Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Philippines tăng cường vũ trang

Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tuyên bố rằng các lực lượng vũ trang nước này sẽ "trở lại trên đôi chân của mình" trong vòng hai năm tới khi đến ngày 31/7 tới sẽ có ít nhất 138 hợp đồng quân sự được phê duyệt.

Các hợp đồng mua sắm này tìm kiếm mua bán nhiều gói thầu quân sự lớn từ nhiều quốc gia khác nhau chứ không chỉ từ Mỹ. "Chúng tôi cũng cử người tới Tây Ban Nha, tới Pháp để đánh giá đề nghị nào tốt nhất và xem xét khả năng chi trả cho các trang thiết bị này. Philippines cần bảo vệ các vùng phụ cận và biên giới", ông Gazmin nói.

Philippines định tăng cường thêm một phi đội F16.

Ngoài kế hoạch mua một phi đội máy bay F16 từ Mỹ, quân đội Philippines hiện cũng lên kế hoạch mua một tàu đa chức năng của Hàn Quốc, mua máy bay chiến đấu của Pháp và Italy. Tham mưu trưởng hải quân Philippines, Phó đô đốc Alexander Pama cùng ngày cho biết, hải quân nước này hy vọng sẽ nhận được tàu tuần tiễu lớp Hamilton thứ 2 do Mỹ chuyển giao vào tháng 5 tới.

H.Anh (theo Reuters)

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Bộ trưởng Quốc phòng Israel bị ám sát hụt tại Singapore?

Ngay sau khi có thông tin về việc Cơ quan Tình báo Israel phá vỡ một âm mưu ám sát Bộ Trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak tại Singapore, phía Tel Aviv đã lên tiếng phủ nhận.

Sứ quán Israel tại Singapore xác nhận, Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak thăm quốc đảo sư tử nhưng phủ nhận thông tin về một âm mưu ám sát nhằm vào ông.

Trong khi đó, cảnh sát Singapore cũng khẳng định thông tin này là thất thiệt và không có vụ việc nào như vậy xảy ra ở Singapore.

Israel bác tin Bộ trưởng Quốc phòng bị ám sát hụt. Ảnh: Guardian.

Trước đó, truyền thông Israel dẫn một tờ báo của Kuwait cho hay, Cơ quan tình báo Mossad của Israel phối hợp với Singapore phá vỡ một âm mưu ám sát ông Barak khi ông này đang ở thăm Singapore để tham dự một triển lãm hàng không tại đây và gặp các quan chức nước chủ nhà.

Theo nguồn tin này, trước thềm chuyến thăm của ông Barak tới Singapore, cơ quan mật vụ Israel đã cung cấp cho phía Singapore về “một nhóm vũ trang bí mật với sự tham gia của các chiến binh đến từ Iran và Lebanon”. Nhờ đó, cơ quan mật vụ của hai bên đã bắt gọn ba nghi phạm và cả ba đang được tình báo Israel Mossad thẩm vấn.

Thông tin thất thiệt về vụ ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Israel xuất hiện trong bối cảnh nhiều âm mưu sát hại đang nhằm vào người Israel ở khắp trên thế giới. Phía Israel cáo buộc Iran chính là kẻ chủ mưu các vụ mưu sát người Do Thái ở Gruzia, Ấn Độ, Azerbaijan và Thái Lan để trả đũa lại nghi ngờ phía Israel ám sát các nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của quốc gia Hồi giáo này. Tuy nhiên, Tehran một mực phủ nhận cáo buộc này.

Trà My (theo AFP)

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang...



Họ và tên: Trần Đại Quang

Sinh ngày: 12/10/1956.

Quê quán: Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Dân tộc: Kinh.

Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam: 26/7/1980.

Trình độ học vấn: Phó giáo sư-Tiến sỹ Luật.

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác
- Tháng 7/1972: Tham gia cách mạng.
- Trước năm 2006: Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
- Tháng 4/2006: Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công an.
- Tháng 4/2006: Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương

Đảng nhiệm kỳ 2006-2010.
- Tháng 4/2007: Được thăng hàm Trung tướng.
- Tháng 1/2011: Trung tướng Trần Đại Quang được Bầu vào Bộ Chính trị.
- Tháng 8/2011: Trung tướng Trần Đại Quang được Chủ Tịch nước ký  Quyết định số 1240/QĐ-CTN bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công An.
-Ngày 03/08/2011: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Quyết định số 1240/QĐ-CTN bổ nhiệm ông Trần Đại Quang giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.
- Chiều 5/12/2011, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã công bố thăng cấm bậc hàm Thượng tướng cho Bộ trưởng Trần Đại Quang.

Triều Tiên diễu binh hoành tráng kỷ niệm ngày sinh lần thứ 70 của Kim Jong Il

Hôm 16/2, Triều Tiên đã tổ chức một màn diễu binh Quân sự “hoành tráng” tại quảng trường Kumsusan, thủ đô Bình Nhưỡng.

Cuộc diễu binh để kỷ niệm ngày sinh lần thứ 70 của cố lãnh đạo Kim Jong Il diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn bĩnh sỹ cùng với các trang thiết bị Quân sự và hàng vạn người dân Triều Tiên.
Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc diễu binh:


Các quân nhân nam đi nghiêm diễu binh qua quảng trường Kumsusan.


Đội hình khối nữ với những tiếng hô vang một, hai khi chuyển bước đi đều sang đi nghiêm qua lễ đài.


Đội hình khối tay không diễu binh qua quảng trường.


Đội hình khối mang súng AK-74 cùng với cờ và ảnh của cố Chủ tịch Kim Jong-Il.


Các binh sỹ Triều Tiên trên xe kéo các dàn pháo phản lực Grad.


Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày sinh của ông Kim Jong-Il, Triều Tiên đã "phô trương" sức mạnh quân sự của mình.


Những dàn hỏa tiễn lần lượt đi qua lễ đài.


Các quân nhân nữ Triều Tiên trên xe mang dàn pháo phản lực tầm ngắn.


Chủ tịch Kim Jong Un xuất hiện trong tình trạng sức khỏe tốt, trong khi các phương tiện truyền thông trước đó đã loan báo thông tin rằng nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên bị ám sát ở Bắc Kinh


Một người lính Triều Tiên (thứ 6 từ phía ngoài nhìn vào) đã "nhỏ lệ" khi diễu binh qua lễ đài trong ngày kỷ niệm 70 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Jong-Il.


Các quan chức quân sự Triều Tiên cùng với Lãnh đạo Kim Jong Un phía trên lễ đài.


Nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên Ri Yong Ho.


Toàn cảnh phía trên khán đài.


Người dân Triều Tiên cúi đầu tỏ lòng tôn kín đến nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong-Il.


Họ mang theo cờ và hoa đến để tưởng nhớ tới vị lãnh đạo quá cố.


Cuối cùng là màn bắn pháo hoành tráng.

Phạm Thái (theo News.cn, Military Photos)

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Tập Viết Báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt động...


Họ và tên: Lê Thanh Hải (tên thường gọi Hai Nhựt)

Sinh ngày 20/2/1950.

Quê quán: Xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Dân tộc: Kinh

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt nam: 17/4/1968

Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân kinh tế, Cử nhân văn chương).

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác

Năm 1966: Thoát ly gia đình tham gia cách mạng.

Từng kinh qua nhiều chức vụ từ cơ sở như: Chủ tịch, Bí thư xã, Bí thư Quận đoàn Tân Bình, Phó Bí thư Đảng ủy cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc sở Kế hoạch-Đầu tư.

Năm 1999: Ủy viên Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ 7/1001: là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VI.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ 28/6/2006: Giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian này đồng chí cùng với ban lãnh đạo TPHCM lãnh đạo TP phát triển nhanh và bền vững, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng TPHCM vẫn vượt qua nhiều thách thức và cùng cả nước phát triển.

Từ tháng 10/2010: tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII được bầu giữ chức Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Tiểu sử Đỗ Bá Tỵ: Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam

Để trả lời và tìm hiểu về ông Đỗ Bá Tỵ là ai ? Mời các bạn đọc tiểu sử/ lý lịch tóm tắt Thượng tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Đỗ Bá Tỵ: Tiểu sử và quá trình hoạt động....


Họ và tên: Đỗ Bá Tỵ

Ngày sinh: 01-12-1954

Quê quán: xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

Chức vụ:

- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Tượng tướng,  Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thân thế và binh nghiệp

Ông sinh ngày 1 tháng 12 năm 1954, quê quán tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

Năm 1972, ông nhập ngũ vào Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Được cử đi học và tốt nghiệp Học viện Lục quân (Đà Lạt), sau đó tốt nghiệp Đào tạo Chỉ huy Tham mưu Cao cấp Binh chủng hợp thành khóa 12 (1992-1994) tại Học viện Quốc phòng Việt Nam.

Ông được điều động trở lại Quân khu 2 và lần lượt giữ các chức vụ: Sư đoàn phó, Sư đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ Huy quân Sự tỉnh Phú Thọ, Tham mưu phó Quân khu 2, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2, hàm Thiếu tướng.

Năm 2006, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam khóa X.
Ngày 7 tháng 2 năm 2007, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 2, hàm Trung tướng

Từ tháng 10 năm 2010, ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ngày 22 tháng 12 năm 2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày 5 tháng 12 năm 2011, ông được Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang phong quân hàm Thượng tướng cùng với 6 tướng lĩnh quân đội khác.

Từ chức dễ hay khó?

Sau sự việc xảy ra tại Tiên Lãng, Hải Phòng, nhiều ý kiến cho rằng lẽ ra những cán bộ liên quan đến sai phạm đã phải từ chức. Tương tự là trường hợp của ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT EVN, lẽ ra ông này nên chủ động từ chức thay vì để Thủ tướng miễn nhiệm do làm ăn thua lỗ triền miên. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, từ chức không phải là điều dễ dàng.

Bài 1: Khi quan trường là chốn mưu sinh

Chức tước thường đi đôi với quyền lực, ở khía cạnh nào đó là bổng lộc. Nếu từ chức có nghĩa sẽ không còn gì cả. Tuy nhiên, đối với những người có lòng tự trọng, thật lòng vì nước, vì dân, việc từ chức được coi là hết sức bình thường.

Hiện Bộ Nội vụ đang triển khai đề án Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, đề cập nhiều nội dung, trong đó có quy chế về từ chức, văn hóa từ chức. Đón nhận thông tin này, số ý kiến đồng tình ủng hộ cũng nhiều, song ý kiến tỏ ra hoài nghi về tính khả thi cũng không phải ít.

Không làm được phải rút lui

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nhận định việc từ chức không khó khi tự người nào đó cảm thấy không hoàn thành trách nhiệm trong công việc. “Việc này thế giới làm từ lâu và rất nhẹ nhàng. Ví dụ như ở Ấn Độ, đoàn tàu lật vì lý do sự cố, nhưng Bộ trưởng quản lý lĩnh vực này từ chức. Điều này ở Việt Nam xem ra còn rất nặng nề”, bà Thu nói và cho rằng, nếu quan chức không làm tròn trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó thì nên tự rút lui khỏi vị trí đó, để người khác làm. Ở nước ta, công tác cán bộ là công tác của Đảng, cán bộ là của Đảng, do Đảng phân công. Tuy nhiên, Đảng cũng không bắt buộc cá nhân nào phải giữ một vị trí nhất định, nếu cá nhân ấy không đủ năng lực, trình độ. “Để đào tạo được người lãnh đạo rất khó và mất thời gian. Tuy nhiên, nếu anh không hoàn thành nhiệm vụ thì nhất quyết phải từ chức hoặc bị bãi nhiệm”, bà Thu nói.


Chung quan điểm, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ thường trực Bộ Chính trị, cho biết: “Những người có lòng tự trọng, có trách nhiệm, thật lòng vì Đảng, vì dân thì sẽ thấy việc từ chức là bình thường”. Theo ông Duyệt, việc Bộ Nội vụ đang soạn thảo quy chế về từ chức là rất tốt. Nhưng nếu coi đó mực thước, để mọi người dựa vào mà thực hiện thì cũng rất khó. Bởi văn hóa từ chức là điều mới mẻ, phụ thuộc vào sự giác ngộ, nhận thức, ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân người lãnh đạo.

Từ chức là hết nguồn sống?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, thì cho rằng, việc từ chức ở Việt Nam hiện nay khó thực hiện vì sự ràng buộc lợi ích cá nhân là chính. Nhiều người nại lý do nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao, nếu từ chức chẳng khác nào từ chối nhiệm vụ do Đảng phân công. “Nhưng họ nhầm. Nếu anh kém, chẳng ai bắt anh ở nguyên vị trí đó cả. Thậm chí có không ít người dù kém vẫn hay đánh bóng tên tuổi để giữ ghế, trục lợi cá nhân, nói gì đến chuyện họ tự nguyện từ chức”, tướng Thước bình luận.

Từ góc độ khác, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và chiến lược, Bộ Công an, đánh giá: “Việt Nam khác với ở các nước phát triển khác trên thế giới. Nếu như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… vị trí lãnh đạo tại các cơ quan công quyền tồn tại như một nghề, họ sẵn sang từ bỏ khi thấy không còn thích hợp để đi làm nghề khác. Ngược lại, ở Việt Nam, chốn quan trường là nơi mưu sinh, là nguồn sống, ngoài lương ra còn vô số bổng lộc khác. Chính vì thế mà khi từ bỏ, quan chức không biết làm gì khác để sống”. Bên cạnh đó, trong cấu trúc quyền lực cũng như hệ thống pháp lý của chúng ta chưa phân tách rõ ràng trách nhiệm cũng như quyền hạn giữa cá nhân và tập thể. Đó là chưa kể, dư luận bấy lâu nay vẫn thường rất nặng nề, tạo thành áp lực về vấn đề này. Thông thường một lãnh đạo từ chức hoặc bị mất chức, dân tình sẽ bàn tán nói đi nói lại chuyện đó cả tháng trời.

Về quy chế từ chức mà Bộ Nội vụ đang soạn thảo, ông Cương cho rằng đây là ý tưởng tốt, song ông cũng không tin tưởng vào tính khả thi của nó. Ông nói: “Để từ chức có thể trở thành văn hóa chính trị, tôi cho rằng phải thay đổi rất nhiều điều, như tổ chức lại hệ thống giám sát quyền lực, sửa đổi bổ sung hệ thống pháp luật xử lý vi phạm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, cụ thể hóa trách nhiệm và quyền hạn trong hệ thống công quyền… Nếu không thì dù có 100 quy chế tương tự cũng không giải quyết được vấn đề gì”.

Bài 2: Nặng nề truyền thống “thích làm quan”

Mạnh Đồng - Tuyết Trịnh