Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Quân đội Việt Nam diễn tập bắn tên lửa

8h ngày 4/12, cuộc diễn tập bắn đạn thật bắt đầu, tên lửa C75 rời bệ phóng, hướng về phía mục tiêu, "rồng lửa" C125 cũng vút lên bầu trời. Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra buổi diễn tập.


Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra, động viên các thành phần tham gia diễn tập.
Ngày 1-5/12, Quân chủng Phòng không - Không quân đã diễn tập bắn đạn thật phòng không cho các đơn vị tên lửa, pháo phòng không, tên lửa tầm thấp. Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra, động viên các thành phần tham gia diễn tập.
Một góc trận địa
Một góc trận địa.
Nạp đạn tên lửa C125
Nạp đạn tên lửa C125.
Kiểm tra quá trình tên lửa được đưa vào bệ
Kiểm tra quá trình tên lửa được đưa vào bệ.
Đúng 8 giờ ngày 4-12, cuộc diễn tập bắn đạn thật năm 2011 của Quân chủng PK-KQ bắt đầu. Tên lửa C75 rời bệ phóng, hướng về phía mục tiêu
8h ngày 4/12, cuộc diễn tập bắn đạn thật bắt đầu, tên lửa C75 rời bệ phóng, hướng về phía mục tiêu.
"Rồng lửa" C125 cũng vút lên bầu trời lập công
"Rồng lửa" C125 cũng vút lên bầu trời.
Cùng với tên lửa, các khẩu đội pháo cao xạ 57mm...
Cùng với tên lửa, các khẩu đội pháo cao xạ 57mm...
...và pháo tự hành ZCY-23 cũng quyết tâm tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu
...và pháo tự hành ZCY-23 thao diễn tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu.
Niềm vui của chiến sĩ PK-KQ bên mục tiêu bị tiêu diệt
Niềm vui của chiến sĩ Phòng không - Không quân sau khi tiêu diệt mục tiêu giả định.

Theo Quân đội Nhân dân

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Toàn cảnh thế giới tuần cuối tháng 11

Tập viết báo xin cung cấp vắn tắt những sự kiện nóng bỏng trên chính trường các nước khu vực bắc Phi - Trung Đông, cơn bão nợ công đang từng ngày làm cho châu Âu suy yếu, những tai nạn thảm khốc ... tất cả sẽ có trong "Toàn cảnh thế giới tuần qua"


Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) của Libya ngày 21/11 cho biết NTC đã thông qua danh sách chính phủ mới ở nước này. Người đã cung cấp tin trên cho Reuters, được cho là đã xem danh sách chính phủ mới ở Libya cũng cho biết NTC đã bổ nhiệm Tư lệnh quân đội ở Zintan. Theo đó, một chỉ huy quân đội ở Zintan, ông Osama Al-Juwali đã được bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Juwali đã chỉ đạo lực lượng chiến đấu ở Zintan – lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thành trì Tripoli sau khi chính quyền của cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi sụp đổ hồi tháng 8 vừa qua.


Toàn bộ chính phủ Ai Cập do Thủ tướng Isam Sharaf đứng đầu hôm 21/11 đã tuyên bố muốn từ chức trước sức ép của 30.000 người biểu tình tại quảng trường Tahrir. Các phương tiện truyền thông cho hay, con số 22 người chết và hơn 1.700 người bị thương khiến nhiều người gọi đây là “cuộc cách mạng thứ hai của Ai Cập.” Hãng tin chính thức MENA dẫn lời Người phát ngôn Chính phủ Ai Cập Mohamed Hijazi cho biết, chính phủ nước này tối 21/11 đã đệ đơn từ chức lên Hội đồng Tối cao Các lực lượng vũ trang (CSFA) cầm quyền.


Các nước phương Tây là Mỹ, Anh, Canada ngày 21/11 đã đồng loạt tuyên bố áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành ngân hàng và năng lượng của Iran. Ngày 21/11, Anh thông báo sẽ ngừng giao dịch với tất cả các ngân hàng Iran, kể cả Ngân hàng Trung ương. Đây là lần đầu tiên nước này sử dụng Đạo luật chống chủ nghĩa khủng bố năm 2008 để cắt đứt liên hệ với toàn bộ ngành ngân hàng của một nước.


Quân đội Ai Cập ngày 22/11 đã đồng ý thành lập một chính phủ mới và cam kết trao quyền cho một cơ cấu dân sự vào tháng 7 sang năm. Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 22/11, người đứng đầu Hội đồng quân sự Mohamed Hussein Tantawi thông báo hội đồng quân sự đã sẵn sàng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc chuyển giao lập tức quyền lực cho chính phủ dân sự và rằng cuộc bầu cử quốc hội vẫn sẽ diễn ra theo kế hoạch vào ngày 28/11.


Ít nhất 7 người bị chết và một số khác bị thương trong một vụ cháy tàu hỏa kinh hoàng vào lúc nửa đêm tại miền đông Ấn Độ. Tai nạn xảy ra hôm 22/11. Ít nhất 7 người đã bị chết và một số người khác bị thương trong một vụ cháy 2 khoang của một tàu hỏa tốc hành tại tỉnh miền đông Jharkhand của Ấn Độ. Vụ cháy xảy ra vào giữa đêm hôm thứ 3, cảnh sát cho biết.


Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh ngày hôm 23/11 đã ký kết sáng kiến vùng Vịnh, trong đó yêu cầu ông chuyển giao quyền lực cho phó Tổng thống sau 33 năm cầm quyền. Lễ ký diễn ra tại Cung điện Hoàng gia Al-Yamama ở thủ đô Riyadh, Ả rập Xê út trước sự chứng kiến của các thành viên phe đối lập Yemen cũng như Quốc vương Abdullah và các ngoại trưởng vùng Vịnh.


Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe ngày 23/11 cho biết nước này sẽ đề nghị các đối tác của mình trong Liên minh Châu Âu (EU) xem xét thiết lập các hành lang nhân đạo ở Syria.


Kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ tại Châu Âu đang khiến Nga phiền lòng, khi hôm qua (23/11) một quan chức Mỹ cho biết sẽ không thay đổi kế hoạch của nước này. Ngày 23/11, một quan chức Nhà trắng cho biết, Mỹ sẽ không thay đổi kế hoạch của nước này về triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Đông Âu, đồng thời khẳng định Nga sẽ không bị lá chắn này đe doạ.


Hãng thông tấn Tân Hoa ngày 24/11 đưa tin: Cựu Thủ tướng Ai Cập Kamal el-Ganzouri đã chấp thuận đề xuất của Hội đồng Tối cao Các lực lượng vũ trang Ai Cập (CSFA) về việc thành lập một nội các mới điều hành đất nước Ai Cập sau khi Thủ tướng Essam Sharaf từ chức.


Ngày 25/11, hàng nghìn người đã biểu tình trên các đường phố ở thủ đô Sanaa đòi Tổng thống Yemen Ali Ali Abdullah Saleh nhanh chóng tuân thủ thỏa thuận chuyển giao quyền lực theo sáng kiến của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) sau khi ông Saleh đã ký thỏa thuận này.


Nga và Trung Quốc đang phối hợp soạn thảo và đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự thảo nghị quyết về Syria với nội dung chính là các biện pháp ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov cho biết hôm 24/11. Ngày 24/11, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov thông báo tại Mátxcơva rằng Nga và Trung Quốc đã phối hợp soạn thảo và đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự thảo nghị quyết về Syria nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị-ngoại giao trên cơ sở tất cả các bên xung đột chấm dứt sử dụng bạo lực và bắt đầu đối thoại.


Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra khẳng định, Chính phủ Thái Lan kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia dọc biên giới với Campuchia. Tuy nhiên ngày 24/11 vừa qua, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã khẳng định, quân đội Thái Lan sẽ vẫn duy trì sự hiện diện dọc khu vực tranh chấp gần ngôi đền cổ Preah Vihear.

Có sử dụng tài liệu từ website: viettinnhanh.net

Toàn cảnh điểm nóng thế giới 2011 qua một clip

Chỉ với clip 60s ngắn ngủi nhưng cũng đủ lột tả những "điểm nóng" trên thế giới trong năm 2011, một năm đầy biến động về chính trị: chế độ Gaddafi ở Libya bị lật đổ, bạo loạn ở Lodon, ... thiên nhiên thì có sóng thần ở Nhật bản gây rò rỉ phóng xạ nhà máy hạt nhân,...

Mời các bạn theo dõi video!

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai?

Tập viết báo xin cung cấp lại nguồn thông tin sự thật từ wikipedia:  Tiểu sử tóm tắt Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, mọi chi tiết về các hoạt động của trung tướng Vịnh các bạn đọc có thể theo dõi thường xuyên tại địa chỉ: http://nguyenchivinh.org/thu-muc/nguyen-chi-vinh/

Nguyễn Chí Vịnh (sinh năm 1957), hiện nay là Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2.


Thân thế

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, sinh năm 1957 tại Hà Nội, là con trai út của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Mẹ là bà Nguyễn Thị Cúc. Ông Nguyễn Chí Thanh tên khai sinh là Nguyễn Vịnh. Tuy nhiên, ở Đại hội Tân Trào năm 1945 ông được đổi tên thành Nguyễn Chí Thanh. Ông Thanh lấy tên khai sinh của mình đặt tên cho cậu con trai út là Nguyễn Chí Vịnh.Ông Nguyễn Chí Thanh và bà Nguyễn Thị Cúc sinh được bốn người con. Con trai đầu lòng của họ tên là Trường Sơn (đã mất năm 1947). Người con thứ hai là bà Nguyễn Thanh Hà, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam. Người con thứ ba là gái tên Sơn, con gái thứ tư tên là Tí/Thành. Và cuối cùng là con trai út Nguyễn Chí Vịnh.

Nguyễn Chí Vịnh quê gốc ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Sự nghiệp
  • Năm 1964 đến 1974, học sinh trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, trường Văn hóa Quân đội.
  • Năm 1974 đến 1976, Học sinh trường Cấp 3 Lý Thường Kiệt nay là trường Trung học phổ thông Việt Đức - Hà Nội
  • Năm 1976-1981 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, trường Sĩ quan Thông tin. Tốt nghiệp Sĩ quan Thông tin.
  • Sau khi tốt nghiệp, ông về công tác tại Cục Nghiên cứu Bộ Quốc phòng.
  • Tháng 2 năm 1995, ông được giao nhiệm vụ Phụ trách Cục 12 Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng.
  • Tháng 5 năm 1995, ông được bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục 12, rồi Cục trưởng Cục 12 và sau đó là Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2.
  • Năm 1999, ông được Thủ tướng Chính phủ phong Quân hàm Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  • Năm 2002, bổ nhiệm giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng.
  • Năm 2003, bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
  • Tháng 12 năm 2004, được Thủ tướng Chính phủ phong Quân hàm Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  • Tháng 2 năm 2009, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. 
  • Tháng 8 năm 2009, ông thôi kiêm nhiệm Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2.
  • Ngày 27 tháng 4 năm 2010, được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước trao học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
  • Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cống hiến

Ông là người góp phần lớn trong việc giữ vững sự tồn tại và phát triển của Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng. Trong thời gian đảm nhiệm cương vị Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2 (2002 - 2009), rất nhiều đơn vị dưới quyền được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác

Giải thưởng
  • Huân chương Quân công hạng Nhì
  • Huân chương Chiến thắng hạng Nhì
  • Huân chương giải phóng của PLA
Gia đình riêng

Phu nhân là con gái Trung tướng Đặng Vũ Chính, tức Đặng Văn Trung, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam (từ năm 1994 đến năm 2002).

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Kênh Video Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Hiện nay trên mạng có rất nhiều video chính thống lẫn không chính thống về thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng, bạn đọc rất dễ hoặc vô tình xem phải những video không chính thống đưa nhưng thông tin sai lệch về thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nắm bắt vấn đề này, Tập Viết Báo xin cung cấp một địa chỉ đã được xác thực trên website http://nguyentandung.org/ đó là: http://youtube.com/user/nguyentandungchannel


Bạn đọc có thể theo dõi thường xuyên các hoạt động của thủ tướng tại kênh video trên cũng như các hoạt động Ý kiến chỉ đạo của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm xây dựng và phát triển đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời thẳng 4 vấn đề chủ quyền biển Đông



Chiều 30/11, Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước Việt Nam-Thái Lan.



Mời các bạn theo dõi video của thủ tướng dự Lễ Quốc tang Đồng chí Võ Chí Công

Bộ trưởng Đinh La Thăng là ai?

Hôm nay Tập Viết Báo tiếp tục cung cấp thêm một thông tin chính thống và trả lời cho câu hỏi: bộ trưởng Đinh La Thăng là ai? Theo như nhiều comment trên mạng hiện nay nhận xét về bộ trưởng Thăng thì là người: có tài, quyết đoán và bản lĩnh... (trích nguồn comment từ địa chỉ website: http://dinhlathang.net/)

Mời các bạn theo dõi một số thông tin chính sau đây về Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng:



Sinh ngày: 10/09/1960

Quê quán: Nam Định

Học vị: Tiến sỹ

Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X, XI

Đại biểu Quốc hội Khoá XI, XIII

1983-1988: Công tác tại Công ty Cung ứng vật tư thuộc Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, là Kế toán viên, Phó kế toán trưởng, Kế toán trưởng công ty, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Công ty.

1989-1994: Phó kế toán trưởng, Kế toán trưởng, Uỷ viên Ban Thưởng vụ Đảng uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, Uỷ viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng.

1995-3/2001: Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch công đoàn Tổng công ty Sông Đà; Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

4/2001-10/2003: Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà. Đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội. Uỷ viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng, Uỷ viên Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam.

11/2003-12/2005: Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa thiên – Huế. Đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.

1/2006-12/2008: Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Bí thư Đảng uỷ cơ quan Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Từ tháng 12/2008: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ,Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội Khoá XIII. Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Về bức điện tối mật của Đại sứ Hoa Kỳ báo cáo về Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng: Khi sự thật bị xuyên tạc (Kỳ I)

Ngày 31/8/2011, Báo Điện tử BBC bản tiếng Việt đăng bài: “Tướng Hưởng than phiền về biển Đông”. Nội dung bài báo là đăng lại bức điện mật của Đại sứ Mỹ báo cáo về cuộc gặp của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng - Thứ trưởng Bộ Công an và Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa kỳ John Negroponte và Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Marciel vào ngày 11/9/2008, với sự tham gia của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak. Bức điện này bị Wikileaks thu được.

Theo BBC thì nội dung bức điện là, trong cuộc gặp này, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đã trách Hoa Kỳ không đứng về phía Việt Nam trong vấn đề biển Đông. Bức điện còn viết: “Ông Hưởng còn thể hiện ý kiến rằng an ninh khu vực, hòa bình và thịnh vượng không thể có được nếu như không có sự hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực này và nói thêm sự có mặt của Hoa Kỳ có thể điều phối quan hệ trong khu vực”.

Chúng tôi cũng có trong tay hai bức điện của Đại sứ quán Hoa Kỳ và thấy nội dung cuộc họp đã không được phản ánh trung thực, bởi lẽ Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng chưa hề có lời nào như thế (hoặc tương tự như thế), trong các cuộc gặp với John Negroponte và Scott Marciel cùng Đại sứ Michael Michalak.

Tôi (Nguyễn Như Phong, Đại tá an ninh,  nguyên là Phó tổng biên tập Báo Công an Nhân dân, phụ trách chuyên đề An ninh thế giới tuần) – là người được dự nhiều cuộc gặp giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng với phái đoàn Hoa Kỳ, cũng rất ngạc nhiên trước sự việc này.
Để bạn đọc hiểu rõ sự thực về những cuộc gặp  này và từ đó sẽ thấy được sự cắt xén nội dung bức điện nhằm “đổi trắng thay đen”, “thọc gậy bánh xe” của BBC, được phép của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Báo Năng lượng Mới xin đăng nguyên văn biên bản cuộc đối thoại giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng (hiện là phái viên của Thủ tướng Chính phủ về an ninh và tôn giáo) với Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Negroponte, Phó trợ lý Ngoại trưởng Scott Marciel và Đại sứ Michael Michalak.

I. Cuộc gặp của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng với Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ John Negroponte.
Cuộc gặp được tổ chức vào ngày 11/9/2008 tại phòng khách Tổng cục An ninh, 15 Trần Bình Trọng, Hà Nội.
Tham dự cuộc họp về phía Việt Nam có các ông: Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng; ông Tô Lâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh và một số cán bộ giúp việc khác. Phiên dịch cho phía Việt Nam là Phan Thanh Mỹ.
Về phía Hoa Kỳ gồm các ông: John Negroponte, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ; Scott Marciel, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á – Thái Bình Dương; Michael Michalak, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam; Brian Aggeler, Tham tán chính trị Sứ quán Mỹ; Monica Lam, Thư ký Đại sứ Mỹ; Vương Thanh, phiên dịch.



Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng trong một lần gặp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Michael Michalak

Sau những lời chào hỏi xã giao, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Tôi biết ngài từng ở Sài Gòn khá lâu. Hôm nay gặp nhau, tôi muốn nghe chút tâm sự của ngài?

 Negroponte:

- Lần đầu tiên tôi trở lại Việt Nam kể từ năm 1973, cũng là một thời gian khá dài. Tôi có thời gian làm việc 4 năm ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày xưa.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Từ đó ngài đã có lần nào quay lại chưa?

Negroponte:

- Chưa, bây giờ quay lại Việt Nam tôi thấy điều kiện và hoàn cảnh đã khác nhiều. Cũng nhờ những nỗ lực của hai chính phủ, chúng ta đã gặt hái được những điều tốt đẹp.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Tôi đồng ý. Tôi rất vui mừng được đón tiếp ngài tại Bộ Công an. Quan hệ tốt của hai nước đã tạo cơ hội cho các cơ quan có cơ hội cùng làm việc. Tôi cũng đã có cơ hội được đến thăm Hoa Kỳ 3 lần, được tiếp kiến ngài Tổng thống và phải nói thực rằng, đánh giá sự phát triển của hai nước chúng ta ngày càng toàn diện. Xin cảm ơn Đại sứ đã gửi tôi bức ảnh chụp với Tổng thống Bush. Tôi biết rằng ngài Thứ trưởng trong chuyến đi Việt Nam lần này giải quyết rất nhiều vấn đề trong quan hệ hai nước. Hôm nay Bộ Công an được tiếp ngài, hy vọng được nghe ý kiến của ngài về quan hệ với Bộ Công an.

Negroponte:

- Trước hết tôi thấy rằng hai quốc gia chúng ta còn nhiều lĩnh vực mà chúng ta có thể tiếp tục làm việc, công tác với nhau nhiều hơn. Tôi biết cách đây một tuần, cộng sự viên của chúng tôi, ông Kappes đã có dịp được làm việc với ngài. Ông Kappes với tôi có một thời gian dài được làm việc gần gũi với nhau, khi mà lúc đó đó tôi là Giám đốc tình báo quốc gia. Tôi là người thuyết phục ông Kappes trở lại làm việc cho chính phủ vì ông đó đã về hưu nhưng tôi thuyết phục thì ông ấy trở lại. Đấy là một trong những lĩnh vực mà chúng ta có thể hợp tác. Chúng tôi đã làm việc với ngài Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao để nói lên mong muốn của chúng tôi để những nhân viên của chúng tôi ở Tổng lãnh sự quán (TLSQ) Mỹ tại TP HCM có được những cơ hội để thực hiện công việc lãnh sự của họ sâu rộng ra. Bởi vì những sự việc tới hạn hiện tại họ đang gặp phải, họ có cơ hội nới rộng những dịch vụ lãnh sự ở những nơi tôi nghĩ họ nên có mặt ở đó. Tôi mong ngài hiểu rằng, tất cả những gì chúng tôi muốn làm hoàn toàn không có ý định giấu giếm trong công việc lãnh sự mà bổn phận chúng tôi phải làm. Việc này chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chúng tôi muốn nói với ngài là để tất cả nhân viên của Bộ Công an Việt Nam biết được sự di chuyển của nhân viên Hoa Kỳ khi họ thực hiện bổn phận của họ. Tôi nói với ngài để tỏ lòng biết ơn nếu trong tương lai ngài Đại sứ của chúng tôi có cơ hội được làm việc với ngài để giải nghĩa những chi tiết về những việc mà tôi vừa trình bày.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Tôi rất hiểu ý nghĩa của việc TLSQ tiến hành công việc. Trong quan hệ của chúng ta ngày càng phát triển thì việc mở rộng các hoạt động, phạm vi của cơ quan đại diện các ngài thì  tới được các tỉnh, thành phố khác là cần thiết. Tôi thông báo cho ngài rằng, trong khi chưa hoạt động một cách chính thức thì các hoạt động của ngài Đại sứ và bộ phận khác vẫn bình thường, từ trước tới giờ, chúng tôi đã tạo điều kiện cho các ngài tốt và sẽ tiếp tục như vậy.
 Chúng tôi cũng nói với ngài rằng, chúng tôi không coi hoạt động của nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ đe dọa an ninh Việt Nam. Điều này tôi đã khẳng định với ngài Đại sứ trong một dịp làm việc cách đây khoảng một tháng. Tuy nhiên, chúng tôi có tính đến đặc điểm từng vùng miền. Đặc điểm vùng miền này là vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Khmer. Ở đây cũng có những mối quan hệ về đường biên giới, cho nên những bước mở rộng của chúng ta còn phụ thuộc vào những đặc điểm này và chúng ta phải tính toán những bước đi cho phù hợp.
Chúng tôi khẳng định trong những cái như vậy cũng không có trở ngại gì đối với nhân viên của ngài Đại sứ. Tóm lại, tôi rất ủng hộ ý kiến của Bộ Ngoại giao. Tôi ghi nhận ý kiến của ngài và sẽ có phản ứng tích cực.

Negroponte:

- Tôi có một điều muốn làm rõ, nếu tôi nói sai thì ngài Đại sứ sẽ sửa cho tôi. Trong việc lãnh sự, ví dụ như xảy ra tại Cà Mau thì hiện thời bây giờ nhân viên lãnh sự của Hoa Kỳ xuất phát từ Hà Nội phải đến Cà Mau làm việc, nhân viên của Hoa Kỳ tại TP HCM lại không được phép đến Cà Mau làm việc.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng (quay sang hỏi các cán bộ giúp việc):

- Có phải như thế không?
Một sĩ quan trả lời:
- Báo cáo anh, không hẳn là như thế. Đứng về mặt phạm vi thì đúng là theo quy định của hai bên thì phạm vi hoạt động lãnh sự của TLSQ tại TP HCM thì chỉ trong phạm vi đấy thôi. Cũng như TLS của ta ở San Francisco thì Hoa Kỳ cũng chỉ cho (hoạt động) trong phạm vi đấy thôi. Thế nên về mặt nguyên tắc thì khó nhưng trên thực tế ta vẫn tạo điều kiện cho họ đi.

Negroponte:

- Chúng tôi không giới hạn hoạt động của TLSQ Việt Nam tại San Francisco. Tôi nghĩ rằng, về việc này chúng ta cần phải có một cuộc đối thoại để có thể tìm được một giải đáp thực tế cho vấn đề này. Tôi chỉ đề nghị thế thôi.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

-  Những vấn đề cụ thể tôi sẽ làm việc với ngài Đại sứ nhưng tôi nghĩ không có giới hạn nào. Tôi chưa thấy có việc nào Sứ quán phải cử nhân viên từ Hà Nội vào, tôi nghĩ các nhân viên của TLSQ tại TP HCM khi đi thì các ngài có thể thay mặt Đại sứ ở đây, không có gì cản trở. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại, chúng tôi sẽ điều chỉnh. Tôi nghĩ ngài Đại sứ có thể ủy quyền TLSQ đi gặp. Sao phải từ ngoài này vào? Ngày hôm nay tôi mới được nghe thấy việc này. Tôi sẽ làm việc với ngài Đại sứ. Nếu đúng như vậy thì từ khi tôi gặp ngài Đại sứ, TLSQ có thể đi thay các ngài từ Hà Nội vào.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đang kiểm tra một đơn vị đặc nhiệm của Công an Hà Nội
Negroponte:

- Rất vui mừng. Cảm ơn ngài.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng:

- Tôi nghĩ sau này có mở rộng phạm vi hoạt động thì đó chỉ là cái chính thức thôi, còn phạm vi hoạt động các ngài thì các ngài đại diện ở đây thì chúng tôi không hạn chế về việc đó.

Hôm nay có ngài Thứ trưởng ở đây cùng ngài Đại sứ, tôi cũng nói về việc hết sức là nội bộ quan hệ của chúng ta, một điều mà việc tiếp xúc địa phương ở Việt Nam, nhân viên của các ngài có nhiều vấn đề mà địa phương người ta phàn nàn. Tôi nhận được rất nhiều ý kiến của địa phương, người ta rất khen ngài Đại sứ trong thời gian vừa qua đã chịu khó xuống các tỉnh, thăm các nơi nghèo khó, thăm các trại mồ côi… Người ta rất trân trọng ngài Đại sứ về một số nghĩa cử. Thế nhưng một số nhân viên TLSQ Mỹ tại TP HCM gần đây thường hay gặp không chính thức rồi chính thức đối với những người mà địa phương cho rằng, đó là những người mà không tốt với chính quyền, hay nói thẳng ra đó là những kẻ chống đối. Tôi cho rằng những việc gặp như vậy sẽ không có lợi cho địa phương, làm cho những người có thái độ xấu không hợp tác với chính quyền, họ cho rằng phía Hoa Kỳ và Đại sứ ủng hộ họ. Điều này làm cho quan hệ giữa địa phương và TLSQ Hoa Kỳ tại TP HCM chưa được thân thiết. Nhân viên các ông thường xuyên gặp những người luôn có những hành động, việc làm chống đối chính quyền. Chúng tôi hiểu rằng việc đó sẽ giúp cho các ngài tìm hiểu thông tin, về khía cạnh này, khía cạnh khác cho nên phía Bộ Công an không có ý kiến gì về việc này. Thậm chí tôi có nói với ngài Đại sứ rằng có thể đi gặp thêm một số người nữa. Tôi nghĩ rằng, để giải quyết vấn đề này đôi khi các ngài ở TLSQ khi gặp thì nên thông báo cho chính quyền địa phương, những người này không liên quan gì đến TLS hoặc số nhân viên của phía Hoa Kỳ. Tôi nói về vấn đề này có tính chất xây dựng, làm thế nào để giúp cho địa phương và cơ quan lãnh sự có quan hệ tốt. Tôi cũng nói với ngài Thứ trưởng rằng, mặc dù như vậy nhưng mà các địa phương cũng không có hành vi gì cản trở các nhân viên ngoại giao làm việc cả. Đây là vấn đề nhạy cảm. Chừng mực nào đó thì một số cán bộ địa phương người ta nghĩ rằng các ngài đứng sau những người có hành vi chống đối. Chúng tôi muốn sau này, giữa cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ có đường thông tin chính thức với chúng tôi, có những hợp tác để giúp ích chúng tôi tìm hiểu thông tin về nhân sự. Gần đây, có một số trường hợp các ngài tự đi xác minh, tự đi tìm hiểu thì gây cho địa phương những thắc mắc. Trong quá trình hoạt động quan hệ thì vẫn còn có những tồn tại như vậy, chúng ta phải hợp tác làm thế nào để sự phối hợp đó được tốt; người ta tôn trọng cái quyền của địa phương người ta, chúng ta thì có những việc riêng và làm thế nào để chúng ta có những thông tin được tốt.

Đại sứ Michalak:

- Tôi khẳng định với ngài Thứ trưởng rằng, trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước chúng ta, nhất là quan hệ giữa Hoa Kỳ và dân tộc Việt Nam ngày càng tốt. Vì vậy nên những vấn đề quan tâm của tôi về TLSQ  cũng là những vấn đề mà chúng tôi thấy rằng chúng ta cần có sự hợp tác rất tốt, chúng ta tạo điều kiện cho những nhân viên của TLSQ và địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ.

Negroponte:

- Vâng thưa ngài, tôi muốn nói với ngài một điều đầu tiên là nếu như ngài nghĩ lại và thấy rằng tất cả những chuyện gì xảy ra giữa mối quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam trong 8 năm qua, trong thời kỳ của Tổng thống Bush thì tôi cho rằng ngài sẽ đến một kết luận rằng mối quan hệ giữa hai nước chúng ta đã có những bước tiến rất tốt. Vâng thưa ngài, chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi không có một chú ý nào trong cuộc gặp với người nào đó hoặc có chú ý nào đe dọa đến Việt Nam. Đã có những cuộc đối thoại giữa hai ngài Tổng thống và ngài Chủ tịch nước của hai quốc gia đã có những cuộc trao đổi rất nhiều từ các cấp của hai quốc gia, tại sao chúng ta lại biết rõ được những điều tốt xảy ra, chú ý nào đe dọa đến Việt Nam. Vâng, tất cả những hoạt động của chúng tôi đã xảy ra là vì chúng tôi muốn hiểu rõ thêm suy nghĩ của những người dân Việt Nam và đây có thể nói những khác biệt trong lịch sử, chính trị, hoặc là những quan điểm trong quá khứ giữa hai nước chúng ta nhưng chuyện đó không phải là quan trọng. Vâng, dựa theo tất cả những điều phát biểu của ngài, tôi thấy rằng, trong tương lai giữa ngài và ngài Đại sứ của chúng tôi ở đây sẽ phải gặp nhau thường xuyên hơn nữa để chúng ta có những dịp để mà bàn làm cho những việc hiện thời đã hữu ích rồi càng hữu ích thêm.

BBC (viết tắt cụm từ tiếng Anh: British Broadcasting Corporation), được thành lập năm 1922, là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Sản phẩm của BBC là bao gồm các chương trình và thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.
Hiện tại, do nhiều thay đổi về ngân sách và chính sách, BBC chỉ còn truyền tin bằng 28 ngôn ngữ, gồm trang tin trên mạng internet của BBC Tiếng Việt. Từ tháng 4/2011, BBC Tiếng Việt đã ngừng phát chương trình trên làn sóng ngắn để tập trung vào truyền thông trên Internet.
(Còn tiếp)
 Nguyễn Như Phong (thực hiện) -  nguồn bài viết: http://www.petrotimes.vn