Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Việt Nam – Hàn Quốc hợp tác cùng phát triển


Nhân dịp chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Bark Taeho đã có buổi diện kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào chiều nay 6/8, tại Trụ sở Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Bark Ta
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Bark Ta

Hoan nghênh Bộ trưởng Bark Taeho sang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả Hội đàm giữa Bộ trưởng Bark Taeho với Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng, đặc biệt là hai bên đã tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Hàn Quốc. Thủ tướng cho rằng đây là mốc quan trọng đóng góp vào quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam-Hàn Quốc là hai nước có nhiều điểm tương đồng và lợi thế có thể bổ trợ cho nhau trong hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển. Chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng tăng cường hợp tác với Hàn Quốc trên các lĩnh vực. Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai nước sớm hoàn thành đàm phán FTA nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Thương mại Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ, tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Hàn Quốc, nhất là các mặt hàng nông sản, trái cây, đồng thời tạo điều kiện khuyến khích các tập đoàn bán lẻ của Hàn Quốc như Lotte, CJ tổ chức giới thiệu và đưa hàng hóa của Việt Nam vào các hệ thống bán lẻ tại Hàn Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc

Cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Bark Taeho đánh giá cao những thành công mà Chính phủ Việt Nam đã đạt được trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách về cải cách thủ tục hành chính, tài chính, ngân hàng của Việt Nam.
Vui mừng trước việc hai bên tuyên bố khởi động đàm phán FTA Hàn Quốc-Việt Nam, Bộ trưởng Bark Taeho cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam lần này hai bên đã nhất trí nhiều giải pháp thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa hai nước, nhất là việc đảm bảo cân bằng cán cân thương mại…của Việt Nam sang Hàn Quốc.
Bộ trưởng Bark Taeho cho rằng, việc hoàn thành đàm phán FTA sẽ góp phần quan trọng đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Hàn Quốc đạt 25 tỷ USD vào năm 2015.

Theo (VGP) / Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm nhân sự cao cấp


Tại Quyết định 1017/QĐ-TTg ngày 2/8/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quyết định bổ nhiệm lại ông Huỳnh Vĩnh Ái giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái

Ông Huỳnh Vĩnh Ái đã đảm nhiệm vị trí Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL được gần 5 năm. Trước đó, từ tháng 8/2007, ông Huỳnh Vĩnh Ái, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao đã được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ông Huỳnh Vĩnh Ái (sinh năm1957, quê Vĩnh Long) là một trong 3 Thứ trưởng của Bộ VH-TT&DL, cùng với các ông Hồ Anh Tuấn, Lê Khánh Hải.

Trung Quốc cho rằng "thời cơ" chiếm Trường Sa đã đến?


Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ có đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư của ta đã và đang sinh sống từ lâu đời. Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh?

Bất kỳ hoạt động nào, chính trị, quân sự hay kinh tế, thì việc nắm bắt thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thắng lợi. Để mất thời cơ, sẽ kéo dài thời gian và có kết quả không trọn vẹn. Thời cơ chỉ đến một lần mà không bao giờ trở lại.

Trong trang sử quan hệ với Việt Nam, với dã tâm bành trướng, bá quyền, Trung Quốc đã rất nhiều lần lợi dụng thời cơ để gây cho Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất.

Năm 1974, sau khi mặc cả với Mỹ sau lưng Việt Nam, lợi dụng Việt Nam tập trung sức người, sức của cho công cuộc thống nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.

Năm 1979, lợi dụng chính sách ngoại giao xơ cứng của Việt Nam với Mỹ. Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cuộc tấn công này đạt được 2 mục đích.

Thứ nhất, triệt hạ khả năng Việt Nam thay đổi chính sách ngoại giao với Mỹ, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây.

Cuối cùng, bị cấm vận kinh tế, căng thẳng về an ninh, thù trong giặc ngoài, khiến Việt Nam kiệt quệ sau chiến tranh, không có khả năng hồi phục hoặc hồi phục chậm chạp…là bài học giá trị mà Việt Nam nhận được từ Trung Quốc.

Thứ hai là Trung Quốc, qua đó, xin được làm bạn với Mỹ. Sự hậm hực của Mỹ như được thỏa lòng. Mỹ “nuôi” Trung Quốc trong gần 3 thập kỷ.

Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa trước khi Việt Nam rút quân từ Campuchia về nước sau 10 năm giúp bạn năm 1989.

Phải công nhận một điều rằng Trung Quốc theo dõi, lợi dụng thời cơ để “chơi” Việt Nam rất tốt, đặc biệt là thời điểm 1979.

Năm 1979, không phải vì lúc đó các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang giải phóng Campuchia, đó chỉ một phần để giảm thiểu tổn thất quân sự, điều này, với Trung Quốc không quan trọng, mà giỏi ở chỗ, ngay lúc đó, họ đã lường trước những cái được, cái mất trong mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ.

Họ đã nhìn thấy thời cơ bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dễ dàng thuận lợi cho Việt Nam đã qua đi và họ chớp lấy thời cơ đó bằng hành động có lợi cho mình: Được làm bạn với Mỹ bằng “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Có thể nói Trung Quốc đã nhìn thấy hiện tại, tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào. Đó là tầm nhìn xa chiến lược của ông Đặng Tiểu Bình.

Sách lược “Giấu mình chờ thời” thực chất là nghệ thuật thời cơ. Nó có 2 hoạt động quan trọng. Thứ nhất là, rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ để hành động cho mục đích. Thứ hai là bí mật các hoạt động để tạo thời cơ và khi thời cơ đến thì chớp lấy hành động.

Hai hoạt động này luôn song hành cùng nhau và đối với Trung Quốc, trong 3 thập kỷ lại đây, họ chủ yếu thiên về hoạt động kiểu thứ nhất-rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ, mà như trên đã dẫn.

Khi thời cơ đến thì hành động, lúc đó thì không cần vì không thể giấu mình là tất yếu.

Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây cho thấy Trung Quốc không còn “giấu mình” nữa. Họ không cần giấu diếm ý đồ, ngang nhiên hành động, bất chấp tất cả để thực hiện tham vọng chiếm Trường Sa của Việt Nam và 80% Biển Đông. Trên Biển Đông Trung Quốc đã “chơi bài ngửa”.

Vậy, phải chăng Trung Quốc cho là thời cơ của họ đã đến?

Bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng biết và bất bình với những hành động ngang ngược, nguy hiểm của Trung quốc trong những ngày gần đây.

Nguy hiểm càng gia tăng khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Rồi, ngày 21/7, phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ với đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư đang sinh sống từ lâu đời.

Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc
Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc

Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh để đánh chiếm?

Giới hiếu chiến quân sự và còn có những học giả “ăn theo” của Trung Quốc đã nắm bắt 4 vấn đề trong dự báo thời cơ, coi đó là thời cơ để lợi dụng.

Trước hết là về thời cơ bên ngoài:

Một là: ASEAN đã rệu rã, khả năng đoàn kết để chống Trung Quốc không còn, họ có thể “bẻ từng chiếc một” dễ dàng.

Hai là: Mối quan hệ Việt-Mỹ phát triển nhanh không tưởng tượng nổi trên nhiều mặt, trong đó có an ninh quốc phòng. Hiện tại mối quan hệ này đang “lòng trong tuy đã, nhưng ngoài còn e”.

Nếu để thêm thời gian, khi Việt-Mỹ không còn e ngại gì nhau nữa, “tay trong tay” thì khó khăn sẽ gấp bội cho mục đích bành trướng.

Ba là: Mỹ vừa mới trở lại châu Á-TBD, các mối quan hệ gây dựng đang còn mới mẻ. Mỹ chỉ quan tâm đến “diện”, chưa quan tâm đến “điểm” trên biển Đông, nên can thiệp của Mỹ là chưa sẵn sàng nếu như làm gì đó mà không ảnh hưởng đến “an toàn hàng hải” của Mỹ.

Vụ Scarborough, thông qua đó và với ngay Philipines, một đồng minh của Mỹ, càng chứng tỏ nhận định trên là đúng.

Đây là thời cơ được xác định là quan trọng nhất.

Bốn là: Thế và lực Việt Nam bây giờ đang còn hạn chế, chưa đủ khă năng bắt Trung Quốc phải trả giá đắt. Nếu để đến hết năm 2014, lúc đó Việt Nam có thời gian hiện đại hóa Không quân, Hải quân như hoàn chỉnh Hạm đội tàu ngầm, tàu chiến hiện đại khác thì Trung Quốc không có khả năng trên cơ Việt Nam. Đụng vào Việt Nam thì Trung Quốc phải trả giá đắt và chắc chắn đắt không chịu đựng nổi. Bởi vậy, bây giờ hoặc không bao giờ.

Đây là thời cơ được xác định là quyết định thành bại của hành động.

Cuối cùng là thời cơ bên trong (nội bộ):

Có thể Trung Quốc cho rằng họ mạnh chưa từng thấy. Hoặc đây là thời cơ để chuyển những mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài hoặc là thời cơ để cho giới quân sự hiếu chiến, những “con rồng” đầy thế lực vì lợi ích cục bộ, gây áp lực lên chính quyền trung ương Trung Quốc đang trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực gay gắt diễn ra trước khi đại hội Đảng CSTQ vào mùa thu tới.

Vân vân và vân vân.

Quả thật, xét về mặt thời gian, thì những thời cơ trên (bên ngoài) hoàn toàn chính xác, không sai điểm nào, rất dễ nhận biết và dự đoán. Chẳng hạn như Việt Nam 2010 thực lực không bằng 2014 là đương nhiên.

Điều quan trọng là, qua đây, dư luận cũng rất dễ nhận biết dã tâm và sự ham muốn cháy bỏng, không cưỡng lại được của giới có tư tưởng bành trướng, bá chủ thiên hạ ngấm sâu vào máu đến mức độ nào.

Với nhận thức “bây giờ hoặc không bao giờ” họ trở nên điên cuồng và liều lĩnh hơn bao giờ hết.

Nhưng, rất tiếc, đánh giá sức mạnh Việt Nam, khả năng giáng trả tại thời điểm đó chính xác mới là quyết định thành bại của cuộc chiến.

Điều này thì chỉ có giới thông thái, trí tuệ, sáng suốt làm được, vì đó là một vấn đề khoa học, cho nên nó không dành cho những kẻ có cái “đầu nóng”.

TT Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Bộ Tài nguyên và Môi trường


Sáng 5/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu tại buổi lễ.
Cách đây vừa tròn 10 năm, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ máy nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất các cơ quan quản lý nhà nước, các lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến tài nguyên và môi trường của cả nước.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ngành Tài nguyên và Môi trường.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ngành Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường và cả ngành tài nguyên và môi trường trong cả nước đã chủ động nghiên cứu, đề xuất tham mưu với Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện có kết quả những chủ trương lớn  trên các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường như Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai; Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Chiến lược về biển; Nghị quyết số 13-NQ/TW và Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030…
Về công tác xây dựng thể chế, Bộ đã có nhiều cố gắng, huy động lực lượng, tập trung trí tuệ tham mưu trình Quốc hội và Chính phủ ban hành kịp thời và từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách, pháp luật trên 7 lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành, nhất là sự ra đời của các Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật biển Việt Nam, đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nước về tài nguyên và môi trường, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước.
Công tác điều tra cơ bản được đẩy mạnh, phục vụ  đắc lực việc đánh giá trữ lượng, quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả  hơn những nguồn tài nguyên quý giá như tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển và các loại khoáng sản, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng và phát triển của từng địa phương, vùng lãnh thổ và của cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của ngành Tài nguyên và Môi trường
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của ngành Tài nguyên và Môi trường

Công tác dự  báo khí tượng thủy văn, thời tiết ngày càng được nâng cao hơn về chất lượng, không chỉ giúp Chính phủ và các ngành, các cấp chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả việc phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, bão, lũ mà đã trở thành người bạn gần gũi, thân thiết, trực tiếp giúp nhân dân chủ động trong sản xuất và đời sống, góp phần khắc phục đáng kể thiệt hại do thiên tai gây ra.
Hoạt động hợp tác quốc tế của ngành ngày càng được coi trọng, đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là việc vận động quốc tế ủng hộ lập trường nhất quán của Việt Nam về chủ quyền biển đảo, thu hút tài trợ quốc tế, tăng thêm nguồn lực để hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ cho ngành, đồng thời góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, bước sang giai đoạn phát triển mới, ngành Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa để cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nhanh và bền vững, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Trong sự nghiệp vẻ vang này, ngành Tài nguyên và Môi trường được Đảng và Nhà nước xác định là ngành có vai trò rất quan trọng, ngành phải làm tốt nhiệm vụ để thực sự là ngành trụ cột của phát triển bền vững, trụ cột của việc khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước cho sự phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ngành Tài nguyên và Môi trường phải thực sự là ngành trụ cột của phát triển bền vững, trụ cột của việc khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước cho sự phát triển
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ngành Tài nguyên và Môi trường phải thực sự là ngành trụ cột của phát triển bền vững, trụ cột của việc khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước cho sự phát triển

Theo đó, ngành Tài nguyên và Môi trường cần  tích cực triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, chú trọng tổng kết việc thực hiện các chủ trương, chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đã được ban hành trong thời gian qua, nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách mới, trước mắt là triển khai Luật Biển Việt Nam và Nghị quyết Trung ương 6 sắp tới về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế và cơ chế quản lý nhà nước; rà soát, bổ sung hoàn thiện chính sách quản lý phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn; xây dựng, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cả các luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, tài nguyên, môi trường, khoáng sản và biển đảo…
Cùng với đó, nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản phục vụ có hiệu quả công tác quản lý sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên của đất nước nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng về đất đai, khoảng sản, biển đảo… của Tổ quốc vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; đẩy mạnh việc hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực dự báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu; tăng cường cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững của đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, phải kết hợp thương xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra với tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường. Có chính sách khuyến khích, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân làm tốt, xử phạt nghiêm minh mọi hành vi vi phạm, bảo đảm trật tự, kỷ cương.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị ngành Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh hoạt động khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế, tạo sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế về lập trường nhất quán phù hợp với luật pháp quốc tế của chúng ta trong bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thu hút và tiếp nhận các nguồn lực tài chính và công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ cho công tác điều tra cơ bản của ngành, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển của đất nước cả trước mắt và lâu dài.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý ngành Tài nguyên và Môi trường chú trọng phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm năng lực thực hiện nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khó khăn và phức tạp, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong tình hình mới; kiên quyết đấu tranh với tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong ngành.
Nguyễn Hoàng

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Ông Nguyễn Tấn Dũng bị nói xấu như thế nào?


Bài viết từ blog Tập Viết Báo thể hiện cách nhìn và quan điểm của Ban biên tập của Blog này về những bài viết xuyên tạc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gia đình Thủ tướng (Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Bảo Hoàng...)

Nếu là một người dân Việt Nam chịu quan tâm tới các vấn đề nóng của đất nước và đặc biệt là tìm hiểu thông tin về vị thủ tướng đương nhiệm: ông Nguyễn Tấn Dũng thì có lẽ chúng ta sẽ được tiếp thu hầu như là các thông tin có thể nói là xấu, bội nhọ, không đúng so với những gì ông đã làm cho đất nước... Các thông tin chính thống gần như không thể đấu lại với các thể loại tin này (được gọi là báo lề trái) trên trang tìm kiếm Google.

Thời đại ngày nay quá dễ để đưa một thông tin nào đó lên Internet, đã qua rồi cái thời mà nhà nhà người người viết về các cảm xúc cá nhân, thay vào đó giờ đây họ đã đưa các chính kiến, các suy nghĩ về nhiều vấn đề của đất nước lên Internet, có thể là nhiều mục đích khác nhau, tốt thì là lo lắng cho đất nước xấu thì là xuyên tạc người khác (cấp độ thấp có thể là ca sĩ, diễn viên, cao hơn nữa là lãnh đạo quốc gia cụ thể ở bài viết này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).

Đây chính là thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng
Đây chính là thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng

Tập Viết Báo chỉ đơn thuần là một tờ blog cập nhật các thông tin về tình hình đất nước bên cạnh đó cũng hay đưa các tin về lãnh đạo của chúng ta, qua quá trình thanh lọc tin tức TVB (từ đây xin viết tắt Tập Viết Báo thành TVB) phát hiện rất nhiều các tin tức, bài viết trên các blog cá nhân cố tình viết xấu về ông Nguyễn Tấn Dũng, TVB đứng ở vị thế trung lập không phán xét các bài viết đó chỉ biết rằng thông tin một khi không có kiểm chứng mà chỉ nói càn và cố tình bôi nhọ ai đó thì thông tin đó không đáng được tin tưởng và trân trọng. Nhưng với người đọc bình thường và lần đầu tiên tiếp cận các thông tin đó rất dễ cho đó là… đúng.

TVB xin lấy ví dụ về một loạt các bài viết cách đây khoảng 5 tháng về một từ khoá được tìm kiếm khá nhiều trên mạng: Lâu đài/Biệt thự Nguyễn Tấn Dũng. Xuất phát điểm của vấn đề này nếu người dùng chịu tìm hiểu kỹ thì đó là do sự nhầm lẫn tại 1 website lấy các hình của một lâu đài nước ngoài và gán cho ông Nguyễn Tấn Dũng (Chi tiết xin đọc ở đây: Sự thật về Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), một ví dụ như trên thôi cũng đủ để 1 bộ phận đọc thông tin này cho rằng thủ tướngNguyễn Tấn Dũng là người tham nhũng, tham ô, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của một nguyên thủ quốc gia… Từ đó sẽ có ác cảm dẫn đến các tin tức xấu về sau tiếp cận sẽ tin hơn nữa, cứ thế.

Bạn đọc cứ để ý hễ đất nước Việt Nam có một cái gì đó xấu về kinh tế hay quốc phòng là cứ y như rằng trên Internet có ngay những bài viết soi mói nói xấu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (chưa nói là còn các các vị lãnh đạo khác). Như đã nói ở bên trên một thông tin mà không có kiểm chứng mà lại đi nói xấu người khác thì không đáng tin tưởng. Tình thế hiện nay đất nước ta đang phải chống chọi với Trung Quốc về các vấn đề trên Biển Đông, mọi người cần phải là một khối đồng lòng mới có thể chống được các tư tưởng ngoại xâm đang lăm le bờ cõi vì thế hãy nhìn vào những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm tốt cho đất nước, đừng tin vào những bài viết xăm soi đời tư của ông Nguyễn Tấn Dũng, xăm soi đến cá gia đình và con cái của thủ tướng (Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Bảo Hoàng...) thì hết nói. TVB rất ít khi thấy các blog “đó” viết các bài dạng như: kế sách để phát triển kinh tế, bày kế cho thủ tướng tăng GDP, tâm thư gửi thủ tướng về Trường Sa - Hoàng Sa,... đại loại là các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, kế sách,… để đất nước cùng phát triển mà suốt ngày chỉ thấy toàn tin tào lao về các vấn đề không một chút nào có thể giúp cho đất nước Việt Nam này khá hơn được.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Bà Hillary Clinton
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Bà Hillary Clinton

Những thành tựu mà TVB cho rằng website nguyentandung.biz đưa ra ở đây rất đáng để người dân Việt Nam biết đến và để thấy sức làm việc của ông đáng nể đến nhường nào: Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 6 tháng đầu năm 2012. Và cũng xin lưu ý là website này các bạn nên đọc thường xuyên để cập nhật các tin tức tổng hợp về tình hình đất nước cũng như các hoạt động, ý kiến của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?



“Quy định mới sẽ “nhấn” vai trò quản lý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với các tập đoàn kinh tế chủ lực. Với các Tổng công ty, vai trò, trách nhiệm “nổi bật” thuộc về Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành” – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thông tin.


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong phiên họp thường kỳ tháng 7 diễn ra 2 ngày qua (30, 31/7), Chính phủ vừa họp bàn, thảo luận xây dựng Nghị định về việc phân cấp, phân công thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của nhà nước với các Doanh nghiệp Nhà nước. Vấn đề phân công chức năng nhiệm vụ quản lý được đánh giá là một nội dung rất quan trọng trong đề án tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước. Việc xây dựng nghị định này có quá trình chuẩn bị dài, được Chính phủ bàn nhiều lần, từ năm 2009.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?

Bộ trưởng Vũ Đức Đam giải thích, yêu cầu đặt ra khi xây dựng Nghị định là sao để gỡ bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với các tập đoàn, Tcty nhà nước. Sau khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực, tất cả các doanh nghiệp hoạt động tuân theo văn bản pháp quy này trong khi Doanh nghiệp Nhà nước lại có những điểm đặc thù, hoạt động rất riêng, dẫn tới một số khâu, một số vấn đề của khối doanh nghiệp này chưa được quản lý chặt chẽ. Thực tế cũng đã có mốt số sai phạm xảy ra.

Về việc chọn người thay thế vị trí lãnh đạo cao nhất cho Tập đoàn Điện lực (EVN) thời gian tới, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, có thể “ứng viên” không phải là người thuộc tập đoàn. Việc điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước về lĩnh vực sang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tập đoàn cũng là hướng lựa chọn… rất bình thường.

Theo các quy định hiện tại, vai trò quản lý của Bộ chuyên ngành cũng không rõ ràng. Việc này dẫn tới hiện tượng, khi thanh kiểm tra đơn vị cũng không xác định được rõ trách nhiệm của từng cá nhân lãnh đạo mỗi cấp trong khối đại diện chủ sở hữu. Nghị định xây dựng lần này, theo Bộ trưởng Đam, sẽ làm rõ trách nhiệm của Bộ quản lý chuyên ngành, Chính phủ, Thủ tướng, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, sau nữa là Bộ quản lý tổng hợp.

Tinh thần chung, Bộ trưởng Đam nhắc lại, không trở lại chế độ quản lý Bộ chủ quản mà gắn trách nhiệm quản lý chuyên ngành cả về vốn, về hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như công tác cán bộ.

“Sẽ phân định rõ 2 loại hình Doanh nghiệp Nhà nước. Những doanh nghiệp đặc biệt lớn (như một số tập đoàn chủ lực của nhà nước), quy định mới sẽ “nhấn” hơn nữa vai trò quản lý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Với các Tcty, vai trò, trách nhiệm “nổi bật” thuộc về Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành” – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh.

Ngoài ra, Chính phủ cũng thống nhất quan điểm, muốn các tập đoàn, Cty hoạt động hiệu quả, các đơn vị này cần được kiểm toàn thường xuyên. Ngoài kiểm toán nhà nước, Nghị định sẽ xây dựng cơ chế để các công ty kiểm toán tư được công nhận cùng tham gia với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tự rà soát lại chi tiêu, tính toán đầu tư sao cho hiệu quả.

Thực tế, Bộ trưởng Đam xác nhận, kết quả kiểm toán của một số tập đoàn, Tcty vừa qua đã bộc lộ nhiều sai phạm về tài chính. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các đơn vị được kiểm toán đó thực hiện nghiêm túc theo kết luận, kiến nghị xử lý sai phạm của kiểm toán với tinh thần cầu thị, xác định cụ thể trách nhiệm cá nhân theo quy định.

Nguồn: Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?

P.Thảo

TT Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Tài trợ

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có văn bản đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Tài trợ cho Dự án “Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng Sông Cửu Long” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).

Trước đó, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11/5/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký với đại diện WB Hiệp định Tài trợ và các văn kiện pháp lý có liên quan cho Dự án “Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng Sông Cửu Long” vay vốn do WB tài trợ.

Một góc thành phố Cần Thơ
Một góc thành phố Cần Thơ

Theo đó, WB cam kết cấp cho Việt Nam một khoản tín dụng trị giá  188.300.000 SDR (tương đương 292 triệu USD) theo các điều khoản quy định trong Hiệp định Tài trợ nhằm cải thiện dịch vụ cơ sở hạ tầng tại các khu thu nhập thấp trong các thành phố thuộc Dự án ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Thời hạn vay là 25 năm, bao gồm 5 năm ân hạn. Lãi suất 1,25%, Phí dịch vụ cho khoản vay là 0,75%, Phí cam kết là 0% (áp dụng cho tài khóa 2012). Ngày đóng tài khoản của Dự án là 31/12/2017.
Thời gian  hiệu lực của Hiệp định Tài trợ là 90 ngày kể từ ngày ký, theo đó, ngày dự kiến tuyên bố hiệu lực của Chương trình là ngày 9/8/2012.
Mục tiêu của Dự án “Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng Sông Cửu Long” là nâng cao đời sống và dịch vụ đô thị, cải thiện điều kiện sống, vệ sinh môi trường của khu dân cư nghèo sinh sống tại 6 đô thị trong vùng ĐBSCL gồm: Cần Thơ, Mỹ Tho, Cao Lãnh, Cà Mau, Trà Vinh và Rạch Giá.
Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian từ 2012-2017 với nhiều hạng mục: cải tạo, làm mới gần 176km đường; nạo vét, nâng cấp, làm mới hơn 239km cống thoát nước, 34km kênh rạch… Dự tính có khoảng 300.000 người hưởng lợi trực tiếp và 1,5 triệu người hưởng lợi gián tiếp từ dự án này.