Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Phản động nhân danh lòng yêu nước


Thời gian gần đây, các thế lực thù địch sử dụng nhiều luận điệu khác nhau để kích động chống Ðảng, chống Nhà nước ta, kêu gọi lật đổ chính quyền. Dù nấp dưới danh nghĩa nào, vẫn có thể nhận ra các luận điệu nhằm mục đích chống phá của chúng. Mới đây, một số website và blog truyền bá bài viết của Phạm Lê Vương Các – người tự giới thiệu là “sinh viên đại học năm thứ ba”(!?), cũng nằm trong các thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang triển khai.
Phản động nhân danh lòng yêu nước
Phản động nhân danh lòng yêu nước
Sau khi viện dẫn “triết gia Socrate bị kết án tử hình vì tội đầu độc tư tưởng cho giới trẻ và chống lại nhà nước dân chủ chủ nô”, Bruno “phải lên máy chém vì ủng hộ thuyết 'nhật tâm'”Phạm Lê Vương Các nhắc tới một số nhân vật lịch sử như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… và gọi họ là “những người tiên phong trong việc chống nhà nước phong kiến nửa thuộc địa đương thời để xóa bỏ sự nô dịch, lạc hậu, và bất công”. Từ những cứ liệu đó, tác giả này kết luận “không thể xem chống nhà nước là hành vi hoàn toàn tiêu cực được”.
Khi làm công việc này, Phạm Lê Vương Các đã bỏ qua một nội dung có tính chất nền tảng là bối cảnh lịch sử của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, và tính tất yếu của quá trình nhận thức cùng hành vi của con người trong bối cảnh lịch sử ấy. Phải chăng, tác giả do thiếu hiểu biết hay cố tình bỏ qua nội dung nền tảng này, đánh đồng nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến nửa thuộc địa với nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay? Trên thực tế, bản chất các loại hình nhà nước mà những nhân vật lịch sử do Phạm Lê Vương Các viện dẫn đã từng sống lại hoàn toàn khác nhau, mục đích đấu tranh của mỗi người cũng rất khác nhau. Từ sự mập mờ này, Phạm Lê Vương Các nhận định “tuy cùng một hành vi chống nhà nước, nhưng đã làm cho Việt Nam sản sinh ra những con người “phản động” theo tinh thần lý luận đấu tranh giai cấp nhưng lại mang bản chất “yêu nước” theo tinh thần ý thức trách nhiệm của một công dân đấu tranh cho dân chủ tiến bộ, tùy theo cách hiểu khác nhau của mỗi người”. Sao lại đánh đồng “phản động” với “yêu nước”? Nếu là người hiểu biết, không thể nhầm lẫn giữa hai phạm trù đối nghịch nhau như thế. Phản động hay yêu nước đều phải dựa trên các tiêu chí xét đoán rõ ràng, được cả cộng đồng thừa nhận, không phải muốn là có thể nói vống lên.
Trong cuộc sống, suy nghĩ và hành vi của con người có ý thức đều hướng tới mục tiêu cụ thể, mà tựu trung trước hết là vì nhu cầu của bản thân mình và vì nhu cầu của cộng đồng mà mình là thành viên. Thử hỏi ba blogger mà Phạm Lê Vương Các đứng ra bao biện cho họ đã đóng góp gì cho đất nước, cho cộng đồng nơi họ sống, mà có thể gán cho tên gọi “người yêu nước”? Việc họ viết năm, bảy cái entry chứa đựng thông tin mơ hồ, thật – giả và tốt – xấu lẫn lộn… để vu cáo chính quyền lẽ nào lại là biểu hiện của lòng “yêu nước”? Và không biết vì ấu trĩ không hiểu mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp luật với nhà nước hay tôn thờ chủ nghĩa vô chính phủ mà Phạm Lê Vương Các còn viết một cách rất tùy tiện rằng: “Không thể lấy hiến pháp và pháp luật để bảo vệ Nhà nước”Thử hỏi, nếu Nhà nước không có hiến pháp và pháp luật sẽ ra sao, ai sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân?! Xã hội sẽ ra sao nếu mỗi công dân lại tự đề ra một luật riêng cho bản thân để muốn làm gì thì làm?
Nguy hiểm hơn, theo Phạm Lê Vương Các: “Một khi nhà nước không còn là của dân, do dân, và vì dân trên thực tế thì chống lại nhà nước đó là hành vi tất yếu”. Cần vạch rõ sự dối trá này vì nó chỉ đúng khi “dân” ở đây là đại đa số nhân dân, chứ không phải là một vài cá nhân chưa làm được bất cứ điều gì cho dân nhưng vẫn xưng xưng tự nhận là “đại diện của nhân dân”. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà nước thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam chỉ phục vụ bộ máy cai trị thực dân, thẳng tay đàn áp bóc lột nhân dân. Còn Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Hiến pháp khẳng định là Nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền chính là xây dựng một nhà nước dân chủ ngày càng hoàn thiện, nơi nhân dân đứng ra tự tổ chức, tự quản lý, tự điều hành xã hội của mình. Tính thống nhất bao trùm lên mọi hoạt động tổ chức và thực hiện quyền lực của nhân dân, chứ không phải mâu thuẫn hay đối kháng. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do nhân dân lập ra thông qua bầu cử, ý chí của đại đa số nhân dân thể hiện qua hoạt động của Nhà nước một cách công khai, minh bạch, và hành động của Nhà nước thể hiện ý chí, tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân lập ra Nhà nước để bảo vệ cho các quyền và lợi ích của chính mình, nếu Nhà nước không có Hiến pháp và pháp luật bảo vệ thì sẽ không bảo vệ được nhân dân. Ðiều 6 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 1992) quy định “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”; Ðiều 53 khẳng định công dân “có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương”.
Trong trường hợp công dân không đồng tình với Nhà nước, hoặc muốn đưa ra ý kiến riêng thì có thể “kiến nghị với cơ quan Nhà nước”, Ðiều 74 nêu cụ thể “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào”. Quy định của pháp luật nước ta cũng nêu rõ, công dân có quyền phản đối cơ quan Nhà nước, công dân có thể kiện cơ quan Nhà nước ra tòa án. Ðó là quyền của công dân, bởi không phải lúc nào các cơ quan nhà nước cũng đúng, và ở nước ta đã có một số trường hợp công dân thắng kiện cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, Phạm Lê Vương Các còn cho rằng, có sự khác nhau trong quan niệm “chống nhà nước” giữa “các nước dân chủ” với các nước XHCN. Xét từ chính trị học, tất cả các mô hình nhà nước đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, con người luôn cố gắng tiệm cận với một mô hình nhà nước hoàn hảo như tiệm cận với chân lý. Nhà nước còn có tính lịch sử, văn hóa sâu sắc, không thể đem mô hình nhà nước của quốc gia này áp dụng cho quốc gia khác mà hy vọng sẽ có kết quả. Tuy nhiên, Phạm Lê Vương Các lại đưa ra quan niệm lệch lạc: “chống lại nhà nước XHCN ở đây luôn được nhà cầm quyền xem là mối đe dọa lực lượng thống trị, an ninh quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết thống nhất, và lý tưởng của toàn dân”.
Xét từ nguồn gốc và bản chất của nhà nước, điều này thật ngây thơ, người viết hoàn toàn không hiểu biết. Ðể bảo vệ nhà nước, mọi quốc gia đều phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, một số quốc gia phương Tây còn theo dõi tường tận đến từng cá nhân, thậm chí phát động tấn công các quốc gia khác với lý do… để bảo đảm an ninh! Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, dù là hành pháp, lập pháp hay tư pháp đều phải làm đúng, làm hết trách nhiệm của mình. Nhà nước khuyến khích hoạt động phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể. Khi công dân có vấn đề cần giải quyết, họ đều có quyền yêu cầu các tổ chức đoàn thể, hệ thống thông tin đại chúng… giúp đỡ.
Song không vì thế, công dân lại làm dư luận hoang mang, gây mất ổn định xã hội bằng đưa tin bịa đặt trên internet, nói xấu lãnh đạo, nói xấu người khác mà không đưa ra bằng chứng, rồi kích động bạo loạn, kêu gọi lật đổ chính quyền… Các Ðiều 87, Ðiều 88, Ðiều 92 của Bộ luật Hình sự quy định rõ các tội danh liên quan đến hành vi chống chính quyền nhân dân, chỉ có ai cố tình không hiểu mới phát ngôn tùy tiện như vậy. Xét trên mọi phương diện, hành vi “làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống nhà nước” đều rất nguy hiểm đối với xã hội và không thể gọi đó là hành vi yêu nước. Vì thế, các nước phương Tây đã đối xử rất cứng rắn với Julian Assange khi trang mạng Wikileaks tải lên những thông tin “nhạy cảm”.
Nhà nước của chúng ta đang có bước chuyển quan trọng để tự hoàn thiện, từ đó tiếp tục tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất nước, củng cố niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân. Và khi trong bộ máy Nhà nước còn những “con sâu làm rầu nồi canh”, chúng ta cần đấu tranh làm trong sạch theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI). Hệ thống pháp luật của nước ta được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nhưng một số cán bộ, công chức chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách được giao, vẫn còn tình trạng cơ hội, trục lợi cá nhân, gây bất bình trong nhân dân. Những cán bộ trong bộ máy nhà nước, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị khởi tố trong thời gian qua là minh chứng cho quyết tâm lập lại kỷ cương xã hội của Nhà nước. Do đó, mỗi công dân cần có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của Nhà nước, cũng như cần đóng góp thiết thực để xây dựng Nhà nước. Từ lâu, những ý kiến đóng góp tâm huyết của người yêu nước chân chính luôn luôn được ghi nhận, nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc.

Nguồn: http://tinquansu.wordpress.com/2012/10/16/phan-dong-nhan-danh-long-yeu-nuoc/

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Blog Dân Làm Báo bám víu vào chữ “dân”


Thời gian qua, giới thạo tin cứ rầm rộ với trang danlambao, tò mò lướt qua xem thử có gì, nhưng té ra cũng chỉ là diễn đàn cho những kẻ cơ cực, cùng đường sinh loạn, cay cú với những gì Việt Nam ta đang đạt được. Mặc dù, đây là ý của những cá nhân bán chữ rẻ tiền, làm dơ bẩn Tiếng Việt, nhưng có thể đánh giá qua vài ý sau…

Blog Dân Làm Báo bám víu vào chữ “dân”
Blog Dân Làm Báo bám víu vào chữ “dân”

Thiếu tinh thần dân tộc

Lịch sử nghìn năm ghi nhận những chiến công hiểm hách của dân tộc, mỗi thời ghi nhận một anh hùng đứng lên cứu nước, đưa dân tộc thoát khỏi ách đô hộ, ngoại xâm. Tinh thần này được vun đắp qua nhiều thế hệ và ngày càng được lớn dần. Tiếc thay, Dân làm báo hiểu điều này nhưng lại quên mất điều này. Viện cớ dân chủ để xuyên tạc, chuyển nhỏ vẻ cho to, gây mất đoàn kết dân tộc, lòng dân rối reng, thử hỏi vì dân kiểu gì?

Những câu từ nói vòng vo tam quốc, phỏng đoán và vô căn cứ, lên trời xuống biển một hồi rồi cuối cùng lôi dân ra là bia đỡ đạn, hàm ý nói bậy để rồi dân chịu, đúng là luận điệu của Dân làm báo.

Thử hỏi người Việt Nam nào không yêu nước, từ lúc biết cầm cây bút chì nặn từ nét chữ đến lúc viết thành câu hoàn chỉnh, ai ai cũng biết yêu nước, yêu tiếng Việt và thầm cảm ơn những thế hệ cha anh đã hi sinh thân mình để bây giờ chúng ta được ngồi viết từng chữ mà không có tiếng đạn bom, ăn miếng cơm ngon mà không phải chui hầm. Thế mà có kẻ mượn từng từ tiếng Việt để viết những điều không nên nói, để phát ra những từ mà lương tâm không cắn rứt. Âu những kẻ như vậy chỉ là những kẻ vô hồn, thiếu lương tri và chẳng có gì trong đầu, ngoài thái độ cay cú, bực tức vì chẳng được như người khác.

Luận điệu vô tri càng khẳng định rằng, những người cầm bút trong cái trang danlambao kia chỉ là những kẻ vô công rỗi nghề, không có việc gì làm, không làm động và thích hưởng thụ. Thử hỏi ai dám nghe những người như vậy? Ai dám tin những kẻ như thế?

Sự phát triển của xã hội luôn luôn tồn tại những vấn đề mâu thuẫn nhau, giải quyết những mâu thuẫn đó để xã hội phát triển hơn. Nhân dân Việt Nam trải qua bao thế hệ luôn tin tưởng vào tinh thần Việt. Và hiện tại, họ tuyệt đối tin tưởng vào Đảng, tin vào những tin hoa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đẫ vun đắp và xây dựng. Có những kẻ ganh tị với niềm tin đó, đang cố đánh vào niềm tin đó để hi vọng một điều gì đó xa vời. Nhưng những kẻ kia quên rằng, ở đâu có niềm tin, ở đâu có khát vọng thì luôn luôn vĩnh hằng.

Đọc những dòng chữ trong dân làm báo, thấy thương cho những người viết ra những dòng chữ, thấy thương cho tiếng mẹ đẻ của mình. Hi vọng, những “cây bút” ảo tưởng kia một ngày nào đó tỉnh lại, để dành thời gian làm những điều có ích cho xã hội, dân tộc Việt.

Bám víu vào chữ “dân”, nhưng lại quá xa rời dân

(Còn tiếp)

Nguồn: Ma Làng Báo / Tin Quân sự

Ai đã giúp ông Nguyễn Tấn Dũng đảo thế cờ tại Hội nghị TW 6?


Theo Bồ Câu Đen đưa thư: "Với số phiếu áp đảo 129/175, Hội nghị Trung ương 6 tín nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục điều hành Chính phủ". 
Anh Lái Đò nhận thấy thông tin mới đó là ông Phùng Quang ThanhNguyễn Sinh Hùng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân lên tiếng ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng... Kết quả này chưa biết kiểm chứng thế nào vì cuộc họp sẽ diễn ra hết ngày hôm nay mới kết thúc! Và sau đó mới công khai cho báo giới. Vậy kết quả ở đâu mà có nhanh vậy? Qua web Bồ Câu Đen thì thấy các blogger khác lấy tin hơi bị nhiều,  khiến tác giả phải lên tiếng khi không những lấy tin về mà còn không dẫn nguồn chính xác... Không biết đâu là thật, đâu là giả.
Nhiều blogger khác trước đó phân tích rằng Hội nghị TW 6 này diễn ra nhằm mục đích duy nhất là "Hạ bệ", nhưng "bệ hạ" không dễ gì "hạ bệ" được! 

Trích lại bài viết i sì của Bồ Câu Đen:

Chiều nay, vào lúc 18h45 Hội nghị Trung ương 6 đã chính thức bỏ phiếu. Kết quả có 129/175 (~73,71%) ý kiến ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngtiếp tục điều hành Chính phủ.

Trong Hội nghị có 21 ý kiến (đặc biệt là các ý kiến ủng hộ của đồng chí Phùng Quang Thanh, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân,…) phát biểu ủng hộ tuyệt đối đồng chí Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục điều hành Chính phủ và mạnh mẽ lên án, phản bác những trò mèo của những người muốn đảo chính lật đổ Ông. Có 5 ý kiến yếu ớt đề nghị xem xét kỷ luật đồng chí Nguyễn Tấn Dũng như: Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Tuấn Khanh (6 Khanh),…

Hội nghị đang tiếp tục và kết thúc buổi họp hôm nay vào lúc 21h. Ngày mai Hội nghị sẽ tuyên bố bế mạc.

Xin chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chúc Ngài nhiều sức khỏe. Chúng tôi luôn ủng hộ Ngài và mong Ngài tiếp tục phát huy vai trò điều hành Chính phủ, làm cho đất nước ngày càng phồn vinh và hưng thịnh.

Bồ Câu Đen: Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi thông tin và sẽ sớm công bố với bạn đọc.

Nguồn: Người Đưa Tin

—>>> Thật là hài hước, hiện tại có trang tintuchangngay.org lấy lại bài viết này mà không dẫn nguồn từ Bồ Câu Đen, lại còn xóa đi câu “Bồ Câu Đen: Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi thông tin và sẽ sớm công bố với bạn đọc” + với blog tranhung09.blogspot.com là nạn nhân của tintuchangngay.org khi dẫn sai nguồn tin gốc tại Bồ Câu Đen. Điều đó nói lên điều gì thưa quý vị ?

Theo nguồn tin từ: http://bocauden.net/voi-so-phieu-ap-dao-129-175-hoi-nghi-trung-uong-6-tin-nhiem-thu-tuong-nguyen-tan-dung-tiep-tuc-dieu-hanh-chinh-phu.html

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Kinh tế Việt Nam thay đổi xếp hạng như thế nào?


(Blog Thôn làm báo) - Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ngày 3/10 thì chính phủ Việt Nam trong tháng hai năm 2011 đã có chiến lược kiềm giá, tăng trưởng tín dụng và ổn định tiền tệ. Tiền đồng đã tăng 0,9% trong năm nay, sau khi mất giá 26% trong bốn năm trước. Lạm phát hạ xuống mức thường niên 6,48% trong tháng 9 sau khi tăng lên 23% trong tháng 8 năm ngoái. Dự trữ ngoại tệ cũng đã tăng lên, đủ cho 2,4 tháng nhập khẩu.
Còn theo Quỹ tiền tệ Quốc tế, tài khoản vãng lai của Việt Nam đang ở mức thặng dư 0,2% so với Tổng thu nhập quốc nội (GDP) trong năm 2011, từ thâm hụt 12% trong năm 2008. Theo thống kê của Bloomberg, công ty truyền thông về tin tức tài chính và dịch vụ thông tin thành phố New York  Lợi tức của trái phiếu đôla 6,75% của Việt Nam cho đến tháng một năm 2020 là 4,566% thời điểm hiện tại, trong lúc đó những khoản nợ dài hạn tương tự ở Philippines và Indonesia lần lượt là 2,18% và 2,71%

Các dự án phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam, biểu tượng cho phát triển bền vững
Các dự án phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam, biểu tượng cho phát triển bền vững

Cùng với nhận định trên: “Việt Nam đang dần phát triển”, Thủ tướng Việt Nam- Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng: “Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Lạm phát 8 tháng đầu năm ở mức 2,86% và dự báo cả năm khoảng 6%. Nguồn lực ngoại hối cũng đảm bảo xử lý những vấn đề cấp bách, trong đó cán cân vãng lai thặng dư trên 6 tỷ USD; cán cân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 8 tỷ USD; dự trữ ngoại hối nhà nước tăng gấp đôi so với đầu năm; xuất khẩu tăng gần 20%, nhập siêu ở mức gần 1% so tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, dự kiến cả năm 2012 khoảng 5,5%. Việc tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng cũng đạt những kết quả bước đầu khả quan”.

Các tổ chức hạ bậc, nâng bậc tín nhiệm Việt Nam?!

Trước nhận định của Moody’s và xếp tín nhiệm trái phiếu Việt Nam từ B3 xuống B1; ông Wee-Ming Ting, người đứng đầu mảng thu nhập cố định của châu Á tại Pictet, cho rằng: “So với một năm trước, diễn biến ở Việt Nam đã có vẻ khá tốt, nhất là ở mảng quản lý vĩ mô”. Còn ông Edwin Gutierrez, quản lý danh sách vốn đầu tư của quỹ Aberdeen tại London, cho biết động thái hạ bậc tín nhiệm Việt Nam của Moody’s “chỉ phù hợp vào năm 2010, không phải năm 2012″, sau khi Việt Nam đã có dự trữ ngoại hối tăng gấp đối từ mức đáy và giảm nợ trong một năm rưỡi qua.

Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's
Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's

Khi Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam thì Standard & Poor’s (S&P) trong tháng sáu đã nâng bậc Việt Nam lên mức “ổn định” đồng thời bình luận rằng rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã giảm. Trong lúc đó, tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings giữ nguyên bậc tín nhiệm của Việt Nam ở mức B+.
Phải chăng những con số, kết quả đạt được nêu trên đã nói lên sự thật rằng nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển! Nợ đã dần đẩy lùi và dự trữ quốc gia ngày một tăng?! Tháng 12 năm ngoái, Moody’s đã hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu Việt Nam, từ B3 xuống B1, đồng thời hạ định mức tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ từ mức B1 xuống B2 đối với 6 ngân hàng của Việt Nam có thể chỉ là góc nhìn phiến diện và chưa đánh giá hết khả năng của nền kinh tế Việt Nam ?
Khi Moody’s nói: “Nguy cơ chính phủ Việt Nam phải gánh gói cứu trợ nhằm tái huy động vốn cho ngân hàng đang tăng” nhưng vài quỹ đầu tư nước ngoài lại đang muốn giữ nguyên trái phiếu nắm giữ tại Việt Nam? Ví dụ như Quỹ Pictet Asset Management và Aberdeen Asset Management chẳng hạn. Phải chăng Moody’s đã nhận định sai rồi không?

Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's

Hiện có 3 công ty đánh giá tín dụng lớn nhất trên thế giới hiện nay (xét về thị phần) là các công ty Standard & Poor’s (S&P), Moody’s, và Fitch Group. S&P và Moody’s có trụ sở ở Mỹ, trong khi Fitch có cả trụ sở tại Mỹ và Anh, và do FIMALAC của Pháp kiểm soát.

Việt Nam cần đoàn kết để phát triển đất nước!

Vì sao trong bản báo cáo thường niên, cập nhật những đánh giá mới nhất về xếp hạng tín nhiệm với Việt Nam công bố vừa qua, hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody’s một mặt công  nhận: “Tình hình tài chính cũng như nợ của Việt Nam vẫn tốt so với những nước có cùng xếp hạng tín nhiệm và ghi nhận nỗ lực của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô”; mặt khác lại đánh giá: “Nền kinh tế, năng lực tài chính của Việt Nam kém bền vững”? Phải chăng là Moody’s đang cố ý đánh giá sai tình hình kinh tế tại Việt Nam để ngăn cản sự thu hút của Việt Nam với các tập đoàn quốc tế? Phải chăng là Moody’s đang cố tình tạo áp lực, để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ máy Chính phủ của ông có thêm nhiều bước đột phá để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa? Nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho các tập đoàn đầu tư Phương Tây?
Chưa thể nhận định chắc chắn vì sao Moody’s tạo áp lực cho Việt Nam nhưng có lẽ, những cảnh báo của Moody’s chỉ là tham khảo, có khi đó là bài học quý giá khi đất nước ta đang trên đà hòa nhập, phát triển.

Dự án điện gió đầu tiên ở Tuy Phong, Bình Thuận
Dự án điện gió đầu tiên ở Tuy Phong, Bình Thuận

Trong tình hình chung, nền kinh tế toàn cầu đang có sự suy thoái, nhiều chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia bị ảnh hưởng, trì trệ, thậm chí là phá sản…nhưng Việt Nam vẫn giữ được tín nhiệm trong nấc thang chung của toàn cầu thì đó không chỉ là tin mừng mà còn là tín hiệu chứng tỏ nền kinh tế của Việt Nam đã ngày một phát triển! Và khả năng xử lý, điều hành của Chính phủ có hiệu quả.
Thiết nghĩ, hơn lúc nào hết, tất cả người dân, doanh nhân và lãnh đạo Việt Nam cần chung tay hơn nữa, sát cánh, đoàn kết hơn nữa để chung sức cùng nhau đưa nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển hơn để hình ảnh Việt Nam ngày một vươn xa trên toàn thế giới.

Thái An

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Lãnh đạo quốc gia không thể là kẻ tư lợi và mị dân


Nếu một vị lãnh đạo đất nước không kiềm chế được chủ nghĩa cá nhân, chỉ lao vào sự “vinh thân phì gia” và đặc biệt là hay nói theo kiểu mị dân, mà không biết nhân dân thực sự khổ sở ra sao, đang suy nghĩ gì thì làm sao có thể lãnh đạo cả một đất nước”.
Lãnh đạo quốc gia không thể là kẻ tư lợi và mị dân
Lãnh đạo quốc gia không thể là kẻ tư lợi và mị dân

Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức TƯ Lê Quang Thưởng trả lời phỏng vấn xung quanh câu chuyện công tác cán bộ nhân Hội nghị TƯ 6 đang bàn đến vấn đề quy hoạch cán bộ cấp chiến lược tầm Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ông nói:
Quy hoạch “có vấn đề”, nhưng điều biến nguyên nhân thành hậu quả, theo tôi, là vì việc đánh giá cán bộ chưa căn cứ vào hiệu quả của việc làm thực tiễn. Đánh giá DN thì cái tài đức qua hiệu quả sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội. Đánh giá cán bộ lãnh đạo thì phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, sản phẩm thực tiễn, vào hiệu quả công việc được xã hội công nhận. Chứ không thể đâu cũng thấy kể lể thành tích chung chung, không thấy rõ dấu ấn. Chủ nghĩa hình thức, căn bệnh thành tích và sự thỏa hiệp trong đánh giá đang bóp méo việc đánh giá cán bộ và sinh ra tình trạng phố biến là người làm nhiều như người làm ít, người làm ít như người không làm. Tốt xấu lẫn lộn. Thật giả không thể phân biệt.
Đánh giá cán bộ, trước hết phải từ việc bản thân cán bộ đánh giá mình, tập thể đánh giá, cơ quan quản lý đánh giá và quần chúng nhân dân đánh giá. Ngay cả khi người dân không thể đánh giá thì đó cũng chính là khuyết điểm của cán bộ, vì đó chính là một biểu hiện xa dân. Nếu đánh giá cán bộ lãnh đạo không căn cứ vào sự thừa nhận rộng rãi của dư luận, của nhân dân về sự bền vững, hợp lý, hợp tình, hợp lòng dân qua các công việc mà họ đã làm thì tài đức chỉ là những sáo ngữ và việc đánh giá cũng chỉ là chuyện khơi khơi bên lề, không bao giờ thực chất được.

Dân cần biết “chương trình hành động” của người lãnh đạo

- PV: Lâu nay khái niệm công tác tổ chức cán bộ ở ta là công tác bí mật, thậm chí là “vùng cấm”. Sự bí mật có mâu thuẫn với nguyên tắc dân chủ, công khai minh bạch?
- Ông Lê Quang Thưởng: Cán bộ , từ nguyên thủ quốc gia cho đến ông chủ tịch xã lãnh đạo ai nếu không phải là nhân dân. Chính vì thế, chỉ đến khi người dân được trực tiếp cầm lá phiếu bầu lãnh đạo thì người lãnh đạo mới thực sự mang tính đại diện, mới thực sự phải chăm chút đến những người cầm phiếu bầu mình. Trong khi Hội nghị TƯ đang họp thì ở Hoa Kỳ, tổng thống đương nhiệm Barack Obama đã có cuộc tranh luận công khai với ứng viên tổng thống Mitt Romney về kinh tế suy thoái, thâm hụt ngân sách, về chính sách thuế khóa, cải cách y tế, thậm chí cả việc bơm tiền vào những công ty làm ăn thua lỗ. Ngoài câu chuyện đây là những vấn đề ta vẫn gọi là “quốc kế dân sinh”, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, thì sự công khai về nhân sự cao cấp nhất của một đất nước, không chỉ đối với người Mỹ mà trực tiếp tới cả thế giới. Ở ta, không có việc tranh cử. Cũng đang có một thiếu sót cơ bản là “Chương trình hành động”. Dù đây thực chất là 1 lời hứa với dân. Theo tôi, “công tác cán bộ” dù ở cấp nào cũng phải hướng tới việc một vị trí cần có nhiều lựa chọn, nhiều ứng viên và nhất thiết các ứng viên phải có chương trình hành động công khai cho dân biết. Bởi có công khai thì người dân mới biết, mới phân định, mới lựa chọn được người lãnh đạo đất nước. Hiện nay, người ta đang yêu cầu công khai tất cả. Nhưng như thế cũng là cực đoan. Nếu quan niệm quy hoạch là tạo nguồn thì việc đưa vào quy hoạch cần công khai để dân biết, dân giám sát. Theo tôi, cái cần công khai là ở vấn đề kiểm điểm hàng năm, hàng nhiệm kỳ về công tác đánh giá nhân sự. Công khai những ưu khuyết của các nhân sự. Cái đó mới là quan trọng.
- PV: Chủ tịch Trương Tấn Sang vào Bộ chính trị khi mới 47 tuổi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngcũng vào Bộ chính trị năm 47 tuổi. Độ tuổi theo ông có ý nghĩa thế nào đối với những nhân sự lãnh đạo đất nước?
- Ông Lê Quang Thưởng: Nước nào cũng có những quy định về độ tuổi tham gia lãnh đạo. Nhưng độ tuổi hay bằng cấp chỉ là điều kiện, chứ không phải là tiêu chuẩn và cũng chỉ mang tính tương đối không nên máy móc hóa vấn đề. George H. W. Bush đắc cử Tổng thống Mỹ khi ông đã 77 tuổi. Trong khi đó, Benazir Bhutto trở thành Tổng thống Pakistan khi bà mới 35 tuổi. Không nói đâu xa, ngay bên hàng xóm của chúng ta, bàYingluck Shinawatra trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan khi bà 44 tuổi. Điều quan trọng nằm ở chất lượng con người, ở khả năng lãnh đạo đất nước của từng cá nhân và sự tín nhiệm của người dân đối với họ chứ không phải họ bao nhiêu tuổi, nam hay nữ, ở vùng miền nào, lý lịch ra sao. Tuy nhiên, trong công tác cán bộ, đưa vào quy hoạch thì dứt khoát phải đủ tuổi làm việc 2 nhiệm kỳ. Đưa vào cấp ủy lần đầu cũng thế. Vì có như vậy người cán bộ mới có đủ điều kiện thời gian cống hiến. Tuy nhiên, không nên máy móc hóa quy định về tuổi.

Nhìn cán bộ dưới lăng kính nhân dân

- PV: Câu hỏi cuối cùng, với tư cách là một công dân, một người lâu năm làm công tác tổ chức, theo ông, các chức danh lãnh đạo đất nước như Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, cần phải có tiêu chuẩn gì?
- Ông Lê Quang Thưởng: Công tác cán bộ là cực kỳ quan trọng. Đảng tổng kết nguyên nhân của công tác cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Công tác cán bộ của chúng ta đang nói tới tiêu chuẩn “đức tài”, từ chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng đến cán bộ cấp xã đều cùng những tiêu chuẩn đức tài như nhau nhưng có yêu cầu khác nhau. Có bản lĩnh chính trị, và thể hiện là ủng hộ cái đúng, đấu tranh với cái sai, không khoan nhượng với tiêu cực, đặc biệt, đối với nhân sự chiến lược, cái tài phải thể hiện ở tầm nhìn, trí tuệ để có thể định hướng đúng những vấn đề của đất nước. Chúng ta có cả một thời bao cấp dài để chứng minh cho điều này. Và một nhà lãnh đạo đất nước cần phải kinh qua hoạt động thực tiễn. Đây là yếu tố rất quan trọng, vì kinh nghiệm lãnh đạo là thứ không thể học ở đâu được, đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn, nếu chỉ lấy cán bộ theo “tư duy bằng cấp” đơn thuần thì sẽ rất xa lạ với thực tế. Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người được người dân yêu mến và ngợi khen đã từng trải qua những cương vị thực tiễn rất phong phú và vì thế các chủ trương, chính sách luôn sát với thực tiễn. Nhưng điều mà người dân và cử tri trông chờ ở các vị lãnh đạo đất nước còn là câu chuyện phẩm cách và sự gần dân. Bác Hồ của chúng ta cho rằng: Cán bộ tốt phải có 5 đức tính: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, mà trong đó: “Không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.
Gần đây, người dân bức xúc nhất về câu chuyện lợi ích nhóm, ở cả khía cạnh nhóm lợi ích chi phối các chính sách và cả khía cạnh những người lãnh đạo để vợ con người thân lợi dụng vị trí công tác của mình làm giàu không chính đáng. Điều này làm mất mát lòng tin ghê gớm. Tất cả những điều đó, với tư cách là người bị tác động bởi chính sách, người dân biết cả. Chỉ có điều họ có nói ra hay không, hoặc có dám nói ra hay không mà thôi. Những lời than vãn và hiện thực cuộc sống của người dân đòi hỏi những người làm công tác cán bộ phải nhìn cán bộ dưới lăng kính nhân dân. Nếu một vị lãnh đạo đất nước không kiềm chế được chủ nghĩa cá nhân, chỉ lao vào sự “vinh thân phì gia” và đặc biệt là hay nói theo kiểu mị dân, mà không biết nhân dân thực sự khổ sở ra sao, đang suy nghĩ gì thì làm sao có thể lãnh đạo cả một đất nước. Sự vì dân, tôn trọng nhân dân vì thế, phải được đặt lên hàng đầu. Và sự vì dân phải được thể hiện bằng những việc cụ thể, công khai quan điểm một cách rạch ròi. Và không có sự vì dân, tôn trọng nhân dân nào hơn là việc đối thoại với dân, lắng nghe dân để thấu hiểu lòng dân. Nếu cán bộ không đối thoại với dân thì sự “lầu son gác tía” thời phong kiến, hay “phòng máy lạnh” bây giờ sẽ chỉ sinh ra sự xa dân mà biểu hiện chính là những chính sách không vì dân, những chính sách chưa ban hành đã lạc hậu với thực tế.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Reds.vn / Tinquansu

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Sự thật 'Công hàm Phạm Văn Đồng'


Bức thư ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng, lúc đó ở cương vị Thủ tướng, không thể đại diện cho nhà nước VNDCCH, và hình thức cũng như nội dung chỉ là thư trao đổi giữa hai cá nhân với nhau trên tình đồng chí.
Theo từ điển Wiktinorya tiếng Việt: Công hàm là công văn ngoại giao của nước này gửi cho nước khác...(trao đổi công hàm giữa hai nước). Ví dụ như: Ngày 15/1/1950, Bộ trưởng Bộ Ngọai giao Nước Việt Nam DCCH Hoàng Minh Giám gửi công hàm đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai với nội dung tuyên bố công nhận Chính phủ nhân dân Trung Quốc do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo (1-10-1949) và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi Đại sứ với Chính phủ nhân dân Trung Quốc. Ngày 18/1/1950, Bộ trưởng Ngọai giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai đã gửi công hàm phúc đáp thông điệp.
Còn bức thư ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng, lúc đó ở cương vị Thủ tướng, không thể đại diện cho nhà nước VNDCCH, và hình thức cũng như nội dung chỉ là thư trao đổi giữa hai cá nhân với nhau trên tình đồng chí.
Ngày 4-9-1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Mười ngày sau, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi một bức thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
"Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
Nhiều người còn nhớ, trước sự thua đau của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ 7-5-1954, cộng sản từ Liên Xô phát huy thế thắng, mở rộng đến Trung Quốc và Việt Nam. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.
Nhìn lại bối cảnh năm 1958, Việt Nam mới qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Đất nước còn nghèo, lại bị Mỹ phản lại Hiệp định Genève 20-7-1954, dựng lên chính quyền Việt Nam cộng hòa ở miền Nam để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Trước đó, ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án.
Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày23-8-1958, Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.
Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), cái mà Trung Quốc gọi là “Công hàm” 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam dân chủ cộng hòa – Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Thực chất chính phủ Hà Nội lúc đó nêu quan điểm ủng hộ tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc là muốn cho Hạm đội 7 của Mỹ tôn trọng vùng biển như tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc mà không gây hấn phức tạp trên biển Bắc bộ, nhằm tránh sự xô xát, tranh chấp phức tạp để VN yên tâm bảo vệ nền hòa bình mới được lập lại trên miền Bắc và xây dựng cuộc sống mới.
Về vấn đề này, ngày24-1-2008 phóng viên đài BBC (Tiếng Việt) đã phỏng vấn Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary. Theo Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo.
Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm cách có được giúp đỡ của Trung Quốc, và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo này. Cái mà Trung Quốc gọi là “công hàm” thực chất chỉ là một lá thư ngắn, mà ông Phạm Văn Đồng gửi cho cá nhân Thủ tướng Chu An Lai, gọi thân mất, hữu nghị là “Đồng chí Tổng lý”, rằng: "Chúng tôi xin trân trọng báo tin...", hoàn toàn không phải là Tuyên bố của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có đủ giá trị về mặt pháp lý.
Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc có không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt - Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.
Vì những lý do tương tự, thái độ của Trung Quốc cũng trở nên cứng rắn hơn. Đến năm 1974, Bắc Kinh không còn hy vọng Hà Nội sẽ theo họ để chống Moscow. Thực sự vào cuối 1973 và đầu 1974, Liên Xô lại cảm thấy sự hòa hoãn Mỹ - Trung đã không đem lại kết quả như người ta nghĩ. Washington không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng không bỏ đi ý định tìm kiếm hòa hoãn với Liên Xô. Ngược lại, quan hệ Xô - Mỹ lại tiến triển tốt. Vì thế trong năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc lại một lần nữa cảm thấy bị bao vây. Vì vậy họ muốn cải thiện vị trí chiến lược ở Đông Nam Á bằng hành động chiếm Hoàng Sa, và tăng cường ủng hộ cho Khmer Đỏ và du kích cộng sản ở Miến Điện. Nếu Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ thì suốt thập kỷ 60 họ đã đánh chiếm hai quần đảo này, không để cho quân đội VNCH chiếm giữ. Nhưng TQ không dả động gì. Năm 1973 Mỹ rút khỏi miền Nam VN, Trung quốc mới ra chiếm đảo Hoàng sa vào ngày 19-1-1974, nhưng cũng chưa dám đụng đến Trường Sa, có lẽ còn sợ Mỹ quay lại…
Bức thư ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.
Điều tất nhiên là khi Pháp rút, Mỹ can thiệp vào Đông Dương, thì hai nước theo đường lối XHCN Trung-Việt phải thực sự hòa hiếu, đoàn kết để chống kẻ thù chung. Việc trao đổi thư giữa các vị lãnh đạo hai nước bày tỏ tình cảm và quan điểm là chuyện đương nhiên. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan là có sự liên quan cả đến sự an nguy của Việt Nam. Hơn nữa, vùng biển vịnh Bắc bộ của VN tiếp giáp với TQ, khi vùng biển này theo Tuyên bố của TQ rộng 12 hải lý thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấy cần ủng hộ để được yên phía Biển Đông.
Thực chất, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan, đe dọa Trung Quốc mà trực tiếp là Vịnh Bắc bộ của Việt Nam. Nội dung bức thư 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Namđối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thấy cần có động thái viết thư trao đổi riêng với Thủ tướng Chu Ân Lai. Đây là thư trao đổi riêng giữa hai vị đồng cấp của hai nước vào thời điểm lịch sử lúc đó là “cùng phe XHCN”, là “láng giềng thân thiện”, hoàn toàn không phải là hiệp định được quốc hội mỗi nước phê chuẩn. Thế nên, nó càng không có giá trị pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.
Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề nói đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như không có một chữ nào công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh hải Trung Quốc. Một lý do nữa là ông Phạm Văn Đồng lúc đó không thể thay mặt nhà nước gửi “công hàm” về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam cộng hòa của Tổng thông Ngô Đình Diệm được Mỹ dựng lên. Đọc thư thấy có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.
Nếu chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất thư ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng “Công hàm 1958” đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Namvới sự mượn cớ bức thư riêng ngày14-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên là không có hiệu lực.
Tại Hội nghị San Francisco1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự, kể cả Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho đến hiện nay, Việt Namcó đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1956, Liên hợp quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.
Cho nên, một lần nữa cần xác định cho rõ: Các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như thư của ông Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan như đã nêu và phân tích trên đây.
Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam có Mỹ bảo trợ, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo, đưa các đơn vị hải quân ra giữ đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, Trung Quốc vẫn nghiễm nhiên công nhận việc bảo vệ chủ quyền của lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa, mà không có ý kiến gì. Chắc một phần là sợ Mỹ, một phần là tự thấy không đủ căn cứ pháp lý. Nay không còn ai để phải sợ, Trung Quốc lại “bắt nạt” Việt Nam để tranh giành chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Một bức thư riêng chỉ có 127 chữ với nội dung trao đổi giữ hai vị thủ tướng hai nước có tính chất "hữu hảo" cùng lý tưởng Cộng sản nếu có chăng chỉ đơn thuần về mặt ngoại giao thời điểm, thế mà gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là “Công hàm”, rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có thể nói, giải thích xuyên tạc bức thư 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nhận xét về quan điểm của Trung Quốc, Giáo sư Đại Học Paris III Monique Chemillier-Gendreau đã viết như sau: “Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể từ bỏ ở cái mà người ta không có chủ quyền…”.
Chúng ta thấy rằng, về phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc bấy giờ không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.Vào ngày30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố:

1- Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.
2. Sự diễn giải của Trung Quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc.
Việc Trung Quốc diễn giải nội dung “Công hàm” ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bức thư đó như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức chủ quan và thể hiện rõ sự tìm mọi cớ thực hiện dã tâm xâm lấn Biển Đông, hoàn toàn xa lạ với diễn tiến lịch sử, nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời, không thể coi là văn bản pháp lý để đưa ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Sắp tới, Nhà nước Việt Nam chính thức ban hành Luật Biển theo biểu quyết thông qua của 99,2% số phiếu tán thành tại Kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XIII), ngày 21-6 mới là văn bản pháp lý chính thức của nước Việt Nam về chủ quyền biển-đảo. Luật Biển của VN lần này sẽ thực sự chấm dứt mối nghi ngờ và lắm ý kiến nhiều chiều về bức thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Luật Biển mà Việt Nam sắp ban hành cũng dựa trên những giá trị các chứng cứ lịch sử đó và đúng với Công pháp Quốc tế về Luật biển năm 1982.
(BÙI VĂN BỒNG BLOGPOST)

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Nguyễn Tấn Dũng – Vị Thủ tướng trong lòng dân tộc


Vào Google, gõ từ “Nguyễn Tấn Dũng” mà toàn thấy mấy cái tin bịa đặt, bêu xấu Thủ tướng, thậm chí còn có những bài viết ngôn ngữ tục tỉu được đặt lên trên hàng đầu, trong khi các tin chính thống về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì được xếp sau sau cùng. Rồi từ đó, người ta lại tò mò “search” (tìm kiếm) này nọ, lao vào đọc mấy cái blog phản động để biết thông tin.

Từ cái chuyện nhà Ông Nguyễn Tấn Dũng có biệt thư to lắm, xa xỉ lắm, để rồi bịa chuyện là Ông tham nhũng,… soi mói cả gia đình, rồi đến chuyện con cái này nọ, thật không thể tưởng tượng nổi, đúng là một đám người “rảnh rỗi sinh nông nổi”. Còn tụi blog phản động ấy thừa nước đục thả câu, lợi dụng đất nước đang có một số sự kiện và biến động về tài chính, kinh tế… mà từ đó dựng lên biết bao nhiêu chuyện thị phi, hạ thấp uy tín của Thủ tướng, hạ thấp uy tín của Đảng cũng như đánh cắp lòng tin của nhân dân vào Đảng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật của năm 2010
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật của năm 2010

Ấy thế mà ngẫm lại! quái sao mấy cái tin chính thống về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì lại không thấy nổi lên! Những đóng góp mà Ông đã cống hiến cho đất nước trong những năm khi Ông làm Thủ tướng thì không thấy đâu. Mấy cái blog của văn phòng Chính phủ thường ít có dám khen Thủ tướng, vì như thế chẳng khác gì là con nấu mẹ khen ngon cả…

Thế nhưng hỏi mấy ngòi bút chính nghĩa đâu? Họ phải lên tiếng bảo vệ Chính phủ, bảo vệ Đảng và bảo vệ Thủ tướng đi chứ. Cơ quan ngôn luận thoáng nhìn nhận thì nó không đóng vai trò quan trọng nhưng mà ngẫm lại giờ nó đang đánh một đòn chí mạng vào Chính phủ Việt Nam. Còn gì nghiêm trọng hơn khi quần chúng nhân dân không còn tin vào Đảng, khi uy tín của Thủ tướng đi xuống. Từ đó nhân dân tự diễn biến, bạo loạn như thế thì Việt Nam còn hòa bình nữa đâu, đất nước này liệu có yên ấm.

Ngay sau khi kết thúc phần báo cáo kinh tế - xã hội trước Quốc hội sáng 20/10 Thủ tướng đã lên trực thăng đi thị sát rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh) và tổ chức cuộc họp khẩn triển khai cứu hộ, cứu nạn, trợ giúp đồng bào.
Ngay sau khi kết thúc phần báo cáo kinh tế - xã hội trước Quốc hội sáng 20/10 Thủ tướng đã lên trực thăng đi thị sát rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh) và tổ chức cuộc họp khẩn triển khai cứu hộ, cứu nạn, trợ giúp đồng bào.

Tôi xin viết đôi dòng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dưới một con mắt khách quan nhất. Vì sự cống hiến của Ông không phải chỉ riêng Việt Nam thừa nhận mà cả nước ngoài cũng thừa nhận

Trong vai trò của một người Thủ tướng, một người đồng đội, một người bình thường. Ông là người luôn sống tình cảm với chan chứa tình yêu thương. Cuộc sống của Ông giản dị, đời thường như bao người khác không xa hoa. Cuộc sống đó vừa đủ để Ông đảm nhiệm hết trách nhiệm cao cả trên vai đối với đất nước. Coi dân như con đẻ của mình, đã có phút giây nào Ông ngừng nghĩ về nhân dân đâu. Với Ông tất cả những người dân trên mảnh đất chữ S đó là những người thân yêu nhất trong cuộc sống của Ông.

Nếu dân không ấm no, nếu dân không hạnh phúc thì cuộc sống của Ông cũng không bình yên. Đã bao giờ trong trong một phút nào đó trong đời Ông là không lo nghĩ đâu. Trách nhiệm đối với đất nước trong Ông nặng hơn núi, hết ngày này tháng nọ phải tìm sách lược, chiến lược chính sách… suy nghĩ làm thế nào tốt nhất cho dân, làm thế nào Việt Nam đứng vững trên cường quốc, làm thế nào để cuộc sống nhân dân được cải thiện…

Nếu ai đó, đặt mình vị thế của một Thủ tướng như Ông thì liệu họ có kham nổi không? hay là chỉ một ngày thôi họ sẽ lại chóng mặt và bó tay từ ghế Thủ tướng. Đã có ai từng nghĩ đâu? loay hoay một vòng? thì nghĩ lại họ vẫn có ngày chủ nhật cùng gia đình, có những phút giây ấm áp bên người thân. Liệu một Thủ tướng như Ông có nhiều thời gian rảnh như thế không? Câu trả lời là không? vì Ông phải suy nghĩ cho hàng triệu con người, phải lo cho cuộc sống cho từng người dân việt. Đã bao giờ, những kẻ bêu xấu Thủ tướng biết Ông đã phải làm việc như thế nào không? hay giỏi chỉ soi mói chuyện đời tư, từ đó tung hô, bịa đặt mà thôi… Những kẻ như thế chắc là cũng vì mấy đồng tiền làm mờ mắt mà bán rẻ đất nước.

Liệu Thủ tướng có cho ai trong đoàn lính của Ông, cho những người viết báo, truyền hình ca ngợi Ông không? tất nhiên là không rồi, vì Ông là một người khiêm tốn và là người lãnh đạo của đất nước là của dân. Bọn blog phản động có có bôi xấu hay soi mói cuộc đời Ông thì vẫn phải im lặng thôi. Thế nên, người lên tiếng phải là nhân dân đứng về phía Chính phủ và Đảng. Điều quan trọng Ông là một người do quần chúng nhân dân bầu chọn và người xuất sắc như Ông không làm điều sai trái với nhân dân.

Một tờ báo nước ngoài mà tôi đọc được có viết về Ông như sau: “Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, nhiều biến động, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện rõ dấu ấn của mình chèo lái thành công “con tàu kinh tế Việt Nam” vượt qua “cơn lốc xoáy” bằng các quyết sách linh hoạt, kịp thời, cân đối về kinh tế, tài khóa, tiền tệ và ngoại giao. Kết quả, năm 2011 Việt Nam bước đầu kiểm soát được lạm phát, giữ mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo an sinh xã hội. Thủ Tướng Việt Nam Ông Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là Thủ tướng có ảnh hưởng và xuất xắc nhất khu vực Châu Á trong việc điều hành thành công nền kinh tế Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng là vị Thủ tướng có tính quyết đoán cao nhất trong mọi thời điểm ra quyết định. Ông cũng đã ra quyết định thành lập một nhóm chuyên trách thực hiện và theo dõi và thúc đẩy nhanh quá trình giải ngân, sử dụng hiệu quả những sự trợ giúp từ bên ngoài, đặc biệt là ODA”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với cử tri huyện Thủy Nguyên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với cử tri huyện Thủy Nguyên

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho tới nay, luôn quan tâm tới những ý kiến đóng góp quý báu của các thế hệ đi trước, luôn tôn trọng và biết sử dụng người tài, tầng lớp trí thức của Việt Nam; luôn đưa ra các chính sách ủng hộ các doanh nghiệp nhằm ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, các chính sách dân sinh xã hội hỗ trợ sinh viên, người dân nghèo trong cả nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đại diện cho tinh thần dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, trong việc kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc trên cơ sở tôn trọng luật pháp Quốc tế và giữ quan hệ ngoại giao tốt với các nước trên thế giới .

Người nước ngoài còn viết được như thế về Ông, ấy thế mà mấy cái blog phản động: vua làm báo, quan làm báo… nói xấu, bội nhọ, không đúng so với những gì ông đã làm cho đất nước . Vì thế mà các độc giả thân mến khi đọc các tin về Nguyễn Tấn Dũng các độc giả nên chú ý và chọn lọc và trước tiên, quần chúng cần có một niềm tin vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nên suy nghĩ những việc mà ông đã làm cho đất nước này trước khi soi mói mọi thông tin không chính xác về ông.

Theo http://vietnamngayve.blogspot.com