước bên cạnh đó cũng hay đưa các tin về lãnh đạo của chúng ta, qua quá trình thanh lọc tin tức TVB (từ đây xin viết tắt Tập Viết Báo thành TVB) phát hiện rất nhiều các tin tức, bài viết trên các blog cá nhân cố tình viết xấu về ông Nguyễn Tấn Dũng, TVB đứng ở vị thế trung lập không phán xét các bài viết đó chỉ biết rằng thông tin một khi không có kiểm chứng mà chỉ nói càn và cố tình bôi nhọ ai đó thì thông tin đó không đáng được tin tưởng và trân trọng. Nhưng với người đọc bình thường và lần đầu tiên tiếp cận các thông tin đó rất dễ cho đó là… đúng.

TVB xin lấy ví dụ về một loạt các bài viết cách đây khoảng 5 tháng về một từ khoá được tìm kiếm khá nhiều trên mạng: Lâu đài/Biệt thự Nguyễn Tấn Dũng. Xuất phát điểm của vấn đề này nếu người dùng chịu tìm hiểu kỹ thì đó là do sự nhầm lẫn tại 1 website lấy các hình của một lâu đài nước ngoài và gán cho ông Nguyễn Tấn Dũng (Chi tiết xin đọc ở đây: Sự thật về Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), một ví dụ như trên thôi cũng đủ để 1 bộ phận đọc thông tin này cho rằng thủ tướngNguyễn Tấn Dũng là người tham nhũng, tham ô, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của một nguyên thủ quốc gia… Từ đó sẽ có ác cảm dẫn đến các tin tức xấu về sau tiếp cận sẽ tin hơn nữa, cứ thế.

Bạn đọc cứ để ý hễ đất nước Việt Nam có một cái gì đó xấu về kinh tế hay quốc phòng là cứ y như rằng trên Internet có ngay những bài viết soi mói nói xấu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (chưa nói là còn các các vị lãnh đạo khác). Như đã nói ở bên trên một thông tin mà không có kiểm chứng mà lại đi nói xấu người khác thì không đáng tin tưởng. Tình thế hiện nay đất nước ta đang phải chống chọi với Trung Quốc về các vấn đề trên Biển Đông, mọi người cần phải là một khối đồng lòng mới có thể chống được các tư tưởng ngoại xâm đang lăm le bờ cõi vì thế hãy nhìn vào những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm tốt cho đất nước, đừng tin vào những bài viết xăm soi đời tư của ông Nguyễn Tấn Dũng, xăm soi đến cá gia đình và con cái của thủ tướng (Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Bảo Hoàng...) thì hết nói. TVB rất ít khi thấy các blog “đó” viết các bài dạng như: kế sách để phát triển kinh tế, bày kế cho thủ tướng tăng GDP, tâm thư gửi thủ tướng về Trường Sa - Hoàng Sa,... đại loại là các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, kế sách,… để đất nước cùng phát triển mà suốt ngày chỉ thấy toàn tin tào lao về các vấn đề không một chút nào có thể giúp cho đất nước Việt Nam này khá hơn được.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Bà Hillary Clinton
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Bà Hillary Clinton

Những thành tựu mà TVB cho rằng website nguyentandung.biz đưa ra ở đây rất đáng để người dân Việt Nam biết đến và để thấy sức làm việc của ông đáng nể đến nhường nào: Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 6 tháng đầu năm 2012. Và cũng xin lưu ý là website này các bạn nên đọc thường xuyên để cập nhật các tin tức tổng hợp về tình hình đất nước cũng như các hoạt động, ý kiến của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?



“Quy định mới sẽ “nhấn” vai trò quản lý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với các tập đoàn kinh tế chủ lực. Với các Tổng công ty, vai trò, trách nhiệm “nổi bật” thuộc về Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành” – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thông tin.


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong phiên họp thường kỳ tháng 7 diễn ra 2 ngày qua (30, 31/7), Chính phủ vừa họp bàn, thảo luận xây dựng Nghị định về việc phân cấp, phân công thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của nhà nước với các Doanh nghiệp Nhà nước. Vấn đề phân công chức năng nhiệm vụ quản lý được đánh giá là một nội dung rất quan trọng trong đề án tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước. Việc xây dựng nghị định này có quá trình chuẩn bị dài, được Chính phủ bàn nhiều lần, từ năm 2009.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?

Bộ trưởng Vũ Đức Đam giải thích, yêu cầu đặt ra khi xây dựng Nghị định là sao để gỡ bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với các tập đoàn, Tcty nhà nước. Sau khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực, tất cả các doanh nghiệp hoạt động tuân theo văn bản pháp quy này trong khi Doanh nghiệp Nhà nước lại có những điểm đặc thù, hoạt động rất riêng, dẫn tới một số khâu, một số vấn đề của khối doanh nghiệp này chưa được quản lý chặt chẽ. Thực tế cũng đã có mốt số sai phạm xảy ra.

Về việc chọn người thay thế vị trí lãnh đạo cao nhất cho Tập đoàn Điện lực (EVN) thời gian tới, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, có thể “ứng viên” không phải là người thuộc tập đoàn. Việc điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước về lĩnh vực sang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tập đoàn cũng là hướng lựa chọn… rất bình thường.

Theo các quy định hiện tại, vai trò quản lý của Bộ chuyên ngành cũng không rõ ràng. Việc này dẫn tới hiện tượng, khi thanh kiểm tra đơn vị cũng không xác định được rõ trách nhiệm của từng cá nhân lãnh đạo mỗi cấp trong khối đại diện chủ sở hữu. Nghị định xây dựng lần này, theo Bộ trưởng Đam, sẽ làm rõ trách nhiệm của Bộ quản lý chuyên ngành, Chính phủ, Thủ tướng, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, sau nữa là Bộ quản lý tổng hợp.

Tinh thần chung, Bộ trưởng Đam nhắc lại, không trở lại chế độ quản lý Bộ chủ quản mà gắn trách nhiệm quản lý chuyên ngành cả về vốn, về hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như công tác cán bộ.

“Sẽ phân định rõ 2 loại hình Doanh nghiệp Nhà nước. Những doanh nghiệp đặc biệt lớn (như một số tập đoàn chủ lực của nhà nước), quy định mới sẽ “nhấn” hơn nữa vai trò quản lý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Với các Tcty, vai trò, trách nhiệm “nổi bật” thuộc về Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành” – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh.

Ngoài ra, Chính phủ cũng thống nhất quan điểm, muốn các tập đoàn, Cty hoạt động hiệu quả, các đơn vị này cần được kiểm toàn thường xuyên. Ngoài kiểm toán nhà nước, Nghị định sẽ xây dựng cơ chế để các công ty kiểm toán tư được công nhận cùng tham gia với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tự rà soát lại chi tiêu, tính toán đầu tư sao cho hiệu quả.

Thực tế, Bộ trưởng Đam xác nhận, kết quả kiểm toán của một số tập đoàn, Tcty vừa qua đã bộc lộ nhiều sai phạm về tài chính. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các đơn vị được kiểm toán đó thực hiện nghiêm túc theo kết luận, kiến nghị xử lý sai phạm của kiểm toán với tinh thần cầu thị, xác định cụ thể trách nhiệm cá nhân theo quy định.

Nguồn: Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?

P.Thảo

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Tài Sản Nổi của Nguyễn Tấn Dũng

Hiện nay trên mặt báo Chính thống và báo lá cải đều nói nhiều đến người này, đó là ai? Hẳn không ai khác chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngài rất nổi bật trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng. Mang lại cho ngài tài sản lớn đó là sự nổi tiếng. Thứ tài sản bề nổi mà không dễ gì có.

Ngài nổi bật trong các phiên họp Chính phủ, họp Quốc hội. Ngài cũng nổi bật trong các Hội nghị quốc tế. Và tất nhiên ngài cũng nổi bật trong những chuyến thị sát, kiểm tra, chỉ đạo tại các công trình, địa phương trên cả nước.

Những hình ảnh nổi bật về vị Thủ tướng:
Thông điệp đầu năm mới của TTg Nguyễn Tấn Dũng
Thông điệp đầu năm mới của TTg Nguyễn Tấn Dũng  
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham vấn chính sách kinh tế của các chuyên gia
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham vấn chính sách kinh tế của các chuyên gia
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng: Nhân vật có ảnh hưởng nhất năm 2011
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng: Nhân vật có ảnh hưởng nhất năm 2011
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng khánh thành đường nối Vị Thanh, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng khánh thành đường nối Vị Thanh, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiểm soát tốt cung cầu hàng hóa, giảm dần lãi suất cho vay
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiểm soát tốt cung cầu hàng hóa, giảm dần lãi suất cho vay
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và công tác phòng chống Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và công tác phòng chống Nguyễn Tấn Dũng

Prime Minister Nguyen Tan Dung speaks at conference
Prime Minister Nguyen Tan Dung speaks at conference
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chính phủ sẽ xem xét các vấn đề liên quan đến thời hạn giao đất, cho thuê đất
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chính phủ sẽ xem xét các vấn đề liên quan đến thời hạn giao đất, cho thuê đất
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm nhà máy đóng tàu Hồng Hà
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm nhà máy đóng tàu Hồng Hà
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lào
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lào

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì một phiên họp
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì một phiên họp

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quảng Ninh cần tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quảng Ninh cần tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua làn sóng VOV trực tiếp gửi thông điệp “Năm an toàn giao thông Quốc gia 2012”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua làn sóng VOV trực tiếp gửi thông điệp “Năm an toàn giao thông Quốc gia 2012”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Văn phòng Chính phủ triển khai nhiệm vụ năm 2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Văn phòng Chính phủ triển khai nhiệm vụ năm 2012

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quyết định việc in tiền ở nước ngoài


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành Nghị định số 40/2012/NĐ-CP nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước quy định việc cài đặt các yếu tố bảo an trên đồng tiền nhằm tăng cường khả năng chống giả.

Quy định nghiệp vụ phát hành tiền


Chính phủ vừa ban hành Nghị định 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

Ngân hàng Nhà nước quyết định cơ cấu, lượng tiền in thêm
Ngân hàng Nhà nước quyết định cơ cấu, lượng tiền in thêm

Trường hợp thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền Việt Nam ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định

Nghị định cũng nêu rõ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ dự báo nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hàng năm để quyết định cơ cấu, số lượng, giá trị tiền đang lưu hành cần in, đúc thêm.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc cài đặt các yếu tố bảo an trên đồng tiền nhằm tăng cường khả năng chống giả.

Theo Nghị định, Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

Bảo đảm an toàn kho tiền 24 giờ/ngày


Về nguyên tắc bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá, Nghị định nêu rõ: tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo quản trong kho tiền, phân loại, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong và được sắp xếp riêng ở từng khu vực trong kho tiền. Kho tiền được canh gác, bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày.

Về việc thu hồi và thay thế tiền, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đình chỉ lưu hành và thay thế các loại tiền trong lưu thông. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về: chủ trương của Chính phủ về đình chỉ lưu hành và thu hồi tiền đình chỉ lưu hành từ lưu thông; thay thế một phần hay toàn bộ các loại tiền đang lưu hành; hình thức, thủ tục, thời hạn thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành.

Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành theo quy định. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/6/2012

Bách Thảo