Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Đồng chí Đỗ Mười – nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới

Nhân kỷ niệm lần thứ 95 sinh nhật đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng bí Thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài viết gửi Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. BBT xin trân trọng giới thiệu bài viết này.
Đồng chí Đỗ Mười – một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới
Nguyễn Tấn Dũng
Ngày 2-2-2012, chúng ta trân trọng chúc mừng sinh nhật lần thứ 95 của đồng chí Đỗ Mười – một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới của đất nước ta.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm và chúc Tết đồng chí Đỗ Mười nhân dịp Tết Canh Dần 2010

Bảy mươi ba tuổi Đảng, 76 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Đỗ Mười đã đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo trong Đảng và chính quyền, từ Bí thư cấp ủy tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Khu ủy kiêm Chủ tịch ủy ban Kháng chiến hành chính và Chính ủy Tư lệnh Liên Khu III; Bí thư Khu ủy kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến và Chính ủy Tư lệnh Khu Tả Ngạn sông Hồng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đến đứng đầu nhiều bộ, ngành, nhiều năm lãnh đạo Chính phủ và đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư của Đảng. Trong thời chiến cũng như thời bình, đồng chí luôn là một chiến sĩ cách mạng kiên trung, một người chỉ huy mưu lược, quyết đoán, một nhà lãnh đạo tài năng, đức độ với cuộc sống giản dị, chân tình, hết lòng vì nước vì dân.

Trưởng thành từ một công nhân, với nhiệt huyết cách mạng sục sôi, lại say mê tự học, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, cùng với sự mẫn cảm chính trị đã tạo cho đồng chí Đỗ Mười sự hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực với một tư duy sắc sảo, nhạy bén và khả năng hùng biện, cuốn hút mọi người cùng hành động. Trải qua nhiều lĩnh vực công tác, đương đầu với những thăng trầm trong tiến trình phát triển của đất nước đã trui rèn đồng chí Đỗ Mười thành một nhà lãnh đạo tầm cỡ của cách mạng Việt Nam, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên từng cương vị công tác, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Vào cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế nước ta trong tình trạng khủng hoảng kéo dài, lạm phát tăng cao, sản xuất đình đốn. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân là nhiệm vụ hết sức khó khăn; trong nhiều vấn đề cụ thể còn là cuộc đấu tranh về quan điểm phát triển, đòi hỏi quyết tâm chính trị rất cao. Với trách nhiệm là Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng chí Đỗ Mười đã cùng với nhiều đồng chí lãnh đạo và các cán bộ đi sâu đi sát cơ sở, nghiên cứu tìm tòi từ thực tiễn, đề xuất với Đảng và Chính phủ nhiều giải pháp sáng tạo trong lãnh đạo điều hành để thực hiện những bước quan trọng về phát huy dân chủ trong kinh tế, đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh, khai thác mặt tích cực của thị trường, tạo điều kiện giải phóng sức sản xuất, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại… Nhờ đó, nền kinh tế từng bước được tháo gỡ khó khăn, sản xuất và đời sống dần được cải thiện, nước ta đã kiềm chế được lạm phát phi mã từ 774% năm 1986 xuống 34,7% năm 1989, 14% năm 1992 mà không có sự trợ giúp nào từ bên ngoài.

Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới mà tiền đề quan trọng nhất là đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Thực hiện đường lối đó, nhiều chính sách mới đã được ban hành như chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh, chính sách đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản, chính sách đầu tư nước ngoài, chính sách khoán 10 trong nông nghiệp… Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý, điều hành có hiệu quả của Nhà nước chỉ sau hơn bốn năm tiến hành công cuộc đổi mới, nước ta từ chỗ thiếu ăn triền miên, phải nhập khẩu gạo, đã vươn lên đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu, hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi; kinh tế đối ngoại phát triển nhanh… và đặc biệt là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo tiền đề quan trọng để đổi mới sâu rộng và toàn diện hơn trong giai đoạn sau này.

Quán triệt đường lối của Đại hội Đảng VI, đồng chí Đỗ Mười đã cùng Bộ chính Trị và Trung ương Đảng tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu từ những ngày đầu đổi mới, đề ra và chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp mang tầm chiến lược trong phát triển đất nước. Với vai trò là ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng chí đã cùng lãnh đạo Đảng và Nhà nước chỉ đạo việc nghiên cứu, trình Đại hội Đảng VII thông qua hai văn kiện lịch sử là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000. Các văn kiện này đã xác định hệ thống các quan điểm, chủ trương và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Năm 1991, đồng chí Đỗ Mười đảm nhận trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII. Đây là thời kỳ đất nước ta đứng trước những thử thách hiểm nghèo. Một mặt là do hậu quả của khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài nhiều năm; mặt khác, sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế – xã hội nước ta, lòng tin của một bộ phận nhân dân giảm sút, đông đảo cán bộ và nhân dân lo lắng, một số dao động, hoài nghi về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội. Chính tại thời khắc lịch sử này, bản lĩnh của người cộng sản được tôi luyện qua nhiều thử thách trong đấu tranh cách mạng ở đồng chí Đỗ Mười đã được phát huy cao độ.

Từ sự kiện Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, với nhạy bén chính trị của mình, đồng chí cùng Bộ Chính trị và Trung ương Đảng chỉ đạo nghiên cứu, phân tích, làm rõ những sai lầm trong đường lối lãnh đạo của Đảng cộng Sản Liên Xô, đi sâu chấn chỉnh nội bộ Đảng ta, không để Đảng ta lệch lạc về quan điểm, đường lối; lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân đoàn kết, triển khai sâu rộng và hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ của VII của Đảng, tiếp tục tạo nên sức chiến đấu mới cho Đảng vượt qua những năm tháng cam go và giữ vững vai trò lãnh đạo. Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, ngày 18-6-1992, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đưa ra một luận điểm rất quan trọng: “Tất cả phải được tiến hành một cách đồng bộ, trong đó nhiệm vụ kinh tế là trung tâm và nhiệm vụ xây dựng Đảng giữ vai trò then chốt”. Tiếp đó, Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Đỗ Mười đứng đầu đã triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng. Hội nghị là sự chuẩn bị chính trị tư tưởng cho Đảng và nhân dân ta kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện phe xã hội chủ nghĩa cùng phong trào cộng sản và công nhân thế giới ở vào giai đoạn thoái trào. Chính tại hội nghị này, Đảng ta xác định bốn nguy cơ đang đặt ra đối với Đảng ta, đất nước ta, đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chỉ đạo thực hiện; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác; âm mưu và hành động “diễn biến Hoà Bình” của các thế lực thù địch. Để đối phó với những nguy cơ đó, hội nghị đã một lần nữa khẳng định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đồng chí Đỗ Mười trong vai trò Tổng Bí thư, cả hệ thống chính trị đã chung sức đồng lòng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, từng bước đưa Cương lĩnh và Chiến lược vào cuộc sống, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, tạo thế và lực mới, tiếp tục tiến lên đổi mới và hội nhập.

Đồng chí Đỗ Mười đã luôn suy nghĩ, trăn trở về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về hội nhập kinh tế quốc tế và độc lập tự chủ, về tiến trình công nghiệp hóa và hướng đi lên của nông nghiệp nông thôn và nông dân nước ta. Cũng trong nhiệm kỳ Đại hội VII, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5 về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và Nghị quyết Trung ương 7 về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới. Đây là các nghị quyết quan trọng đặt nền móng để Trung ương các khóa sau tiếp tục hoàn thiện, nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản nhất trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhìn lại, chúng ta càng thấy tính sáng suốt, đúng đắn trong các nghị quyết này, càng nhận thấy sự đóng góp to lớn của đồng chí Đỗ Mười với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm một công trình của ngành Dầu khí.

Cùng với đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai năng động, hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Ngay trong những ngày đầu của nhiệm kỳ Tổng Bí thư, đồng chí Đỗ Mười đã cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện chủ trương khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc; xóa bỏ thế bị bao vây, cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ; gia nhập ASEAN; khai thông quan hệ với các định chế tài chính quốc tế… Các thành tựu ngoại giao thời kỳ này đã mở ra chương mới cho đối ngoại Việt Nam, góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế và hợp tác nhiều mặt giữa nước ta với các nước, tạo tiền đề để nước ta chủ động, tích cực hội nhập khu vực và thế giới, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dân chủ là bản chất tốt đẹp của chế độ ta, ở đồng chí Đỗ Mười dân chủ không chỉ là tác phong lãnh đạo sâu sát thực tiễn, gần gũi với nhân dân mà còn là quan điểm cốt lõi của Đảng, coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc phát triển đất nước. Đồng chí Đỗ Mười đã đề xuất với Bộ Chính trị khoá VIII ban hành Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, góp phần tích cực xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở và trên phạm vi cả nước. Đồng chí Đỗ Mười cũng luôn quan tâm lãnh đạo việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,  xây dựng Nhà nước ta thực sự là của dân, do dân và vì dân. Chính trong nhiệm kỳ đồng chí Đỗ Mười làm Tổng Bí thư, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội đã sửa đổi Hiến pháp 1992 để phù hợp với tình hình mới, đề cao nguyên tắc mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
Gắn bó với nhân dân, quan tâm đến đời sống của các tầng lớp nhân dân là bản chất, là tính cách tự nhiên của đồng chí Đỗ Mười. Đồng chí luôn gần gũi và sẵn sàng đối thoại với dân, lắng nghe và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; luôn trăn trở về các chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Đảm trách cương vị Tổng Bí thư của Đảng, dù bận trăm công ngàn việc, đồng chí vẫn dành thời gian đọc đơn thư của dân, chỉ đạo việc tiếp dân trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của lãnh đạo các cấp ủy Đảng và chính quyền. Đặc biệt quan tâm đến những người có công với cách mạng, gia đình chính sách, đồng chí Đỗ Mười đã đề xuất phong tặng Danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng, xác lập thêm một hình thức tri ân, đền ơn đáp nghĩa thiết thực, có ý nghĩa giáo dục và giá trị nhân văn sâu sắc trong xã hội ta.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm các cháu tại Trung tâm Nhân đạo Quê hương (tỉnh Bình Dương), tháng 11/2006.

Tinh thần cách mạng triệt để, phong cách làm việc cụ thể, sâu sát, nhiều khi trời chưa sáng hoặc đã đến tận khuya, đồng chí Đỗ Mười vẫn đánh thức cấp dưới dậy dặn dò, nhắc nhở việc này việc khác. Đồng chí cũng hay “truy hỏi” cấp dưới, làm một số người đối thoại mất tự tin. Đấy có thể là nhược điểm của đồng chí, nhưng sâu thẳm bên trong một con người luôn hành động quyết liệt là một tấm lòng nhân ái, bao dung, yêu thương cấp dưới, yêu thương đồng chí, đồng bào, chăm lo phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cho Đảng, cho đất nước. Nhiều người từng được làm việc, tiếp xúc với đồng chí Đỗ Mười, cũng có cảm nhận giống tôi. Không ít trong số họ đã được đồng chí Đỗ Mười phát hiện, bồi dưỡng đào tạo, trở thành những cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị nước ta.
Đối với tôi, dù thời gian đi qua đã khá lâu, đến nay tôi vẫn còn nhớ rất rõ từng cử chỉ, lời nói rất sâu sắc, thuyết phục và rất thân tình của đồng chí Đỗ Mười khi tôi phải vào bệnh viện để phẫu thuật và trước khi điều động tôi từ Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang ra nhận nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Công an, hay khi giới thiệu tôi tham gia Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và khi phân công tôi làm nhiệm vụ Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, kiêm nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tôi luôn chân thành biết ơn và thật sự khâm phục về tấm gương cách mạng trong sáng, về tình thương và trách nhiệm của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm đồng chí Đỗ Mười

Vẫn nguyên tính cách của người cộng sản kiên trung, một con người của hành động, luôn đau đáu nghĩ suy, lo toan những vấn đề đặt ra của đất nước, của Đảng, tuy đã nghỉ công tác nhưng đồng chí vẫn giữ giờ giấc như ngày còn đương chức, vẫn thức khuya dậy sớm, nghiên cứu tài liệu, gặp gỡ các nhà khoa học, bạn bè, đồng chí để tìm hiểu những vấn đề mới, luận bàn về công việc của đất nước, về xây dựng Đảng; tâm huyết đề xuất với Đảng và Nhà nước về nhiều công việc quan trọng, từ những tư duy chính sách mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại đến các biện pháp rất cụ thể để nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp cơ khí chế tạo, bảo đảm đời sống của người nghèo, phòng tránh thiên tai, bão lũ… ở đồng chí Đỗ Mười – một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn mẫu mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; một nhân cách lớn, một tấm lòng nhân hậu của nhà lãnh đạo luôn hòa quyện với những suy nghĩ và mong ước đời thường của người dân.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm đồng chí Đỗ Mười

Những ai đã từng gặp gỡ, từng chiến đấu, công tác và làm việc gần gũi với đồng chí Đỗ Mười, hẳn không thể quên những hình ảnh vô cùng thân thiết, dung dị, những kỷ niệm đẹp đẽ đầy tình đồng chí, tình người, những thái độ ân cần chỉ bảo, động viên, khuyến khích của đồng chí. Và, chắc hẳn cũng đồng cảm chia sẻ cảm xúc mộc mạc mà chân thành như nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết:

“… Tôi nhìn bác, người anh, người đồng chí,
Hiền từ như đồng đất quê tôi.
Ấy trái tim không già, ấy trái tim trung thực,
Suốt một đời chỉ đập vì dân”.

Trích nguồn : Chinhphu

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Nguyễn Thanh Phượng con gái Thủ tướng - Người may mắn

Chị già dặn hơn tuổi 31 của mình. Có vẻ hơi thất lễ khi mở đầu về nhân vật của mình như vậy nhưng tôi tin, ai tường tận những trọng trách mà chị đang gánh vác, hẳn sẽ hiểu đó là điều tất yếu.
Hẹn với chị không khó, vì chị nhận lời ngay. Chỉ khó cho… cô thư ký, loay hoay mãi không biết nên chen cuộc hẹn “ngang xương” của chúng tôi vào chỗ nào trong lịch làm việc dày đặc của chị. Cũng dễ hiểu, bởi chị đang cùng lúc đảm đương vị trí chủ tịch HĐQT của Quỹ đầu tư công ty quản lý quỹ, chứng khoán, quản lý bất động sản cùng mang tên Bản Việt. Tháng 11 vừa rồi, chị lại kiêm thêm nhiệm vụ thành viên HĐQT của Ngân hàng Bản Việt. Không đơn giản để được giao cùng lúc nhiều thứ trên vai như thế nhưng trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, chị cứ nhắc đi nhắc lại hai từ: May mắn.

Xuất phát

Nguyễn Thanh Phượng -  Ảnh do nhân vật cung cấp
“Mình có máu lãnh đạo từ bé, cũng may nhờ thầy cô phát hiện. Từ tiểu học đến đại học, năm nào mình cũng được giao một “chức vụ” nào đó”. Đó là may mắn đầu tiên chị nhắc đến. Chị cũng không hiểu điều gì thôi thúc, mà “ngay từ những năm học cấp III, mình đã muốn làm một công việc gì đó liên quan trực tiếp đến… tiền”. Thế là sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, chị lại tìm kiếm cơ hội để thực hiện chương trình MBA về quản trị tài chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Nghe có vẻ khá trơn tru, nhưng đằng sau sự khởi đầu thuận lợi vì được đào tạo, được dấn thân vào ngành nghề mình yêu thích – như chị tự nhận – là cả một sự cố gắng không ngừng. Dường như ở người phụ nữ này, chuyện lấy đích đến của mục tiêu trước là vạch xuất phát cho mục tiêu sau chính là động lực để chị tự hoàn thiện mình, để chị của ngày mai khác với ngày hôm qua.

Học và thực hành như trời với vực. Thực tế đó, dường như chưa hề lỗi thời. Nhất là với những người làm lãnh đạo cấp cao nhưng tuổi đời còn quá trẻ như chị. 25 tuổi, chị đã là Giám đốc đầu tư của Công ty Vietnam Holding Asset Management, Thụy Sĩ, với số vốn đầu tư 112 triệu đô la niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Một hiện tượng! Giờ đây, khi vừa bước qua tuổi 30, đứng đầu một công ty quản lý quỹ nội địa có tổng tài sản quản lý lên đến 1.500 tỉ đồng, chị còn là chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán với 120 nhân viên, hiện hoạt động khá ổn dù vẫn đang đương đầu với bao khó khăn từ việc suy giảm của thị trường chứng khoán. Chị nhanh chóng nhận ra “điểm yếu của mình: kinh nghiệm, “thứ mà tôi không thể có nhiều ngay lập tức”. Nhưng, chị tự tin không nhất thiết phải trải qua những bài học mà cái giá phải trả quá đắt để có được kinh nghiệm. Chị chọn con đường quan sát, lắng nghe và học từ kinh nghiệm của cộng sự, của những người đi trước.

Có lẽ nhiều người sẽ không tài nào hình dung nổi: người đàn bà ấy, suy cho cùng cũng là bậc nhi nữ thường tình, làm sao có thể giải quyết được hàng núi công việc khi chỉ có 24 giờ một ngày như bao người khác? Chị trả lời nhẹ bâng: tất cả là nhờ những cộng sự! Người ta hay nói, làm lãnh đạo là phải biết chấp nhận cô đơn nhưng chị không chấp nhận quy luật đó. Minh chứng rõ nhất là bên chị luôn có những cộng sự trẻ tuổi, tài năng và đầy nhiệt huyết. Họ đang cùng chị sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức để Công ty Bản Việt trở thành một trong những công ty quản lý quỹ hàng đầu, góp phần cho sự phồn thịnh của đất nước. Bên cạnh việc đầu tư tài chính sinh lợi, không phải ngẫu nhiên mà Bản Việt ưu tiên đầu tư cho giáo dục và y tế. Tất cả là nhằm mục đích nâng cao điều kiện sống và giá trị cho xã hội. Chuyện Bản Việt đầu tư xây dựng bệnh viện tại Cà Mau và Huế là một ví dụ rõ rệt nhất, nhằm mang lại các dịch vụ y tế kỹ thuật cao cho người dân ở những vùng xa vốn ít có cơ hội tiếp cận những dịch vụ này. Hay mới đây, Bản Việt đã ký kết bản hợp tác chiến lược để cùng đối tác phát triển hệ thống trường học quốc tế nhằm phát triển mạnh hệ thống giáo dục chất lượng cao, cũng là cách chị và các đồng nghiệp thực hiện tôn chỉ: Giáo dục đóng vai trò then chốt quyết định tất cả. Thông qua sự ra đời của các trường học này, chị tin ít nhiều sẽ góp phần giải quyết chất lượng nguồn nhân lực.

Chị nói đùa, biết đâu chính nhờ những năm tháng làm “lãnh đạo” từ bé đã giúp chị rất nhiều trong việc thu phục người khác khi trở thành người đứng đầu. Nhưng, nếu biết chị đã vượt qua những thăng trầm trong kinh doanh, đã lèo lái doanh nghiệp vượt qua đợt khủng hoảng kinh tế như thế nào, sẽ lý giải được vì sao chị khiến nhiều người “tâm phục khâu phục”. Đó là khi thị trường chứng khoán tuột dốc không phanh, chị không chỉ phải chịu áp lực từ phía nhà đầu tư mà còn phải đứng trước những quyết định khiến chị mất ăn, mất ngủ: Cắt giảm lương, thậm chí sa thải nhân viên. Những lúc ấy, vị chủ tịch HĐQT cứng cỏi biến đâu mất, thay vào đó là người phụ nữ yếu mềm trước cảnh gia đình nhân viên sẽ khó khăn nếu bị giảm lương, mất việc. Chị đã quyết định cắt giảm lương từ những vị trí cao nhất, những người mà chị tin rằng cuộc sống họ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trước quyết định của chị. Chị đã thu phục các cộng sự của mình bằng những quyết định đi vào lòng người như thế.

Điểm tựa
Chị Nguyễn Thanh Phượng. Ảnh: Do nhân vật cung cấp
Chị giống cha như khuôn đúc. Bản thân chị cũng tự nhận mình có nhiều nét giống mẹ nhưng lại thừa hưởng và ảnh hưởng nhiều từ cha, một chính khách nổi tiếng. “Từ bé, do đặc thù công việc, ba mẹ đã không có nhiều thời gian chăm chút cho mình và anh em. Nhưng ba mẹ luôn quan sát, có những định hướng rõ ràng, đúng lúc cho anh em mình. Và quan trọng hơn hết, là bọn mình cứ nhìn cách đối nhân xử thế của ba mẹ, nhìn những gì ba mẹ làm, để định hình nên phong cách sống”. Tôi tin vào điều đó. Những ai có dịp tiếp xúc sẽ rõ, ở chị hội tụ cả sự khéo léo, bình tĩnh lẫn sự quyết đoán cần thiết của một người lãnh đạo.

Chị không phủ nhận những lợi thế về gia đình mà mình có được, nhưng cũng chính những lợi thế đó đã gây áp lực không nhỏ cho cuộc sống của chị. Có những lúc chị mệt mỏi đến cùng cực khi phải chịu quá nhiều những điều tiếng, thị phi, những ganh ghét đố kỵ. Không ít lần chị đã chán chường khi mọi cố gắng đều bị cho là “đã được sắp đặt” hoặc “là lẽ đương nhiên”. Chị còn nổi tiếng hơn cả… siêu sao, khi chỉ cần gõ Google là có thể thấy hàng loạt thông tin, thậm chí có những câu chuyện được thêu dệt đến nực cười và cay độc về gia đình chị. Chị cười buồn: Sao họ không nhìn vào cách mình ứng xử với những lợi thế đó chứ?

Nhưng rồi chị nghĩa nếu buồn chán, mình cũng chẳng thay đổi được gì! Có thể từ bỏ những người thân mà mình luôn thương yêu để làm hài lòng dư luận? Câu trả lời là: Không! Thứ mà chị quyết định từ bỏ chính là những điều tiếng vô nghĩa kia. Chị tìm đến Phật pháp để bình thản hơn khi đón nhận khó khăn trong cuộc sống, giúp chị trân trọng và hài lòng với những gì đang có. Chị tìm sự bình yên qua việc đem lại niềm vui cho người khác. Chị hiện là chủ tịch quỹ từ thiện mang tên Sống để yêu thương tại Việt Nam với mục đích thật giản đơn: Giúp người cần giúp. Sống để yêu thương đã cùng chị đến với hàng ngàn học sinh nghèo ở các tỉnh Long An và An Giang, đến với những bệnh nhân nghèo không đủ khả năng chữa bệnh ở tận Thái Bình xa xôi… Giờ thì chị đã có thể quay sang… cảm ơn những xì xào không hay kia vì nó đã giúp chị có thêm sức mạnh để sải những bước đi vững vàng hơn, có thêm động lực làm những việc có ích cho người, cho đời.

Chị không quên nhắc đến điều may mắn nữa của mình khi có được điểm tựa vững chắc là người chồng hết mực yêu thương và sẵn sàng san sẻ những khó khăn, những áp lục của vợ. Chồng của chị, doanh nhân Nguyễn Hoàng Bảo, người cũng… nổi tiếng không kém vợ, hiện là Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam. Chỉ với chuyện Bảo, một cử nhân xuất sắc của Harvard, “chịu” về nước lập nghiệp, hẳn đã làm không ít người ngạc nhiên. Anh chăm chỉ học tiếng Việt để không chỉ thuận tiện cho giao tiếp mà còn để hiểu thêm về cuộc sống của vợ mình, về những người xung quanh chị. Nhiều người, chắc sẽ như chúng tôi, cũng thắc mắc chuyện nhà của đôi vợ chồng đầu tắt mặt tối vì công việc, vì những hoạt động xã hội này có khác người? Chị bảo bình thường lắm, về nhà thì buông hết công việc. Và, dứt khoát phải ăn sáng cùng nhau trước khi hai người lên xe đi hai ngả, có khi đến tối mịt mới trở về. Quan trọng là người này phải tìm hiểu gu của người kia để chưa nói đã biết “đối phương” cần gì, vợ biết chồng yêu thích xem những kênh thể thao, nghe nhạc rock, xe cổ, rượu vang; chồng hiểu vợ có “chân đi”, thích hành hương về đất Phật, mê vẽ, yêu nghệ thuật đương đại…

Hoàng Bảo không đòi hỏi vợ phải xắn tay áo lao vào bếp nhưng chị muốn tự tay chăm chút mỗi bữa ăn cho chồng, tự tay tổ chức cuộc sống gia đình, sắp xếp đồ đạc, bếp núc. Họ còn dành cho nhau những phút thong thả hiếm hoi trong cuộc sống thường nhật bộn bề để được cưỡi ngựa hành hương trên Hy Mã Lạp Sơn, ngắm nhìn “nóc nhà thế giới” giữa mùa hè nắng vàng chói chang, óng ả; dành cho nhau những ngày mùa đông chỉ có tuyết rơi trắng xóa, để bàn tay tìm đến bàn tay, để họ hiểu mình cần có nhau trong đời; dành cho nhau những mùa xuân hoa nở lung linh sắc màu trên thảo nguyên xanh thẳm ở Vương quốc Bhutan, đẹp như cổ tích, đẹp như chuyện tình của họ.

Chị già dặn hơn tuổi 31 của mình. Nhưng với tôi, nhận xét ấy là sự thán phục dành cho chị, Nguyễn Thanh Phượng.


Nguồn : nld.com.vn

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm cán bộ Đoàn

Tin cho hay con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, đã từ Anh trở về Việt Nam để làm cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản ở cơ sở.

Báo Tiền Phong của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bài 'Góp sức trên quê nhà' đăng ngày 28/1 đưa tin anh Triết, người từng giữ chức Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Anh, đã "được cấp học bổng học tiếp Tiến sỹ, làm giảng viên cùng những cơ hội công việc hấp dẫn khác, nhưng anh chọn trở về".


Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, 23 tuổi, là con trai út của thủ tướng đương nhiệm. Anh có anh trai là Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, Thứ trưởng bộ Xây dựng; và chị gái là Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bản Việt.

Anh Triết về Việt Nam sau khi du học bảy năm, chủ yếu tại Đại học Queen Mary, London, chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không và Chế tạo máy.

Anh nhận bằng thạc sỹ với đề tài Kỹ thuật động cơ siêu thanh; và đã có sáu tháng thực tập tại công ty danh tiếng Rolls Royce.

Từ tháng 11/2011, Nguyễn Minh Triết đã tham gia phong trào đưa cán bộ trẻ về xã trong vị trí cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản cấp cơ sở.

Có lẽ anh là cán bộ Đoàn cơ sở có học vị cao nhất hiện nay.

Bài báo trên Tiền Phong không nói rõ công việc của anh Triết là gì, nhưng viết vừa nhận việc anh đã "xách ba lô cùng các cán bộ Đoàn rong ruổi Bắc Nam để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh-sinh viên và bạn trẻ".

Trước khi về nước, Nguyễn Minh Triết cũng đã có sáng kiến thành lập Trung tâm Phát triển Tri thức với mục tiêu kết nối du học sinh Việt Nam ở các nước ngoài.

Báo Tiền Phong viết: "Từ lâu Minh Triết đã mang dáng dấp của một cán bộ Đoàn năng động, nhiều sáng kiến".

Bài nói về anh Nguyễn Minh Triết còn tiết lộ cán bộ Đoàn trẻ tuổi này "chưa vội chuyện tình yêu".

Bộ Công an điện: Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự sau Tết Nguyên đán

Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang vừa có điện chỉ đạo việc tăng cường đảm bảo trật tự an toàn xã hội sau Tết Nguyên đán.


Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang động viên các chiến sỹ cảnh sát cơ động chuẩn bị vào ca trực trong dịp Tết Nhâm Thìn. Ảnh: Chinhphu.vn

Trong điện gửi Thủ trưởng các Tổng cục, các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Giám đốc các Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Bộ trưởng Trần Đại Quang biểu dương công an các đơn vị, địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trước và trong những ngày Tết, góp phần phục vụ nhân dân đón Xuân, vui Tết đầm ấm.

Về tình hình an ninh, trật tự: Số vụ phạm pháp hình sự trong dịp Tết giảm 0,8%, không để xảy ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Do đẩy mạnh công tác ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ trái phép, nên tình trạng đốt pháo nổ giảm hẳn.

Tai nạn giao thông giảm 25,3% số vụ, 32,6% số người chết và 33,1% số người bị thương so với Tết năm trước, không để xảy ra ùn tắc giao thông, đua xe trái phép.

Lãnh đạo Bộ Công an ghi nhận và biểu dương tinh thần nỗ lực, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị cảnh sát, an ninh và công an các địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh.

Tuy nhiên sau Tết Nguyên đán còn nhiều lễ hội, cán bộ, viên chức trở lại công sở làm việc, học sinh, sinh viên trở lại trường học, lưu lượng người, phương tiện tham gia giao thông sẽ tăng đột biến, đây cũng là thời điểm bọn tội phạm hình sự lợi dụng hoạt động phạm tội. Vì vậy, lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu ccông an các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ và Bộ Công an về đảm bảo an ninh trật tự những ngày sau Tết, trong đó khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, nhất là các vụ gây nổ có tính chất khủng bố, trả thù cá nhân.

Các lực lượng tập trung đấu tranh với các đối tượng trọng điểm về hình sự, ma túy, kinh tế, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao, triệt phá các băng nhóm lưu manh chuyên nghiệp, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, tội phạm cờ bạc, trộm cắp, cướp giật trong các lễ hội…

Bên cạnh đó, ngành Công an tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Tăng cường phối hợp 3 lực lượng: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội, Cảnh sát cơ động xử lý nghiêm đối tượng càn quấy, tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, đồng thời tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Thành Chung

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

10 tổ chức tình báo tốt nhất thế giới Phần 1

Với nhiệm vụ thu thập thông tin quan trọng về các quốc gia ngoại quốc, các cơ quan tình báo trở thành biểu tượng sức mạnh của mỗi quốc gia.
(ĐVO) Cơ quan tình báo thường trực thuộc trực tiếp chính phủ với nhiệm  vụ tìm kiếm các thông tin đáp ứng nhiệm vụ an ninh quốc gia và quốc phòng.  Hoạt động của thành viên cơ quan này thường nằm ngoài tầm theo dõi của công chúng nói chung.

Những thành công của các cơ quan thường thầm lặng và ít được biết rộng rãi ngay tại thời điểm họ thực hiện. Trong khi đó, những thất bại lại luôn trở thành tiêu đề chỉ trích chính trên các mặt báo.

Dưới đây là danh sách 10 cơ quan tình báo hoạt động tốt nhất trên thế giới, dựa trên tỷ lệ thành công cũng như kiểm soát tình hình một cách hiệu quả.

Cơ quan CSIS (Canada)

Thành lập ngày 21/6/1984 dưới tác động của Hội đồng Hoàng gia Canada nhằm tách hoạt động tình báo khỏi cảnh sát, Cơ quan tình báo an ninh Canada (CSIS) đặt trụ sở chính tại số 1941 đường Ogilvie, Ottawa, bang Ontario.

CSIS chịu trách nhiệm trước Nghị viện thông qua Bộ trưởng An ninh Công cộng và dưới sự giám sát của Hệ thống Tòa liên bang, Thanh tra trưởng của CSIS và Hội đồng Đánh giá Tình báo An ninh (SIRC).

Quy mô của CSIS gồm khoảng 2.449 nhân viên với ngân quỹ hàng năm khoảng 506,7 triệu USD (theo dự toán ngân sách giai đoạn 2010-2011).

Giống như MI5 của Anh và CIA của Mỹ, về mặt danh nghĩa, CSIS là cơ quan dân sự, không thuộc cảnh sát hay quân đội. Tuy nhiên, hoạt động gắn liền chặt chẽ. Nhiệm vụ chính của CSIS là “tình báo an ninh” liên quan đe dọa an ninh quốc gia như chủ nghĩa khủng bố, chống gián điệp và “tình báo nước ngoài” là thu thập các thông tin liên quan hoạt động chính trị, kinh tế của nước ngoài.

Giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới II, CSIS hợp tác cùng cơ quan tình báo của Anh, Mỹ, Australia để chia sẻ các thông tin tình báo liên quan các nước Xã hội Chủ nghĩa.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, CSIS được giao nhiệm vụ theo dõi các gián điệp ở Canada dựa nhiều vào việc sử dụng “thiết bị công nghệ” để vén màn các hoạt động gián điệp. Thời gian gần đây, CSIS tham gia vào liên minh chống gián điệp từ nhóm tình báo của Trung Quốc.

Một nhiệm vụ khác của CSIS là ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp vào Canada có nguy cơ an ninh tiềm ẩn với đất nước.

Cơ quan ASIS (Australia)

Cơ quan tình báo Australia được thành lập ngày 13/5/1952, là cơ quan tình báo của chính phủ chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo nước ngoài, tham gia hoạt động hợp tác tình báo với cơ quan ngoài nước nhằm bảo vệ các lợi ích sống còn của Australia.

Đặt trụ sở chính  tại Canberra, số nhân viên chính thức của ASIS không được công khai. Theo số liệu 2009, ngân sách hàng năm dành cho cơ quan này là 263,3 triệu USD Australia.

Bản thân sự tồn tại của ASIS cũng là bí hiểm đối với không ít thành viên chính phủ, thậm chí đã từng “tàng hình” trong suốt 20 năm.

Mãi đến 1/11/1972, hoạt động của ASIS mới được tờ Daily Telegraph phơi bày trước công luận sau khi phát hiện việc tuyển dụng đặc vụ ASIS từ các trường đại học để làm gián điệp ở châu Á.

Nhiệm vụ chính của ASIS là thu thập thông tin chủ yếu từ châu Á và Thái Bình Dương thông qua các trụ sở tình báo đặt ở nhiều nơi.

Con đường hoạt động của ASIS không êm đẹp. Hàng loạt cú sốc giai đoạn những năm 1980-1990 đã khiến chính phủ Australia tiến hành các điều tra chi tiết, dẫn đến sự cải tổ toàn diện của cơ quan này.

Mãi đến 2001, với đạo luật Hoạt động Tình báo, ASIS đã có cơ sở pháp lý về hoạt động  được công khai với công chúng.

Bằng phân tích và xử lý thông tin tình báo, cơ quan này sẽ cung cấp thông tin tình báo tối mật về khả năng, năng lực, ý định và hoạt động của các cá nhân, tổ chức bên ngoài Australia có khả năng tác động tới lợi ích của đất nước và công dân Australia.

Cơ quan RAW (Ấn Độ)

Sau khi trải qua 2 cuộc chiến liên tiếp, Ấn Độ-Trung Quốc (năm 1962) và Ấn Độ-Pakistan (năm 1965), Chính phủ Ấn Độ nhận ra sự yếu kém trong hoạt động thu thập thông tin có tác động nghiêm trọng như thế nào.

Chính vì vậy, Cơ quan Nghiên cứu và Phân tích (RAW) được thành lập ngày 21/9/1968, là tổ chức tình báo bên ngoài Ấn Độ, còn hoạt động tình báo trong nước sẽ chỉ do Cục Tình báo đảm nhiệm.

Trụ sở chính của RAW đặt tại New Delhi với giám đốc là Sanjeev Tripathi. Ngân sách và nhân lực của cơ quan này không  được công bố.

Nhiệm vụ giao phó cho RAW rất đa dạng từ khi bắt đầu thành lập, bao gồm: kiểm soát các phát triển về chính trị, quân sự của các nước láng giềng.

Sự tập trung của RAW là tới Pakistan và Trung Quốc, hai đối thủ hàng đầu của nước này. Ngoài ra, RAW còn thực hiện việc kiểm soát và hạn chế nguồn cung cấp hàng hóa quân sự từ các nước châu Âu, Mỹ tới Pakistan.

Một điểm đặc biệt, các thành công của RAW được công chúng biết đến khá rộng rãi, ví dụ như: Hỗ trợ việc Bangladesh trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập của nước này thông qua việc huấn luyện và trang bị vũ khí cho nhóm vũ trang Mukti Bahini.

RAW còn đảm bảo bí mật cho chương trình hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ trong chiến dịch Phật cười và tham gia chống chủ nghĩa Apartheid ở các nước châu Phi độc lập, đặc biệt ở Nam Phi và Namibia.

Cơ quan này còn phối hợp với Mỹ trong việc cung cấp thông tin về cơ sở huấn luyện đào tạo của Taliban ở Afghanistan và Pakistan cũng như các thông tin về các cuộc tấn công của Osama bin Laden.

Cơ quan MOSSAD (Israel)

Mossad (Cơ quan tình báo và Chiến dịch Đặc biệt) được thành lập ngày 13/12/1949, có trụ sở tại Tel Aviv với số đặc vụ khoảng 1.200 người), nằm dưới sự chỉ đạo của văn phòng Thủ tướng Israel.

Mossad là một trong ba trụ cột của Cộng đồng Tình báo Israel, bên cạnh Aman (cơ quan tình báo quân sự) và Shin Bet (cơ quan tình báo quốc nội).

Nhiệm vụ chính của Mossad là thu thập thông tin tình báo và hoạt động bí mật, bao gồm cả việc ám sát mục tiêu và hoạt động bán quân sự bên ngoài lãnh thổ Israel như đưa người Hồi giáo về Israel từ các nước mà việc di cư của người Hồi giáo bị cấm hay bảo vệ cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới.

Các thành tích của Mossad có thể ghi thành một danh sách dài ngay kể từ khi mới thành lập. Năm 1960, các đặc vụ Mossad đã phát hiện cựu lãnh đạo phát xít Đức, Adolf Eichmann đang sống ở Arghentina với tên giả là Ricardo Klement và thực hiện sự trả thù cho những nạn nhân Do Thái.

Vào tháng 8/2011, Mossad đã có được nhiều thông tin về cuộc tấn công vào các địa điểm “dễ bị tổn tại” tại nước Mỹ và cảnh báo FBI, tuy nhiên không nhận được sự phản hồi hợp lý. Chính vì thế, các phần tử khủng bố đã thành công trong vụ tấn công 11/9 mà không có sự phản ứng kịp của tình báo Mỹ nói riêng và hệ thống an ninh-quốc phòng Mỹ.

Mossad cũng tiến hành việc bắt cóc một công dân Israel đã tố giác chương trình hạt nhân của nước này từ Anh về Italy. Cơ quan này còn hỗ trợ MI5 của Anh trong việc nhận dạng các tên khủng bố al-Qaeda, cầm đầu trong vụ khủng bố ga tàu điện ngầm ở Anh.

Cơ quan BND (Đức)

Trực thuộc sự quản lý của Văn Phòng Thủ tướng, có trụ sở tại Pullach (gần Munich) và Berlin, cơ quan tình báo Đức có lịch sử tròn 55 năm. Theo số liệu năm 2005, lượng đặc vụ của BND khoảng 6.050 người. Ngân sách dành cho cơ quan này năm 2009 là 460 triệu Euro.

Cơ quan tình báo này có khoảng 300 trụ sở hoạt động ở Đức và các nước ngoài. Với vai trò là hệ thống cảnh báo sớm tới chính quyền Đức về các đe dọa lợi ích tới đất nước từ các quốc gia bên ngoài. BND phụ thuộc nhiều vào việc nghe trộm và các thiết bị do thám điện tử đối với việc liên lạc quốc tế.

BND thu thập và đánh giá các thông tin trên nhiều lĩnh vực như: khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chuyển giao công nghệ trái phép và tổ chức tội phạm. Phạm vi hoạt động của BND gồm cả tình báo quân sự và dân sự.

Ban đầu, là cơ quan tình báo của Tây Đức, BND đã giành nhiều thành công trong giai đoạn căng thẳng Đông-Tây Đức, với việc hiểu biết rõ về từng chiếc cầu, bệnh viện, độ dài của sân bay hay thậm chí độ rộng của con đường của phía Đông Đức.

Một trong những thành công nhất là việc BND đã dự đoán chính xác về Chiến tranh 6 ngày ở Trung Đông hồi đầu tháng 6/1967. Lãnh đạo của BND đã thông báo cho CIA về ngày giờ cụ thể mà Israel sẽ tấn công một loạt các nước ở khu vực này.

BND cũng đóng vai trò quan trọng trong vai trò làm trung gian để tiến hành thỏa thuận bí mật giữa Israel - Hezbollah, từ đó tiến tới trao đổi tù nhân giữa 2 nước năm 2008.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi tự hào với quân hàm “binh bét”

Một chiều cuối năm, chúng tôi gõ cửa căn nhà nằm sâu trong ngôi làng ven sông, nơi ít nhiều còn giữ được sự yên tĩnh của chốn làng quê dù chỉ cách hồ Gươm hơn mười cây số. Một người đàn ông trong bộ quần áo giản dị ra mở cửa đón khách.
Đó là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Chủ nhà chọn nơi tiếp khách là thư viện gia đình, nơi chứa cả ngàn đầu sách và tài liệu. Có đủ loại sách về tư tưởng của các vĩ nhân, sách nghiên cứu, tiểu thuyết võ hiệp, truyện trinh thám… Tất cả đều gọn gàng, ngăn nắp và được xếp theo chủ đề.

Bất ngờ, tướng Vịnh hỏi chúng tôi đã đọc hai tập sách Hồng Kông thủa ấy chưa? “Một tác phẩm hay của James Clavell, tên nguyên bản là Tai-Pan. Rất đáng tìm đọc, nhiều khi văn học và lịch sử giúp ta sáng lên ý tưởng cho những vấn đề thời sự hiện nay”.

Mong tổ chức du lịch ra Trường Sa

Khách và chủ nhà trò chuyện từ chập tối đến tận khuya, bắt đầu từ câu chuyện về những ngày giáp Tết cách đây vừa tròn một năm. Tướng Vịnh kể:

- Cuối năm, tôi ra Trường Sa, đi chúc tết bộ đội và nhân dân trên đảo. Đây không phải lần đầu đến với Trường Sa nhưng đúng là chỉ sau một vài năm không ra đảo, tôi đã thấy được sự thay đổi ở đây lớn lao biết chừng nào. Tôi đến từng gia đình trên đảo, trò chuyện với bà con, nhiều người nói với tôi rất ngắn gọn: “sống được”. Có thể thấy sự hài lòng về cuộc sống bình yên ánh lên trong mắt họ. Trường Sa bây giờ cơ bản “điện thừa nước đủ”. Đêm xuống, khi chúng ta ngắm Trường Sa sẽ thấy như một thành phố nổi trên biển lung linh với những ánh đèn rực sáng.

Cũng như nhiều người khác có dịp ra Trường Sa, tôi thắp hương ở đền thờ Bác Hồ, ngôi đền xây dựng rất trang nghiêm ở đảo Trường Sa Lớn. Chúng ta cũng đã có các ngôi chùa ở đảo Trường Sa Lớn và Song Tử Tây. Tại mỗi nơi có một tượng phật ngọc do Liên đoàn Phật giáo thế giới trao tặng Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng cung tiến ra Trường Sa. Hai tượng phật ngọc này rất quý giá không những về giá trị, mỹ thuật mà còn về ý nghĩa tâm linh. Có một điều đặc biệt là mỗi viên gạch, mỗi viên ngói xây dựng các công trình trên đảo đều có dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc huy.

Tôi nhớ bữa cơm đầu tiên ở Trường Sa, khi anh em bộ đội làm thịt một con lợn nuôi trên đảo để đãi khách quý, miếng thịt mặn chát. Vị mặn biển Đông chứ không phải mặn do chế biến. Và dư vị ấy thì còn mãi. Vào dịp Tết, khách ra đảo thường được tặng một quả bàng vuông. Tôi đã đem quả bàng đó về đặt lên bàn thờ Tổ quốc, như một thứ quả mới bổ sung vào mâm ngũ quả Tết truyền thống dân tộc…

Bác Hồ và gia đình các ông Nguyễn Chí Thanh, Trần Đăng Ninh và Nguyễn Sơn tại Phủ Chủ tịch, tháng 1-1968. Ông Nguyễn Chí Vịnh lúc ấy là cậu bé đứng bên Bác - Ảnh tư liệu gia đình

* Nếu không phải với tư cách một vị tướng mà là một công dân, ông mong muốn điều gì sau khi ra Trường Sa?

- Tôi mong muốn khi có điều kiện thuận lợi, chúng ta tổ chức cho bà con trong nước cũng như Việt kiều yêu nước đi du lịch ra Trường Sa. Đây sẽ là một điểm du lịch vô cùng ý nghĩa. Những chuyến công tác nước ngoài, nếu có dịp tiếp xúc với bà con Việt kiều, tôi thường kể câu chuyện Trường Sa và sau khi nghe thì bà con rất ngạc nhiên, xúc động. Tôi tin rằng là người Việt Nam, bất cứ ai có dịp ra Trường Sa thì tình cảm của họ đối với đất nước sẽ có những thay đổi rất lớn. Và họ sẽ hiểu đất nước mình đã làm tất cả những gì có thể để bảo vệ Trường Sa, bảo vệ chủ quyền trên biển Đông.

* Bất cứ người Việt Nam nào cũng quan tâm đến chủ quyền Tổ quốc, quan tâm đến vận mệnh của quê hương, xứ sở. Sau một năm Việt Nam có rất nhiều sự kiện quan trọng về kinh tế, đối ngoại, quốc phòng…, ông đang nghĩ gì về tương lai đất nước?

- Trong bất cứ giai đoạn nào của mỗi đời người hay lớn hơn là mỗi quốc gia, những cơ may, vận hội luôn đi kèm với thách thức. Điều quan trọng là chúng ta phải nhìn thấy những vấn đề sẽ quyết định đến sự phát triển lâu dài của đất nước.

Đất nước chúng ta hôm nay bộn bề các vấn đề cần giải quyết, nhưng suy nghĩ của tôi là thế nước đang lên. Nếu nhìn vào đại cục sẽ thấy có rất nhiều lý do để nhận xét như vậy. Đầu tiên phải nói đến là chúng ta có sự ổn định chính trị, giữ được trật tự xã hội và bảo vệ vững chắc bờ cõi quốc gia. Về kinh tế, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, nhưng theo thời gian thì ngày càng có nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Một nền kinh tế thị trường đầy đủ với định hướng xã hội chủ nghĩa, chính là nền kinh tế thị trường không có hai giá, không phân biệt công tư. Trong quan hệ quốc tế, chúng ta có được sự tin cậy của bạn bè quốc tế. Người ta tin chúng ta thân thiện, chúng ta thực tâm mong muốn hợp tác phát triển với cộng đồng quốc tế.

Có thể thấy rằng trong 5-10 năm tới còn nhiều khó khăn, nhưng đất nước sẽ có những bước phát triển, với một điều kiện giữ bằng được ổn định chính trị và định hướng quản lý thống nhất của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

* Vậy đâu là thời cơ và đâu là thách thức của đất nước ta về mặt quốc phòng an ninh, theo suy nghĩ của một nhà quân sự?

- Với tư cách một nước đang phát triển và cần có môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, vấn đề đặt ra cho Việt Nam là những câu chuyện mà các nước lớn đang nói với nhau có ảnh hưởng gì đến chúng ta? Cần phải đặt câu hỏi này trong một bối cảnh quốc tế đang có những thay đổi rất cơ bản, rất lớn lao, nhất là sau những sự kiện như ở Bắc Phi – Trung Đông và trước đó ở Afghanistan, Iraq, Nam Tư…
Ở đâu cũng vậy, khi có lợi ích thì mọi bên đều muốn can dự. Tất nhiên nếu đã can dự thì sẽ có điểm đồng nhưng cũng có điểm bất đồng, chính vì vậy những vấn đề an ninh khu vực của chúng ta tự nhiên nóng lên. Chúng ta đã nghe những tuyên bố về chủ quyền của một số nước và đã nghe những thông điệp rất mạnh mẽ… Đằng sau những lời phát biểu đó, thấp thoáng đâu đây các tàu sân bay, chiến hạm, các máy bay thế hệ mới… Nguy cơ lớn nhất chính là một cuộc chạy đua vũ trang mới, một cuộc chiến tranh lạnh mới và một chiến lược “ngoại giao chiến hạm” mới của các nước lớn. Điều này đã manh nha xuất hiện ở khu vực. Chúng ta phản đối, không đồng tình với xu hướng phát triển như vậy, đồng thời tuyệt đối không cuốn theo chiều hướng đó. Với những người yêu hòa bình, những quốc gia yêu hòa bình thì phải làm hết sức để ngăn chặn và hóa giải nguy cơ trên, không được để va chạm của các nước lớn ảnh hưởng đến hòa bình khu vực và sự ổn định của đất nước mình.

Gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại nhà số 34 Lý Nam Đế, năm 1964 - Ảnh tư liệu gia đình

* Nhưng biển Đông có yên tĩnh hay không, đâu chỉ phụ thuộc vào Việt Nam?
- Trong vấn đề biển Đông phải xem xét trên những vấn đề về lịch sử, những tuyên bố về chủ quyền và lợi ích quốc gia. Đâu là nguyên tắc giải quyết vấn đề lợi ích? Có ba điểm cơ bản. Thứ nhất, chủ quyền của mỗi nước. Đây là điểm bất di bất dịch, không thay đổi. Chúng ta muốn có hòa bình, muốn ổn định để phát triển nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận tất cả để giữ được chủ quyền lãnh thổ. Thứ hai, chia sẻ lợi ích. Chia sẻ chủ quyền lãnh thổ là không thể, nhưng chia sẻ lợi ích có thể trở thành con đường để giải quyết những khác biệt, tranh chấp. Thứ ba, phải tuân thủ luật pháp quốc tế và không để các thế lực khác chen vào, can dự vào những vấn đề của chính chúng ta.

Trong các mối quan hệ an ninh của thế giới, không có mối quan hệ nào đơn thuần giữa hai nước với nhau. Một vấn đề nào đó giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn gắn với bàn cờ chung của thế giới, nhưng trong những vấn đề của hai nước thì Việt Nam và Trung Quốc là hai người chơi chủ yếu, sao cho không để bên khác chen vào trục lợi. Nguyên tắc cơ bản là anh này phải tôn trọng chủ quyền và lợi ích của anh kia. Ví dụ như việc Trung Quốc tuyên bố về đường lưỡi bò có lợi cho ai? Tôi nghĩ rằng không có lợi cho Việt Nam và cũng hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc, mà đã làm dấy lên dư luận quốc tế không tốt cho Trung Quốc, có lợi cho các thế lực khác.

Ta phải giữ cho được toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế; quan tâm xây dựng tiềm lực của đất nước, trong đó quan trọng nhất là tiềm lực kinh tế, không ngừng cải thiện đời sống người dân. Và cũng phải đặc biệt chú ý đến quan hệ quốc tế để có sự ủng hộ của cộng đồng thế giới, ngay cả khi trời yên biển lặng cũng như lúc phong ba sóng lớn. Chúng ta không tham gia vào những xung đột lợi ích của các nước lớn và điều tôi muốn nói là Việt Nam phải tránh mọi cuộc chiến tranh, trước hết là những xung đột trên biển Đông. Nếu có chiến tranh, có xung đột thì sẽ là thảm họa của dân tộc và là bất hạnh cho từng gia đình.

Tôi rất thích lắng nghe các bạn trẻ trò chuyện

* Nhìn lại năm qua, trước những sự kiện liên quan đến biển Đông, nhiều bạn trẻ đã xuống đường để biểu thị lòng yêu nước. Ông có điều gì muốn nói với họ?
- Nếu được, tôi chỉ muốn chia sẻ suy nghĩ của mình với các bạn trẻ như một người bạn. Với lòng yêu nước, với phản ứng của tuổi trẻ, việc một số bạn trẻ xuống đường để biểu thị thái độ của mình là điều có thể hiểu được. Nhưng mục đích cuối cùng của tất cả chúng ta là giữ được chủ quyền trên biển Đông. Từ cách tiếp cận đó, chúng ta sẽ thấy rằng đâu phải phản ứng ngay mà đạt được mục đích. Điều quan trọng nhất là làm đất nước mình mạnh lên, trước hết là ổn định về chính trị. Không ổn định về chính trị thì không thể có đất nước mạnh. Nhìn ra thế giới chúng ta dễ dàng thấy điều đó. Trong tác phẩm Hồng Kông thủa ấy cũng đã nói lên một điều, với bất cứ quốc gia nào khi đất nước mạnh lên, theo đó chủ quyền sẽ được thu hồi và bảo vệ đầy đủ. Ở đây có một vấn đề chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa, đó là lòng dân. Chính quyền phải luôn nhớ rằng phải có sự ủng hộ của nhân dân, ngược lại nhân dân cũng cần chia sẻ với chính quyền trong những thời điểm khó khăn.

Để đất nước mạnh lên, chúng ta phải làm chủ về khoa học kỹ thuật, phải có sức mạnh kinh tế… và nói đến những vấn đề này thì chỉ có thể trông cậy vào thế hệ trẻ. Chính những người trẻ bằng năng lực hội nhập, bằng ý chí vươn lên mạnh mẽ, bằng sự hiểu biết sâu sắc về khoa học kỹ thuật sẽ định vị thế đứng Việt Nam trên trường quốc tế. Không phải ai khác, chính các bạn trẻ sẽ là những người nghĩ ra các giải pháp để đóng góp cho Nhà nước trong việc giải quyết từng bước vấn đề biển Đông. Tôi muốn nói rằng bờ mạnh thì biển mới vững, người giỏi thì đất nước mới hùng cường. Tất nhiên, khi đất nước thật sự cần, tuổi trẻ sẽ là những người đầu tiên dám hi sinh tất cả vì Tổ quốc mình.

* Bằng trải nghiệm của mình, ông nhìn thấy điều gì ở các bạn trẻ hiện nay?

- Tôi rất thích lắng nghe các bạn trẻ trò chuyện. Nhiều lần tôi đi cùng một vài bạn đang ở độ tuổi thanh niên đến quán cà phê hoặc những nơi mà các bạn trẻ gặp gỡ nhau. Tôi lắng nghe các bạn trẻ nói về tình hình đất nước, về kinh tế, về chính trị, về biển Đông… Có thể điều này, điều khác các bạn nói chưa đúng hoặc chưa thật chuẩn xác, nhưng đó là tiếng nói của tương lai đất nước và cũng chính là một trong những thước đo chính xác nhất về thời cuộc.

Một số ý kiến cho rằng thanh niên bây giờ kém hơn trước đây, dường như ích kỷ hơn, dường như quan tâm đến các thú vui chơi giải trí nhiều hơn, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Thanh niên lúc nào cũng là thanh niên và chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào tương lai đất nước nếu nhìn vào lớp trẻ hiện nay. Chỉ có điều phải làm sao để những giá trị truyền thống, những điều tích cực về quản lý và giáo dục thanh niên trước đây phát huy được trong bối cảnh mới.

Cũng có ý kiến nói giới trẻ Việt Nam “trưởng thành chậm”, với ý là chúng ta chưa có những người trẻ ở vào vị trí dẫn dắt cộng đồng, trong khi nhiều cường quốc trên thế giới có lãnh đạo ở độ tuổi rất trẻ… Trước hết, phải nói về phong tục tập quán châu Á, thông thường muốn ở vào vị trí dẫn dắt thì phải là một người từng trải, nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cơ chế cán bộ của ta khác so với nhiều nước. Nhưng hiện nay, nhiều bộ ngành của chúng ta có cán bộ các cấp ở vào độ tuổi khá trẻ, ví dụ như Bộ Ngoại giao với rất nhiều đại sứ trẻ, hay là nhiều tập đoàn, tổng công ty kinh tế mạnh với không ít gương mặt lãnh đạo rất trẻ, rất giỏi…

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và “binh bét” Nguyễn Chí Vịnh, năm 1963 - Ảnh tư liệu gia đình

* Ông nói muốn biết thanh niên hiện nay đọc gì. Vậy qua quan sát của ông, giới trẻ đang đọc gì?

- Những lúc có thời gian rảnh rỗi, tôi hay ra phố bán sách ở Nguyễn Xí, không chỉ để chọn sách cho mình mà còn muốn biết thanh niên hiện nay đang đọc cái gì. Trước sự bùng nổ thông tin và phát triển vượt bậc của công nghệ, văn hóa đọc phần nào đã bị mai một. Đây là điều đáng buồn. Trước đây, đã có những cuốn sách gối đầu giường, góp phần hình thành nên nhân cách của cả một thế hệ như Thép đã tôi thế đấy, Chiến tranh và hòa bình… Hiện nay, dường như các cuốn sách đó ít được nhắc đến. Các bạn trẻ bây giờ đọc về thời cuộc rất nhiều, tham gia mạng xã hội rất nhiều… nhưng dường như chưa được chăm lo cung cấp và định hướng thông tin ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tôi nghĩ rằng đó là vấn đề của các nhà quản lý, của báo chí truyền thông cần cung cấp thông tin cho thanh niên một cách đầy đủ, chính xác và tự các bạn thanh niên sẽ nhận thức được nên đọc gì, làm gì. Chúng ta chỉ sợ các bạn trẻ bàng quan với thời cuộc.

* Chị gái ông, bà Nguyễn Thanh Hà, từng nhận xét em trai mình hồi nhỏ “rất bướng bỉnh, nghịch ngợm…”. Cha ông – Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – từng gọi ông là “binh bét”… Ông có thể chia sẻ điều gì về kỷ niệm tuổi thơ?

- Từ khi 4 tuổi, tôi đã được ba thêu trên ve áo hai miếng dạ màu đỏ không sao không gạch. Ba gọi chức của con trai là “binh bét” và luôn bảo rằng khi lớn lên con đường của tôi là đi bộ đội. Nay mang trên vai quân hàm thượng tướng, tôi rất tự hào và biết ơn Đảng, Nhà nước, biết ơn quân đội. Nhưng niềm tự hào theo suốt cuộc đời tôi, đã ăn vào máu thịt tôi từ thủa ấu thơ chính là chức “binh bét” mà ba tôi đặt. Niềm tự hào ấy còn được nhân lên khi tên tôi cũng chính là tên khai sinh của ba tôi: Nguyễn Vịnh.
Tôi là con người của đời thường với ba chỗ dựa: công việc, những người thân và bản thân mình. Tôi tự tin vào chính mình, nếu không làm nghề này thì cũng có thể làm việc khác, nhưng dù làm nghề gì đi nữa thì số phận cũng đã sắp đặt cho tôi, suốt đời tôi chỉ là một người lính. Và cũng như bất cứ người Việt Nam nào, tôi quan tâm đến tương lai đất nước. Dù ở thời đại nào, sự mất còn của đất nước, thịnh suy của dân tộc đều gắn với trách nhiệm của mỗi người dân bình thường đối với đất nước. Đó là điều tôi luôn quan tâm và hướng tới.

“Báo chí thường muốn tiếp cận các nhà lãnh đạo hoặc các tướng lĩnh để có thông tin đầu nguồn. Nhưng tôi phải nói rằng chính những người lãnh đạo cần đến các cơ quan truyền thông, để đảm bảo nhân dân mình hiểu chúng ta đã và đang làm gì hoặc định làm gì” – Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

ĐÀ TRANG – VÕ VĂN THÀNH – LÊ KIÊN (Theo Tuoitre)

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Thế nào là rửa tiền ?

Theo thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an), rửa tiền là hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản...

Ngày 7/2, Thông tư Liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC, hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền sẽ có hiệu lực.
- Xin thiếu tướng cho biết thế nào là tội rửa tiền?
- Thông tư nêu rõ: Đó là hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản; là việc thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ.

- Những hành vi nào được coi là nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản?
- Đó là hành vi gửi tiền và mở tài khoản tại ngân hàng; cầm cố, thế chấp tài sản; cho vay, ủy thác, thuê, mua tài chính; chuyển tiền, đổi tiền; mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh và cam kết tài chính, kinh doanh ngoại hối, các công cụ thị trường tiền tệ, chứng khoán có thể chuyển nhượng; quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho cá nhân, tập thể; đầu tư vốn hoặc tiền cho cá nhân, tập thể... Những hoạt động nhằm tạo sự chuyển đổi, chuyển dịch hoặc thay đổi quyền sở hữu đối với tiền, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Sử dụng tiền thế nào được coi là rửa tiền?

- Người sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào hoạt động kinh doanh dịch vụ, thành lập công ty, xây dựng trường học, bệnh viện, mua tài sản dưới các hình thức khác nhau hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo.
- Thông tư còn hướng dẫn xử lý về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, xin thiếu tướng giải thích rõ việc này?
- Thông tư quy định “tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).
Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản.
(Theo Công An Nhân Dân)