Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Bịt kín các sơ hở dẫn đến tham nhũng


Ngày 7-3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị toàn quốc sơ kết năm năm thực hiện nghị quyết T.Ư 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí”.
Hội nghị cũng đã tổng kết năm năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị Phòng chống Tham nhũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị Phòng chống Tham nhũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - phó trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng - cùng chủ trì hội nghị quan trọng này.

Đề xuất thành lập ủy ban chuyên trách phòng chống tham nhũng

"Hội nghị trung ương 4 mới đây đã ra nghị quyết một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Trong đó vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất là kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Chúng ta đều hiểu rằng để thực hiện được vấn đề cấp bách này thì không thể không đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng"
Thường trực Ban Bí thư 
LÊ HỒNG ANH
Một trong những vấn đề nhận được nhiều ý kiến thảo luận tại hội nghị là về mô hình Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phó trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng) cho biết Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đề nghị Ban Chấp hành trung ương cho ý kiến về việc lựa chọn mô hình phù hợp trong số sáu mô hình sau: Thứ nhất, giữ mô hình như hiện nay, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, song cần hoàn thiện thêm về cơ chế hoạt động và bổ sung một số thành viên (cả chuyên trách và kiêm nhiệm). Thứ hai, ban chỉ đạo do Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo để bảo đảm thuận lợi trong việc chỉ đạo các cơ quan tư pháp đối với việc xử lý các vụ án tham nhũng và xử lý cán bộ, đảng viên. Thứ ba, ban chỉ đạo do Chủ tịch nước trực tiếp chỉ đạo. Thứ tư, ban chỉ đạo do Quốc hội trực tiếp chỉ đạo. Thứ năm, hợp nhất với Ủy ban Kiểm tra trung ương. Thứ sáu, chuyển ban chỉ đạo thành Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương với việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ theo hướng tăng thẩm quyền cho ủy ban này.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân nêu kiến nghị: “Từ thực tế tình hình, chúng tôi thấy cần thành lập ủy ban chuyên trách về công tác phòng chống tham nhũng. Ban chỉ đạo hiện nay kiêm nhiệm quá nhiều, như Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ và các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm. Văn phòng Ban chỉ đạo đã được tăng cường, củng cố nhưng mảng công việc này đòi hỏi áp dụng các biện pháp đấu tranh đảm bảo theo đúng quy định pháp luật và cũng đảm bảo kiên quyết”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phát biểu thống nhất với kiến nghị của TP.HCM. Theo đại diện tỉnh Quảng Ngãi, về lâu dài tán thành với phương án chuyển ban chỉ đạo thành Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương, tuy nhiên trước mắt có thể giữ nguyên như hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đã nhận được nhiều ý kiến phong phú xung quanh vấn đề tổ chức Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng sao cho có hiệu quả. Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng nên giữ như hiện nay, cả ban chỉ đạo ở trung ương cũng như địa phương vì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không có gì cản trở.
“Trong số 22 thành viên Chính phủ chúng tôi lấy phiếu có 16 ý kiến đồng ý giữ như hiện nay, sáu ý kiến không đồng ý” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Bên cạnh nhóm ý kiến này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến một số nhóm ý kiến khác như: ở trung ương giữ mô hình ban chỉ đạo như hiện nay, nhưng ở địa phương thì trưởng ban chỉ đạo là chủ tịch HĐND; giữ ban chỉ đạo nhưng có thay đổi người đứng đầu cho phù hợp...
Liên quan đề xuất lập ủy ban phòng chống tham nhũng độc lập, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Ý kiến chung là dù giữ mô hình như hiện nay hoặc thay đổi cũng phải thực hiện mấy việc: không thể làm thay và không được quyền làm thay cấp ủy Đảng trong công tác cán bộ và xử lý cán bộ; không thể làm thay cấp ủy Đảng trong việc lãnh đạo huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công tác phòng chống tham nhũng; không thể làm thay chức năng của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan điều tra, truy tố, xét xử”.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Cũng có ý kiến cho rằng nếu giao cho ủy ban độc lập có đủ thẩm quyền thì cũng không khả thi. Không thể độc lập đứng ngoài bộ máy nhà nước hiện nay và càng không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ tập hợp các ý kiến thảo luận, cố gắng phân tích như thế nào là phù hợp để trình bày với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương cho ý kiến.

Nhiều địa phương không phát hiện tham nhũng

Tại hội nghị, dự thảo báo cáo sơ kết năm năm thực hiện nghị quyết trung ương 3 (khóa X) do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày cho biết công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Trong năm năm qua, nhiều địa phương không phát hiện vụ án tham nhũng nào.
Việc kê khai tài sản, thu nhập tuy đã được thực hiện ở nhiều nơi nhưng tác dụng phòng ngừa tham nhũng còn rất hạn chế, hiệu quả thấp. Một nguyên nhân quan trọng là do Nhà nước chưa kiểm soát được tài sản trong xã hội, nhất là bất động sản và những tài sản có giá trị lớn.
Ông Phạm Hữu Bồng, phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, phản ảnh dư luận bất bình về việc vừa qua có trường hợp một bí thư tỉnh ủy có vi phạm thì được về hưu, trong khi người chống tiêu cực, tham nhũng lại gặp nhiều khó khăn. Do vậy cần ban hành các cơ chế, chính sách để bảo vệ người chống tham nhũng. Đồng thời ông Bồng đề nghị cần loại bỏ ngay các quy định mang tính đặc quyền đặc lợi, ví dụ trong lĩnh vực nhà đất.
Đại biểu đại diện tỉnh Quảng Ngãi nói trong một bộ phận đảng viên và nhân dân vẫn còn tâm lý chấp nhận quà biếu, đút lót, xin cho, “có những đồng đội trong chiến tranh của tôi nay đến nhờ tôi xin việc cho con em họ kèm theo một câu là: cố gắng giải quyết công việc cho cháu, tốn hết bao nhiêu tao lo”.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói các giải pháp phòng chống tham nhũng phải được thực hiện đồng bộ, tập trung vào một số giải pháp quan trọng như: nâng cao hơn nữa quyết tâm, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
Theo Thủ tướng, cần tập trung chỉ đạo để tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội, khắc phục cơ chế “xin cho” trong quản lý kinh tế - xã hội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: cần bịt kín những sơ hở có thể tạo điều kiện cho tham nhũng, lãng phí, loại bỏ cơ chế tạo ra đặc quyền đặc lợi.
Một giải pháp quan trọng được Thủ tướng Chính phủ đề cập là phát huy hơn nữa vai trò, hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cũng như của xã hội đối với bộ máy công quyền, nhất là đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách


Hôm qua 7-3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác Phòng chống Tham nhũng, lãng phí; Tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng chống Tham nhũng và sơ kết giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia Phòng chống Tham nhũng đến năm 2020.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị Phòng chống Tham nhũng
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng; Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Trần Ðại Quang, Bộ trưởng Công an; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung Ương; bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, sau khi nhắc lại nhận định trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung Ương trình Ðại hội lần thứ XI của Ðảng về công tác Phòng chống Tham nhũng và Nghị quyết Trung Ương 4 (khóa XI). Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhấn mạnh: Công tác Phòng chống Tham nhũng là một nhiệm vụ cấp bách trong công tác xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống nhà nước trong sạch, vững mạnh hiện nay. Thủ tướng cho biết, sắp tới Hội nghị Trung Ương 5 xem xét, thảo luận Báo cáo Sơ kết năm năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác Phòng chống Tham nhũng, lãng phí, trên cơ sở đó, Hội nghị Trung Ương 5 sẽ có những chủ trương, giải pháp thiết thực để tăng cường hơn nữa, hiệu quả hơn nữa công tác Phòng chống Tham nhũng trong thời gian tới. Ðể chuẩn bị cho Hội nghị Trung Ương 5 nói trên, Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng tổ chức hội nghị này nhằm thảo luận, đánh giá kết quả công tác Phòng chống Tham nhũng thời gian qua, hoàn thiện báo cáo trước khi trình Hội nghị Trung Ương lần thứ 5 của Ðảng.

Dự thảo Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày và báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng chống Tham nhũng và sơ kết giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia Phòng chống Tham nhũng đến năm 2020 do đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung Ương Ðảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng trình bày đã đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3, Luật Phòng chống Tham nhũng và những văn bản khác của Ðảng và Nhà nước về Phòng chống Tham nhũng. Các báo cáo nhận định, với việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung Ương, các Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng cấp tỉnh và các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự cố gắng của các cơ quan chức năng, công tác Phòng chống Tham nhũng trong 5 năm qua đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động, đã đạt được những kết quả quan trọng. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế. Cụ thể là, năm năm qua, công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các hành vi tham nhũng có tiến bộ. Các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng lớn. Ðã khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can; truy tố 1.603 vụ, 3.889 bị can; xét xử 1.455 vụ, 3.387 bị cáo. Ðối với tám vụ án tham nhũng trọng điểm xảy ra từ 2006 trở về trước mà Ban Chỉ đạo Trung Ương lựa chọn để chỉ đạo ngay sau khi thành lập đều đã được đưa ra xét xử dứt điểm. Ðối với 21 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp khác mà Ban Chỉ đạo Trung Ương lựa chọn để chỉ đạo đã xét xử năm vụ, Tòa án đang thụ lý hai vụ, Viện Kiểm sát thụ lý ba vụ, đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra bốn vụ, đang điều tra bảy vụ. Ðối với 20 vụ án mà Ban Chỉ đạo Trung Ương giao Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung Ương theo dõi, đôn đốc đã xét xử 12 vụ, Tòa án đang thụ lý hai vụ, Viện Kiểm sát đang thụ lý hai vụ, đình chỉ điều tra hai vụ, đang điều tra hai vụ.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các tội phạm tham nhũng trong năm năm qua có tiến bộ so với trước. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng xảy ra từ nhiều năm trước đây đã được khởi tố, điều tra, xử lý dứt điểm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi tham nhũng.

Hiện nay, công tác Phòng chống Tham nhũng được quan tâm hơn và có những bước tiến quan trọng so với thời kỳ trước khi có Nghị quyết Trung Ương 3 và Luật Phòng chống Tham nhũng. Những kết quả của công tác Phòng chống Tham nhũng đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, góp phần ổn định chính trị, xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước. Kết quả đó cũng khẳng định những chủ trương, giải pháp của Ðảng và Nhà nước được quy định trong Nghị quyết Trung Ương 3 và Luật Phòng chống Tham nhũng là cơ bản đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Tuy nhiên, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, có thể khẳng định rằng, công tác Phòng chống Tham nhũng nói chung và việc thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 nói riêng trong nhiệm kỳ vừa qua chưa đạt yêu cầu và chưa đạt được mục tiêu "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng..." như Nghị quyết đề ra. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Một số lĩnh vực có nguy cơ xảy ra tham nhũng vẫn cao và diễn biến phức tạp: quản lý, sử dụng đất đai; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý tài nguyên khoáng sản; quản lý vốn, tài sản Nhà nước, tín dụng, ngân hàng... Công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Ðáng chú ý là số vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử trong năm năm có xu hướng giảm trong khi thực trạng tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện và xử lý qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán còn ít. Trong năm năm qua, nhiều địa phương không phát hiện được vụ án tham nhũng nào qua công tác kiểm tra, thanh tra. Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chủ yếu ở cấp cơ sở và chủ yếu là đối tượng trực tiếp thực hiện; số vụ việc, vụ án có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít. Hồ sơ vụ án phải trả lại để điều tra bổ sung nhiều lần; một số vụ cho hoãn xét xử; đình chỉ vụ án, bị can; cho bị can, bị cáo tại ngoại thiếu căn cứ thuyết phục, gây khó khăn cho việc xử lý. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thiếu kiên quyết, nhiều vụ kéo dài thời hạn điều tra, xử lý; nhiều vụ có xu hướng giảm dần về tội danh, tính nghiêm trọng của tội phạm, giảm dần số bị can, bị cáo; nhiều vụ được đình chỉ, miễn xử lý hình sự; việc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ cao.

Sau khi nghe 13 ý kiến thảo luận của các đại biểu, đồng chí Lê Hồng Anh phát biểu ý kiến, khẳng định công tác Phòng chống Tham nhũng đã đạt kết quả quan trọng, tuy nhiên, cũng chưa đáp ứng yêu cầu, mong muốn của Ðảng, Nhà nước và nhân dân. Ðồng chí cho rằng, đây là một trong những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện tốt trong giai đoạn tới. Ðồng chí nhấn mạnh, để thực hiện tốt Nghị quyết Trung Ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Ðảng hiện nay thì không thể không đẩy mạnh cuộc đấu tranh Phòng chống Tham nhũng. Ðồng chí đề nghị các đại biểu, cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục đích của công tác Phòng chống Tham nhũng trong giai đoạn hiện nay; cần quán triệt đầy đủ chủ trương, giải pháp Phòng chống Tham nhũng trong Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) và Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng cũng như Nghị quyết Trung Ương 4 (khóa XI) nói trên. Sớm hoàn thiện tổ chức các cơ quan Phòng chống Tham nhũng, trước hết là kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung Ương, Ban Chỉ đạo các địa phương về Phòng chống Tham nhũng. Tăng cường công tác kiểm tra về Phòng chống Tham nhũng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng. Ðồng chí nêu rõ, trong những năm tới, công tác Phòng chống Tham nhũng vẫn là nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, nhìn chung các ý kiến phát biểu cơ bản đồng tình nhiều nội dung trong dự thảo báo cáo sơ kết năm năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 nói trên.

Về đánh giá kết quả đạt được sau năm năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) và Luật Phòng chống Tham nhũng, Thủ tướng nêu rõ, các cấp, các ngành đều đã quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 một cách nghiêm túc; công tác Phòng chống Tham nhũng, lãng phí đã đạt được những chuyển biến tích cực, có ý nghĩa quan trọng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác này. Công tác Phòng chống Tham nhũng năm năm qua đã góp phần vào thành tựu chung phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, tham nhũng đang là thách thức lớn vai trò lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước. Vì vậy, Phòng chống Tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất trong công tác xây dựng Ðảng và trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước. Công tác Phòng chống Tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ của toàn Ðảng và cả hệ thống chính trị.

Về những nhiệm vụ, giải pháp Phòng chống Tham nhũng, lãng phí trong thời gian tới, Thủ tướng khẳng định phải quyết tâm, kiên trì, đồng bộ, quyết liệt trong công tác Phòng chống Tham nhũng để xây dựng Ðảng ta, Nhà nước ta trong sạch, vững mạnh. Những nhiệm vụ, giải pháp phải thực hiện đồng bộ, trong đó đặc biệt quan tâm giải pháp phòng ngừa. Phải nâng cao hơn nữa quyết tâm, trách nhiệm cao của các cấp, nhất là của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền. Phải nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức đảng, đặc biệt là cơ sở đảng. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Ðồng thời, phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội ở các cấp, nhất là việc hoàn thiện thể chế, cơ chế trong đầu tư công, trong việc quản lý doanh nghiệp nhà nước. Cùng với đó là, phải hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý cán bộ, nhất là về tuyển dụng cán bộ, phải dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng thời, cũng phải công khai, dân chủ trong đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Phải hoàn thiện chính sách về tiền lương, đất ở, nhà ở cho cán bộ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, phải xây dựng các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để đấu tranh kịp thời với các hành vi tham nhũng. Phải tăng cường công tác giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc các cấp và nhân dân đối với bộ máy nhà nước và các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực. Và cuối cùng là phải kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng và Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng ở địa phương.

Triều Tiên tập trận bắn đạn gần biên giới Hàn Quốc

Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật tại một căn cứ Quân sự gần vùng biên giới tranh chấp với Hàn Quốc trên Hoàng Hải.

Xe tăng của Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Triều Tiên khai hỏa trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở bờ biển tây nam nước này hôm 5/3.

Xe tăng của Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Triều Tiên khai hỏa trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở bờ biển tây nam nước này hôm 5/3.

Binh sĩ Triều Tiên di chuyển phía sau các xe tăng và trong làn khói mờ của cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Binh sĩ Triều Tiên di chuyển phía sau các xe tăng và trong làn khói mờ của cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Một khẩu pháo của quân đội Triều Tiên được nhằm thẳng từ một căn cứ quân sự của nước này sang đảo Baengnyeong của Hàn Quốc

Một khẩu pháo của quân đội Triều Tiên được nhằm thẳng từ một căn cứ quân sự của nước này sang đảo Baengnyeong của Hàn Quốc

Đảo Baengnyeong là một trong những đảo tiền tiêu của Hàn Quốc, và ở cách không xa đảo Yeonpyeong từng bị Triều Tiên nã pháo hồi tháng 11/2010.

Đảo Baengnyeong là một trong những đảo tiền tiêu của Hàn Quốc, và ở cách không xa đảo Yeonpyeong từng bị Triều Tiên nã pháo hồi tháng 11/2010.

Một binh sĩ Triều Tiên cầm khẩu súng mà người này nói là được đại tướng Kim Jong-un tặng. Binh sĩ này cùng các đồng đội đang tham gia một nội dung diễn tập hôm 4/3.

Một binh sĩ Triều Tiên cầm khẩu súng mà người này nói là được đại tướng Kim Jong-un tặng. Binh sĩ này cùng các đồng đội đang tham gia một nội dung diễn tập hôm 4/3.

Một khẩu súng lục cũng được cho là quà tặng của đại tướng Kim Jong-un.

Một khẩu súng lục cũng được cho là quà tặng của đại tướng Kim Jong-un.

Các binh sĩ Triều Tiên trong cuộc tập trận bắn đạn thật. Đây là một dịp hiếm hoi một số cơ quan truyền thông nước ngoài được Triều Tiên lựa chọn tới đưa tin bài và chụp ảnh một cuộc tập trận của nước này.

Các binh sĩ Triều Tiên trong cuộc tập trận bắn đạn thật. Đây là một dịp hiếm hoi một số cơ quan truyền thông nước ngoài được Triều Tiên lựa chọn tới đưa tin bài và chụp ảnh một cuộc tập trận của nước này.

Các binh sĩ Triều Tiên đang vận chuyển vũ khí khí tài trong cuộc tập trận bắn đạn thật, bắt đầu hôm 5/3.

Các binh sĩ Triều Tiên đang vận chuyển vũ khí khí tài trong cuộc tập trận bắn đạn thật, bắt đầu hôm 5/3.

Cuộc tập trận này của Triều Tiên diễn ra không lâu sau chuyến thị sát của đại tướng Kim Jong-un tới một đơn vị pháo binh ở sát biên giới Hàn Quốc.

Cuộc tập trận này của Triều Tiên diễn ra không lâu sau chuyến thị sát của đại tướng Kim Jong-un tới một đơn vị pháo binh ở sát biên giới Hàn Quốc.

Binh sĩ Triều Tiên ngồi trên một chiếc xe tải đồng thời là bệ phóng tên lửa di động.

Binh sĩ Triều Tiên ngồi trên một chiếc xe tải đồng thời là bệ phóng tên lửa di động.

Từng chiếc bệ phóng tên lửa di động nối đuôi nhau trên con đường đất tại căn cứ quân sự của Triều Tiên.

Từng chiếc bệ phóng tên lửa di động nối đuôi nhau trên con đường đất tại căn cứ quân sự của Triều Tiên.

Một phóng viên Triều Tiên phỏng vấn một binh sĩ nước này trong cuộc tập trận bắn đạn thật hôm 4/3.

Một phóng viên Triều Tiên phỏng vấn một binh sĩ nước này trong cuộc tập trận bắn đạn thật hôm 4/3.

Khu vực Triều Tiên tập trận bắn đạn thật (trong vòng tròn màu đỏ nhạt) thuộc vùng bờ biển phía tây nam nước này, đối diện với đảo Baegnyeong của Hàn Quốc. Bản đồ này còn cho thấy Đường Giới hạn phía Bắc (màu vàng đứt đoạn) là nơi thường xảy ra căng thẳng giữa hai miền. Đường này được định ra sau Chiến tranh Triều Tiên, nhưng không được Bình Nhưỡng công nhận. Triều Tiên cho rằng đường phân định trên biển phải là đường đỏ, đi sâu xuống phía nam. Đồ họa: Stratford

Khu vực Triều Tiên tập trận bắn đạn thật (trong vòng tròn màu đỏ nhạt) thuộc vùng bờ biển phía tây nam nước này, đối diện với đảo Baegnyeong của Hàn Quốc. Bản đồ này còn cho thấy Đường Giới hạn phía Bắc (màu vàng đứt đoạn) là nơi thường xảy ra căng thẳng giữa hai miền. Đường này được định ra sau Chiến tranh Triều Tiên, nhưng không được Bình Nhưỡng công nhận. Triều Tiên cho rằng đường phân định trên biển phải là đường đỏ, đi sâu xuống phía nam. Đồ họa: Stratford

Theo Vnexpress

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt ở Ukraine

Nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ukraine trên nhiều lĩnh vực, chiều nay (7/3), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine K. Grishenko đang có chuyến thăm và làm việc tại nước ta.

Đánh giá cao kết quả Hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng K. Grishenko, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Bộ trưởng K. Grishenko lần này đóng góp thiết thực vào thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ukraine trên các lĩnh vực.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine K. Grishenko

Trong hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng K. Grishenko, hai bên đã thống nhất thực hiện Chương trình hành động triển khai các thỏa thuận hợp tác mà lãnh đạo cấp hai nước đã thống nhất. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này sẽ góp phần quan trọng đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, khoa học kỹ thuật, du lịch…

Trên cơ sở tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Ukraine, nâng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới; đồng thời khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ Ukraine tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong ASEAN.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị hai bên trao đổi để sớm đàm phán đi tới thống nhất ký kết hiệp định thương mại tự do; đề nghị Ukraine tạo thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Ukraine nhất là hàng thủy sản; tăng chỉ tiêu học bổng cho sinh viên Việt Nam sang theo học tại Ukraine; tiếp tục tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt đang học tập, sinh sống, lao động tại Ukraine có cuộc sống ổn định, hòa nhập với xã hội sở tại, qua đó đóng góp vào phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị gữa hai nước,…

Theo Bộ trưởng K. Grishenko, mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của Đoàn Ukraine nhằm đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận hợp tác mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất, đặc biệt là các thỏa thuận hợp tác trong chuyến thăm chính thức Ukraine của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 10/2011 vừa qua.

Ukraine luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam, Bộ trưởng K. Grishenko khẳng định Ukraine sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực thế mạnh, nhất là hợp tác về năng lượng, lắp ráp máy móc, khoa học kỹ thuật… Ngoài ra, Bộ trưởng K. Grishenko Ukraine cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Việt Nam đối với Ukraine trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Hai bên cùng khẳng định sẽ quan tâm hơn nữa tới hoạt động trao đổi đoàn các cấp nhằm tăng cường hợp tác, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Ukraine./.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Giá xăng tăng 2.100 đồng một lít

Bắt đầu từ 16 giờ chiều nay (7/3), giá bán lẻ các mặt hàng xăng A92 tăng 2.100 đồng một lít. Các mặt hàng dầu hỏa, diesel, mazút cũng tăng giá 600 – 2.000 đồng.

Theo công văn số 3033 vừa được Bộ Tài chính ban hành chiều 7/3, kể từ 16 giờ, giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt tăng. Cụ thể, xăng A92 tăng 2.100 đồng lên 22.900 đồng một lít và là nức tăng cao nhất trong số các mặt hàng. Dầu diezen tăng 1.000 đồng lên 21.400 đồng một lít. Dầu hoả tăng 600 đồng lên 20.800 đồng mỗi lít trong khi giá bán dầu mazut được áp dụng là 18.800 đồng, tăng 2.000 đồng.


Ảnh minh họa

Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho hay, trong hai tháng gần đây, giá xăng dầu nhập khẩu đã tăng mức cao nhất trong nhiều năm qua, từ 2% đến 7% tùy mặt hàng; mạnh nhất là xăng thành phẩm. Điều này khiến giá cơ sở hiện tại chưa tính trích quỹ bình ổn đang cao hơn giá bán khoảng 2.000 đồng một lít. Giá bán trong nước so với các nước trong khu vực đang thấp hơn 6.000-8.000 đồng. Thứ trưởng Mai khẳng định, sau khi đã giảm thuế, trích quỹ bình ổn, nếu giá cơ sở vẫn còn cao hơn giá bán, sẽ điều chỉnh ở mức hợp lý đảm bảo quyền lợi giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lần gần đây nhất, cuối tháng 3/2011, Bộ Tài chính đã quyết định tăng giá bán lẻ các loại xăng dầu thêm 2.000-2.800 đồng một lít, đưa xăng A92 lên kỷ lục mới 21.300 đồng, áp dụng từ 22h ngày 29/3.
Tại cuộc họp báo chiều 5/3 do Bộ Công thương tổ chức, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho hay, giá cơ sở xăng dầu đang vượt trên giá bán lẻ hiện hành, do đó, cần có biện pháp vận hành theo cơ chế thị trường nhưng vẫn đảm bảo kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an sinh xã hội. Lãnh đạo này nhấn mạnh, xăng dầu tăng nhiều dẫn đến lạm phát nhưng không tăng thì doanh nghiệp bị lỗ, do đó cần lộ trình và các công cụ khác nhau để xử lý. “Cụ thể tăng tháng 3, tháng 4 hay tháng nào trong thời gian tới phải bàn trong gói kịch bản chung”, ông Quyền nói.

Theo Vnexpress - http://thutuongnguyentandung.net/gia-xang-tang-2-100-dong-mot-lit.html

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đảng, Nhà nước quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng

Ngày 7/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.
Các đồng chí : Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chủ trì Hội nghị quan trọng này.

Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Đại Quang Bộ trưởng Bộ Công an, Phạm Quang Nghị Bí thư Thành ủy Hà Nội, Lê Thanh Hải Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trên cả nước.


Các đồng chí: Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị.

Đảng, Nhà nước khẳng định quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nêu rõ, Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong công tác phòng chống tham nhũng (PCTN).

Mới đây nhất, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đã xác định các nhóm biện pháp hàng đầu là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây là giải pháp mang tính trọng tâm, xuyên suốt, cấp bách nhất, đồng thời khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác PCTN.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, bên cạnh những thành tựu bước đầu, Hội nghị lần này có trách nhiệm phân tích, làm rõ những mặt hạn chế, tồn tại và yếu kém trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Luật Phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở đó, thảo luận, đề ra các biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; kiên quyết ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức kỷ cường, liêm chính; củng cố lòng tin của nhân vân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

Những chuyển biến tích cực

Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” (NQTW3) do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo nêu bật công tác triển khai thực hiện NQTW3, Luật Phòng, chống tham nhũng và một loạt văn bản khác của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng trong 5 năm qua. Theo đó, đã tạo được chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động cùng với những kết quả quan trọng.

Biểu hiện cụ thể của những chuyển biến đó là: Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về PCTN được nâng lên. Việc ban hành, triển khai NQTW3 cùng với việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng đã tạo ra khí thế mới cho công tác PCTN, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, được bạn bè quốc tế đánh giá tích cực.

Ở một số lĩnh vực, tham nhũng từng bước được kiềm chế, trong đó có lĩnh vực quản lý và sử dụng tài sản công, sử dụng vốn ODA, chi tiêu thường xuyên bằng nguồn vốn từ ngân sách, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, hải quan.

Về công tác phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, trong 5 năm qua, toàn ngành thanh tra và các cấp, các ngành đã triển khai 62.994 cuộc thanh tra, kiểm tra; đã kết thúc 52.671 cuộc. Qua thanh tra, kiểm tra đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 1.619 tập thể, 11.973 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 464 vụ việc; phát hiện thiếu sót, sai phạm về tài chính 51.999 tỷ đồng, 7.028.236 USD; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 20.743,8 tỷ đồng, 993.978 USD; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 23.770,2 tỷ đồng cùng nhiều vụ việc khác…

Trong 5 năm qua, các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng lớn (đã khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can; truy tố 1.603 vụ, 3.889 bị can; xét xử 1.455 vụ, 3.387 bị cáo).

Đối với 8 vụ án tham nhũng nghiêm trọng trọng điểm xảy ra từ năm 2006 về trước mà Ban Chỉ đạo lựa chọn để chỉ đạo ngay sau khi thành lập đã được đưa ra xét xử dứt điểm.

Đối với 21 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp khác mà Ban Chỉ đạo lựa chọn để chỉ đạo đã xét xử 5 vụ, Tòa án đang thụ lý 2 vụ, viện kiểm soát thụ lý 3 vụ, đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra 4 vụ, đang điều tra 7 vụ. Đối với 20 vụ án mà Ban Chỉ đạo giao cho Văn phòng Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc đã xét xử 12 vụ, Tòa án đang thụ lý 2 vụ, Viện kiểm sát đang thụ lý 2 vụ, đình chỉ điều tra 2 vụ, đang điều tra 2 vụ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của NQTW3 vẫn còn những hạn chế, yếu kém, trong đó nổi lên một số vấn đề như, nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục về PCTN chưa thực sự hấp dẫn; ở một số nơi, việc tuyên truyền còn mang tính hình thức, thiếu tính chiến đấu.

Nhiều chi bộ đảng không nắm chắc quan hệ xã hội của đảng viên; chưa kịp thời kiểm tra, phát hiện, xử lý những trường hợp có dấu hiệu vi phạm; một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; việc thực hiện một số chủ chương, giải pháp phòng ngừa tham nhũng chưa nghiêm túc, hiệu quả thấp; tính công khai, dân chủ trong công tác cán bộ còn hạn chế. Việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng chưa được thực hiện nghiêm; số vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử trong 5 năm có xu hướng giảm trong khi thực trạng tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp; hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN còn thấp.

Toàn cảnh hội nghị.

Nâng cao vai trò của cấp ủy Đảng, người đứng đầu trong PCTN

Đề cập tới phương hướng, nhiệm vụ công tác PCTN trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tham nhũng tiếp tục là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ; đấu tranh PCTN vẫn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Tình hình trên đòi hỏi Đảng ta phải tập trung lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, giải pháp của NQTW3 và những chủ trương, giải pháp về công tác này được xác định trong Văn kiện Đại hội XI, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) với một quyết tâm và yêu cầu mới cao hơn, nhằm đạt được những kết quả rõ rệt hơn trong những năm tới.

Với phương hướng như vậy, những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác PCTN trong thời gian tới được xác định là: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và người đứng đầu trong PCTN; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý kinh tế-xã hội; hoàn thiện chính sách, biện pháp PCTN; hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ PCTN.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi đảng viên, cán bộ, công chức và nhân nhân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng và tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp, khó khăn của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi tham nhũng, những người bao che cho tham nhũng, cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ tham nhũng nghiêm trọng, phúc tạp, được dư luận quan tâm; công khai danh tính những người thực hiện hành vi tham nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật; nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và phát huy vai trò xã hội trong phòng, chống tham nhũng; kiện toàn các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

Hội nghị sẽ diễn ra trong cả ngày 7/3.

Theo Chinhphu

Đặc nhiệm lữ đoàn 144 luyện tập

Mặc tiết trời tháng 3 còn mưa dầm đề, những người lính đặc biệt thiện chiến của Tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 (Lữ đoàn 144) thường xuyên luyện tập với cường độ cao.

Với sở trường tiếp cận, tập kích bất ngờ vào các mục tiêu và đánh gần, lực lượng Tiểu đoàn 2 được trang bị những vũ khí tối tân, hiện đại, có thể khống chế và tiêu diệt đối phương trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo an toàn cho các mục tiêu trọng yếu được giao.

Là đơn vị đi đầu trong các phong trào thi đua, hiện nay tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 đang tập trung toàn diện cho việc huấn luyện võ thuật, kĩ thuật chuyên ngành, kĩ thuật địa hình thành phố, chiếm lại mục tiêu, giải thoát con tin và chốt giữ bảo vệ mục tiêu.

Ngoài ra, đơn vị còn thường xuyên luyện tập, diễn tập với các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… nhằm chủ động ứng phó với các tình huống phức tạp.

Dưới đây là một vài hình ảnh các chiến sĩ tiểu đoàn 2 huấn luyện:


Các chiến sĩ huấn luyện đánh đối kháng.


Một thế võ kinh điển.


Đột nhập nhà cao tầng, trấn áp giải thoát con tin.


Con tin được giải thoát an toàn.