Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013
Thủ tướng với Quân đội Nhân dân Việt Nam
Người đăng: Tuxedo Mặt nạ vào lúc 14:41 0 nhận xét
Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013
TT Nguyễn Tấn Dũng: Thống đốc phải chịu trách nhiệm về lạm phát
Người đăng: Tuxedo Mặt nạ vào lúc 15:19 0 nhận xét
Nhãn: Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Bình
Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ ra thách thức của Việt Nam năm 2013
Người đăng: Tuxedo Mặt nạ vào lúc 15:35 0 nhận xét
Nhãn: Kinh tế Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng
Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012
Dấu ấn TT Nguyễn Tấn Dũng năm 2012
(Nguyễn Tấn Dũng) - Khép lại năm 2012, với nhiều dấu ấn đối nội, đối ngoại nổi bật của Chính phủ đã được thực tế ghi nhận. Ban biên tập xin điểm lại những nỗ lực thay đổi qua chặng đường một năm đến bạn đọc.
Người đăng: Tuxedo Mặt nạ vào lúc 23:01 0 nhận xét
Nhãn: Nguyễn Tấn Dũng
Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012
Nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng - Đâu là sự thật?
Sự thật Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang |
…SỰ THẬT RA SAO?
Cổng chính ngôi nhà 1108 |
Bia thờ Liệt sĩ tại khuôn viên nhà thờ |
SỰ THẬT NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?
Mộ thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại nghĩa trang liệt sỹ Kiên Giang |
Công luận loan truyền
Người đăng: Tuxedo Mặt nạ vào lúc 00:01 0 nhận xét
Nhãn: Gia đình Nguyễn Tấn Dũng, Mộ thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Tấn Dũng, Nhà thờ họ, Nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng, Nhà thờ lớn nhất Kiên Giang
Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012
Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2013
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. |
Cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát 2012
Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. |
Kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm
Theo http://vualambaovn.blogspot.com/2012/12/ong-nguyen-tan-dung-chi-ao-kiem-soat.html
Người đăng: Tuxedo Mặt nạ vào lúc 16:01 0 nhận xét
Nhãn: Kiểm soát lạm phát, Kinh Tế, Nguyễn Tấn Dũng
Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012
Khen, chê gì "Bên thắng cuộc" ?
Khen, chê gì "Bên thắng cuộc" ?
Nguyên miềng có bình luận một chút về cuốn sách này ở link trên và ở đây Lê Vũ - Bình địa mộc - Sách Bên Thắng Cuộccùng một số diễn đàn, blog khác nhưng miềng chán chẳng buồn bàn luận về sách này nữa rồi, nên miềng làm cái pót này điểm tin tức về vụ này coi sao , he he.
Miềng đã có e-book ben-thang-cuoc-giai-phong.pdf từ hơn một tuần này, chính xác là vào ngày 10/12/2012, sau khi lướt qua một số trọng điểm miềng đã Shift + Delete ra khỏi máy của mình, lý do đã nói một phần trong link của Núi đã dẫn trên.
Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, đủ dài để người ta chiêm nghiệm lại lịch sử, trong khi tác giả vẫn chỉ chọn chỗ đứng ở góc độ nhà báo, mà lại không chứng kiến trực tiếp, chỉ nghe người này kể, người kia nói, lấy thêm từ những cuốn sách khác đã xuất bản hay không (chỉ được phổ biến trên mạng) để cung cấp thông tin.
Sự kiện 30/4 cùng những năm đầu giải phóng tư liệu nhiều và phong phú đến độ muốn làm mới nó, chỉ có cách duy nhất là buộc phải bày tỏ nhãn quan của chính tác giả, tức là phải đứng ở góc độ nhà viết sử chứ không phải là anh nhà báo chạy vòng vòng quanh sự kiện, thấy cái gì thì tả cái nấy.
Khoảng một nửa nội dung sách đã từng được đăng trên các báo chí trong nước, mà cách bạn rân chủ gọi là "lề phải", không dám nói là toàn bộ, nhưng cũng phải trên 9 phần 10 nội dung những người có tuổi trong nước đều đã biết, và không ngạc nhiên khi tác giả từng hi vọng xuất bản trong nước.
Tuy nhiên cuốn sách có vài nội dung mà truyền thông trong nước chưa muốn đụng tới (nhưng không phải là khó khi muốn tìm hiểu về nó), đó là câu chuyện của những người vượt biên, 2 cuộc chiến tranh biên giới + quan hệ Việt Nam - Campuchia và vai trò của cá nhân các lãnh đạo trong thời bao cấp.
Trong những trường hợp cụ thể, tác giả lại phải thông qua vài nấc lớp trung gian như đã nói trên, mặt khác tư liệu tràng giang đại hải, dàn trải mông lung, rất khó tóm lược được ý chính của sự kiện mà tác giả muốn tả.
Miềng cũng không thích nhiều đoạn mà câu chữ thiên về mỉa mai, nhưng đó chỉ là cảm nhận cá nhân, hãy nói về nội dung, có thể bàn tới 3 nội dung chính:
- Câu chuyện của những người vượt biên
- 2 cuộc chiến tranh biên giới + quan hệ Việt Nam - Campuchia
- Câu chuyện của những người lãnh đạo
- Đối với câu chuyện về những người vượt biên, không có gì mới, mười mấy năm lăn lộn trên mạng miềng đã nghe, đã đọc nhiều chuyện như vậy, những câu chuyện về trại cải tạo, đánh tư sản, trí thức không được trọng dụng ..v.v...
Đến thời điểm này thì những câu chuyện đó đã cũ, những người đó hiện giờ đã êm ấm ở nước ngoài hưởng tuổi già, con cháu không còn nói tiếng Việt, theo những "cựu thuyền nhân" thì chỉ có "phe thua" quan tâm nội dung này, vì nó là một sự công nhận từ "phe thắng", thôi thì đó là chuyện của các cụ với nhau, để các cụ tự chém gió lấy.
Cuốn sách có kể ra những chuyến vượt biên là có sự chấp thuận của Đảng, cho thấy thái độ của "phe thắng" đối với sự kiện này, cũng là điều chẳng mới mẻ gì.
Nhưng có điều miềnh muốn biết mà rất ít sách báo đề cập, kể cả trong cuốn sách này, đó là câu chuyện của những người ở lại, về tâm tư tình cảm của họ, gần 1 triệu người ra đi, hàng chục triệu người ở lại tìm đường mưu sinh, đó là những người sinh ra thế hệ trẻ năng động ngày nay, là những người định hình xã hội VN hôm nay, chịu hết những khó khăn của đất nước thời đó, nhưng xem ra miềng biết rất ít về họ trừ những câu chuyện chung chung về tem phiếu, bo bo trộn với mỳ chẳng hạn.
- Nội dung về 2 cuộc chiến tranh biên giới: câu chuyện của những người lính, các mối quan hệ quốc tế, mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam với chính phủ Campuchia thời điểm đó, phần lớn đều không mới, có nghĩa là với miềng, đều đã đọc, đã nghe từ lâu.
- Câu chuyện của những nhà lãnh đạo: cuốn sách trình bày có hệ thống (những gì mà tác giả cho là) suy nghĩ của các nhà lãnh đạo đương thời.
Những thứ ảnh hưởng tới chính sách: ý thức hệ, kinh nghiệm quá khứ, ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô, các kinh nghiệm thực tế; những trăn trở giữa một bên là giáo điều với một bên là thực tiễn, một phần lớn trong nội dung này là những chính sách đã biết qua báo chí chính thống.
Phần còn lại là ảnh hưởng cá nhân của từng lãnh đạo lên các chính sách này, cho dù chưa kiểm chứng được, nhưng khá giống với những gì miềnh đã biết về con người, cách nghĩ và cung cách ra quyết định thời đó.
Phần này gồm nhiều chuyện cung cấm và không cần mấy động não khi đọc, tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử, nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch sử.
Vậy nhưng phải cố gắng lắm lắm mới lướt qua được phần này bởi trong khối tư liệu đồ sộ, tác giả luẩn quẩn, bùng nhùng mãi không thể thoát ra được những câu chuyện riêng tư hay tình huống cá nhân, để cho người đọc thấy được phần nào lịch sử trong đó, nhất là đoạn về ông Võ Văn Kiệt, có thể nói tách đoạn này riêng ra thì sẽ có một cuốn "hồi ký Võ Văn Kiệt", nhưng hồi ký thì khác, còn ở đây tác giả dùng vào ý đồ khác.
Phủ lên tất cả dấu ấn Nguyễn Văn Linh hay bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt là những đánh giá nhìn nhận đầy thành kiến với Nguyễn Văn Linh, trường hợp này đặt trong bối cảnh một cuốn "hồi kí Võ Văn Kiệt" thì còn có thể chấp nhận được nhưng khi đưa vào cuốn sách này, nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.
Trường hợp Lê Đức Thọ, được tác giả tả là đã quỳ xuống chân Lê Duẩn nhưng bị Lê Duẩn hất ra: “Anh lạ thật, tôi đã từ chối rồi. Những khi nào cần nổi danh là anh cứ xin tôi, đi Paris, rồi đi miền Nam khi sắp giành chiến thắng. Tôi đã nói rồi, Trường Chinh”
Xét về quan hệ cá nhân (người với người) thì cụ Lê Duẩn còn phải e dè cụ Lê Đức Thọ (cụ LĐT họ Phan chứ không phải họ Lê) vài bậc, cỡ 'tạo ra vua' mà quỳ xin ư? Đúng là tư duy hạng đầy tớ!
Xin đi Paris ư?
Nếu Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Duy Trinh.. đủ tầm đấu với Kissinger thì dẫu Lê Đức Thọ có 'xin' cũng chả ai 'cho đi' và giải Nobel Hòa Bình năm ấy đã chả dành cho khách du lịch Lê Đức Thọ (dù cụ từ chối).
Hồi tháng 05 và tháng 12 năm 1978, Lê Đức Thọ có 'xin' ngồi trực thăng bay khắp dải biên giới Tây Nam trực tiếp chỉ đạo chiến dịch chống Khờ me đỏ?
Lê Đức Thọ có 'xin' lên chốt tiền tiêu Hà Giang, Lạng Sơn nếm mật nằm gai thị sát chiến trường?
Các tướng tài chả ai nể phục ai nhưng tất cả răm rắp tuân lệnh người chả có quân hàm là Lê Đức Thọ!
Thời kỳ sau 30/4/1975 có lắm nhân tài nhưng uy lực tuyệt đối chỉ có 1 người: Lê Đức Thọ! Vì có uy lực tuyệt đối nên cụ khinh thường mọi cái ghế phù phiếm, dù là ghế TBT.
Túm các cái lại, luận điệu 'nội chiến' với miệng lưỡi của hạng osin để lấy lòng 'ma cũ' (cũng là osin cho chủ Mỹ) & tâng công làm thủ tục nhập gia, chiêu bài 'Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam', 'Miền Nam là nạn nhân của cộng sản Bắc Việt', 'Cuộc chiến tranh ý thức hệ vô nghĩa, bạo tàn: Cộng sản thắng còn nhân dân thua trắng', 'Nam - Bắc Việt, 2 chư hầu hiếu chiến của siêu cường Xô - Mỹ'.. mà lũ rận ra rả suốt mấy chục năm nay, với họ, độc lập tự do chả ý nghĩa gì, chỉ làm chó cho Mỹ mới là sung sướng, mới là hạnh phúc.
(Một đoạn ở trên là lấy từ ý của Lê Vũ - Bình địa mộc đã viết trong link trên)
Miềng sẽ không bàn về cuốn sách này nữa, kể từ sau pót này, chỉ dẫn nhận xét từ những người khác, thậm chí bạn nào có nhã hứng bình luận, miềng xin mời tham gia, chỉ yêu cầu các bạn đừng mất văn hóa khi trao đổi.
Tôi trả lời bạn tôi như thế này: "Đây là một ví dụ về cách đưa sự kiện với dụng ý chủ quan nhằm bóp méo sự thực của tác giả. Hồ Ngọc Đại tuy là con rể của ông Lê Duẩn nhưng chưa bao giờ làm trong bộ tổng tham mưu hay cơ quan tình báo quân đội. Khi ông ta, một người ngoài quân đội báo cho Lê Duẩn tin đó thì thực tế Lê Duẩn đã biết từ rất lâu. Việc quân đội tiến vào một thành phố không phải là một hành động bất chợt theo kiểu nghe tin tháp đôi ở Mỹ sụp đổ. Mọi diễn biến của việc tiến quân, áp sát thành phố cũng như các thông tin tình báo về lực lượng phòng thủ đều được báo từ trước cho ông Duẩn. Và thực tế là mọi người trong bộ tổng tham mưu đều biết là Phnompenh bị bỏ ngỏ. Quân Khơ-mẻ đỏ không có ý định tử chiến ở đó. Việc xác định Phnompenh bị bỏ ngỏ được biết từ trước khi Hồ Ngọc Đại biết được là bộ đội tiến đến gần thành phố - chứ đừng nói là thời điểm ông ta tin đã chiếm được thành phố. Cách trích dẫn nguồn bằng cách nhấn vào những chi tiết rõ ràng là không liên quan (nhưng có lợi cho dụng ý của tác giả) như con rể của Lê Duẩn khiến cho cuốn sách mất tính khách quan mà lịch sử đòi hỏi phải có."
Ngoài ra, tôi xin thêm vào ở đây như thế này:
Anh Huy Đức ám chỉ rằng việc phải mười năm sau quân đội Việt Nam mới rút là cái giá quá lớn. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy, các cuộc chiến tranh du kích thường kéo rất dài và cái giá phải trả không bao giờ nhỏ. Người Pháp mất 9 năm ở Việt Nam rồi phải rút lui trong thất bại. Người Mỹ cũng mất gần 20 năm từ khi ủng hộ trực tiếp ông Diệm tới năm 1975 với một kết cục bại trận. Ở Iraq và Apghanistan, nước Mỹ, sau 10 năm cũng đang rút ra và chúng ta không hề biết các chính phủ đó có đứng vững sau khi người Mỹ ra đi hay không. Ở Apghanistan, người Nga rút đi sau 10 năm đánh nhau và chỉ 2 năm sau đó Taliban treo cổ vị tổng thống do Nga dựng lên.
Cuộc chiến tranh du kích giữa Palestine và Israel đã bắt đầu từ hơn 30 năm trước và tới bây giờ không ai trong số chúng ta có thể chắc được trước khi nhắm mắt, chúng ta thấy được hai bên tham chiến sống hoà thuận với nhau.
Thực tế của 10 năm ở Campuchia là đất nước ta kiệt quệ về kinh tế, và rất nhiều máu đã đổ. Tuy nhiên, thành quả của những hy sinh đó là ngày nay các lãnh đạo của Khơ-me đỏ bị toà án quốc tế xét xử ngay tại Phnom Penh. Người Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm đi lại trên đất Campuchia và ngược lại.
Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia có những lúc không như ý - ví dụ như chuyện Campuchia cố tình không đề cập tới vấn đề Biển Đông trong cuộc họp gần đây của ASEAN. Tuy nhiên điều đó thể hiện rõ nhất thiện ý của Việt Nam là chúng ta không cố gắng dựng nên một chính phủ bù nhìn ở Campuchia và ta tôn trọng ý chí tự quyết của họ.
(theo mình biết bác ni là cháu ngọai cụ Lê Duẩn, con của giáo sư Hồ Ngọc Đại)
HĐ lờ tịt đi tội lỗi của Mỹ ngụy trong khi miêu tả rất rõ cái đoạn mà cho sĩ quan ngụy đi cải tạo. Vâng 1 bên mổ bụng ăn gan chiến sĩ 1 bên cho đi ở tù cải tạo ko thảm sát tắm máu ngày độc lập. Hà cớ gì anh chỉ chăm chăm soi mói một bên ? đúng là trong giai đoạn đó, chúng ta có những sai lầm, ấu trĩ nhưng xin lỗi anh rằng cái sai lầm đó ấu trĩ đó so ra nó ko bằng một cái sợi lông chân sự tàn bạo mà nhân dân đã gánh chịu từ phía bên kia. Cái hoàn cảnh đất nước lúc mới giải phóng, mới tiếp quản bắt buộc họ phải sử dụng những biện pháp an ninh như thế để trấn áp, để ổn định tình hình, số lượng tàn quân sót lại đến nửa triệu người ai biết được trong số đó có đầu mối gián điệp cài cắm lại hay không ? ai biết được nếu không kiểm soát chặt thì fulro nó sẽ bố láo thế nào nữa, sẽ có biết bao nhiêu vụ nổ bom nữa sau vụ hồ con rùa. Cách người ta áp dụng để giữ gìn an ninh trật tự là điều bắt buộc phải làm, tất nhiên cách này sẽ gây ra một số tác hại kiểu như bào mòn nhân tài, bắt nhầm giới nghệ sĩ tuy nhiên bắt nhầm còn hơn bỏ sót vì lúc đó không còn cách nào khả thi hơn cả, 3 năm sau chiến thắng Việt Nam sẽ lại bị cuốn vào 2 cuộc chiến tranh khác và lúc này nếu nửa triệu lính ngụy tướng tá, mật vụ tình báo còn ở bên ngoài ai dám chắc rằng chúng ko nhận được sự hà hơi của thế lực nước ngoài để thừa nước đục thả câu, trong đánh vào ngoài đánh ra để phá tan nền độc lập non trẻ.
Vấn đề đáng để rút kinh nghiệm là việc chúng ta đã lãng phí nhân lực được đào tạo bài bản của chế độ cũ mà không còn cách nào để xác minh họ có âm mưu hay liên đới gì với tình báo nước ngoài, việc bắt buộc quản thúc theo dõi họ là điều chẳng đặng đừng, HĐ lại dùng ngọn bút của mình để miêu tả các trại tập trung học tập và điều kiện sinh hoạt của lính ngụy trong các trại này để như muốn nói đến sự bất công và tính tàn bạo của chế độ cộng sản. Tôi xin lỗi ông HĐ, cái nhà tù cộng sản nó tiện nghi hơn cả triệu lần cái chuồng cọp của tù phú quốc, lính ngụy bị cán bộ quản giáo bắt viết bài thu hoạch về chuyển biến suy nghĩ, bắt hát những ca khúc cách mạng còn lãng mạn hơn cả triệu lần việc ông Nội tôi bị cai ngục đóng đinh vào tay và bẻ không còn một cái răng nào, ăn cơm với bo bo trong lúc nước nhà vừa khó khăn vừa bị cấm vận còn ngon hơn cả triệu lần ăn cơm trộn cứt khi trong mồm không còn một cái răng.Nếu suy nghĩ theo hướng ngược lại, ngụy quyền thống nhất được miền Bắc, nói thật chứ theo cái bản chất chó dại của chúng thì xác người chắc treo đầy Hà Nội.
Đôi ba dòng suy nghĩ...
* Nửa sự thật không phải là sự thật :)))
Người đăng: Tuxedo Mặt nạ vào lúc 22:41 0 nhận xét
Nhãn: Bên thắng cuộc, Huy Đức, Osin Huy Đức