Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: Không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao trở lại


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, trong những tháng cuối năm 2012, quan điểm nhất quán là nỗ lực, quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm. Theo đó, tiếp tục ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ trong năm 2012 mà còn cho các năm tiếp theo.
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, trong 2 ngày (2-3/7), Chính phủ đã họp Phiên thường kỳ tháng 6/2012 với sự tham gia họp trực tuyến của lãnh đạo UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, đúng hướng

Trên cơ sở tập trung phân tích, đánh giá sâu những những kết quả đạt được cũng như thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế còn tồn tại, Chính phủ thống nhất nhận định, kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2012 đã đạt được kết quả khá toàn diện, đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra  trên tất cả các mặt như kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội…

nguyen tan dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy triển vọng 6 tháng cuối năm sẽ có tăng trưởng, chuyển biến tốt hơn

Nhờ thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ các biện pháp kiềm chế lạm phát nên tốc độ tăng giá đã có xu hướng giảm ngay từ tháng 7/2011 và liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2012. So với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng 1%, tháng 2 tăng 1,37%, tháng 3 tăng 0,16%, tháng 4 tăng 0,05%, tháng 5 tăng 0,18%, tháng 6 giảm (-) 0,26%.
CPI tháng 6/2012 tăng 2,52% so với tháng 12/2011 và tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là cơ sở để điều hành lạm phát mục tiêu năm nay ở mức 7-8% và tạo dư địa cho việc thực hiện chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng, chính sách tiền tệ nhằm giảm chi phí lãi vay vốn trong những tháng còn lại của năm.
Bên cạnh đó, nhiều biện pháp đã được thực hiện nhằm giảm mặt bằng lãi suất. Từ đầu năm đến nay, sau 3 lần điều chỉnh, trần lãi suất huy động đã giảm từ 14% xuống 9%. Nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay bằng VND, hiện lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở mức 12-13%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17,5%…
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tỷ giá giao dịch VND/USD trên thị trường cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện,…
Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 53,8 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 6 tháng đầu năm ước khoảng 685 triệu USD, bằng 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng, do phải tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 đạt thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước và thấp hơn so với kế hoạch đề ra, nhưng bắt đầu có xu hướng cải thiện hơn trong quý II (GDP quý I/2012 đạt 4%, quý II/2012 đạt khoảng 4,66%). Tính chung, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%.
Trong những tháng đầu năm, tuy ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào và lãi suất ở mức cao, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao… song nhờ thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp 4 tháng gần đây đã có chuyển biến và có chiều hướng cải thiện khá rõ nét, nhất là công nghiệp chế biến. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) hai tháng đầu năm tăng 3,9%, 4 tháng tiếp theo tăng cao hơn ở mức 6,5 – 8%, trong đó chỉ số IIP công nghiệp chế biến tăng 7–9%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 2 tháng đầu năm (2,4%).
Chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần, từ 34,9% trong tháng 3 giảm xuống lần lượt là 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và tháng 5, đến tháng 6 giảm xuống 26% so với cùng thời điểm năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển tương đối ổn định. Giá trị sản xuất toàn ngành ước tăng 3,8%, trong đó nông nghiệp tăng 3%, lâm nghiệp tăng 5,7%, thủy sản tăng 5,8%.
Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012 ước tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2011. Hoạt động du lịch tiếp tục diễn ra sôi động, 6 tháng đầu năm 2012, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước trên 3,36 triệu lượt, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2011.
Về thực hiện mục tiêu bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội như hỗ trợ tín dụng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số để ổn định chỗ ở, phát triển sản xuất; hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo; trợ cấp xã hội (thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên cho gần 2,3 triệu người thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội); đào tạo nghề cho lao động nông thôn; điều chỉnh mức lương tối thiểu; hỗ trợ hơn 33 nghìn tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 18 địa phương để cứu trợ kịp thời cho người dân trong kỳ giáp hạt và dịp Tết Nguyên đán…
Trong lĩnh vực lao động, việc làm, 6 tháng đầu năm 2012, ước giải quyết việc làm cho khoảng 735.000 lao động, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 45,9% chỉ tiêu kế hoạch năm.
Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tiếp tục có chuyển biến tích cực. So với cùng kỳ, trong 6 tháng đầu năm 2012, số vụ tai nạn giao thông giảm 21,6%, số người chết giảm 16,7% và số người bị thương giảm 21,6%.
Khẳng định những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, tình hình kinh tế-xã hội vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước; lạm pháp có chiều hướng giảm ở mức thấp hơn so với định hướng điều hành; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do lãi suất còn cao và không đáp ứng được các điều kiện vay;…

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Ổn định kinh tế vĩ mô – nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững
Nhấn mạnh giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô được coi là yếu tố quyết định, mang tính nền tảng, nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, bên cạnh việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, phải nhất quán thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước thực hiện tái cấu trúc kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh để bảo đảm thực hiện đạt mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 đã đề ra.
Cho biết những khó khăn, thách thức mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt trong đó có khó khăn về thị trường tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản như lúa gạo, cao su, cá tra…, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát mong muốn sớm có chính sách hỗ trợ nông dân thông qua tái cơ cấu nợ, cho vay mới; có chính sách hợp lý để hỗ trợ các hộ nông dân nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh… đồng thời cũng cho rằng các địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ rừng,…
Nhấn mạnh chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần nhưng chưa nhiều, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp giải quyết hàng tồn kho, nhất là qua xúc tiến thương mại ở thị trường ngoài nước và thị trường nội địa.
Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích sản xuất đối với những lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, các hoạt động dịch vụ, du lịch chất lượng cao. Thực hiện các biện pháp để duy trì đà tăng trưởng cao của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có đóng góp quan trọng thực hiện kế hoạch xuất khẩu, tạo nhiều việc làm như lúa gạo, hải sản, dệt may, giầy dép,…
Các Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh cho rằng cần phải có đánh giá tổng thể hệ thống tiêu thụ nông sản trên thị trường, qua đó xây dựng lại hệ thống các kênh tiêu thụ nông sản hợp lý hơn nhằm đảm bảo lợi ích cho người nông dân; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu, đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay theo chiều hướng giảm của chỉ số giá tiêu dùng. …
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý trong xử lý nợ xấu cần phân tích tường tận cơ cấu nợ và việc xử lý không chỉ chờ đợi vào các giải pháp mang tính dài hạn mà phải áp dụng cả các giải pháp mang tính ngắn hạn và phải triển khai ngay từ lúc này.
Đồng thời, các thành viên Chính phủ cũng nhấn mạnh quan điểm cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng như tăng cường hoạt động bảo lãnh khoản vay, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, dành ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng nhiều lao động….

Chung sức, chung lòng

Dự họp trực tuyến Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2012, lãnh đạo các địa phương đều bày tỏ sự đồng tâm, nhất trí, khẳng định sự quyết tâm cao độ trong việc bám sát, triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm cùng cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2012 và các năm tiếp theo, nhất là mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giữ tăng trưởng ở mức hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội…
Sau khi nêu bật những kết quả đạt được cũng như phân tích những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Lai Châu, Nghệ An, Phú Yên, Gia Lai… đề nghị Chính phủ tiếp tục có sự chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với các địa phương trong tháo gỡ, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; chỉ đạo các biện pháp kích thích kinh tế nhưng không làm ảnh hưởng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát; xem xét việc ứng trước vốn ngân sách 2013 cho các dự án, công trình cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2012 để phục vụ cho các mục tiêu tăng trưởng và phát triển; sớm điều chỉnh các tiêu chí về nông thôn mới theo hướng linh hoạt hơn cho phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của từng địa phương; hỗ trợ địa phương thực hiện công tác di dân, tái định cư khi xây dựng các dự án thủy điện…
Đồng thời, lãnh đạo của nhiều tỉnh, thành phố cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành cơ chế khả thi để các địa phương thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng cường nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ ngư dân bám biển và làm giàu từ biển…
Về những đề nghị nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các Bộ, ngành chức năng đã dành thời gian xem xét, trao đổi và cho ý kiến cụ thể ngay tại phiên họp.

Kiên định các mục tiêu đã đề ra

Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, với nỗ lực chung của cả nước, trong 6 tháng đầu năm 2012, kinh tế-xã hội của đất nước tiếp tục có chuyển biến tích cực, đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra. Những kết quả đạt được khá toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, tái cơ cấu kinh tế, bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội,…
“Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy triển vọng 6 tháng cuối năm sẽ có tăng trưởng, chuyển biến tốt hơn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định.

Tiếp tục mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Tiếp tục mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, qua đánh giá tình hình và kết quả thực hiện những tháng đầu năm, quan điểm nhất quán trong những tháng cuối năm 2012 vẫn là kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm. Theo đó, tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo, đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững.
Đồng thời, tập trung thúc đẩy, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thúc đẩy tăng trưởng nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát cao trở lại, không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.
Với tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều hành ổn định tỷ giá.
Thủ tướng chỉ rõ, cần linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.
Đồng thời, tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Thực hành tiết kiệm triệt để, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa.
Nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu thông qua các hàng rào kỹ thuật, xây dựng cơ chế chính sách cụ thể để một mặt thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, mặt khác kiểm soát chặt chẽ lượng hàng nhập khẩu. Thắt chặt công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo.
Bộ Tài chính tính toán các khả năng về thu chi ngân sách, không để đảo lộn thu chi ngân sách, kiểm soát kỹ lại nguồn thu; giữ mức bội chi ngân sách không vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua; thực hiện chính sách tài khóa một cách hợp lý, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế. Đồng thời, cần có biện pháp hỗ trợ thuế đúng đối tượng ưu tiên nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý vốn đối ứng nhằm thúc đẩy nhanh các dự án ODA; thu hút mạnh đầu tư nước ngoài vào các công trình, nhà máy sử dụng công nghệ cao; tiếp tục chỉ đạo khẩn trương cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia,… nhằm kích thích nhu cầu trong nước; xem xét việc ứng trước vốn đầu tư năm 2013 cho các công trình, dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2012, 2013.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý các Bộ, ngành, địa phương cần quan tâm hơn nữa tới công tác bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động mất việc từ các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, giải thể hoặc ngừng hoạt động; dành sự quan tâm thỏa đáng đến công tác chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân; đưa chỉ tiêu bảo hiểm y tế trở thành một trong những chỉ tiêu phấn đấu trong phát triển kinh tế-xã hội vào năm 2013. Đồng thời, tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cao, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm;…
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, các Bộ, ngành, địa phương chủ động cung cấp, định hướng thông tin, đối thoại về các chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công. Các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm trước đất nước, trước nhân dân; thông tin trung thực, khách quan về mọi mặt kinh tế-xã hội nhằm định hướng dư luận xã hội, tạo đồng thuận, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong năm 2012 và các năm tiếp theo.
* Tại Phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về lộ trình và phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng; phương án thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước theo cơ chế thị trường; dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống khủng bố; Tờ trình về dự án Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai;…
Nguyễn Hoàng (VGP)

‘Lưỡi dao’ biểu tình: chơi không cẩn thận thì đứt tay


Biểu tình ở Việt Nam, liên quan đến các xung đột trên biển Đông diễn ra theo một kịch bản gần như không đổi kể từ 2007.

Mô típ lặp lại và thông điệp ngầm

Bao giờ cũng vậy, các cuộc biểu tình đều bắt nguồn từ việc Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam (1). Sau đó, Nhà nước lên tiếng phản đối để thông báo cho toàn dân biết điều này. Trong dư luận hình thành làn sóng phẫn nộ với hành động hỗn xược của Trung Quốc, người dân có nhu cầu biểu thị tình cảm ái quốc và biểu tình là một lựa chọn. Hào hứng với cách thức này nhất là nhóm những người có tư tưởng chống đối nhà nước. Đây cũng là thường là nhóm tích cực kêu gọi tổ chức biểu tình (2). Tiếp đó, các cuộc biểu tình (thường có hơn một cuộc) diễn ra với sự tham gia của cả phái “chống nhà nước” - và những người - tạm gọi là phái “thân nhà nước” - ghét Trung Quốc, nhưng không chống chế độ.
Trong các cuộc biểu tình này, mọi người thường hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc mạnh mẽ như “Trung Quốc, hàng xóm to xác xấu bụng”, “Trung Hoa vĩ đại, xử sự tầm thường”, “Biển Đông của chúng ta không phải ao nhà của nó”… (Có những khẩu hiệu nặng nề hơn theo “style” của những năm 1980 không hợp lắm với tình hình biển đảo nên người viết không nêu ra ở đây). Tuy ít, nhưng các khẩu hiệu cũng được viết bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh và tiếng Trung) như “Say NO to U-line, Say YES to UNCLOS”, China, stop invading Vietnam, Paracel Islands & Spratly Islands belong to Vietnam… Các khẩu hiệu này, đôi khi, còn sai chính tả hay ngữ pháp. Ví dụ như nhà báo Xuân Bình từng diễn tả khẩu hiệu “Paracel Islands & Spratly Islands belong to Vietnam” rất đơn giản là “Hoang Sa, Truong Sa of Vietnam”.
Trong các cuộc biểu tình, những người thuộc phái “chống nhà nước” luôn chăm chăm lồng ghép các nội dung chống Nhà nước để đạt mục đích chính trị của họ. Ví dụ, năm 2007, sinh viên Kim Duy (người tự xưng là cháu ngoại ông Kim Ngọc, cố bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc) đã trưng bức tranh châm biếm cả Trung Quốc lẫn Nhà nước Việt Nam. Năm 2011, người ta trưng biểu ngữ “Vì đâu nên nỗi?”. Còn năm 2012 là biểu ngữ “Hãy ‘hành động’ xứng đáng với tiền thuế của dân”…
Điểm thú vị ở chỗ, các cuộc biểu tình luôn diễn ra vào chủ nhật, ngày mà mọi người được nghỉ - gồm cả lực lượng chức năng - bất chấp sự kiện khơi mào cho nó diễn ra từ đầu tuần, thậm chí tuần trước nữa. Ban đầu, các cuộc biểu tình này được tạo điều kiện và diễn ra êm thấm. Lực lượng chức năng không can thiệp, không để xảy ra va chạm. Thậm chí, ở Hà Nội, họ còn phân luồng giao thông để đoàn người biểu tình tuần hành qua các con phố, hoặc đi trên vỉa hè (năm ngoái) hoặc đi dưới lòng đường (năm nay). Đến gần trưa thì đoàn người biểu tình tự giải toán hoặc được thuyết phục giải tán.
Tuy nhiên, khi biểu tình tái diễn nhiều lần, nó không nhận được những ưu đãi như thế nữa. Các lực lượng chức năng thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ để giải tán từ rất sớm. Họ phân tách đoàn người biểu tình thành các nhóm nhỏ, thuyết phục và đôi khi cưỡng chế đối với những người muốn tiếp tục biểu tình (thường là người phái “chống nhà nước”).
Một số ý kiến cho rằng, qua hành động của lực lượng chức năng có thể đoán được thái độ của Nhà nước với hoạt động biểu tình. Khi có sự ủng hộ ngầm, các lực lượng chức năng đảm bảo cho biểu tình được diễn ra suôn sẻ. Khi không “bật đèn xanh”, biểu tình nếu được khơi lên thì cũng diễn ra rất ngắn ngủi. Năm 2011, lần đầu tiên Thông tấn xã Việt Nam phá tan sự im lặng vốn có của truyền thông Nhà nước với các cuộc biểu tình bằng cách gọi đây là hoạt động tự phát, “tụ tập để thể hiện lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc”. Dù không công nhận, hoặc chỉ công nhận ở mức thấp như trên, nhưng với nhiều người, rõ ràng Nhà nước đã có động thái ủng hộ biểu tình bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ.
Với thông điệp được cho là kín đáo này, phái “thân nhà nước” khá nhạy cảm. Khi nhận biết, họ tự nguyện giải tán hoặc không tham gia ngay từ đầu. Còn những người thuộc phái “chống nhà nước” luôn tìm cách kéo dài các cuộc biểu tình và cách chống lại sự điều hành trật tự trị an. Đôi lúc sự lì lợm này đã gây ra các vụ đụng độ. Năm 2011, một người biểu tình tên Đức, sống ở khu ĐH Bách Khoa, Hà Nội bị một người khác - mặc thường phục - đạp vào mặt. Những sự vụ như vậy, dù chẳng ăn nhằm gì với hoạt động trấn áp biểu tình ở nước ngoài, được phái “chống nhà nước” và các đài báo phương Tây hướng địa phương ưu tiên thổi phồng, cốt đào sâu ngăn cách giữa người biểu tình với lực lượng chức năng và làm xấu hình ảnh Nhà nước.
'Lưỡi dao' biểu tình: chơi không cẩn thận thì đứt tay
'Lưỡi dao' biểu tình: chơi không cẩn thận thì đứt tay
Trong các mô tả của phái này, lực lượng chức năng là “những kẻ bán nước”, còn những người bị khống chế và cách ly khỏi hoạt động biểu tình như yếu tố bất ổn tiềm tàng thường được tôn vinh như những anh hùng. Năm 2007, một em học sinh tên Huyền Hương bị tạm giữ (không quá nửa ngày) được báo đài Hải ngoại vinh danh là “xứng danh con cháu Bà Trưng – Bà Triệu”. Còn trong năm 2011, một người phụ nữ nên tên Minh Hằng được phái “chống nhà nước” bầu chọn là “nhân vật của năm”. Người này từng hùng hồn tuyên bố yêu nước bằng cả “máu trên và máu dưới”. Trên hai vai bà ta còn săm chữ “nợ nước” – “thù nhà” (sau người ta mới hiểu ý nghĩa cao siêu của mấy chữ đó là “cục nợ của đất nước” và “kẻ thù của gia đình”).
Tóm lại: Đầu tiên Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, Nhà nước lên tiếng phản đối, phái “chống nhà nước” nhân dịp kích động biểu tình. Biểu tình nổ ra với sự tham gia của “chống nhà nước” lẫn “thân nhà nước”. Trong khi “thân nhà nước” biểu tình trong khuôn khổ thì phái “chống nhà nước” luôn tìm vượt quá, gây rối và chống lại người thi hành công vụ. Các năm 2007, 2011, 2012 đều diễn ra như vậy.

Con dao hai lưỡi

Những sự kiện hiếm hoi như vậy trong đời sống chính trị - xã hội Việt Nam sẽ luôn được truyền thông quốc tế săn đón. Trong khi các xuất bản phẩm hướng địa phương (BBC, RFA, RFI tiếng Việt…) tìm cách khoét sâu quan hệ Nhà nước – người biểu tình thì các xuất bản phẩm quốc tế (tiếng Anh) thường tập trung vào những mâu thuẫn giữa Việt Nam – Trung Quốc và đặt nó trong bối cảnh địa chính trị khu vực. Trong đó, Trung Quốc được mô tả như kẻ bắt nạt to xác. Bị phản đối, vì những hành vi sai trái, dù ở đâu, cũng là mất thể diện, đây là điều tối kỵ với một quốc gia đang tô vẽ cho mình sự “trỗi dậy hòa bình” như Trung Quốc.
Bên cạnh nỗ lực đa quốc tế hóa đề biển Đông, hiện đại hóa quân đội để tạo thế răn đe (thậm chí, bí mật thực thi các biện pháp vũ lực bảo vệ chủ quyền), đầu tư nhiều tiền của cho các đảo tiền tiêu ở Trường Sa, việc thả cho cuộc biểu tình đầu tiên nhưng lại thu hẹp dần các cuộc biểu tình tiếp theo, Nhà nước Việt Nam vừa xả bớt sự giận dữ của dư luận trong nước đối với các hành vi gây hấn của Trung Quốc, vừa làm bẽ mặt Bắc Kinh trước cộng đồng quốc tế nhưng lại không cho nước này cái cớ leo thang.
Bên cạnh đó, các cuộc biểu tình là hàn thử biểu thăm dò thái độ của người dân, nhất là tầng lớp thanh niên, tới các vấn đề quốc gia đại sự cũng như sự tin tưởng đối với chế độ và cả mẫn cảm công dân của họ. Thông qua các cuộc biểu tình, tinh thần ái quốc và lòng tự hào dân tộc được lan tỏa mạnh mẽ, giống những gì mà BBC mô tả về cuộc biểu tình năm 2007 – người viết không nhớ chính xác nhưng đại ý là - “lần đầu tiên, tình cảm ái quốc của thanh niên xứ này vốn chỉ thể hiện qua các giải bóng đá có đội tuyển quốc gia tham dự, nay đã chuyển sang vấn đề trọng yếu của an ninh quốc gia”.
Trên mạng còn có những tranh cãi bất tận về việc “nên hay không nên tham gia biểu tình”. Trong số những người trả lời không, ngoài người bàng quan, số còn lại đặt trọn niềm tin chính trị của họ vào sự chỉ đạo (ra mặt) của Nhà nước. Những người trả lời có, ngoài phái “chống nhà nước”, là những người muốn giải tỏa tâm lý chống Trung Quốc, biểu lộ tinh thần yêu nước của họ một cách công khai. Bên cạnh đó, cũng có người băn khoăn giữa hai dòng nước vì đi biểu tình ở Việt Nam vẫn là điều nhạy cảm (bởi chưa có văn bản luật tạo hành lang pháp lý thực hiện hoạt động này). Thêm vào đó, nỗi sợ “bị lợi dụng” như con ngáo ộp ám ảnh nhiều người. Dù vậy, những người tham gia biểu tình từng thể hiện “sức đề kháng khá cao” với các âm mưu lợi dụng. Năm 2007, trong cuộc biểu tình thứ hai (16/12), các thành viên diễn đàn Tathy đã đá đít, tống cổ (theo nghĩa đen của những từ này) Phạm Hồng Sơn, một nhân vật bất đồng chính kiến khỏi đoàn biểu tình. Họ biết, sự xuất hiện của Sơn không đảm bảo an toàn cho cuộc tuần hành của những người yêu nước chân chính. Tuy nhiên, “sức đề kháng” là một đại lượng biến thiên. Trong cuộc biểu tình 1/7/2012, sự thiếu vắng các thành viên phái “thân nhà nước” là dịp để phái “chống nhà nước” lấn lướt và trương các khẩu hiệu có ý chỉ trích Nhà nước. (Trong lần biểu tình này, các biểu ngữ chống Trung Quốc tuy nhiều, nhưng lại hết sức khiêm tốn về hình thức).
Từ những ghi nhận trên đây, có thể đưa ra một số nhận định, biểu tình ở Việt Nam liên quan đến xung đột trên biển Đông là chuỗi những “kích thích – đáp ứng” đi từ đối ngoại tới đối nội. Nhà nước, vì muốn kiềm chế sự hung hăng Trung Quốc nên đã để vài cuộc biểu tình diễn ra (thường chỉ là cuộc biểu tình đầu tiên). Phái “chống nhà nước” thường nhân cơ hội này để lồng ghép các nội dung chỉ trích Nhà nước và nỗ lực kích động tăng số lần biểu tình, gây rối, phá hoại trật tự trị an, tiến tới bạo loạn lật đổ. Một phần, do thái độ cực kỳ năng nổ của phái “chống nhà nước” đối với biểu tình, một bộ phận dân chúng mạnh dạn hơn thể hiện nhu cầu bày tỏ quan điểm chống Trung Quốc. Khi tham gia các hoạt động này, họ có thể tỉnh táo và làm chủ tình hình như những gì diễn ra hồi năm 2007 nhưng nếu không đủ lượng để biến đổi thành chất, họ dễ bị bất lực và chìm nghỉm trong chuẩn bị, tính toán và lấn lướt như những gì diễn ra ngày 1/7 vừa rồi.
Tựu chung lại, biểu tình là công cụ điều tiết của Nhà nước để đối phó với Trung Quốc nhưng lại là một con dao dễ làm đứt tay người sử dụng. Nếu như những lần trước, bài “thả cho biểu tình lần đầu, ngăn các cuộc biểu tình lần sau” phát huy hiệu quả công kích Trung Quốc, thì đến nay, nó cần thêm chất xúc tác để bảo đảm biểu tình diễn ra mà Nhà nước không chịu cảnh gậy ông đập lưng ông.
SIMACAI
____________________________________________
Ghi chú:
(1) Năm 2007, cuộc biểu tình ngày 9/12 và 16/12 bắt nguồn từ việc Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là đơn vị hành chính Tam Sa.
Năm 2011, các cuộc biểu tình (hơn 10 cuộc, bắt đầu từ ngày 5/6) bắt nguồn từ việc Trung Quốc cho tàu phá hoại hoạt động thăm dò của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ở khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Năm 2012, cuộc biểu tình ngày 1/7 diễn ra sau khi Trung Quốc tuyên bố nâng cấp cái gọi là đơn vị hành chính Tam Sa lên cấp thành phố. Đồng thời, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) tiến hành mời thầu trái phép 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế gọi đây là âm mưu biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp, nhằm hiện thực hóa đường 9 đoạn “liếm trọn” biển Đông (U-line hay còn gọi là “đường lưỡi bò”)..
(2) Đôi khi, để kiếm cái cớ biểu tình, nhóm này còn núp bóng các phát ngôn của quan chức Nhà nước. Năm 2011, phái này lấy việc ủng hộ Thủ tướng Việt Nam đề xuất xây dựng Luật Biểu tình để có cớ xuống đường gây rối. Năm 2012, phái này kêu gọi biểu tình để “ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được thông qua”.
Theo Reds.vn

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Ẩn họa từ Baidu Trà đá quán


Không chỉ gây thiệt hại cho tổ chức và doanh nghiệp, các website dịch vụ có chứa mã độc do thám người dùng.
Mạng xã hội Baidu Trà đá quán (thuộc sở hữu của Baidu Trung Quốc) đã lợi dụng những thiếu sót về mặt pháp lý trong Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet để tiến hành hoạt động tại Việt Nam.

Không kiểm soát được nội dung

Nghị định 97 không quy định tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải đặt máy chủ hay có văn phòng đại diện và tư cách pháp nhân tại Việt Nam. Lợi dụng điều này, mạng xã hội Baidu Trà đá quán đã không đăng ký giấy phép hoạt động tại Việt Nam, không cần tư cách pháp nhân, máy chủ thì đặt ở nước ngoài… nhưng vẫn ung dung hoạt động trên mạng internet Việt Nam.
Việc trang mạng xã hội Baidu Trà đá quán của Trung Quốc hoạt động ở Việt Nam đã gây lo lắng cho cộng đồng mạng
Việc trang mạng xã hội Baidu Trà đá quán của Trung Quốc hoạt động ở Việt Nam đã gây lo lắng cho cộng đồng mạng
Từ đây, dẫn đến tình trạng các cơ quan chức năng Việt Nam không kiểm soát được nội dung, cách thức hoạt động của trang mạng này, đồng thời gây ra thất thu thuế cho Nhà nước, thiệt hại cho tổ chức và doanh nghiệp trong nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đang xây dựng dự thảo nghị định mới để thay thế Nghị định 97. Theo dự thảo lần 2 của nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng mới thay thế Nghị định 97 cũ được đưa ra vào tháng 10-2011, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam buộc phải có văn phòng đại diện hoặc tư cách pháp nhân tại Việt Nam và đặt máy chủ tại Việt Nam.
Đến tháng 5-2012, dự thảo lần 3 của nghị định mới này lại quy định phải thành lập văn phòng hoặc chỉ định tổ chức, cá nhân đại diện tại Việt Nam. Hiện tại, Bộ TT-TT vẫn đang tiếp tục hoàn thiện, bổ sung dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 97 và sẽ trình lên Chính phủ để ban hành.

Do thám người dùng

Trong 2 ngày 1 và 2-7, Báo Người Lao Động đã nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về việc sau khi vào một số website dịch vụ của Baidu Trung Quốc thì máy tính xuất hiện nhiều hiện tượng lạ. Nhiều bạn đọc cho biết khi truy cập các website này, người dùng được yêu cầu cài thêm một số ứng dụng không rõ nguồn gốc vào máy tính. “Khi tôi truy cập các website này thì Windows đưa ra cảnh báo không an toàn” - một bạn đọc phản ánh.
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và An ninh mạng Athena, cho rằng đây là hiện tượng các website có chứa các mã độc để do thám người dùng. Một khi người dùng truy cập những website này, các mã độc sẽ xâm nhập máy tính, thu thập mọi thông tin và truyền về cho hacker.
“Nếu mắc phải hiện tượng này, người dùng nên gỡ bỏ các ứng dụng lạ, quét virus cho máy tính và tốt nhất là mang đến cho các chuyên gia để xử lý triệt để” - ông Thắng khuyên.

Đã cấp tên miền cho Baidu Trà đá quán

Ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), cho biết như trên và khẳng định đây chỉ là việc bình thường
BẢO TRÂN thực hiện
* Phóng viên: Thưa ông, VNNIC đã cấp tên miền cho trang mạng xã hội Baidu Trà đá quán của Trung Quốc?
- Ông Trần Minh Tân: Việc cấp tên miền cho mạng xã hội Baidu Trà đá quán của Trung Quốc đã được hoàn tất và đây là việc bình thường vì thực ra tên miền chỉ là công cụ. Người Việt Nam đăng ký tên miền quốc tế được thì quốc tế họ cũng được quyền đăng ký tên miền tại Việt Nam. Đây là theo thông lệ quốc tế, chỉ có ràng buộc là tất cả các chủ thể đăng ký tên miền “.vn” phải bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ theo đúng điều kiện cung cấp tên miền.
Sau khi cung cấp tên miền xong mà chủ thể đưa vào hoạt động trong những lĩnh vực phải xin phép thì phải tuân thủ quy định của luật pháp Việt Nam.
* Cộng đồng mạng đang bày tỏ sự lo ngại về tính bảo mật khi tham gia trang mạng xã hội Baidu Trà đá quán?
- Việc này phải hỏi các cơ quan quản lý nội dung. Nếu không cấp tên miền cho họ thì họ có thể dùng tên miền khác vì đây chỉ là công cụ để truy cập trang mạng đó. Còn bản thân nội dung của trang mạng đó mới là vấn đề phải xem xét.
* Trước sự phản ứng của cộng đồng mạng cũng như những cảnh báo của các chuyên gia đối với an toàn thông tin, VNNIC có tính đến việc thu hồi tên miền đã cấp cho trang mạng xã hội Baidu Trà đá quán?
- Về việc này, Cục Quản lý Phát thanh - truyền hình và Thông tin điện tử, Thanh tra Bộ TT-TT sẽ phải thanh tra, kiểm tra khi trang mạng này hoạt động. Trên cơ sở vi phạm (nếu có) và bị xử lý với hình thức bổ sung là thu tên miền thì VNNIC sẽ tiến hành thu hồi theo Nghị định 28/2009 của Chính phủ.

Bộ Công an đánh giá nhiều vấn đề thời sự nổi cộm


Ngày 29-6, lãnh đạo Bộ Công an giao ban trực tuyến với Công An các tỉnh, thành phố về tình hình công tác 6 tháng đầu năm 2012. Thượng tướng Đặng Văn Hiếu - Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an đã nêu ra 7 vấn đề nổi cộm để các Tổng cục, Công an địa phương thảo luận.

Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiều nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Ảnh: V.T
Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiều nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Ảnh: V.T

Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiều nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Ảnh: V.T
Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiều nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Ảnh: V.T

“Nóng” an ninh mạng và biển Đông


Về tình hình biển Đông, phản ứng của các bên sau khi Quốc hội thông qua Luật biển, Thiếu tướng Nguyễn Chí Thành - Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh 1 cho biết, phía Trung Quốc đã phản ứng quyết liệt bằng động thái cụ thể như thành lập TP Tam Sa, mời thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Phản ứng của các nước về những động thái của Trung Quốc trên biển Đông là tương đối yếu ớt, ngoại trừ Philippines vì có những tranh chấp cụ thể trên biển với Trung Quốc. Tại Nhật, dư luận cho rằng nên học Việt Nam để đối phó với Trung Quốc trong các tranh chấp trên biển giữa hai bên. Mỹ cho rằng, Trung Quốc có những đòi hỏi vượt quy định quốc tế, nhất là việc mời thầu khai thác 9 lô dầu khí.

Về tình hình tội phạm an ninh mạng hiện nay, Thiếu tướng Nguyễn Chí Thành nói rất đáng lo ngại. Việc lộ lọt thông tin vẫn diễn ra, cho thấy cơ chế bảo vệ an ninh mạng chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, hiện xuất hiện các hacker nghi có sự bảo trợ của các nước xâm phạm hệ thống máy móc trong nước để thu thập thông tin. Nhưng nguy hiểm hơn vẫn là tình trạng lợi dụng các trang web phản động, tung tin thất thiệt, bôi nhọ lãnh đạo, chống lại Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân.

Trong khi đó, Trung tướng Hoàng Kông Tư - Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II cho biết, các đối tượng phản động đang chống phá, xuyên tạc, tạo dư luận phản ứng xung quanh việc thực hiện các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước như Nghị quyết Trung ương 4, Sửa đổi hiến pháp 1992. Nguy hiểm hơn là việc tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, làm phức tạp tình hình,... Trong 6 tháng đầu năm 2012, CA đã thu 9.135 tài liệu, trong đó 4.200 tài liệu chiến tranh tâm lý phản động. Việc tụ tập, khiếu kiện vẫn tiếp diễn ra trong 6 tháng qua với các nội dung mới như có sự liên kết, có tổ chức, có chỉ đạo, cho dù các đoàn kéo về Hà Nội không đông.

Giao ban trực tuyến tại đầu cầu Đà Nẵng. Ảnh: VĂN THUẤN
Giao ban trực tuyến tại đầu cầu Đà Nẵng. Ảnh: VĂN THUẤN

Tội phạm chuyển hóa


Trung tướng Phan Văn Vĩnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát PCTP cho biết, tội phạm đâm thuê, chém mướn, siết nợ, đòi nợ thuê ngày càng diễn biến phức tạp. Trong 6 tháng qua đã xảy ra 183 vụ làm 33 người chết, 122 người bị thương. Đáng báo động có vụ đòi nợ thuê ngay ban ngày, chỉ có 80 triệu đồng, không đòi được, đối tượng đã tẩm xăng đốt con nợ. Các vụ án cờ bạc, cá độ bóng đá qua mạng, đặc biệt mùa Euro này cũng diễn ra với số lượng nhiều, qui mô lớn, hầu hết đều có vũ khí nóng. Điển hình ngày 28-6, khi phá vụ đánh bạc bằng hình thức cá độ của đối tượng Phạm Văn Cường ở Bắc Ninh CA đã thu giữ được 8 khẩu súng các loại. Hoặc mới đây vụ Lê Văn Lùng ở TPHCM tổ chức cá độ bóng đá, mỗi trận trong mùa Euro thu về số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Mặc dù trước và trong mùa Euro, CA đã gỡ 95 web cá độ, giảm 60%.

Đáng báo động hơn là tội phạm ngày càng trẻ hóa. Trong 6 tháng qua, CA đã phá 3.601 vụ phạm tội là trẻ vị thành niên. Tính chất của loại tội phạm này cũng rất nguy hiểm, có vụ học sinh lớp 6 giết bạn để cướp xe đạp ở Bắc Ninh, học sinh lớp 8 ở Thái Bình giết người cướp của. Có 69 vụ giết người thân trong gia đình, trong đó có vụ con giết cả cha lẫn mẹ ruột vì không cho tiền đi cá độ bóng đá. Cũng theo Trung tướng Phan Văn Vĩnh, trong 6 tháng qua đã xảy ra 35 vụ tội phạm ngân hàng, làm thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó 36 đối tượng là cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó, có những vụ lừa đảo với sự tham gia của 24 đối tượng, thiệt hại 4 ngàn tỷ đồng, hoặc vụ Vinaline thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.

Song song với đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, công tác xây dựng, củng cố lực lượng được Bộ Công an triển khai thực hiện quyết liệt. Thiếu tướng Trần Bá Thiều – Tổng Cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng cho biết, tới hết tháng 5 đã có 755 trường hợp CBCS sai phạm, giảm 2,83%. Tuy giảm về số lượng, nhưng tại một số địa phương, CBCS lại có sai phạm nghiêm trọng, nổi bật như vụ đánh chết người ở Hà Nội (CA Hà Nội đã nhanh chóng bắt, xử lý 8 chiến sĩ CAH Thạch Thất); vụ một chiến sĩ CA Ninh Bình đánh lái xe; vụ một chiến sĩ CA Hậu Giang nhận hơn 1 tỷ đồng để chạy việc... Thiếu tướng Trần Bá Thiều cho biết thêm, một số địa phương lãnh đạo chưa là ngọn cờ gương mẫu để cấp dưới noi theo. Thời gian tới, toàn ngành sẽ tập trung triệt tiêu tiêu cực, nhân lên hình ảnh đẹp của người CAND, để xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh.

Trọng tâm và quyết liệt


Thượng tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Đánh giá tình hình 6 tháng qua, Bộ trưởng nêu bật diễn biến thế giới, khu vực phức tạp đan xen, tạo bất ổn chính trị. Trong nước, tình hình kinh tế vẫn khó khăn, giảm phát, hàng tồn kho, lao động thất nghiệp, giá cả bất thường... là điều kiện để các thế lực thù địch, phản động lưu vong gia tăng hoạt động chống phá, gây bất ổn ANTT. An ninh thông tin lỏng lẻo, sơ hở, chưa chấp hành nghiêm, triệt để các quy định dẫn tới nguy cơ gián điệp điện tử bên ngoài thâm nhập hết sức nghiêm trọng. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh thông tin hết sức cấp bách.

Tại các địa bàn chiến lược tiềm ẩn nhiều bất an, các vụ khiếu kiện có nguy cơ bùng phát thành điểm nóng, bộc lộ tính chất phản kháng, tính liên kết. Tội phạm trẻ hóa, băng nhóm xã hội đen, sử dụng vũ khí nóng, giết người, tội phạm liên quan tới tín dụng, cá độ bóng đá, ma túy tổng hợp..., gia tăng nghiêm trọng. Mặc dù tình hình phức tạp, song lực lượng Công an đã triển khai nhiều biện pháp, kế hoạch hiệu quả qua đó giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện lớn, quan trọng của đất nước. Nhiều đợt tấn công tội phạm đạt kết quả đề ra. lực lượng Công an cũng đã ngăn chặn, vô hiệu hóa nhiều vụ móc nối phá hoại của các đối tượng lưu vong, phần tử phản động. Nhiều vụ án trọng điểm, gây bức xúc trong dư luận đã được khám phá nhanh, giúp củng cố lòng tin của nhân dân.

Về nhiệm vụ sắp tới, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh, cần tăng cường bám sát tình hình trong nước và quốc tế, nhất là tình hình biển Đông; giải quyết hiệu quả các vấn đề khiếu kiện, các loại tội phạm nguy hiểm, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí nóng, vật liệu nổ; siết chặt quản lý xã hội, tránh tình trạng để người nước ngoài vào mở phòng khám tư, nuôi tôm, đi lừa đảo..., mà không nắm được tình hình.

Theo Công an Đà Nẵng

[Video] Bình luận về lời kêu gọi biểu tình của Việt Tân

Một video cũ, nhưng khá ý nghĩa. Ban biên tập xin được đăng tải để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề "Lời kêu gọi biểu tình"


Tôi không phải là một nhà báo, không phải là một nhà văn, cũng không phải là một nhà bình luận viên chuyên nghiệp. Tôi chỉ là một người Việt Nam bình thường đang sinh sống ở nước ngoài, vì quá bức xúc với những kẻ mượn danh yêu nước để hòng khuấy đục quê hương cho nên tôi mới lên tiếng.

Tôi sinh ra cuối chiến tranh và chiến tranh đã gây nhiều bất hạnh trên quê hương Việt Nam mà bản thân tôi cũng là một người đã từng phải gánh chịu. Chính vì thế tôi hiểu sự ác nghiệt của nó và rất quí trọng nền hòa bình của nước nhà hôm nay.

Đất nước còn rất nhiều vấn đề phải làm, tệ đoan xã hội còn nhan nhản trên khắp đất nước, đặc biệt là nhiều người lạm dụng chức quyền, làm giàu trên mồ hôi xương máu của bà con mình. Nếu tất cả chúng ta đều yêu nước thì hãy đấu tranh với nó, nhưng mong các bạn đừng bao giờ để cho người khác lợi dụng mình.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Nhân nhượng là mất chủ quyền


Nếu chần chừ, e ngại và thỏa hiệp với phía Trung Quốc, không hoạch định được một chiến lược hợp lý, chúng ta sẽ luôn ở trong tình trạng bị động đối phó và dần dần sẽ mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông.

Bài viết của PGS.TS Nguyễn Bá Diến - Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Giám đốc Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội.

Hiện nay, thách thức của Trung Quốc đối với chủ quyền biển, đảo của Việt Nam ở biển Đông là hết sức nghiệm trọng. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong mấy chục năm sau kể từ sự kiện này, Trung Quốc liên tục tiến hành các bước chuẩn bị về lập pháp, cơ sở pháp lý quốc tế và lịch sử, hành chính, chính trị và ngoại giao, thông tin tuyên truyền và sức mạnh quân sự để thực hiện ý đồ bành trướng ở biển Đông.

Nhân nhượng là mất chủ quyền
Nhân nhượng là mất chủ quyền

Chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc


Nhà nước Trung Quốc đã ban hành Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1992, Luật về Đường cơ sở năm 1996, Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998, Luật về các Hải đảo năm 2010; thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để “quản lý” trái phép các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam năm 2007… Mới đây (tháng 6.2010), Trung Quốc ban hành Cương yếu phát triển hải dương với tầm nhìn 2020, hoàn thiện các chính sách mới để quản lý, sử dụng, bảo vệ hải đảo, đặc biệt là đảo không có người nhằm vào khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Các hoạt động khác còn bao gồm: chương trình hỗ trợ, ưu đãi các tỉnh Quảng Tây và Hải Nam triển khai đăng ký quyền sở hữu đất đai, quản lý địa chính ở Hoàng Sa của Việt Nam và các đảo không người trên biển Đông; quy định đặt cột mốc và tên gọi hải đảo năm 2011, quy chế khai thác du lịch tới Hoàng Sa và xây dựng mở rộng các cơ sở, trạm đón tiếp trên đảo, mở đường cho việc lấn chiếm dân sự đối với các đảo nằm trên vùng biển của Việt Nam và các quốc gia khác.

Đồng thời với việc tăng cường tiềm lực hải quân và không quân (gồm cả tàu sân bay), đến nay, Trung Quốc bắt đầu triển khai chiến lược độc chiếm Biển Đông, thực hiện yêu sách chủ quyền trên thực địa thông qua các hoạt động như: tăng cường tập trận, trấn áp, khiêu khích quân sự (năm 2010 Trung Quốc đưa cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải vào tập trận có quy mô lớn nhất từ trước đến nay); thực hiện “quân sự hóa hàng hải và quân sự hóa hoạt động dân sự” cho đội tàu giám ngư đi tuần tra vùng biển, kiểm tra, truy đuổi, sách nhiễu, thậm chí bắt giữ ngư dân của các nước đang hoạt động; đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt hàng năm trên biển Đông, ngăn cản tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam; sử dụng sức mạnh kinh tế để đe dọa các đối tác, gia tăng sức ép đối với hoạt động hợp pháp của các bên có chủ quyền tai biển Đông (ngăn cản và đe dọa các công ty nước ngoài thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam, liên tục đưa các tàu khảo sát cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn khu vực Hoàng Sa và các lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam…

Ngày 26.5 và ngày 9.6.2011, Trung Quốc đã ngang ngược cho tàu vào cắt cáp địa chấn tàu thăm dò của Việt Nam đang hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam... Thực chất, đây là sự mở màn của cuộc xâm chiếm trên biển nhằm vào Việt Nam với quy mô chưa từng có trong lịch sử khu vực và thế giới. Mục tiêu của hành động này rất rõ ràng: một là, lấn chiếm gần như toàn bộ diện tích biển Đông, trùm lên một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò”; Hai là, khẳng định độc quyền đối với toàn bộ tài nguyên thiên nhiên trong khu vực biển này; và ba là, chiếm toàn bộ các quần đảo nằm trong “đường lưỡi bò”, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Làm gì để bảo vệ chủ quyền?


Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể giữ được chủ quyền biển, đảo của mình ở biển Đông hay không? Câu trả lời là: Nếu chần chừ, e ngại và thỏa hiệp với phía Trung Quốc và không hoạch định được một chiến lược hợp lý, chúng ta sẽ luôn ở trong tình trạng bị động đối phó và dần dần sẽ mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông. Nếu chúng ta có bản lĩnh, trí tuệ thì với thế và lực của Việt Nam trong sức mạnh về chính trị, ngoại giao và pháp lý trong bối cảnh thế giới tương đối thuận lợi hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể giữ vững chủ quyền biển, đảo ở biển Đông.

Vấn đề đáng bàn lúc này là chúng ta cần làm gì để bảo vệ vững chắc chủ quyền ở biển Đông? Để làm phá sản âm mưu độc chiếm biển Đông và thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, làm phá sản tham vọng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc…, một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của chúng ta là xác định được mục tiêu chiến lược hợp lý của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Không được nhân nhượng


Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu chiến lược của chúng ta cần bao gồm bốn bộ phận cấu thành.

Một là, mục tiêu hàng đầu là bảo vệ bằng được thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Thực chất của nhiệm vụ này là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong đó tài nguyên dầu khí và tài nguyên cá. Đây là khu vực vực biển thuộc sổ đỏ quốc gia, là quyền đương nhiên của các quốc gia ven biển theo Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc, không một ai có thể cướp đoạt được. Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý với bất cứ giá nào, không được nhân nhượng. Chỉ cần một nhân nhượng nhỏ là chúng ta sẽ mất tất cả.

Trọng tâm nhiệm vụ là ngăn chặn việc Trung Quốc cho tàu vào quấy phá các hoạt động thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của các phương tiện Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế; đồng thời ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc đặt giàn khoan hay những cấu trúc nhân tạo đầu tiên trên thềm lục địa của Việt Nam. Chúng ta cần dồn toàn bộ lực lượng, mọi phương tiện và tiến hành mọi biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý và quân sự cần thiết để đạt mục tiêu này với bất cứ giá nào. Hành vi gây hấn như đối với tàu Bình Minh 2 ngày 26.5.2011 hay đối với tàu Viking II ngày 9.6.2011 trên vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam, nếu để tiếp tục tái diễn, thì sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu và hết sức nguy hiểm. Một giàn khoan hay cấu trúc nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc, nếu đặt được trên thềm lục địa của Việt Nam sẽ giống như một “lỗ thủng” trên tuyến đê phòng ngự thềm lục địa. Nếu để xảy ra sự cố này, toàn bộ tuyến đê phòng ngự có thể bị sụp đổ, không cứu vãn được.

Hai là, kiềm chân Trung Quốc trên các đảo ở quần đảo Hoàng Sa, không để Trung Quốc áp dụng điều 47 Công ước Luật Biển năm 1982, lấy quần đảo Hoàng Sa làm các điểm cơ sở để xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý trùm lên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Để đạt mục tiêu này, chúng ta cần sử dụng các căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc nhằm tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này

Có thể trong nhiều năm nữa, chúng ta chưa thể thu hồi được quần đảo Hoàng Sa, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta mất chủ quyền đối với quần đảo này. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm quần đảo là một hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và Công ước Luật biển năm 1982, nên không có giá trị xác lập chủ quyền. Chính vì vậy, chúng ta phải đấu tranh bền bỉ, không được lùi bước, không được nhân nhượng. Chỉ cần chứng minh cho thế giới thấy rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam với đầy đủ những căn cứ lịch sử và pháp lý, chúng ta cũng đã có thể bước đầu ngăn bước tiến của Trung Quốc vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ba là, đồng thời với việc tiếp tục hoàn thiện bộ hồ sơ pháp lý với đầy đủ các chứng cứ và lập luận khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, trên thực tế, chúng ta cần đấu tranh giữ nguyên trạng tại khu vực quần đảo này. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần liên kết với các nước khác là các bên tranh chấp để tạo ra đối trọng với Trung Quốc; đồng thời kiềm chân Trung Quốc trên các điểm mà họ đang chiếm giữ trái phép, không để Trung Quốc lấy quần đảo Trường Sa làm điểm cơ sở ( áp dụng điều 47 Công ước Luật Biển năm 1982) để xác lập các vùng biển lấn sâu vào vùng biển phía Tây Nam của Việt Nam. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được vì giữ nguyên trạng Trường Sa cũng là mong muốn của các nước tranh chấp khác tron khu vực.

Bốn là, xác định phạm vi 12 hải lý cho các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở vận dụng quy định của luật biển quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là điều 121 Công ước Luật biển 1982, theo đó những đảo không có điều kiện cho con người sinh tồn và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Thực hiện được mục tiêu này sẽ giúp chúng ta thu hẹp đến hơn 95% diện tích của khu vực tranh chấp trên biển Đông; đồng thời góp phần kiềm chân Trung Quốc trên các đảo mà họ đang chiếm giữ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Như vậy, xác định được mục tiêu chiến lược hợp lý có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là định hướng cho việc hoạch định chiến lược và đề ra những biện pháp cần thiết trước mắt và trong những thập kỷ tới, góp phần làm phá sản tham vọng thôn tính biển Đông của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, góp phần giữ gìn hòa bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.

Khi lòng yêu nước bị lợi dụng

Tôi đi công tác ở Trường Sa 16 ngày về, lạc hậu thông tin vô cùng. Nhưng một trong những tin tức cập nhật đầu tiên khi chuẩn bị về đến đất liền là những "lời kêu gọi" xuống đường "tuần hành" (hoặc cái gọi là "biểu tình") phản đối Trung Quốc...

(Bài viết của tác giả Vua Nguyen, ban quản trị trích đăng).




Mục đích chính của cuộc kêu gọi lần này thoạt nghe có vẻ rất hay: phản đối sự khiêu khích của Trung Quốc đối với biển Đông bằng việc mời thầu các lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của chúng ta và ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc Hội thông qua.

Mặc dù về đến nhà đã khá khuya, mặc dù còn bộn bề công việc riêng sau chuyến đi dài ngày, tôi vẫn cố dành thời gian lướt qua hàng chục trang web để nắm “tinh thần” của cuộc phát động lần này.

Và sáng nay (1/7/2012), sau khi mọi chuyện đã xảy ra, tôi có một vài suy nghĩ xin mạo muội nói thẳng: Một lần nữa, lòng yêu nước của nhiều người dường như đã bị lợi dụng…

…Kết thúc cái gọi là biểu tình, tuần hành ôn hòa, tôi lướt qua hàng chục trang web: nổi bật lên không phải là sự thỏa mãn của lòng yêu nước chính đáng mà là sự hả hê của những tổ chức, cá nhân khi đã tập hợp được một lượng người cần thiết xuống đường để cho thấy “Chính quyền, công an phải vất vả”, để cho thấy những tổ chức, cá nhân đó có thể hiệu triệu được mọi người, để có thể “tập dần thói quen phản kháng của người dân với chính quyền”.

Khi lòng yêu nước bị lợi dụng
Khi lòng yêu nước bị lợi dụng

Những bài viết ở các trang web, blog, facebook miêu tả việc bắt bớ, đánh đập, đàn áp, tôn vinh những “ngọn cờ” với những thông tin “thêm mắm, dặm muối”, mô tả những chi tiết (qua lời kể, thậm chí là trí tưởng tượng phong phú của một ai đó) đầy rẫy trên mạng, từ đó những dòng phản hồi (conments) của một số phần tử mang tính bắc cầu (lấy chuyện biểu tình chống Trung Quốc nói sang chuyện chế độ hiện nay, lấy chuyện yêu nước để đả kích Chính quyền, Công an…) tiếp tục xuất hiện, càng nhiều, và cuối cùng kết luận chung của những bài viết này cho buổi sáng hôm nay là “…một chiến thắng của những công dân Việt Nam trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội ngày hôm nay”.

Các bạn đã nhận thấy mục đích chính của những kẻ phát động biểu tình lúc này chưa? Đó chính là sự lợi dụng lòng yêu nước.

Những “ngọn cờ” như Bùi Thị Minh Hằng, Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Huỳnh Công Thuận, Juse Lê Duy… nếu đủ tỉnh táo các bạn có thể nhận ra họ là ai và vì sao họ lại luôn hăng hái xuống đường biểu tình bất cứ lúc nào miễn có lý do nào đó. Những “ngọn cờ” ấy, nếu chịu khó tìm đọc trên các trang web (thậm chí là những trang web của các tổ chức phản động khác nhau ở hải ngoại) cũng có thể vạch trần bộ mặt thật của họ.

Những khẩu hiệu, phát ngôn của họ sặc mùi đả kích chính quyền, đả kích chế độ nhưng lại mặc màu áo “bảo vệ biển đảo quê hương”. Chính vì thế, tôi không ngạc nhiên khi thấy những băng rôn kiểu “Hãy hành động xứng đáng tiền thuế của nhân dân”, “đoàn kết dân tộc, tôn giáo…” xuất hiện, thậm chí, tôi còn kinh bỉ kẻ đã viết băng rôn với hình ảnh Ngọc Trinh mang dòng chữ “đầu hàng Trung Quốc thì cạp đất mà ăn à?”. Đó chính là sự lợi dụng lòng yêu nước.

Tôi từ Trường Sa về. Suốt 16 ngày ở nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc, tôi đủ kiến thức và sự tự tin để khẳng định với các bạn rằng: Việt Nam chúng ta đng làm rất tốt việc giữ gìn biển đảo quê hương. Chúng ta vẫn tiếp tục khai thác tài nguyên, khoáng sản, vẫn tiếp tục phát triển kinh tế biển để làm giàu cho Tổ quốc mà không có bất cứ kẻ ngang ngược nào có thể cản trở.... Hãy suy nghĩ cách nào đó để lính đảo bớt cực nhọc giúp họ vững tay súng, cách nào đó để ngư dân bớt khổ giúp họ yên tâm bám biển, hãy đóng góp những gì có thể khi Tổ quốc cần, như vậy chính là yêu nước.

Xuống đường chung “chiến tuyến” với những kẻ cơ hội, góp phần giúp chúng đạt được mục đích hay là suy nghĩ chín chắn để có hành động phù hợp, các bạn hãy tự quyết định.

VUANGUYEN (FACEBOOK)