Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Ấn Độ rầm rộ tập trận "Hủy diệt" tại khu vực tranh chấp vớiTrung Quốc

Ấn Độ tiến hành tập trận “Hủy diệt” trong 4 ngày, tại khu vực đông bắc gồm bang Arunachal có tranh chấp với Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Một số phương tiện truyền thông Ấn Độ ngày 1/3 đã đưa tin về cuộc tập trận quy mô lớn của Quân đội Ấn Độ ở khu vực đông bắc sát biên giới Trung Quốc.

Cuộc tập trận diễn trong trong thời gian 4 ngày, có sự tham gia của Bộ Tư lệnh Không quân Miền Đông và Bộ Tư lệnh Lục quân Miền Đông Ấn Độ, khu vực diễn tập bao gồm bang Arunachal (Trung Quốc gọi là nam Tây Tạng).

Một số tướng lĩnh cấp cao Quân đội Ấn Độ cho biết, cuộc tập trận này có quy mô chưa từng có, mục đích là để nâng cao khả năng tác chiến cho Quân đội Ấn Độ ở khu vực đông bắc.

Ngày 2/3, tờ “Deccan Chronicle” Ấn Độ bình luận, mặc dù Ấn-Trung đang nỗ lực giải quyết bất đồng, nhưng Ấn Độ đã quan tâm đến tăng cường phòng thủ khu vực phía đông tiếp giáp với Trung Quốc.

Tờ “Calcutta Telegraph” Ấn Độ cho biết, cuộc diễn tập lần này đã được lên kế hoạch trước, để đề phòng một khi rơi vào trạng thái đối đầu với Trung Quốc. Indo-Asian News Service cho rằng, Ấn Độ đã ý thức được mối đe dọa ở biên giới phía đông bắc.

Theo tờ “Calcutta Telegraph” Ấn Độ, cuộc diễn tập lần này mang tên “Hủy diệt”, khu vực bao trùm 8 bang ở đông bắc Ấn Độ và và bang Tây Bengal, nhưng chủ yếu tập trung dọc theo lưu vực sông Brahmaputra (thượng lưu của sông Brahmaputra nằm trong biên giới Trung Quốc, được gọi là sông Yarlung Tsangpo).

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, Trung Quốc luôn tuyên bố có chủ quyền đối với toàn bộ bang Arunachal, mỗi khi các Bộ trưởng của Ấn Độ đến đó thị sát, Bắc Kinh đều tiến hành phản đối mạnh mẽ.

Máy bay chiến đấu MiG-29UPG của Không quân Ấn Độ.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho hay, tham gia cuộc tập trận lần này có lực lượng đặc nhiệm Lục quân Ấn Độ và máy bay chiến đấu Su-30MKI tiên tiến của Không quân.

Nội dung diễn tập bao gồm diễn tập hỗ trợ lẫn nhau giữa lực lượng trên bộ và lực lượng trên không vào cả ban ngày và ban đêm. Tờ báo dẫn lời người phát ngôn Không quân Ấn Độ, trung tá Galway cho biết, mục đích tập trận là kiểm tra khả năng tác chiến khi thực hiện các nhiệm vụ của Không quân Ấn Độ.

Tờ “Calcutta Telegraph” dẫn lời tướng lĩnh cấp cao của Không quân Ấn Độ, trung tướng M. Masisawalun (dịch âm) cho biết: “Lần này chúng tôi tập trung vào lưu vực sông Brahmaputra, bang Arunachal, bang Sikkim và bang Mizoram, trong cuộc tập trận chúng tôi sẽ hiệp đồng với Lục quân, diễn tập ngăn chặn kẻ thù xâm lược và tác chiến đối địch”.

Masisawalun cho biết, cuộc tập trận mặc dù diễn ra không dài, nhưng rất quyết liệt. Phần cao trào của cuộc diễn tập được tiến hành ở các khu vực chưa được công khai của bang Assam và bang Arunachal. Trong cuộc tập trận Không quân cần bảo đảm chi viện trên không cho lực lượng mặt đất không kể ngày đêm.

Người phát ngôn Không quân Ấn Độ Galway cho biết, để tổ chức cuộc tập trận này, Không quân còn điều lực lượng từ Bộ Tư lệnh Miền Tây và Miền Trung, di chuyển đến khu vực Miền Đông.

Máy bay cảnh báo sớm Falcon của Ấn Độ, mua của Israel.

Có tin cho biết, mặc dù cuộc tập trận “Hủy diệt” bắt đầu từ ngày 29/2 và kết thúc vào ngày 3/3, nhưng ngay từ ngày 20/2, Quân đội Ấn Độ đã bí mật hạ lệnh động viên diễn tập, hơn 70 máy bay chiến đấu đã triển khai hoàn tất, bao gồm máy bay cảnh báo sớm trên không, máy bay chiến đấu Su-30MKI, máy bay chiến đấu MiG-29.

Trong đó, máy bay cảnh báo sớm Falcon do Israel sản xuất đã lần đầu tiên được thử nghiệm trong môi trường chiến đấu thực tế mô phỏng có quy mô như vậy. Ngoài ra, máy bay tiếp dầu trên không tầm trung sẽ phối hợp thực hiện nhiệm vụ tấn công tầm xa, máy bay điều khiển từ xa cũng sẽ được tham gia.

Galway cho biết: “Kinh nghiệm của cuộc diễn tập này sẽ được đưa vào trong đề cương chiến thuật tương lai”.

Khi công bố thông tin về cuộc tập trận, mặc dù chính quyền Ấn Độ hoàn toàn không đề cập tới các nội dung khác, nhưng một số phương tiện truyền thông Ấn Độ lại quen liên hệ với Trung Quốc.

Tờ “Calcutta Telegraph” viết, cuộc tập trận “Hủy diệt” diễn ra trong 4 ngày, là cuộc tập trận cùng loại có quy mô lớn nhất. Cuộc diễn tập này là để phòng ngừa một khi rơi vào trạng thái thù địch với Trung Quốc.


Tên lửa đất đối không Akash, hay còn gọi là "Patriot Ấn Độ", do Ấn Độ tự sản xuất.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho rằng, về phía Lục quân, Quân đoàn 33, Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4 của Lục quân Ấn Độ lần lượt cử lực lượng tham gia diễn tập, trong đó Quân đoàn 33 và Quân đoàn 4 đảm đương nhiệm vụ kép, hai quân đoàn này không chỉ phải tác chiến bình định, mà còn trực tiếp đối mặt với tiền phương Trung Quốc.

Ngoài ra, tờ “Deccan Chronicle” Ấn Độ ngày 2/3 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony không lâu nữa sẽ tuyên bố bàn giao tên lửa đất đối không Akash (do Ấn Độ tự thiết kế và phát triển) cho Không quân Ấn Độ, tên lửa này được cho là “tên lửa Patriot của Ấn Độ”. Lực lượng tên lửa Akash gồm 2 trung đội sắp hoàn thành triển khai.

Indo-Asian News Service cho biết, do ý thức được mối đe dọa từ Trung Quốc tại biên giới phía đông bắc, Ấn Độ đang triển khai tên lửa Akash tại khu vực này. Đồng thời, một loại ngư lôi hạng nhẹ do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo tới đây cũng sẽ được trang bị cho Hải quân.

Bài báo viết: “Với việc lần lượt trang bị 2 loại vũ khí này, Ấn Độ đã tiến đến một cột mốc quan trọng trên phương diện phát triển khoa học công nghệ quân sự của mình”.

Đông Bình (theo Mil)

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

REUTER: Philippines cứng rắn, biển Đông sẽ nóng trở lại trong tháng 3

Theo REUTER: Philippines quyết liệt, biển Đông sẽ nóng trở lại trong tháng 3. Một số quốc gia vừa đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng vừa xây dựng lực lượng hải quân và liên minh với các quốc gia khác.

Trung tướng Philippine Juancho Sabban nhận được một cú điện thoại khẩn cấp từ một công ty dầu cho hay, hai tàu của Trung Quốc đã dọa đâm tàu khảo sát của họ. Đáp lại, viên chỉ huy quân sự chỉ đưa ra một thông điệp ngắn gọn nhưng rõ ràng: “Đừng di chuyển, chúng tôi sẽ đến giải cứu”.
Trong vòng vài giờ sau, một chiếc máy bay giám sát, một tàu tuần tra và một máy bay chiến đấu của Philippines đã đến khu vực tranh chấp Reed Bank trên Biển Đông. Khi đó, các tàu Trung Quốc buộc phải rời đi và từ bỏ ý định đuổi theo con tàu khảo sát Veritas Voyager.

USS Independence LCS2

Sự kiện hồi tháng 3 năm 2011 được coi là một bước ngoặt đối với chính quyền của ông Benigno Aquino. Vị Tổng thống Philippines này đã đưa ra lập trường cứng rắn của mình về chủ quyền, tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Washington và đẩy nhanh những nỗ lực hiện đại hóa quân sự.
Một thập kỷ căng thẳng về vấn đề Biển Đông đang bước vào một chương mới đầy tranh cãi, khi một số quốc gia đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng trên vùng biển tranh chấp, mặt khác xây dựng lực lượng hải quân của họ và liên minh quân sự với quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ.
Trong vài ngày tới, Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ tổ chức một cuộc họp nội các khẩn cấp, nộp đơn phản đối chính thức với Trung Quốc và gửi thư ký quốc phòng của ông và Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang tới  Bộ tư lệnh phương Tây tham gia một buổi trình diễn sức mạnh.
Bên cạnh đó, Diễn đàn Năng lượng dự kiến sẽ khai mạc trong những tháng tới. Các giám đốc điều hành những công ty hàng đầu cho biết, họ dự định đến Reed Bank trong vòng vài tháng tới đây nhằm tiến hành khoan dầu và khí tự nhiên lần đầu tiên ở khu vực này trong nhiều thập kỷ qua.

Tranh chấp trên biển Đông sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới.?

Đây là một sự kiện có thể châm ngòi cho một khó khăn quân sự mới đối với chính quyền ông Aquino nếu Trung Quốc phản ứng mạnh hơn.

Quân đội Mỹ cũng đã báo hiệu sự trở lại khu vực với các cuộc tập trận quân sự gần Reed Bank với hải quân Philippines dự kiến diễn ra vào tháng 3, bất chấp việc Trung Quốc xem các hoạt động này là sự khiêu khích.

Ông Ian Storey, một nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore cho rằng, “đây sẽ là một phép thử vị trí của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông”.
Theo ông, nước này có thể áp dụng chiến thuật tương tự như năm ngoái và quấy rối các tàu hoặc thậm chí, có thể phản ứng mạnh mẽ hơn và điều tàu chiến đến”.

Các nhà phân tích cho rằng, Reed Bank là một trong những điểm nóng trong tranh chấp lãnh hải ở biển Đông và nó có thể buộc Washington phải can thiệp để bảo vệ các đồng minh của mình.
Tổng thống Barack Obama đã tìm cách trấn an các đồng minh khu vực mà Washington sẽ coi như là một đối trọng với Trung Quốc mới quyết đoán. Đây cũng là một phần trong chiến dịch của ông nhằm “chuyển” hướng chính sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào châu Á sau một thập kỷ chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.


Các công ty hàng đầu dự định đến Reed Bank trong vòng vài tháng tới nhằm tiến hành khoan dầu và khí tự nhiên.

Ông Obama đã đưa ra vấn đề Biển Đông trong một hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương tại Bali cuối tháng 11 năm ngoái mặc dù Bắc Kinh đã yêu cầu không quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc dự án Đông Bắc Á thuộc nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế bình luận: “Khi một số các quốc gia  ở châu Á ủng hộ Mỹ để nhận được hỗ trợ, Bắc Kinh ngày càng lo ngại rằng nước Mỹ muốn cô lập Trung Quốc cả về quân sự và ngoại giao”.
Mỹ và Philippines dự kiến sẽ tiến hành tập trận ở vùng biển ngoài khơi đảo Palawan vào cuối tháng 3 với mục tiêu tập trung vào việc làm thế nào để đối phó với các rắc rối phát sinh trong quá trình tiếp quản giàn khoan dầu trong vùng biển này.

Hải quân Mỹ đã công bố sẽ điều tàu tác chiến ven bờ USS Independence LCS2 – loại tàu tối tân nhất của hải quân nước này tới “ngã ba đường hàng hải” khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đóng tại Singapore và có thể ở Philippines.

Ngọc Huyền (Theo Reuters , Giaoduc) - http://thutuongnguyentandung.net/reuter-philippines-cung-ran-bien-dong-se-nong-tro-lai-trong-thang-3.html

Quân đội nhân dân Việt Nam ra quân dầu năm 2012

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và thực hiện chỉ lệnh huấn luyện chiến đấu của Tư lệnh Quân khu 7, ngày 1/3, Bộ chỉ Huy quân Sự tỉnh Hà Giang đã tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2012 và phát động phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.


Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nghi thức duyệt đội ngũ tại lễ phát động ra quân huấn luyện năm 2012.

Cũng trong sáng qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh thành phố đã tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2012 và phát động thi đua hưởng ứng phong trào “Lực lượng vũ trang Quân khu chung sức xây dựng nông thôn mới”.


Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nghi thức duyệt đội ngũ tại lễ phát động ra quân huấn luyện năm 2012.

Đội trinh sát đặc nhiệm - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang.

Với phương châm “Cơ bản – Thiết thực – Vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, theo nhiệm vụ, sát với đối tượng địa bàn, bảo đảm cho Lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, thông qua huấn luyện, xây dựng đơn vị chính quy, vững mạnh toàn diện.

Các chiến sỹ trẻ.


Thiếu sinh quân trường Quân sự tỉnh Hà Giang biểu diễn Vovinam.

Sau lễ ra quân huấn luyện, các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ Huy quân Sự tỉnh đã tổ chức sôi nổi, hiệu quả các hoạt động biểu diễn thể dục, võ thuật, thi đấu thể thao… tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viên khích lệ cán bộ, chiến sỹ các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng tự tin bước vào mùa huấn luyện 2012 đạt kết quả cao nhất.

Nguồn: http://thutuongnguyentandung.net/quan-doi-nhan-dan-viet-nam-ra-quan-dau-nam-2012.html

Sát thủ tên lửa hành trình diệt chiến hạm ở Đông Nam Á

Tên lửa hành trình diệt hạm là một loại vũ khí cực kỳ hiệu quả trong tác chiến chống hạm trên biển.
Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có vùng biển lớn vì vậy sức mạnh hải quân luôn luôn được chú trọng. Trong những năm qua, một số nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Brunei, Việt Nam… đầu tư mạnh ngân sách để hiện đại hóa lực lượng tàu chiến.

Nhiều chiến hạm cỡ lớn được mua từ những công ty đóng tàu quân sự có uy tín trên thế giới. Tên lửa diệt hạm lựa chọn trang bị cho các tàu chiến chủ lực ở Đông Nam Á đều là mẫu thiết kế có tiếng.

Sau đây là một số thông tin về tên lửa diệt hạm cũng như lớp tàu trang bị ở Đông Nam Á:

MBDA Exocet

Exocet là “nhãn hiệu” tên lửa đối hạm hàng đầu của nước Pháp. Ra đời từ những năm 1960 nhưng phải đến năm 1982 nó mới vang danh thế giới trong trận chiến ở quần đảo Falklands. Khi đó, Exocet được quân đội Argentina sử dụng rộng rãi đã gây hư hỏng, đánh chìm nhiều chiến hạm của hải quân Anh.

Đông Nam Á là nơi khá ưa chuộng dòng tên lửa diệt hạm Exocet. Hầu hết các chiến hạm hiện đại của Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều trang bị các biến thể của dòng Exocet.

Các biến thể Exocet tương tự nhau về hình dáng chỉ khác về kích thước và trọng lượng. Giữa thân tên lửa có 4 cánh tam giác, đuôi tên lửa có 4 cánh định hướng. Tất cả các tên lửa Exocet đều lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 165 kg.

Tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II.

Phương thức dẫn đường của dòng Exocet giống nhau. Sau khi rời bệ phóng, tên lửa sẽ ổn định hướng tới mục tiêu cùng với độ cao bay phù hợp (vừa đủ để tránh bị đối phương phát hiện, vừa đủ để đầu dò radar chủ động bám bắt mục tiêu).

Ở pha giữa, tên lửa sử dụng hệ thống định vị quán tính cho phép bay lướt theo quỹ đạo nhắm tới mục tiêu. Radar chủ động tự dẫn ở pha cuối.

Ba biến thể Exocet được dùng ở Đông Nam Á là MM-38, MM-40 Block II và SM-39. Trong đó:

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-38 có tầm bắn 40km trang bị cho các tàu cao tốc lớp Perdana (hải quân Malaysia); tàu cao tốc lớp Rajcharit (hải quân Thái Lan); tàu tuần tra mang tên lửa lớp Waspada (hải quân Brunei).

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-40 Block II có tầm bắn 70km trang bị cho khinh hạm lớp Lekiu (hải quân Malaysia); hộ vệ hạm lớp Kapitan Patimura (hải quân Indonesia); hộ vệ hạm lớp Nakhodam Ragam (hải quân Brunei).

- Tên lửa đối hạm SM-39 trang bị cho các tàu ngầm Scorpene của hải quân Malaysia. Biến thể này đặt trong công te nơ bảo quản, có thể được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm. Sau khi rời khỏi mặt nước ở độ cao 30m, tên lửa “tách vỏ” bay tới mục tiêu. SM-39 có tầm bắn ngắn 50 km.

Boeing Harpoon

Harpoon là tên hiệu của loại tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn do tập đoàn Boeing (Mỹ) phát triển. Harpoon có ba biến thể chính là: AGM-84 (phóng từ trên máy bay), RGM-84 (phóng từ chiến hạm nổi), UGM-84 (phóng từ tàu ngầm).

Trong đó, RGM-84 được sử dụng khá nhiều cho các tàu chiến của hải quân các  nước Đông Nam Á. RGM-84 trang bị cho các hai khinh hạm lớp Knox của hải quân Thái Lan, khinh hạm hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lớp Formidable của Singapore, khinh hạm Van Speijk của Indonesia.

Biến thể RGM-84 Harpoon có chiều dài 4,64m, đường kính thân 0,34m, trọng lượng khi phóng 682kg. Nó được bắn từ hệ thống ống phóng Mk 131, Mk 10 hoặc Mk 112 (thường để bắn tên lửa chống ngầm RUR 5 ASROC).

Tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon.

Tên lửa UGM-84 phóng từ tàu ngầm.

RGM-84 trang bị hai động cơ, động cơ rocket nhiên liệu rắn hoạt động trong giai đoạn phóng, khi tên lửa đạt trạng thái ổn định, hết nhiên liệu động cơ sẽ tự tách bỏ. Ở giai đoạn bay chính tên lửa dùng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy.

Hệ thống dẫn đường quán tính (INS) sẽ hướng dẫn tên lửa trong pha giữa, radar chủ động sẽ hoạt động ở pha cuối. RGM-84 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 222kg, tầm bắn xa 130km.

Phiên bản phóng từ tàu ngầm UGM-84 chỉ có duy nhất tàu ngầm lớp Cakra của Indonesia sử dụng. Đặc điểm tính năng biến thể này hoàn toàn tương tự RGM-84, loại tên lửa này sẽ được phóng qua máy bắn ngư lôi.

Tên lửa chống hạm từ nước Nga

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm trên các chiến hạm nổi của mình.

Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg. Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.

Hộ vệ hạm Project 1241.1 phóng tên lửa P-15M.

Tên lửa Kh-35 Uran (NATO gọi là SS-N-25) trang bị tàu hộ vệ project 1241.8 và khinh hạm Gepard 3.9. Tên lửa Uran được thiết kế với 4 cánh định hướng tam giác đặt giữa thân, 4 cánh điều khiển ở đuôi.

Uran dài 4,2m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng khi phóng 630kg. Hệ thống định vị quán tính dẫn đường ở pha giữa và radar chủ động điều khiển ở pha cuối. Tên lửa trang bị hai động cơ: động cơ đẩy nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy. Tên lửa có tầm bắn 130km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh xuyên giáp nặng 145kg.

Tương lai không xa, một cái tên danh tiếng nữa trong đại gia đình tên lửa diệt hạm Nga có thể xuất hiện ở Đông Nam Á là hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27) bắn tên lửa 3M54E1 (tầm bắn xa 220km, đầu đạn 450kg). SS-N-27 theo thiết kế của Nga sẽ trang bị trên các tàu ngầm tiến công lớp Kilo. Hải quân Việt Nam và Indonesia đã đặt mua một số tàu ngầm Kilo Type 636.

Tên lửa chống hạm từ Trung Quốc

Trung Quốc cũng sản xuất rất nhiều mẫu tên lửa hành trình chống hạm, tuy nhiên thiết kế duy nhất được sử dụng nhiều ở Đông Nam Á là loại C-802 (tên gọi phiên bản xuất khẩu của YJ-82).

C-802 có mặt nhiều nhất trong thành phần trang bị chiến hạm của hải quân Myanmar. Cụ thể, C-802 được vũ trang cho khinh hạm chủ lực lớp Azung Zeya, hộ vệ hạm lớp Nawarat, tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin (Type 037IG) cùng một số tàu cỡ nhỏ khác.

Ngoài ra, hải quân Indonesia cũng lựa chọn trang bị cho tàu cao tốc FPB-57 Nav V. Hải quân Thái Lan ký hợp đồng với phía Trung Quốc mua C-802 cho các khinh hạm lớp Phraya.

Tên lửa C-802 rời bệ phóng.

Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm C-802 dài 6,3m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 715kg. Tên lửa được cấu tạo các cánh định hướng điểu khiển và cửa hút khí dành cho động cơ phản lực.

C-802 sử dụng hai động cơ, khi phóng động cơ nhiên liệu rắn làm việc và đẩy vận tốc tên lửa lên tới Mach 0,9. Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách khỏi thân tên lửa, động cơ tuốc bin phản lực bắt đầu khởi động cho hành trình bay hướng tới mục tiêu.

Hệ thống định vị quán tính hoạt động từ pha giữa, radar chủ động đảm nhiệm pha cuối. Tên lửa C-802 có tầm bắn xa 120km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 165kg.

Theo tạp chí Globalsecurity, tên lửa diệt hạm C-802 có diện tích phản xạ radar nhỏ, khi cách mục tiêu vài km nó sẽ hạ xuống độ cao 5-7m so với mặt nước biển, hệ thống dẫn đường chống nhiễu tốt, tàu mục tiêu khó có khả năng đánh chặn được tên lửa. Xác suất đánh trúng của C-802 là 98%.

Một số loại khác

Ít tiếng hơn so với các thiết kế Harpoon, Exocet, P-15M, Kh-35 Uran E, C-802 còn có 2 loại tên lửa tới từ Italia và Israel.

Hộ vệ hạm Laksamana của hải quân Malaysia trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa Otomat MkII. Tên lửa do tập đoàn Oto Melara Italia và Matra Pháp hợp tác chế tạo. Otomat Mk II được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính và radar chủ động.

Tên lửa diệt hạm Otomat MkII.

Nếu so với các loại tên lửa chống hạm trang bị trên tàu chiến nổi ở Đông Nam Á, thì Otomat MKII là tên lửa có tầm bắn xa nhất lên tới 180km.

Một vài tàu cao tốc tên lửa của Thái Lan lại trang bị tên lửa chống hạm tầm ngắn Gabriel của Israel. Gabriel có hai biến thể chính là: Mk I (tầm bắn 20km, đầu đạn nặng 430kg), Mk II (tầm bắn 36km, đầu đạn 522kg). Không rõ tàu Thái Lan trang bị phiên bản nào.

Phương Đông (tổng hợp)

Ấn Độ dương oai trước Trung Quốc

Trung Quốc tập trận bốn ngày gần biên giới với Ấn Độ, cùng lúc Bắc Kinh cử Ngoại trưởng Dương Khiết Trì thăm New Delhi.

Hoạt động này diễn ra trên toàn bang Arunachal Prades, nơi bị Trung Quốc tuyên bố là thuộc về họ và bị Ấn Độ chiếm đóng.

Phát ngôn viên không quân Ấn Độ cho biết thêm, cuộc diễn tập chủ yếu dọc sông Brahmaputra và khu vực miền Đông. Chỉ huy diễn tập là Bộ tư lệnh không quân miền Đông và Bộ tư lệnh lục quân miền Đông.

Cuộc tập trận có tên Pralay (tạm dịch là sự phá hủy), diễn ra liên tục trong bốn ngày (từ 1/3 tới 5/3). Tại đây, không quân đóng “vai chính” và được hỗ trợ bởi các “vai phụ” trên bộ.

Mục tiêu luyện tập là kiểm tra khả năng tác chiến của không quân trong việc phòng thủ trên không khi có sự hỗ trợ từ mặt đất; cũng như phòng không và chống lại chiến tranh điện tử.


Đáng chú ý là tham gia tập trận có máy bay chiến đấu rất “khủng” là Su-30MKI, Mirage-2000, MiG-29 và Jaguar, C-130J, AN-32, AWACS…

Thượng tướng Trần Đại Quang làm Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo Tạp chí CAND

Giáo sư, Tiến sỹ, Thượng tướng, Bộ trưởng Trần Đại Quang làm Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo Tạp chí Công an nhân dân do Bộ Công an thành lập vào ngày 2/3. Hội đồng chỉ đạo Tạp chí Công an nhân dân gồm 11 thành viên.

Tiến sỹ Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Giáo sư, Tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Bùi Quang Bền, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; cùng một số đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và Tạp chí Công an nhân dân làm Ủy viên Hội đồng.

Thượng tướng Trần Đại Quang
Ra mắt Hội đồng chỉ đạo Tạp chí Công an nhân dân.

Tại buổi lễ ra mắt Hội đồng , Thượng tướng Trần Đại Quang đề nghị các thành viên Hội đồng tập trung chỉ đạo Tạp chí Công an nhân dân hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và Luật Báo chí, bám sát định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của Đảng, của ngành Công an.

Tạp chí phải tiếp tục thường xuyên tổ chức các bài viết dự báo tình hình, âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, các tội phạm chống phá đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế…

Qua 48 năm phát triển, Tạp chí Công an nhân dân là tạp chí đầu ngành về lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự, luôn cung cấp những thông tin chính trị, lý luận và nghiệp vụ chính thống của ngành công an, là tài liệu để các đơn vị công an nghiên cứu và vận dụng nghiệp vụ vào thực tiễn.

Hiện Tạp chí phát hành mỗi tháng 3 ấn phẩm định kỳ gồm Tạp chí Công an nhân dân, Tạp chí Công an nhân dân số chuyên đề và Tạp chí Công an nhân dân chủ đề an ninh và xã hội. Trong đó, Tạp chí Công an nhân dân chủ đề an ninh và xã hội có nhiều thông tin hấp dẫn về tình hình an ninh, trật tự được phát hành rộng rãi đến nhân dân.

Theo Chinhphu - http://trandaiquang.net/thuong-tuong-tran-dai-quang-lam-chu-tich-hoi-dong-chi-dao-tap-chi-cand.html

Tổng hợp hoạt động, chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong tuần 4/2/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp và làm việc với lãnh đạo các nước: Hoa Kỳ, Lào, Colombia, Italy,Bhutan. Đồng thời ban hành, chỉ đạo về việc phân công thành viên chuẩn bị phiên họp 6, 7 của UBTVQH…Những hoạt động, văn bản chỉ đạo, điều hành nổi bật của Thủ tướng trong tuần từ 23 – 29/2, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, theo dõi của nhân dân.

Hoa Kỳ là điển hình về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Chiều 23/2/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp xúc với đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ do ông Alexander Feldman, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN dẫn đầu.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Alexander Feldman, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Qua đó, khẳng định: “Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng sang hợp tác đầu tư và kinh doanh lâu dài tại Việt Nam vì lợi ích của cả hai bên.”

Quảng Ninh cần Chủ động, tích cực, hội nhập Quốc tế

Tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ninh năm 2012, ngày 24/2, với chủ đề “Quảng Ninh – hội tụ và lan tỏa”.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: Quảng Ninh cần phát huy  hiệu quả tiềm năng, lợi thế, phấn đấu xây trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, tỉnh cần hợp tác chặt chẽ với các Bộ, ngành của Trung ương và địa phương liên quan để thực hiện tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh làm ăn thành công và lâu dài tại Việt Nam.
Việt Nam -Lào cùng hợp tác ngày càng phát triển

Sáng 26/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Thủ tướng Thongsing Thammavong cùng đoàn đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào thăm tỉnh các Kon Tum, Gia Lai và Bình Định.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay chào mừng Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa DCND Lào Thongsing Thammavong

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thongsing Thammavong cùng nhất trí: Việt – Lào cần đẩy mạnh các cuộc thăm viếng lẫn nhau bằng các hình thức, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực…Tích cực  tổ chức các hoạt động thiết thực trong “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2012”.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Colombia trên mọi lĩnh vực


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Colombia Maria Angela Holguin

Chiều 27/2, tại Trụ sở Chính phủ, chào mừng Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Colombia Maria Angela Holguin thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp và cho rằng chuyến thăm sẽ đánh dấu mốc mới, quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ trong thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Colombia.

Một số chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng ban hành:

1. Về việc phân công thành viên chuẩn bị báo cáo các dự án luật trình UBTVQH
Để chuẩn bị cho phiên họp thứ 6 và thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số tờ trình, báo cáo các dự án luật.


Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp 2.550 tấn gạo cứu đói nhân dân Quảng Trị và Quảng Bình

2. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp (không thu tiền) 2.550 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 2 tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình để cứu đói nhân dân trong thời gian giáp hạt năm 2012. Cụ thể: Tỉnh Quảng Trị 1.300 tấn gạo, tỉnh Quảng Bình 1.250 tấn gạo.

3. Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập các đoàn liên ngành tổng kiểm tra, phúc tra toàn diện công tác phòng cháy, chữa cháy.

4. Theo công văn số 243/TTg-QHQT của Thủ tướng đề nghị Chủ tịch nước xem xét, phê chuẩn Hiệp định vay đã ký với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho dự án Xây dựng đường giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.

5. Thủ tướng chỉ đạo, tiếp tục thực thi phương án bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng 5 loại Hợp đồng nhà đất và chưa thực thi đối với 9 loại Hợp đồng nhà đất khác.

6. Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo lập, thẩm định và phê duyệt Dự án “Hỗ trợ ổn định đời sống và phát triển kinh tế – xã hội dân tộc Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020″ và tổ chức thực hiện.

7. Với công văn số 253/TTg-KTTH, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Chủ tịch UBND 8 tỉnh: Bình Định, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hóa nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc báo cáo không đúng những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra năm 2009; phân bổ kinh phí chậm; sử dụng kinh phí được hỗ trợ sai mục đích, không đúng đối tượng và không theo đúng quy định.

8. Tại Thông báo số 62/TB-VPCP, ngày 27/2/2012, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành Y tế phải thực hiện quyết liệt các giải pháp để từng bước giảm quá tải bệnh viện, tiến tới không để tình trạng người bệnh phải nằm ghép trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Việt Nam coi trọng thúc đẩy hợp tác với Italy và Bhutan

Chiều 29-2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã  lần lượt tiếp và trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Italia Giulio Terzidi Sant’ Agata và Đặc phái viên Thủ tướng Bhutan Lyonpo Kinzang Dorji.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Italia Giulio Terzidi Sant’Agata

Hoan nghênh ngài Bộ trưởng sang thăm làm việc tại nước ta, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai bên nỗ lực tìm kiếm những giải pháp đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư… đề nghị Italia dành ODA cho Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Lyonpo Kinzang Dorji, Đặc phái viên của Thủ tướng Bhutan

Tiếp Đặc phái viên Thủ tướng Bhutan Lyonpo Kinzang Dorji, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chính sách nhất quán đường lối đối ngoại của Việt Nam là làm bạn, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển với các quốc gia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Bạch Dương - http://thutuongnguyentandung.net/tong-hop-hoat-dong-chi-dao-dieu-hanh-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung-trong-tuan-422012.html