Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Sự giả mạo THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC của các nhân sĩ trí thức


Tiếp theo bài viết Sự thật về Nguyễn Phương Uyên với truyền đơn và âm mưu khủng bố”. Bạn đọcTrường Sa gửi cho BBT bài viết “Sự giả mạo THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC của các nhân sĩ trí thức . BBT xin gửi đến mọi người toàn bộ nội dung bài viết này.
***
Liên quan đến việc bắt tạm giam, khởi tố hai đối tượng Nguyễn Phương Uyên (20 tuổi, ở Bình Thuận, sinh viên ĐH Công nghệ Thực phẩm TP HCM) và Đinh Nguyên Kha (TP Tân An, tỉnh Long An). Hai người này bị cho là “có dấu hiệu của tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Tôi sẽ đưa ra những phân tích về sự giả mạo “THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC của các nhân sĩ trí thức”.
Thư giả mạo
Sau khi “Thư cầu cứu khẩn cấp” được cho là của các sinh viên trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TP HCM được các trang web, blog phản động tung hô trên mạn, được dịp la ó ầm ĩ, chĩa mũi dùi vào công an và bảo vệ Nguyễn Phương Uyên mà không nói gì đến hành vi của em này và tổ chức lôi kéo, xúi giục em. (Đại diện của trường này xác nhận, những thông tin về danh sách là giả mạo và ghi sai cả mã số sinh viên). Thì trên mạng lại xuất hiện THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC của 144 (74) nhân sĩ trí thức” do GS. Hoàng Tụy đứng đầu.
Mọi người để ý có 2 bức thứ, 1 bức đứng tên 144 người, một bức đứng tên 74 người. Qua sự bất nhất này đã nói lên sự giả mạo của nó rồi. Theo tôi, bức thư này cũng được các phần tử xấu tính toán, làm trước và tung lên mạng nhằm tạo áp lực lên Chính quyền. Nhưng việc làm trên lại dấu đầu hở đuôi:
Chính GS. Hoàng Tụy khẳng định về sự giả mạo của nó“tôi được biết có bức thư giả mạo nói là của 74 người trong đó có tên tôi, và nhiều bạn khác, gửi Chủ Tịch Nước. Tôi xin khẳng định tính chất giả mạo của bức thư đó, và tuyên bố rõ tôi không hề ký tên vào một bức thư nào gửi Chủ Tich Nước”.
Ngoài ra, đọc qua danh sách những người có tên toàn là những cái tên quen thuộc, đã từng có tên trong rất nhiều đơn thư giả mạo trước đây. Chỉ có những kẻ ngây thơ mới tin bức thư là sự thật. Nếu muốn, tôi có thể làm được “danh sách” còn hoành tráng, với những tên tuổi lẫy lừng hơn thế.
Thêm vào đó, danh sách chỉ có tên và chức vụ mà không thấy chữ ký càng thể hiện rõ sự giả tạo “cấp thấp” của nó.
Hai đối tượng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
Nội dung bức thư Tại đây
Phản ứng lại sự việc trên, một blogger đã bức xúc lên tiếng về số trí thức có trong danh sách :Mấy “chí” vừa kí cọt thư khẩn gửi Chủ tịch nước xin giải cứu cho  “bé” Nguyễn Phương Uyên. Dân gian có câu “xúi trẻ con ăn cứt gà sáp”. Già xuống lỗ đến nơi để đám nít ranh trên internet nó phỉnh cho, “nhét cứt gà sáp vào mồm”. Vụ này, còn đầy nguyên  mồm luôn.
Tuần chay nào cũng có nước mắt.
Vẫn bằng ngần ấy gương mặt.
Vẫn một kiểu thư từ kiến nghị, lập luận trên những chứng cứ hình như, có lẽ, nghe nói… ngô chả ra ngô, ngọng chả ra ngọng.
Giá trị của những chữ kí, nó nằm ở hiệu quả sau đó anh đạt được, chứ không phải ở chỗ vô số học hàm học vị trưng kẹp theo nó. Thậm chí, giá trị không nằm cả ở chỗ số đông.
Xét theo tiêu chuẩn đó, thì mấy chí hiện đã bèo đến mức chỉ còn giá trị hài hước sau từng ấy lần kí cọt.
Đang sửa đổi hiến pháp đấy, đang tái cơ cấu kinh tế đấy, đang  chống tham nhũng đấy… tri thức thể hiện ở những chỗ “đòn xoay chế độ” như thế đi, đằng này, toàn bu vào những chuyện, họa may xếp ngang tầm anh Phèo.
***
Kết luận: Nói đến đây để thấy được sự giả tạo của bức thư đó. Không lẽ Giáo sư Hoàng Tụy và các trí thức khác lại “ngây thơ” đến thế ?. Một chuyện phản động rõ như ban ngày như thế mà còn ủng hộ thì quả là phí cho các “nguyên khí của quốc gia”. Còn nếu các trí thức không làm vậy thì theo logic, Bức thư đó là giả mạo !!!
Sau đây là Danh sách trong bức thư mà các phần tử xấu đã tính toán và tung lên mạng nhằm tạo áp lực lên Chính quyền:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày 30 tháng 10 năm 2012
Kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
Sao kính gửi:
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Văn phòng Chủ tịch Quốc hội
Văn phòng Trung ương Đảng
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CÙNG KÝ TÊN:
1.
Hoàng Tụy
GS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện IDS
Hà Nội
2.
Ngô Bảo Châu
GS TS, Đại học Chicago, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán của Việt Nam (VIASM)
Hoa Kỳ
3.
Ngô Huy Cẩn
GS TSKH, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Hà Nội
4.
Trần Lưu Vân Hiền
PGS TS
Hà Nội
5.
Trần Việt Phương
Nguyên thành viên Viện IDS
Hà Nội
6.
Trần Đức Nguyên
Nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
Hà Nội
7.
Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Giám mục Giáo phận Vinh
Nghệ An
8.
Nguyễn Đình Đầu
Nhà nghiên cứu
TP HCM
9.
Bùi Ngọc Tấn
Nhà văn
Hải Phòng
10.
Hồ Ngọc Nhuận
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
TP HCM
11.
Huỳnh Tấn Mẫm
Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975
TP HCM
12.
Lê Hiếu Đằng
Nguyên Phó Tổng thư ký UBTƯ Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP HCM, đại biểu HĐND TP. HCM khóa IV, V
TP HCM
13.
Lê Công Giàu
Nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist)
TP HCM
14.
Nguyễn Quang A
TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS
Hà Nội
15.
Phùng Liên Đoàn
TS, chuyên viên an toàn điện hạt nhân, Oak Ridge, Tennessee
Hoa Kỳ
16.
Nguyễn Huệ Chi
Nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam
Hà Nội
17.
Phạm Toàn
Nhà giáo
Hà Nội
18.
Nguyễn Thế Hùng
GT TS, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
Đà Nẵng
19.
Trần Văn Thọ
GS TS, Đại học Waseda, Tokyo
Nhật Bản
20.
Trần Quốc Thuận
Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
TP HCM
21.
Nguyên Ngọc
Nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS
Hà Nội
22.
Nguyễn Trung
Nguyên thành viên Viện IDS, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan
Hà Nội
23.
Tương Lai
Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Viện IDS, nguyên thành viên Tổ Tư vấn và Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
TP HCM
24.
Chu Hảo
Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức
Hà Nội
25.
Lê Đăng Doanh
TS, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
Hà Nội
26.
Phạm Duy Hiển
GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS
Hà Nội
27.
Hoàng Dũng
PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM
TP HCM
28.
Tống Văn Công
Nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động
TP HCM
29.
Đào Hùng
Phó Tổng biên tập Tạp chí Xưa & Nay, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
Hà Nội
30.
Huỳnh Công Minh
Linh mục
TP HCM
31.
Huỳnh Kim Báu
Nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
TP HCM
32.
Phạm Xuân Phương
Đại tá, Cựu chiến binh
Hà Nội
33.
Nguyễn Thị Ngọc Toản
Đại tá, Giáo sư bác sĩ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Sản, Quân y Viện 108
Hà Nội
34.
Tô Văn Trường
TS, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam
TP HCM
35.
Nguyễn Xuân Diện
TS, Viện Hán Nôm
Hà Nội
36.
Kha Lương Ngãi
Nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng
TP HCM
37.
Trần Văn Long
Nguyên Phó Bí thư Thành Đoàn TP HCM, nguyên Phó giám đốc Công ty Du lịch TP HCM (Saigontourist)
TP HCM
38.
Trịnh Đình Ban
Luật sư, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM
TP HCM
39.
Hồ Ngọc Cứ
Luật gia, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
TP HCM
40.
Hạ Đình Nguyên
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng Hội Sinh viên Học sinh trước 1975
TP HCM
41.
Cao Lập
Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới
TP HCM
42.
Tạ Duy Anh
Nhà văn
Hà Nội
43.
Hoàng Hưng
Nhà thơ
TP HCM
44.
Thanh Thảo
Nhà thơ, Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam
Quảng Ngãi
45.
Lưu Trọng Văn
Nhà báo
TP HCM
46.
Lê Hiền Đức
Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế
Hà Nội
47.
Trần Thanh Vân
Kiến trúc sư
Hà Nội
48.
Trần Thị Băng Thanh
PGS TS, nguyên cán bộ Viện Văn học
Hà Nội
49.
Phạm Khiêm Ích
GS TS, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Thông Tin thuộc UBKHXHVN trước đây
Hà Nội
50.
Lê Văn Tâm
Cựu Chủ tịch “Tổ chức người Việt tại Nhật Bản đấu tranh cho Hòa bình và Thống Nhất đất nước”, nguyên Chủ tịch Tổng hội Người Việt Nam tại Nhật Bản
Nhật Bản
51.
Đặng Đình Cung
ME, DS, DBA
Pháp
52.
Vo Van Giap
Kỹ sư, Toronto, Ontario
Canada
53.
Khương Quang Đính
Chuyên gia công nghệ thông tin, Paris
Pháp
54.
Đoàn Viết Hiệp
Pháp
55.
Trần Minh Khôi
Kỹ sư điện toán, Berlin
Đức
56.
Hà Sĩ Phu
TS
Đà Lạt
57.
Nguyễn Thanh Giang
TS
Hà Nội
58.
Nguyễn Đăng Hưng
GS TS, Giáo sư Danh dự Thực thụ Đại Học Liège, Bỉ
TP HCM
59.
Vũ Quang Việt
Nguyên chuyên viên cấp cao về thống kê kinh tế của Liên Hiệp Quốc
Hoa Kỳ
60.
Trần Hải Hạc
Nguyên PGS Đại học Paris 13
Pháp
61.
Lê Phú Khải
Nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam
TP HCM
62.
Nguyễn Quốc Thái
Nhà báo
TP HCM
63.
Huỳnh Ngọc Chênh
Nhà báo
TP HCM
64.
Phạm Đình Trọng
Nhà văn
TP HCM
65.
Tô Lê Sơn
Kỹ sư
TP HCM
66.
Nguyễn Lê Thu Mỹ
Nguyên chiến sĩ biệt động, quân báo khu Sài Gòn – Gia Định, cựu tù Côn Đảo
TP HCM
67.
Lê Thân
Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng thư ký Lực lượng nhân dân tranh thủ dân chủ Đà Lạt
Nha Trang
68.
Tuấn Khanh
Nhạc sĩ
TP HCM
69.
Vũ Hồng Ánh
Nghệ sĩ cello
TP HCM
70.
Phạm Xuân Yêm
Nguyên Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học, làm việc tại Đại học Pierre & Marie Curie, Paris
Pháp
71.
Nguyễn Trường Tiến
GS TS, Chủ tịch Hội Cơ học Địa chất Việt Nam
Hà Nội
72.
Tran Van Binh
TS, Kỹ sư, Maintal / Frankfurt
Đức
73.
Ton That Hung
Kỹ sư Lâm nghiệp
Hoa Kỳ
74.
Trần Văn Cung
Kỹ sư luyện kim, Sulzbach-Rosenberg
Đức
75.
Trần Thu Thủy
Nội trợ, Sulzbach-Rosenberg
Đức
76.
Nguyễn Đức Hiệp
Chuyên gia khoa học khí quyển, Office of Environment & Heritage, NSW
Australia
77.
Tiêu Dao Bảo Cự
Nhà văn tự do
Đà Lạt
78.
Bùi Minh Quốc
Nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng
Đà Lạt
79.
Trần Minh Thảo
Viết văn
Lâm Đồng
80.
Hà Dương Tường
Nguyên Giáo sư Đại học Compiègne
Pháp
81.
Ly Hoàng Ly
MFA Candidate 2013, Art in Studio - Sculpture Department School of the Art Institute of Chicago
Hoa Kỳ
82.
Hoàng Ngọc Biên
Nguyên Giáo sư thỉnh giảng, Phân khoa Giáo dục, Đại học Bách khoa Sài Gòn (73-75)
Hoa Kỳ
83.
Nguyễn Thế Quang
Nhà giáo, San Jose
Hoa Kỳ
84.
Phan Quốc Tuyên
Kỹ sư tin học, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Geneva
Thụy Sĩ
85.
Hà Thúc Huy
PGS TS, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
TP HCM
86.
Nguyễn Viện
Nhà văn
TP HCM
87.
Nguyễn Hòa
Trang mạng Văn chương Việt
TP HCM
88.
Vũ Thế Khôi
Nhà giáo ưu tú
Hà Nội
89.
Vũ Thế Cường
TS, Kỹ sư Cơ khí, Munich
Đức
90.
Lê Mạnh Đức
Kỹ sư
TP HCM
91.
Đặng Thị Hảo
TS, nguyên cán bộ Viện Văn học
Hà Nội
92.
Nguyễn Tiến Dũng
TS, nguyên giảng viên Đại học Kỹ thuật Quân sự. Hiện là Ủy viên BCH Hội Tự động hóa Việt Nam
Hà Nội
93.
Nguyễn Hồng Khoái
Chuyên viên Tư vấn Tài chính, Hội viên CLB Kế toán trưởng toàn quốc, Hội viên hội Tư vấn Thuế Việt Nam
Hà Nội
94.
Nguyễn Thị Khánh Trâm
Nghiên cứu viên Viện VHNT Việt Nam – Phân viện TP HCM
TP HCM
95.
Nguyễn Đức Tường
GS TS, nguyên Giáo sư Đại học Ottawa, Canada, Quebec
Canada
96.
Đào Xuân Dũng
Bác sĩ
Hà Nội
97.
Triệu Xuân
Nhà văn
TP HCM
98.
Vũ Trọng Khải
PGS TS, Chuyên gia kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
TP HCM
99.
Xà Quế Châu
Đầu bếp
TP HCM
100.
Song Chi
Đạo diễn
Đan Mạch
101.
Nguyễn Đăng Nghĩa
TS, nguyên Đại biểu HĐNDTP/HCM Khóa VII, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, Phân bón và Môi trường phía Nam
TP HCM
102.
Nguyễn Thiện Công
Kỹ sư Cơ khí
Đức
103.
Nguyễn Lân Thắng
Hà Nội
104.
Lê Dũng
Hà Nội
105.
Nguyễn Chí Tuyến
Hà Nội
106.
Nguyễn Hồng Kiên
Hà Nội
107.
Lê Gia Khánh
Hà Nội
108.
Ngô Quỳnh
Hà Nội
109.
Phan Văn Phong
Hà Nội
110.
Lê Hồng Phong
Hà Nội
111.
Trương Minh Tam
Ninh Bình
112.
Nguyễn Hữu Khiêm
Bắc Ninh
113.
Bùi Tiến Hưng
Hà Nội
114.
Nguyễn Thế Anh
Hà Nội
115.
Hoàng Anh
Hà Nội
116.
Vũ Quốc Ngữ
Hà Nội
117.
Nguyễn Tường Thụy
Hà Nội
118.
Lê Hùng
Hà Nội
119.
Lê Anh Hùng
Hà Nội
120.
Từ Anh Tú
Bắc Giang
121.
Nguyễn Chí Đức
Hà Nội
122.
Ngô Thùy Trang
Hà Nội
123.
Đinh Trần Nhật Minh
Hà Nội
124.
Lê Thị Hồng Hạnh
Hà Nội
125.
Ngô Nhật Đăng
Hà Nội
126.
Vũ Triệu Bảo Ngọc
Hà Nội
127.
Bùi Thị Huệ
Hưng Yên
128.
Hà Thị Vân
Bắc Ninh
129.
Phạm Thanh Nghiên
Hải Phòng
130.
Hoàng Thị Hà
Hà Nội
131.
Bùi Thanh Hiếu
Hà Nội
132.
Bùi Việt Hà
Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường
Hà Nội
133.
Nguyễn Mậu Cường
Nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội (từ 1966 đến 1995), PGS Đại học Agostinho – Luanda
Angola
134.
Nguyễn Văn Tạc
Nhà giáo, đã nghỉ hưu
Hà Nội
135.
Đặng Thị Hải Ninh
Hưng Yên
136.
Nguyễn Hữu Tùng
Hà Nội
137.
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Hà Nội
138.
Nguyễn Thúy Hà
Hà Nội
139.
Phạm Vương Anh
Cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Kỹ sư kinh tế, đã nghỉ hưu
Nghệ An
140.
Hà Văn Thùy
Nhà văn
TP HCM
141.
Lê Mạnh Chiến
Hưu trí
Hà Nội
142.
Hà Dương Tuấn
Cố vấn công nghệ thông tin
Pháp
143.
Vũ Cao Đàm
PGS TS, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
Hà Nội
144.
André Menras – Hồ Cương Quyết
Chủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP)
Pháp
Bạn đọc Trường Sa

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Vụ Phương Uyên: Không khinh mới lạ


Liên quan đến vụ việc bắt tạm giam, khởi tối hai đối tượng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Một số blogger đã viết lên suy ngẫm của mình về phản ứng của một số người trong vụ việc trên với những ngôn từ mang phong cách rất “blogger”. BBT xin chia sẻ với mọi người những góc nhìn đáng suy ngẫm này.

* Ban Admin Hội NNGBPĐ trên Facebook: Sau sự kiện Nguyễn Phương Uyên bị công an VN bắt vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước, các trang mạng lề trái lại được dịp la ó ầm ĩ, chĩa mũi dùi vào công an VN và bảo vệ Nguyễn Phương Uyên mà không nói gì đến hành vi của em này và tổ chức lôi kéo, xúi giục em. Dĩ nhiên người một nhà nên phải bênh nhau thôi.

Truyền đơn mà em Phương Uyên cùng các thành viên khác của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” rải có câu “Cộng Sản VN là tay sai của Cộng Sản TQ , thông đồng với ngoại bang TQ”.

Thử hỏi dựa vào cái gì mà dám khẳng định như đinh đóng cột thế?

Gieo rắc truyền đơn có nội dung lếu láo, kích động, đòi lật độ ĐCS, “tuyên truyền chống phá NNVN”, Phương Uyên đã phạm vào điều 88 BLHS, tội đó thì vào tù có oan uổng gì ? Ở đây chúng tôi không muốn trách em Uyên, em còn nhỏ dại nên dễ bị xúi giục.

Kẻ đáng lên án là cái tổ chức tự xưng là “Tuổi trẻ yêu nước”– kẻ đã đứng sau chuyện này. Chúng hèn nhát, không dám đứng ra nhận trách nhiệm, còn xúi giục gia đình em P.Uyên đi kiện cáo .
Hình ảnh của HỘI NHỮNG NGƯỜI GHÉT BỌN PHẢN ĐỘNG trên Facebook
Hình ảnh của HỘI NHỮNG NGƯỜI GHÉT BỌN PHẢN ĐỘNG trên Facebook
“Tuổi trẻ yêu nước” là một tổ chức chống cộng ở nước ngoài do mấy ông bà già U50, U60 lập ra – toàn là những cựu binh chế độ VNCH. Tự vỗ ngực xưng là “yêu nước” mà lại đi treo cờ vàng ba sọc đỏ, hô hào CSVN là tay sai TQ, nhưng lại đi tôn thờ cái chế độ tay sai ngụy quyền của Mỹ. Đến cái biểu tượng cũng phải đi ăn cắp ý tưởng của PVN, chính tả thì vẫn còn sai dấu hỏi, dấu ngã mà đòi kêu gọi nhân dân đứng về phía mình để lật đảng CS. Nằm mơ giữa ban ngày à?

Kết luận: Yếu tố chính nghĩa là yếu tố quan trọng nhất để kêu gọi lòng dân. “Tuổi trẻ yêu nước” gồm tập hợp những kẻ không có tài cũng không có đức, bợ đít ngoại bang thì lấy đâu ra chính nghĩa ? Rốt cuộc cũng y chang như mấy tổ chức chống cộng khác, chẳng làm được gì cho Tổ Quốc, đi đâu cũng bị kiều bào người VN khinh ghét. Còn về phần những bạn trẻ, hãy tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc của bọn này, đừng để lòng yêu nước bị lợi dụng.

Các bạn xem thêm clip này của tổ chức TTYN thì sẽ rõ bộ mặt phản động của chúng:

Trong này nói rõ: nội dung truyền đơn là “đả đảo độc tài CS VIỆT NAM”; “đa nguyên đa đảng”; truyền đơn được trộn lẫn với tiền để cho dân nhặt; truyền đơn được bỏ trong hộp hẹn giờ bung…. thế thì có người đứng sau lưng không? có tổ chức không? tiền đâu ra một sinh viên nhà nghèo bỏ mấy triệu để rải trên đường vậy? Thông tin trên được đăng ngay sau khi Phương Uyên bị bắt, vậy chẳng khác nào các cái gọi là “Tuổi Trẻ Yêu Nước” đem Phương Uyên ra bán đứng.

Chúng tôi kêu gọi các vị đứng đầu tổ chức “Tuổi Trẻ Yêu Nước” đứng ra nhận trách nhiệm cho Phương Uyên. Chính các vị đã dụ dỗ con gái người ta, để tới khi cô ta bị bắt thì thổi phồng người ta lên như một vị anh hùng cứu quốc??? Có nên gọi các vị là những kẻ hèn nhát núp váy đàn bà không ?

***
Blogger BEO: Là mình nói về mấy “chí” vừa kí cọt thư khẩn gửi Chủ tịch nước xin giải cứu cho “bé” Nguyễn Phương Uyên.

Dân gian có câu “xúi trẻ con ăn cứt gà sáp”. Già xuống lỗ đến nơi để đám nít ranh trên internet nó phỉnh cho, “nhét cứt gà sáp vào mồm”. Vụ này, còn đầy nguyên mồm luôn.

Tuần chay nào cũng có nước mắt.

Vẫn bằng ngần ấy gương mặt.

Vẫn một kiểu thư từ kiến nghị, lập luận trên những chứng cứ hình như, có lẽ, nghe nói… ngô chả ra ngô, ngọng chả ra ngọng.

Giá trị của những chữ kí, nó nằm ở hiệu quả sau đó anh đạt được, chứ không phải ở chỗ vô số học hàm học vị trưng kẹp theo nó. Thậm chí, giá trị không nằm cả ở chỗ số đông.

Xét theo tiêu chuẩn đó, thì mấy chí hiện đã bèo đến mức chỉ còn giá trị hài hước sau từng ấy lần kí cọt.
Đang sửa đổi hiến pháp đấy, đang tái cơ cấu kinh tế đấy, đang chống tham nhũng đấy… tri thức thể hiện ở những chỗ “đòn xoay chế độ” như thế đi, đằng này, toàn bu vào những chuyện, họa may xếp ngang tầm anh Phèo.

***
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Nguồn: http://tinquansu.wordpress.com/2012/11/05/vu-phuong-uyen-khong-khinh-moi-la/

Hành trình phản động của nữ sinh viên trẻ


Với sự nhẹ dạ, cả tin, hai đối tượng đã trở thành những kẻ phản động chống phá Đảng và nhà nước.

Những kẻ phản động


Ngày 3.11.2012, Sở thông tin truyền thông TP.HCM đã tổ chức họp báo thông báo về việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hai đối tượng Nguyễn Phương Uyên (SN 1992, ngụ tỉnh Bình Thuận, tạm trú quậnTân Phú, TP.HCM) và Đinh Nguyên Kha (SN 1988, ngụ quốc lộ 62, phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An) về tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước XHCN Việt Nam”.

Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên

Uyên vốn là sinh viên năm ba trường đại học Công Nghệ Thực phẩm TP.HCM. Một lần lên mạng tìm website học tiếng Thái Lan, Uyên vô tình làm quen với Nguyễn Thiện Thành (đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam chạy trốn sang Thái Lan. Thành có liên quan đến nhóm Trần Anh Bình và Võ Minh Trí, hai thành viên tổ chức "Tuổi trẻ yêu nước" mới bị ra tòa cách đây mấy ngày). Trong quá trình nói chuyện, Thành cho biết lúc còn ở trong nước từng tham gia biểu tình đòi tự do dân chủ và hiện là thành viên tổ chức của “Tuổi trẻ yêu nước”.

Với sự “cáo già” của mình, Thành nhanh chóng “chiêu dụ” được Uyên vào tổ chức của mình. Thành giới thiệu cô gái này với đối tượng Kha, đang làm sữa chữa máy tính. 

Được biết, Thành từng chiêu dụ Kha thông qua facebook. Trong lúc nói chuyện Thành đưa ra lời hứa hẹn sẽ cho Kha được đi du lịch Thái Lan và định cư ở Mỹ. Với sự tham lam và nhận thức chưa chính chắn, Kha đồng ý điều kiện của Thành là nghe lời để thực hiện những ý đồ phản động, kích động nhân dân, nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Vào tháng 8.2012, Thành chuyển cho Kha ba file truyền đơn với nội dung phản động. Khi nhận được, đối tượng này in ra và cất giấu. Đến ngày 2.9.2012, hắn rải truyền đơn, cờ ba sọc đỏ, khẩu hiệu phản động trên địa bàn tỉnh Long An và khu dân cư gần bệnh viện đa khoa tỉnh Long An. Để xác minh với Thành là có thực hiện theo chỉ định, Kha quay phim, chụp hình lại những cảnh này.

Cùng thời điểm, Uyên cũng thực hiện hành động y hệt của Kha nhưng tại địa bàn xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 

Thành công lần đầu tiên, Uyên và Kha thấy công việc không khó. Lúc 3h45 ngày 10.10, Uyên và kha đóng giả là đôi tình nhân chở một thùng caton chứa 2.000 tờ truyền đơn phản động, cờ ba sọc đỏ từ Long An về TP.HCM. Cả hai chờ đến 7h15 thì bắt đầu “tung” truyền đơn của mình tại cầu vượt An Sương (quận 12, TP.HCM). Cũng như lần trước, hai đối tượng này dùng điện thoại quay phim, chụp hình lại.

Các truyền đơn này mang nội dung xuyên tạc, bịa đặt chính sách tôn giáo, chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa, Hoàng Sa và biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, quy kết Đảng Cộng sản Việt Nam tha hóa, phản động… không lo cho dân và kêu gọi, kích động nhân dân đứng lên biểu tình chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Sa lưới


Bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an, Công an TP.HCM kết hợp với Công an tỉnh Long An đã ngấm ngầm điều tra, theo dõi và bắt được Uyên và Kha. Tại cơ quan điều tra, hai đối tượng này khai nhận toàn bộ hành vi của mình. 

Đối tượng Kha
Đối tượng Kha


Hai người này cho biết, Thành đã làm “cầu nối” cho hai đối tượng này quen biết. Sau đó, họ tự liên lạc và tìm đến với nhau để thực hiện những hành vi phản động của mình.

Để có kinh phí cho Uyên và Kha hoạt động, Thành gửi tiền về nước. Bên cạnh đó, cùng với “kinh nghiệm” phản động của mình, Thành yêu cầu hai đối tượng này đổi tiền tờ 500.000 đồng thành các tờ có mệnh giá nhỏ hơn 5.000 đồng, 10.000 đồng và 20.000 đồng để đính kèm các tờ tiền này vào các truyền đơn. Mục đích của nhóm này là nếu rải truyền đơn không, người dân sẽ không chú ý, nhưng khi đã đính kèm tiền, người dân sẽ lượm và đọc đến nội dung phản động này.

Riêng về phần Kha, lợi dụng “ưu thế” biết một “chút” về máy vi tính, do đó, trong quá trình rải truyền đơn ở TP.HCM, đối tượng này đã chế tạo ra hộp chứa truyền đơn phản động, cờ ba sọc đỏ có thể điều khiển từ xa. Phương thức hoạt động của “chiếc hộp phản động” này là có gắn chíp máy vi tính với điện thoại di động và có hẹn giờ. Khi đến thời gian cần thiết, chiếc hộp này sẽ tự mở và “tung” những thứ bên trong chứ không cần thiết phải có người trực tiếp làm.

Khi đã thực hiện thành công ở tỉnh Long An và TP.HCM, Thành yêu cầu Kha mua hóa chất để chế tạo chất nổ để chuẩn bị đặt bom tượng đài TP.HCM tại TP Cần Thơ trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi chưa kịp thực hiện thì nhóm này đã tra tay vào còng số tám. 

Khi bắt được hai đối tượng này, công an thu giữ một cờ vàng ba sọc đỏ dán vào mặt trong thùng caton (hộp chứa truyền đơn tại cầu vượt An Sương), 723 tờ truyền đơn, khẩu hiệu; 2,54kg hóa chất để chế tạo thuốc nổ.

Ngay sau khi hai đối tượng này bị bắt, trên một số website xuất hiện thư gửi chủ tịch nước với danh của một số bạn bè Uyên. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, những sinh viên “được” ký trong bức thư này không hề biết về bức thư trên. Đồng thời, tên của những sinh viên này là đúng nhưng mã số sinh viên không chính xác.

Tại cơ quan công an, Uyên và Kha đã nhận mọi tội lỗi, đồng thời cũng thừa nhận mình “hành động” theo chỉ dẫn của Thành. Đồng thời, các đối tượng hy vọng sẽ nhận được sự khoan hồng của pháp luật.
Hữu Truyền (Xzone/TTTĐ)

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Sửa Hiến pháp: Quyền lực Thủ tướng cũng mạnh hơn


Với việc sửa Hiến pháp, không chỉ Chủ tịch nước được trao thêm quyền mà từng nhánh quyền lực cũng được thể hiện rõ nét hơn.

Quan điểm của TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp đưa ra khi trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, ngày 29/10.

TS Đinh Xuân Thảo
TS Đinh Xuân Thảo

- Dự thảo Hiến pháp có một số thay đổi, trong đó vai trò của Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh, theo quan điểm của ông thế nào?

- Trong bộ máy Nhà nước lâu nay chúng ta không theo tổ chức nhà nước phân quyền nhưng có sự phân công cụ thể giữa 3 nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp. Nhưng trước đây Hiến pháp không quy định rõ. Chính phủ chỉ nói là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Lần này mới nói rõ Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cao nhất và thực hiện quyền hành pháp, Tòa án là cơ quan xét xử thực hiện tư pháp.

Phòng họp của Chính phủ không có ghế Chủ tịch nước

“Còn ở nước ta, ngay như trong phòng họp của Chính phủ, làm gì có cái ghế nào của Chủ tịch nước. Phó Chủ tịch nước đến thì có thể có ghế ngồi đối diện với Thủ tướng. Chủ tịch nước không thể ngồi cạnh hoặc ngang hàng với Thủ tướng được. Cái này thể hiện sự không rạch ròi trong phân quyền giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng, chỉ là ghế ngồi thôi, chưa nói đến công việc” - TS Đinh Xuân Thảo

Chủ tịch nước không thuộc 1 trong 3 cơ quan đó, nhưng có thẩm quyền đối với cả 3 nhánh trên. Chủ tịch nước xác định là người đứng đầu Nhà nước về mặt đối nội, đối ngoại. Tinh thần là giữ như cũ kể cả tên chương, nhưng làm cho rõ hơn, sâu sắc hơn như vai trò Chủ tịch nước là thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng – an ninh.

Ví dụ như thống lĩnh lực lượng vũ trang có nghĩa là anh nắm lực lượng vũ trang, liên quan tới việc phong hàm tướng lĩnh. Trước đây trong Hiến pháp cũng quy định như thế, nhưng trong việc thực hiện thì phân cấp cho Chính phủ (Thủ tướng), Chủ tịch nước chỉ phong từ mức Thượng tướng, đại tướng thôi. Lần này, sỹ quan cấp cao (cấp tướng) đều do Chủ tịch nước nước phong.

Quy định chung là trên tinh thần rõ hơn thôi, chứ không có gì mang tính đột biến so với chế độ hiện hành.

- Quan điểm của ông như thế nào về việc Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có quyền triệu tập Chính phủ những vấn đề liên quan tới Chủ tịch nước?

- Về nguyên tắc, Thủ tướng do ông Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu. Như vậy vị trí của ông Chủ tịch nước rõ ràng cao hơn rồi. Lẽ ra Chủ tịch nước có quyền đề nghị chọn thì đương nhiên có quyền đề nghị bãi miễn.

Thế nhưng ở nước ta, do quy định không rõ, như Chủ tịch nước có quyền đến dự cuộc họp của Chính phủ hay không, và đến dự thì với tư cách nào. Như ở các nước, ví dụ tổng thống tới dự họp của nội các Chính phủ thì phải có ghế ngồi hẳn hoi ở vị trí chủ tọa, chủ trì.

Còn ở nước ta, ngay như trong phòng họp của Chính phủ, làm gì có cái ghế nào của Chủ tịch nước. Phó Chủ tịch nước đến thì có thể có ghế ngồi đối diện với Thủ tướng. Chủ tịch nước không thể ngồi cạnh hoặc ngang hàng với Thủ tướng được. Cái này thể hiện sự không rạch ròi trong phân quyền giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng, chỉ là ghế ngồi thôi, chưa nói đến công việc.

Có ý kiến đề nghị Chủ tịch nước có quyền triệu tập các phiên họp của Chính phủ. Vì thế chỉ khi có những trường hợp quan trọng, đặc biệt của đất nước như liên quan tới đối ngoại: Chiến tranh, hòa bình, kinh tế đất nước quá khó khăn (kiểu như Hội nghị Diên Hồng) thì Chủ tịch nước phải đề nghị Chính phủ triệu tập một hội nghị đặc biệt mà Chủ tịch nước chủ trì.

Có những trường hợp đất nước lâm nguy, Thường vụ Quốc hội không triệu tập được thì vai trò cá nhân giao cho Chủ tịch nước là người quyền cao nhất đất nước về đối nội đối ngoại để ra một tuyên bố trước quốc dân đồng bào. Nếu không, nhỡ tình huống cấp bách xảy ra thì không biết phải làm như thế nào, ai làm, lúng túng thì sao?

- Rõ ràng lần này quyền của Chủ tịch nước tăng lên nhiều?

- Không chỉ riêng Chủ tịch nước, mà từng nhánh quyền lực cũng được thể hiện rõ nét hơn. Ví dụ như quyền lập pháp, vai trò của Quốc hội trong việc quyết định thì trước đây dàn trải, có khi quyết định 15, 17 vấn đề, nhưng chưa chắc như thế đã là mạnh, có khi chỉ cần gút lại vài cái thôi nhưng thể hiện được sức mạnh hơn.

Hay như Thủ tướng chẳng hạn, không phải như trước đây thụ động chờ Quốc hội nữa mà chủ động đề xuất chính sách, như vậy là mạnh hơn.

Chủ tịch nước cũng mạnh hơn. Tất cả đều mạnh hơn tự khắc sẽ thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị. Chứ không phải ông này mạnh lên có nghĩa là bớt đi quyền lực của ông kia. Tất cả đều mạnh qua quy định cụ thể.

Người ta nói “Chỉ có phân công một cách rõ ràng, rạch ròi chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng người thì mới làm tốt việc giám sát lẫn nhau” vì anh A biết việc này của anh B thì cứ thế làm và giám sát. Không rạch ròi thì không biết trách nhiệm của ai, cuối cùng hòa cả làng.

Trong dự thảo Hiến pháp (sửa đổi), được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày tại Quốc hội sáng ngày 29.10, tại Chương VI quy định về Chủ tịch nước quy định rõ Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Trong đó Điều 94 sửa đổi, bổ sung Điều 103 của Hiến pháp hiện hành quy định Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn: Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Đáng chú ý, cũng theo điều này, Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn: Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân…

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng nhẹ "nợ" khi rời ghế Trưởng ban chống tham nhũng



Theo dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) trình Quốc hội sáng nay, quy định Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng đã được bỏ. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện nhất trí với sửa đổi này.



Sáng 26/10, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trước Quốc hội. So với dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng trước, ngoài việc ít hơn 2 điều (108 so với 110), dự luật đã có nhiều chỉnh sửa.
Mô hình của Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng với 3 phương án sau khi xin ý kiến Thường vụ Quốc hội được Chính phủ thống nhất không đề cập đến trong luật. Quy định Thủ tướng là Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương đã được bỏ.
Trước đó, Hội nghị trung ương 5 (tháng 5/2012) đã thống nhất chủ trương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương trực thuộc Bộ Chính trị; lập lại Ban Nội chính Trung ương, vừa thực hiện chức năng một ban Đảng, vừa là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Ảnh: Nguyễn Hưng
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhất trí với việc sửa đổi này và cho rằng: "Việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng bí thư làm Trưởng ban là để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng".
Về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài tài sản, thu nhập, Chính phủ nêu 2 ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng, đối tượng kê khai gồm người có chức vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành và bổ sung thêm những cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên; ý kiến thứ hai cho rằng, đối tượng kê khai cần quy định tất cả những người có chức vụ, quyền hạn theo khoản 3 Điều 1 của Luật hiện hành. Dự thảo Luật thể hiện theo ý kiến thứ nhất.
Theo Ủy ban Tư pháp, quy định của Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành quan điểm kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với tính hợp pháp về tài sản, thu nhập, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức hữu quan phát hiện hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, qua Báo cáo sơ kết 5 năm thi hành Luật phòng, chống tham nhũng cũng như qua kết quả giám sát, khảo sát của Ủy ban Tư pháp cho thấy, việc kê khai, minh bạch tài sản trên thực tế nhìn chung là hình thức, hiệu quả của việc phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện tham nhũng là rất thấp.
Cả hai phương án được cơ quan thẩm tra đánh giá chưa khắc phục hết các khó khăn, bất cập song đã mở rộng được phạm vi đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập và bổ sung một số quy định cụ thể về xác minh tài sản.
Đối với việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra hành vi tham nhũng, dù được quy định với 5 khoản trong một điều (điều 68) song, qua thẩm tra, Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc thực hiện còn gặp lúng túng và ở một số nơi chưa thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là trong Luật chưa quy định rõ căn cứ, cơ sở xác định trách nhiệm. Ví dụ như khái niệm về người đứng đầu, khi có hành vi tham nhũng xảy ra ở một bộ, ngành thì người đứng đầu được xác định là Trưởng phòng, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng hay Bộ trưởng...
Bên cạnh đó, ngay trong dự án Luật có những quy định còn chung, chưa rõ, có thể dẫn đến triệt tiêu hiệu quả của nhau, đó là “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” (khoản 1 Điều 68) và “thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng” (khoản 1 Điều 72).
"Trên thực tế, việc thực hiện các quy định này dường như là một nghịch lý. Thủ trưởng càng tăng cường kiểm tra, thanh tra để phát hiện được càng nhiều hành vi tham nhũng trong nội bộ thì người đó lại càng phải chịu trách nhiệm vì để xảy ra nhiều hành vi tham nhũng. Do đó, việc bao che, che giấu hành vi tham nhũng rất khó tránh khỏi", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhận xét.
Ngoài ra, dù bổ sung quy định quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng song quy định chung như trong dự luật chưa bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, dẫn tới sự chồng chéo, chức năng, nhiệm vụ giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an và Viện KSND tối cao. Ủy ban Tư pháp đề nghị cần quy định cụ thể phạm vi trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đối với công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
Để khắc phục được các nhược điểm trong quá trình thực thi luật, Ủy ban Tư pháp đề nghị, các nội dung của dự án Luật sửa đổi lần này cần bám sát vào những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật cũng như trong Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, kiên quyết khắc phục tính hình thức, khẩu hiệu trong các quy định; bảo đảm các quy định phải toàn diện, cụ thể.
Về phạm vi sửa đổi, nhiều ý kiến đồng ý với Tờ trình của Chính phủ là cần sửa đổi toàn diện, nhưng cũng có ý nhiều kiến đề nghị chỉ tập trung sửa đổi một số điều thật sự bức xúc đang gây khó khăn, vướng mắc cho việc thi hành luật và thể chế hóa kịp thời Nghị quyết của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11.
Dự luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được thảo luận tại tổ và hội trường trước khi biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp.