Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật tại một căn cứ Quân sự gần vùng biên giới tranh chấp với Hàn Quốc trên Hoàng Hải.
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
Triều Tiên tập trận bắn đạn gần biên giới Hàn Quốc
Người đăng: Người Việt Yêu Nước vào lúc 11:44 0 nhận xét
Nhãn: Tin Quốc Phòng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt ở Ukraine
Nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ukraine trên nhiều lĩnh vực, chiều nay (7/3), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine K. Grishenko đang có chuyến thăm và làm việc tại nước ta.
Đánh giá cao kết quả Hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng K. Grishenko, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Bộ trưởng K. Grishenko lần này đóng góp thiết thực vào thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ukraine trên các lĩnh vực.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine K. Grishenko
Trong hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng K. Grishenko, hai bên đã thống nhất thực hiện Chương trình hành động triển khai các thỏa thuận hợp tác mà lãnh đạo cấp hai nước đã thống nhất. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này sẽ góp phần quan trọng đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, khoa học kỹ thuật, du lịch…
Trên cơ sở tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Ukraine, nâng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới; đồng thời khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ Ukraine tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị hai bên trao đổi để sớm đàm phán đi tới thống nhất ký kết hiệp định thương mại tự do; đề nghị Ukraine tạo thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Ukraine nhất là hàng thủy sản; tăng chỉ tiêu học bổng cho sinh viên Việt Nam sang theo học tại Ukraine; tiếp tục tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt đang học tập, sinh sống, lao động tại Ukraine có cuộc sống ổn định, hòa nhập với xã hội sở tại, qua đó đóng góp vào phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị gữa hai nước,…
Theo Bộ trưởng K. Grishenko, mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của Đoàn Ukraine nhằm đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận hợp tác mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất, đặc biệt là các thỏa thuận hợp tác trong chuyến thăm chính thức Ukraine của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 10/2011 vừa qua.
Ukraine luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam, Bộ trưởng K. Grishenko khẳng định Ukraine sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực thế mạnh, nhất là hợp tác về năng lượng, lắp ráp máy móc, khoa học kỹ thuật… Ngoài ra, Bộ trưởng K. Grishenko Ukraine cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Việt Nam đối với Ukraine trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Hai bên cùng khẳng định sẽ quan tâm hơn nữa tới hoạt động trao đổi đoàn các cấp nhằm tăng cường hợp tác, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Ukraine./.
Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc
Người đăng: Người Việt Yêu Nước vào lúc 10:30 0 nhận xét
Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012
Giá xăng tăng 2.100 đồng một lít
Bắt đầu từ 16 giờ chiều nay (7/3), giá bán lẻ các mặt hàng xăng A92 tăng 2.100 đồng một lít. Các mặt hàng dầu hỏa, diesel, mazút cũng tăng giá 600 – 2.000 đồng.
Theo công văn số 3033 vừa được Bộ Tài chính ban hành chiều 7/3, kể từ 16 giờ, giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt tăng. Cụ thể, xăng A92 tăng 2.100 đồng lên 22.900 đồng một lít và là nức tăng cao nhất trong số các mặt hàng. Dầu diezen tăng 1.000 đồng lên 21.400 đồng một lít. Dầu hoả tăng 600 đồng lên 20.800 đồng mỗi lít trong khi giá bán dầu mazut được áp dụng là 18.800 đồng, tăng 2.000 đồng.
Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho hay, trong hai tháng gần đây, giá xăng dầu nhập khẩu đã tăng mức cao nhất trong nhiều năm qua, từ 2% đến 7% tùy mặt hàng; mạnh nhất là xăng thành phẩm. Điều này khiến giá cơ sở hiện tại chưa tính trích quỹ bình ổn đang cao hơn giá bán khoảng 2.000 đồng một lít. Giá bán trong nước so với các nước trong khu vực đang thấp hơn 6.000-8.000 đồng. Thứ trưởng Mai khẳng định, sau khi đã giảm thuế, trích quỹ bình ổn, nếu giá cơ sở vẫn còn cao hơn giá bán, sẽ điều chỉnh ở mức hợp lý đảm bảo quyền lợi giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Lần gần đây nhất, cuối tháng 3/2011, Bộ Tài chính đã quyết định tăng giá bán lẻ các loại xăng dầu thêm 2.000-2.800 đồng một lít, đưa xăng A92 lên kỷ lục mới 21.300 đồng, áp dụng từ 22h ngày 29/3.
Tại cuộc họp báo chiều 5/3 do Bộ Công thương tổ chức, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho hay, giá cơ sở xăng dầu đang vượt trên giá bán lẻ hiện hành, do đó, cần có biện pháp vận hành theo cơ chế thị trường nhưng vẫn đảm bảo kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an sinh xã hội. Lãnh đạo này nhấn mạnh, xăng dầu tăng nhiều dẫn đến lạm phát nhưng không tăng thì doanh nghiệp bị lỗ, do đó cần lộ trình và các công cụ khác nhau để xử lý. “Cụ thể tăng tháng 3, tháng 4 hay tháng nào trong thời gian tới phải bàn trong gói kịch bản chung”, ông Quyền nói.
Theo Vnexpress - http://thutuongnguyentandung.net/gia-xang-tang-2-100-dong-mot-lit.html
Người đăng: Người Việt Yêu Nước vào lúc 17:15 0 nhận xét
Nhãn: Tin Nổi Bật
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đảng, Nhà nước quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng
Ngày 7/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.
Các đồng chí : Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chủ trì Hội nghị quan trọng này.
Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Đại Quang Bộ trưởng Bộ Công an, Phạm Quang Nghị Bí thư Thành ủy Hà Nội, Lê Thanh Hải Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trên cả nước.
Các đồng chí: Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị.
Đảng, Nhà nước khẳng định quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng
Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nêu rõ, Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong công tác phòng chống tham nhũng (PCTN).
Mới đây nhất, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đã xác định các nhóm biện pháp hàng đầu là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây là giải pháp mang tính trọng tâm, xuyên suốt, cấp bách nhất, đồng thời khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác PCTN.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, bên cạnh những thành tựu bước đầu, Hội nghị lần này có trách nhiệm phân tích, làm rõ những mặt hạn chế, tồn tại và yếu kém trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Luật Phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở đó, thảo luận, đề ra các biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; kiên quyết ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức kỷ cường, liêm chính; củng cố lòng tin của nhân vân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Những chuyển biến tích cực
Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” (NQTW3) do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo nêu bật công tác triển khai thực hiện NQTW3, Luật Phòng, chống tham nhũng và một loạt văn bản khác của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng trong 5 năm qua. Theo đó, đã tạo được chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động cùng với những kết quả quan trọng.
Biểu hiện cụ thể của những chuyển biến đó là: Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về PCTN được nâng lên. Việc ban hành, triển khai NQTW3 cùng với việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng đã tạo ra khí thế mới cho công tác PCTN, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, được bạn bè quốc tế đánh giá tích cực.
Ở một số lĩnh vực, tham nhũng từng bước được kiềm chế, trong đó có lĩnh vực quản lý và sử dụng tài sản công, sử dụng vốn ODA, chi tiêu thường xuyên bằng nguồn vốn từ ngân sách, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, hải quan.
Về công tác phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, trong 5 năm qua, toàn ngành thanh tra và các cấp, các ngành đã triển khai 62.994 cuộc thanh tra, kiểm tra; đã kết thúc 52.671 cuộc. Qua thanh tra, kiểm tra đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 1.619 tập thể, 11.973 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 464 vụ việc; phát hiện thiếu sót, sai phạm về tài chính 51.999 tỷ đồng, 7.028.236 USD; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 20.743,8 tỷ đồng, 993.978 USD; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 23.770,2 tỷ đồng cùng nhiều vụ việc khác…
Trong 5 năm qua, các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng lớn (đã khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can; truy tố 1.603 vụ, 3.889 bị can; xét xử 1.455 vụ, 3.387 bị cáo).
Đối với 8 vụ án tham nhũng nghiêm trọng trọng điểm xảy ra từ năm 2006 về trước mà Ban Chỉ đạo lựa chọn để chỉ đạo ngay sau khi thành lập đã được đưa ra xét xử dứt điểm.
Đối với 21 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp khác mà Ban Chỉ đạo lựa chọn để chỉ đạo đã xét xử 5 vụ, Tòa án đang thụ lý 2 vụ, viện kiểm soát thụ lý 3 vụ, đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra 4 vụ, đang điều tra 7 vụ. Đối với 20 vụ án mà Ban Chỉ đạo giao cho Văn phòng Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc đã xét xử 12 vụ, Tòa án đang thụ lý 2 vụ, Viện kiểm sát đang thụ lý 2 vụ, đình chỉ điều tra 2 vụ, đang điều tra 2 vụ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của NQTW3 vẫn còn những hạn chế, yếu kém, trong đó nổi lên một số vấn đề như, nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục về PCTN chưa thực sự hấp dẫn; ở một số nơi, việc tuyên truyền còn mang tính hình thức, thiếu tính chiến đấu.
Nhiều chi bộ đảng không nắm chắc quan hệ xã hội của đảng viên; chưa kịp thời kiểm tra, phát hiện, xử lý những trường hợp có dấu hiệu vi phạm; một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; việc thực hiện một số chủ chương, giải pháp phòng ngừa tham nhũng chưa nghiêm túc, hiệu quả thấp; tính công khai, dân chủ trong công tác cán bộ còn hạn chế. Việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng chưa được thực hiện nghiêm; số vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử trong 5 năm có xu hướng giảm trong khi thực trạng tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp; hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN còn thấp.
Toàn cảnh hội nghị.
Nâng cao vai trò của cấp ủy Đảng, người đứng đầu trong PCTN
Đề cập tới phương hướng, nhiệm vụ công tác PCTN trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tham nhũng tiếp tục là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ; đấu tranh PCTN vẫn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Tình hình trên đòi hỏi Đảng ta phải tập trung lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, giải pháp của NQTW3 và những chủ trương, giải pháp về công tác này được xác định trong Văn kiện Đại hội XI, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) với một quyết tâm và yêu cầu mới cao hơn, nhằm đạt được những kết quả rõ rệt hơn trong những năm tới.
Với phương hướng như vậy, những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác PCTN trong thời gian tới được xác định là: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và người đứng đầu trong PCTN; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý kinh tế-xã hội; hoàn thiện chính sách, biện pháp PCTN; hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ PCTN.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi đảng viên, cán bộ, công chức và nhân nhân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng và tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp, khó khăn của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi tham nhũng, những người bao che cho tham nhũng, cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ tham nhũng nghiêm trọng, phúc tạp, được dư luận quan tâm; công khai danh tính những người thực hiện hành vi tham nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu.
Tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật; nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và phát huy vai trò xã hội trong phòng, chống tham nhũng; kiện toàn các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
Hội nghị sẽ diễn ra trong cả ngày 7/3.
Theo Chinhphu
Người đăng: Người Việt Yêu Nước vào lúc 14:55 0 nhận xét
Đặc nhiệm lữ đoàn 144 luyện tập
Mặc tiết trời tháng 3 còn mưa dầm đề, những người lính đặc biệt thiện chiến của Tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 (Lữ đoàn 144) thường xuyên luyện tập với cường độ cao.
Với sở trường tiếp cận, tập kích bất ngờ vào các mục tiêu và đánh gần, lực lượng Tiểu đoàn 2 được trang bị những vũ khí tối tân, hiện đại, có thể khống chế và tiêu diệt đối phương trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo an toàn cho các mục tiêu trọng yếu được giao.
Là đơn vị đi đầu trong các phong trào thi đua, hiện nay tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 đang tập trung toàn diện cho việc huấn luyện võ thuật, kĩ thuật chuyên ngành, kĩ thuật địa hình thành phố, chiếm lại mục tiêu, giải thoát con tin và chốt giữ bảo vệ mục tiêu.
Ngoài ra, đơn vị còn thường xuyên luyện tập, diễn tập với các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… nhằm chủ động ứng phó với các tình huống phức tạp.
Dưới đây là một vài hình ảnh các chiến sĩ tiểu đoàn 2 huấn luyện:
Người đăng: Người Việt Yêu Nước vào lúc 12:25 0 nhận xét
Nhãn: Tin Quốc Phòng
Trung tướng Tô Lâm thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh lực lượng Cảnh sát cơ động là một trong 3 lực lượng của công an phải được hiện đại hóa ngay.
Sáng 6/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động-Cảnh sát đặc nhiệm. Đây là một trong đơn vị đặc biệt của lực lượng Công an. Tháp tùng Chủ tịch nước thăm và làm việc với Bộ Tư Lệnh CSCĐ có Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an và các đồng chí Trung tướng Tô Lâm; Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cùng nhiều tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp của Bộ Tư lệnh CSCĐ và các vụ, cục, viện của Bộ Công an.
Trong không khí phấn khởi, lực lượng cảnh sát cơ động và cảnh sát đặc nhiệm đã chào đón Chủ tịch nước và đoàn công tác đến thăm đơn vị với hình thức hết sức đặc biệt, đó là trình diễn các màn biểu diễn võ thuật, chiến thuật chống tội phạm và khủng bố thể hiện sức mạnh của các chiến sĩ đặc nhiệm-đơn vị nòng cốt trong đấu tranh ngăn chặn giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Thay mặt toàn lực lượng, Trung tướng Nguyễn Văn Vượng-Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động báo cáo với Chủ tịch nước về hoạt động của lực lượng cảnh sát cơ động và Cảnh sát đặc nhiệm thời gian qua, trong đó nhấn mạnh: Trước bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, tác động mạnh đến an ninh, trật tự trong nước, đặc biệt là các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch nhân các sự kiện trong đại của đất nước.
Lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát đặc nhiệm toàn quốc luôn đề cao cảnh giác, chủ động rà soát, triển khai đồng bộ cán biện pháp nghiệp vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị lớn như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng long và nhiều hội nghị quốc tế quan trọng được tổ chức ở nước ta.
Với phương châm “Thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, lấy niềm vui, hạnh phúc của nhân dân là niềm vui, lẽ sống của mình”, lực lượng cảnh sát cơ động và cảnh sát đặc nhiệm luôn gần gũi, gắn bó với nhân dân, thường xuyên giúp đỡ bà con trong thiên tai bão lụt, cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo và bà con vùng sâu, vùng xa thông qua các chuyến công tác dã ngoại.
Đặc biệt, trên mặt trận đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động, cảnh sát đặc nhiệm đã nêu cao tinh thần mưu trí, dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm, nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh, để lại tấm gương sáng được Đảng, nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương thành tích vượt bậc của lực lượng Cảnh sát cơ động trong những năm qua và nhấn mạnh: Chủ trương của Bộ Chính trị về xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động luôn phát huy truyền thống của đơn vị anh hùng đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
Đặc biệt có nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh hoặc bỏ lại một phần xương máu vì sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Điều đó khẳng định lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; khẳng định sức chiến đấu của lực lượng cảnh sát cơ động ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chủ tịch nước cũng lưu ý, trong bối cảnh trong nước và thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lực lượng Cảnh sát cơ động trên toàn quốc phải tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, triển khai cụ thể các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trât tự an toàn xã hội dược nêu trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Đặc biệt lực lượng Cảnh sát cơ động cần thường xuyên tăng cường, giáo dục nâng cao nhận thức và cảnh giác của cán bộ chiến sĩ về âm mưu “diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”. Chú trọng công tác “rèn cán, luyện quân”, nâng cao năng lực chỉ huy, sức chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ, đây là yêu cầu không thể thiếu đối với lực lượng vũ trang.
Chủ tịch nước nhấn mạnh trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát cơ động nói riêng phải là lực lượng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định lực lượng Cảnh sát cơ động là một trong 3 lực lượng của công an phải được hiện đại hóa ngay.
Do đó, Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo Bộ Công an cần sớm phối hợp với các bộ, ngành đề xuất Chính phủ triển khai sớm đề án hiện đại hóa cho lực lượng Cảnh sát cơ động. Chủ tịch nước yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi bản thân lực lượng Cảnh sát cơ động phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị, giữ nghiêm kỷ luật, xây dựng, kiện toàn, nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thực sự trở thành lực lượng đặc biệt quan trọng cùng toàn lực lượng công an nói chung hoàn thực hiện thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao phó, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước./.
Theo VOV
Người đăng: Người Việt Yêu Nước vào lúc 10:36 1 nhận xét
Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định bổ sung 1.290 tỷ đồng mua bù lương thực dự trữ quốc gia
Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung 1.290 tỷ đồng cho Bộ Tài chính từ nguồn dự phòng các lĩnh vực không chi hết và dự phòng ngân sách Trung ương năm 2011 để mua bù 105.550 tấn gạo đã xuất cứu trợ, viện trợ năm 2010, năm 2011.
Trong đó, 600 tỷ để trả nợ vốn đã ứng trước để mua lương thực theo chỉ tiêu được giao năm 2011; 690 tỷ đồng để mua bổ sung 55.550 tấn gạo (vốn mua 667 tỷ đồng; phí nhập, bảo quản 23 tỷ đồng).
Thủ tướng yêu cầu việc quản lý và sử dụng số kinh phí nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Theo Chinhphu - http://thutuongnguyentandung.net/thu-tuong-chinh-phu-quyet-dinh-bo-sung-1-290-ty-dong-mua-bu-luong-thuc-du-tru-quoc-gia.html
Người đăng: Người Việt Yêu Nước vào lúc 17:40 0 nhận xét