Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Lời thề thứ 9


Hiếm khi nào Thủ tướng đi xem kịch. Nhưng dù công việc bận rộn vào thời điểm cuối năm nhưng ông vẫn "tranh thủ" đi xem vở kịch "Lời thề thứ 9" của cố đạo diễn Lưu Quang Vũ. Vở kịch tâm lý xã hội nổi tiếng này diễn vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và cũng là Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12), tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Truyền thông đưa tin,  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã đến dự.  

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam trên chuyên cơ EC-155B1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam trên chuyên cơ EC-155B1

 “Lời thề thứ chín” là vở diễn đặc sắc về đề tài đấu tranh với hiện tượng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ có chức quyền, tha hóa trong đời sống, không vì lợi ích của nhân dân, trù dập người lương thiện, gây ra những nỗi khổ, những bất công trong xã hội. Năm 1988, NSND Xuân Huyền đã dàn dựng rất thành công vở diễn này, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.

 Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã sáng tác vở kịch “Lời thề thứ chín” cho Đoàn kịch nói Quân đội dựa vào điều thứ 9 trong 10 lời thề danh dự của quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là: “Khi tiếp xúc với dân sẽ làm đúng ba điều răn: “không lấy của dân” – “không dọa nạt dân”- “không quấy nhiễu dân” và ba điều nên: “kính trọng dân” – “giúp đỡ dân” – “bảo vệ dân”, để gây lòng tin cậy đối với dân chúng, thực hiện quân dân nhất trí giết giặc cứu nước”…Và, sau 24 năm, vở kịch vẫn còn giữ nguyên tính văn minh và thời sự nóng bỏng của đất nước. 

Nhiều ngày trước, những trang mạng, trong đó có Quan làm báo cố ý kích động nhân dân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc nhằm gây rối loạn xã hội, chống lại Đảng, Nhà nước, Chính phủ và đường lối ngoại giao của chúng ta. Nhưng tất cả hầu như thất bại. Thay vào đó là những hình ảnh Giáng sinh tràn ngập phố phường, len lõi qua từng con phố, xóm đạo. Càng ngày, dễ nhận thấy niềm vui trên gương mặt các tín đồ Thiên chúa giáo lẫn và hòa đồng cùng niềm vui chung cả cộng đồng. 

Giáng sinh, giờ đã không có của riêng ai. Không còn chỗ cho những mục đích xấu xa hòng tạo hận thù, gây chia rẽ dân tộc. Nhiều ngã đường cố tình tuồn những loại văn hóa phẩm, sách có nội dung xấu, bôi nhọa Nhà nước Việt Nam, cố ý muốn gây sự băng hoại đạo đức tư tưởng trong nhân dân gần như bị chặn đứng.

Những tiếng nói giờ chỉ mang sắc thái thù hận của những cá nhân, những nhóm nhỏ gần như lạc loài, lẻ tẻ....Thay vào đó là không khí ấm cúng, tràn ngập niềm vui của đất nước đang trong giai đoạn "vượt khó", nhưng vẫn còn nụ cười. 

Sáng sớm ngày 23/12, trong thời tiết lạnh 12 độ C, Thủ tướng ngồi bên cạnh nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, cùng đoàn công tác Chính phủ bay trực thăng lên Sơn La dự khánh thành công trình Thủy điện Sơn La, lớn nhất Đông Nam Á. Dự án của EVN vượt đích, khánh thành sớm 3 năm. Một kỷ lục cũng là niềm vui cho người dân, những người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ. 

Người đứng đầu Chính phủ kỳ vọng, với tinh thần lao động trách nhiệm, khẩn trương, sáng tạo, hiệu quả của tập thể cán bộ công nhân viên thi công xây dựng; sự đồng lòng của nhân dân ba tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu; sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng nhà máy, công trình nhà máy thủy điện Sơn La sẽ đem lại hiệu quả cao về mọi mặt đối với ba tỉnh vùng Tây Bắc và sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Doanh nghiệp Bất động sản lãi to rồi, giờ là lúc nên chia sẻ


“Doanh nghiệp đã từng lãi to rồi, giờ là lúc doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với Chính phủ, với xã hội” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tại buổi làm việc với TP Hà Nội để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường BĐS sáng nay 19/12.


Đánh giá về những nguyên nhân gây tồn đọng bất động sản, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, tồn đọng bất động sản có nhiều nguyên nhân, nhưng đầu tiên là do quản lý nhà nước yếu kém.
“Dân còn nghèo mà quy hoạch dự án toàn nhà to, nhà sang. Lúc thừa thì toàn thừa nhà to nhà sang, trong khi nhà nhỏ, nhà thu nhập thấp cho người lao động thì vẫn thiếu”- Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc.
Theo Thủ tướng, trong chiến lược phát triển nhà ở, đã đề ra 8 nhóm đối tượng cần có sự can thiệp của nhà nước để có nhà ở, cho nên quản lý Nhà nước cũng phải theo hướng rà soát, điều chỉnh quy hoạch dự án, quan tâm phát triển nhà ở xã hội, giảm nhà ở cao cấp; phân loại dự án phải dừng, dự án được tiếp tục triển khai, dự án phảo chuyển đôi cơ cấu…
Đặc biệt, về lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết đưa ra gói tín dụng lãi suất thấp cho đối tượng mua nhà xã hội.
“Lãi suất thấp, cộng với quỹ hỗ trợ của địa phương, cố gắng có mức lãi suất 4-5%/năm là hợp lý. Ngoài ra, Hà Nội tính toán, bên cạnh chính sách chung, có chính sách cụ thể cho người thu nhập thấp, đối tượng được hưởng nhà ở xã hội có thể mua được nhà.” Thủ tướng nói.
Về giải quyết nợ xấu bất động sản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Chính phủ, ngân hàng có đề án tổng thể giải quyết nợ xấu, trong đó 70% là nợ bất động sản.
Cụ thể, Thủ tướng cho rằng, có thể thành lập doanh nghiệp mua lại nợ xấu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng thương mại cũng phải tự cơ cấu lại nợ, thiết lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp. Chính phủ đề nghị Ngân hàng giao quyền chủ động cho ngân hàng thương mại xem xét cho dự án hoàn thành, có đầu ra được vay tiếp.
Mặt khác, Thủ tướng cũng yêu cầu doanh nghiệp bất động sản cũng phải chung sức cùng chính phủ, chịu trách nhiệm cùng chính phủ tháo gỡ khó khăn.
“Doanh nghiệp đã từng lãi to rồi, giờ là lúc doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với Chính phủ, với xã hội”, Thủ tướng nói.
Trước đấy, trong buổi làm việc, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Hà Nội đưa ra 6 nhóm giải pháp, trong đó có tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước với thị trường bất động sản; rà soát, phân loại, cơ cấu lại thị trường và các giải pháp giảm thuế cho doanh nghiệp và cả người mua nhà….
Nhận định về các nhóm giải pháp này, người đứng đầu Chính phủ đồng tình và yêu cầu các giải pháp cần được đưa vào nghị quyết của Chính phủ để triển khai ngay từ đầu năm 2013.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Về "Bên thắng cuộc" của chàng O-sin Huy Đức

Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, đủ dài để người ta chiêm nghiệm lại lịch sử, trong khi tác giả vẫn chỉ chọn chỗ đứng ở góc độ nhà báo, mà lại không chứng kiến trực tiếp, chỉ nghe người này kể, người kia nói, lấy thêm từ những cuốn sách khác đã xuất bản hay không (chỉ được phổ biến trên mạng) để cung cấp thông tin. 


Sự kiện 30/4 cùng những năm đầu giải phóng tư liệu nhiều và phong phú đến độ muốn làm mới nó, chỉ có cách duy nhất là buộc phải bày tỏ nhãn quan của chính tác giả, tức là phải đứng ở góc độ nhà viết sử chứ không phải là anh nhà báo chạy vòng vòng quanh sự kiện, thấy cái gì thì tả cái nấy. 

Khoảng một nửa nội dung sách đã từng được đăng trên các báo chí trong nước, mà cách bạn rân chủ gọi là "lề phải", không dám nói là toàn bộ, nhưng cũng phải trên 9 phần 10 nội dung những người có tuổi trong nước đều đã biết, và không ngạc nhiên khi tác giả từng hi vọng xuất bản trong nước. 

Tuy nhiên cuốn sách có vài nội dung mà truyền thông trong nước chưa muốn đụng tới (nhưng không phải là khó khi muốn tìm hiểu về nó), đó là câu chuyện của những người vượt biên, 2 cuộc chiến tranh biên giới + quan hệ Việt Nam - Campuchia và vai trò của cá nhân các lãnh đạo trong thời bao cấp.

Trong những trường hợp cụ thể, tác giả lại phải thông qua vài nấc lớp trung gian như đã nói trên, mặt khác tư liệu tràng giang đại hải, dàn trải mông lung, rất khó tóm lược được ý chính của sự kiện mà tác giả muốn tả.

Miềng cũng không thích nhiều đoạn mà câu chữ thiên về mỉa mai, nhưng đó chỉ là cảm nhận cá nhân, hãy nói về nội dung, có thể bàn tới 3 nội dung chính:

- Câu chuyện của những người vượt biên
- 2 cuộc chiến tranh biên giới + quan hệ Việt Nam - Campuchia 
- Câu chuyện của những người lãnh đạo

- Đối với câu chuyện về những người vượt biên, không có gì mới, mười mấy năm lăn lộn trên mạng miềng đã nghe, đã đọc nhiều chuyện như vậy, những câu chuyện về trại cải tạo, đánh tư sản, trí thức không được trọng dụng ..v.v... 

Đến thời điểm này thì những câu chuyện đó đã cũ, những người đó hiện giờ đã êm ấm ở nước ngoài hưởng tuổi già, con cháu không còn nói tiếng Việt, theo những "cựu thuyền nhân" thì chỉ có "phe thua" quan tâm nội dung này, vì nó là một sự công nhận từ "phe thắng", thôi thì đó là chuyện của các cụ với nhau, để các cụ tự chém gió lấy. 

Cuốn sách có kể ra những chuyến vượt biên là có sự chấp thuận của Đảng, cho thấy thái độ của "phe thắng" đối với sự kiện này, cũng là điều chẳng mới mẻ gì.

Nhưng có điều miềnh muốn biết mà rất ít sách báo đề cập, kể cả trong cuốn sách này, đó là câu chuyện của những người ở lại, về tâm tư tình cảm của họ, gần 1 triệu người ra đi, hàng chục triệu người ở lại tìm đường mưu sinh, đó là những người sinh ra thế hệ trẻ năng động ngày nay, là những người định hình xã hội VN hôm nay, chịu hết những khó khăn của đất nước thời đó, nhưng xem ra miềng biết rất ít về họ trừ những câu chuyện chung chung về tem phiếu, bo bo trộn với mỳ chẳng hạn. 

- Nội dung về 2 cuộc chiến tranh biên giới: câu chuyện của những người lính, các mối quan hệ quốc tế, mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam với chính phủ Campuchia thời điểm đó, phần lớn đều không mới, có nghĩa là với miềng, đều đã đọc, đã nghe từ lâu. 

- Câu chuyện của những nhà lãnh đạo: cuốn sách trình bày có hệ thống (những gì mà tác giả cho là) suy nghĩ của các nhà lãnh đạo đương thời. 

Những thứ ảnh hưởng tới chính sách: ý thức hệ, kinh nghiệm quá khứ, ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô, các kinh nghiệm thực tế; những trăn trở giữa một bên là giáo điều với một bên là thực tiễn, một phần lớn trong nội dung này là những chính sách đã biết qua báo chí chính thống. 

Phần còn lại là ảnh hưởng cá nhân của từng lãnh đạo lên các chính sách này, cho dù chưa kiểm chứng được, nhưng khá giống với những gì miềnh đã biết về con người, cách nghĩ và cung cách ra quyết định thời đó. 

Phần này gồm nhiều chuyện cung cấm và không cần mấy động não khi đọc, tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử, nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch sử. 

Tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử, nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch sử.

Vậy nhưng phải cố gắng lắm lắm mới lướt qua được phần này bởi trong khối tư liệu đồ sộ, tác giả luẩn quẩn, bùng nhùng mãi không thể thoát ra được những câu chuyện riêng tư hay tình huống cá nhân, để cho người đọc thấy được phần nào lịch sử trong đó, nhất là đoạn về ông Võ Văn Kiệt, có thể nói tách đoạn này riêng ra thì sẽ có một cuốn hồi ký, nhưng hồi ký thì khác, còn ở đây tác giả dùng vào ý đồ khác, và nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.

Phủ lên tất cả dấu ấn Nguyễn Văn Linh hay bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt là những đánh giá nhìn nhận đầy thành kiến với Nguyễn Văn Linh, trường hợp này đặt trong bối cảnh một cuốn "hồi kí Võ Văn Kiệt" thì còn chấp nhận được nhưng khi đưa vào cuốn sách này, nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.

Trường hợp Lê Đức Thọ, được tác gải tả là đã quỳ xuống chân Lê Duẩn nhưng bị Lê Duẩn hất ra: “Anh lạ thật, tôi đã từ chối rồi. Những khi nào cần nổi danh là anh cứ xin tôi, đi Paris, rồi đi miền Nam khi sắp giành chiến thắng. Tôi đã nói rồi, Trường Chinh”

Xét về quan hệ cá nhân (người với người) thì cụ Lê Duẩn còn phải e dè cụ Lê Đức Thọ (cụ LĐT họ Phan chứ không phải họ Lê) vài bậc, cỡ 'tạo ra vua' mà quỳ xin ư? Đúng là tư duy hạng đầy tớ! 

Xin đi Paris ư?

Nếu Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Duy Trinh.. đủ tầm đấu với Kissinger thì dẫu Lê Đức Thọ có 'xin' cũng chả ai 'cho đi' và giải Nobel Hòa Bình năm ấy đã chả dành cho khách du lịch Lê Đức Thọ (dù cụ từ chối). 

Hồi tháng 05 và tháng 12 năm 1978, Lê Đức Thọ có 'xin' ngồi trực thăng bay khắp dải biên giới Tây Nam trực tiếp chỉ đạo chiến dịch chống Khờ me đỏ? 

Lê Đức Thọ có 'xin' lên chốt tiền tiêu Hà Giang, Lạng Sơn nếm mật nằm gai thị sát chiến trường? 

Các tướng tài chả ai nể phục ai nhưng tất cả răm rắp tuân lệnh người chả có quân hàm là Lê Đức Thọ!

Thời kỳ sau 30/4/1975 có lắm nhân tài nhưng uy lực tuyệt đối chỉ có 1 người: Lê Đức Thọ! Vì có uy lực tuyệt đối nên cụ khinh thường mọi cái ghế phù phiếm, dù là ghế TBT.

Túm các cái lại, luận điệu 'nội chiến' với miệng lưỡi của hạng osin để lấy lòng 'ma cũ' (cũng là osin cho chủ Mỹ) & tâng công làm thủ tục nhập gia, chiêu bài 'Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam', 'Miền Nam là nạn nhân của cộng sản Bắc Việt', 'Cuộc chiến tranh ý thức hệ vô nghĩa, bạo tàn: Cộng sản thắng còn nhân dân thua trắng', 'Nam - Bắc Việt, 2 chư hầu hiếu chiến của siêu cường Xô - Mỹ'.. mà lũ rận ra rả suốt mấy chục năm nay, với họ, độc lập tự do chả ý nghĩa gì, chỉ làm chó cho Mỹ mới là sung sướng, mới là hạnh phúc.

Miềng sẽ không bàn về cuốn sách này nữa, kể từ sau pót này, chỉ dẫn nhận xét từ những người khác, thậm chí bạn nào có nhã hứng bình luận, miềng xin mời tham gia, chỉ yêu cầu các bạn đừng mất văn hóa khi trao đổi.


Nguồn: http://dinhphdc.multiply.com/links/item/82/82

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Thủ tướng chỉ rõ các đối tượng lợi dụng Internet chống phá Đảng, Nhà nước


Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 68 đã khai mạc vào sáng qua 17-12, tại Hà Nội. Hội nghị vinh dự được đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự và phát biểu chỉ đạo. Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Với một phần ba dân số sử dụng internet, thì đối với vấn đề an ninh thông tin, đặc biệt là an ninh mạng, Thủ tướng chỉ rõ, đây là một trong những phương thức được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng. Các đối tượng lợi dụng thông tin Internet để tiến hành các hoạt động tuyên truyền xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng, Nhà nước; một số trang mạng truyền bá văn hóa đồi trụy, độc hại, trái với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc ta; đưa những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, gây dư luận xấu, hoài nghi đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Về vấn đề này, Thủ tướng chỉ rõ, bên cạnh những mặt tích cực Internet đưa lại thì rõ ràng, Internet đang bị kẻ xấu lợi dụng, đặt ra vấn đề quản lý phù hợp. Chính phủ đang tập trung chỉ đạo tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trên lĩnh vực này. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, rà soát bổ sung chiến lược, quy hoạch để một mặt tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thông tin truyền thông và Internet phát triển mạnh mẽ hơn, phục vụ hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin lành mạnh, đặc biệt là chủ động cung cấp thông tin chính thức, kịp thời cho nhân dân; mặt khác, phải ngăn chặn có hiệu quả những mặt tiêu cực, những hành vi lợi dụng xâm phạm an ninh quốc gia.
Thượng tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự phiên khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 68
Thủ tướng cũng yêu cầu lực lượng Công an tiếp tục phát huy chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo các biện pháp chống “diễn biến hòa bình”, góp phần ổn định, phát triển đất nước. Đối với nước ta, cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng. Trong giai đoạn hiện nay, cần quan tâm vấn đề “tự diễn biến”, nâng cao nhận thức, giác ngộ, phẩm chất đạo đức cách mạng, tăng cường niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng duyệt đội danh dự CAND Việt Nam
Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung quan trọng trong bảo đảm an ninh, chủ quyền biển đảo và đánh giá cao vai trò của lực lượng CAND trong việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các quyết sách thích hợp. Về giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, Thủ tướng cho rằng, những kết quả đạt được trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm, điều tra, khám phá án của lực lượng Công an là tích cực.  Chia sẻ vấn đề này, Thủ tướng nêu rõ, lực lượng Công an phải đương đầu nhiều thách thức, tội phạm chống người thi hành công vụ gia tăng, một số cán bộ, chiến sĩ hy sinh, bị thương khi làm nhiệm vụ. “Tôi đánh giá cao, biểu dương những thành quả lực lượng CAND đạt được, chia sẻ tới cán bộ, chiến sĩ bị thương và thân nhân gia đình cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ” – Thủ tướng xúc động bày tỏ.
Trường Sa (Nguyen Tan Dung)

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

'Thanh niên phải có lòng tự hào dân tộc cao độ'

"Yêu cầu quan trọng nhất là các bạn phải có hoài bão lớn, có ý chí và bản lĩnh với lòng yêu nước và tự hào dân tộc cao độ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi đối thoại với thanh niên, sáng nay.


Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đối thoại với các đại biểu Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi đối thoại với thanh niên. Ảnh: Chinhphu.vn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi đối thoại với thanh niên. Ảnh: Chinhphu.vn

- Đại biểu Đào Xuân Yên (Thanh Hóa): Đào tạo đại học còn tương đối tràn lan, chưa thực sự gắn kết với nhu cầu xã hội, sinh viên gặp khó khăn khi xin việc, tạo điều kiện cho những tiêu cực khi tuyển dụng cán bộ, công chức. Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về vấn đề này?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đây là một vấn đề lớn, khó, cũng đang đặt ra với cả xã hội. Trước hết, tôi xin khẳng định, nền kinh tế đang thiếu cả thầy cả thợ chứ không phải thừa thầy thiếu thợ. Dân số cả nước hiện là 88 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 60 triệu, chiếm 66% dân số. Đất nước đang trong giai đoạn dân số vàng, tức là 2 người trong độ tuổi lao động gánh 1 người phụ thuộc, bắt đầu từ năm 2007, dự báo kéo dài 30 - 35 năm.

Trong số 60 triệu người đó, đến 2012 số lao động qua đào tạo các cấp là mới chiếm 46%. Nhưng trong số 46%, có 8% từ đại học trở lên, trong khi các nước phát triển triển hầu hết là những người lao động trong độ tuổi đều được đào tạo, đào tạo lại, và trong số lao động được đào tạo thì tỷ lệ từ đại học trở lệ khá cao, như Malaysia là 20,1%, Thái Lan 14,2%, Hàn Quốc 33,6%. Mặt khác, nếu tính số sinh viên trên 1 vạn dân thì năm 2011 Việt Nam mới có 250 sinh viên từ cao đẳng trở lên, trong khi tỷ lệ của Thái Lan từ năm 2005 là 374, Hàn Quốc 674, Nhật Bản 316, Pháp 359, Anh 380, Úc 504, Hungary 432, Chile 407...

Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: ĐH và trên ĐH là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và CNKT là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1 - 4 - 10. Tôi muốn nói, Việt Nam đang thiếu cả thày, cả thợ, cơ cấu chưa hợp lý. Do đó, Chính phủ ban hành chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020, dạy nghề đến 2020, chiến lược và quy hoạch phát riển nguồn nhân lực. Mới đây, Hội nghị Trung ương có kết luận chỉ đạo về vấn đề này, với tinh thần làm sao nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhanh bền vững các loại hình đào tạo.

Chúng tôi đặt ra quyết tâm, mục tiêu là không để bạn nào, em nào thi đỗ cao đẳng, đại học bỏ học, không có tiền đóng học phí. Chúng ta đang rất cần đội ngũ này nhưng mặt khác cũng đang rất cần công nhân, kỹ thuật viên lành nghề. Vậy thì, những bạn, những em chưa đủ điều kiện vào ngay CĐ, ĐH, con đường học trung cấp, học nghề cũng rất tốt. Rất nhiều cán bộ quản lý giỏi, doanh nhân giỏi thành đạt, nhiều nhà văn hóa, khoa học, tướng lĩnh cũng trưởng thành từ con đường vừa học vừa làm, học trong thực tiễn công tác, học liên thông, tại chức...

Vấn đề đặt ra là phải học thật, tài năng thật, năng lực thật. Tôi muốn chia sẻ điều nữa là dù con đường nào thì sự thành đạt, thành công của mỗi bạn trẻ thì nhân tố quyết định là phải có hoài bão, ý chí, bản lĩnh, quyết tâm và sống có nghĩa tình, trách nhiệm với bản thân, gia đình, dân tộc.

Các đoàn viên, thanh niên tại buổi đối thoại. Ảnh: Chinhphu.vn
Các đoàn viên, thanh niên tại buổi đối thoại. Ảnh: Chinhphu.vn

- PGS TS Bùi Thế Duy, Phó giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam: Là lưu học sinh về trong nước làm việc, tôi muốn quan tâm đến việc kêu gọi bạn bè, học sinh của mình về nước cống hiến. Ngoài trở ngại về chế độ thu nhập còn khó khăn, lưu học sinh còn lo ngại về nước có được trọng dụng để giao việc hay chỉ "để trưng bày, cất vào ngăn tủ". Xin Thủ tướng chia sẻ với thanh niên về vấn đề này?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này. Đất nước đang cần đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, cần cả thầy, cả thợ có trình độ, kiến thức, kỹ năng thực sự. Chúng ta vừa tập trung sức để phát triển giáo dục đào tạo các cấp học, vừa nâng cao chất lượng, tăng quy mô hợp lý để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.

Trong khi đó, Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm đến hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập ở nước ngoài, trong đó có khoảng 100.000 học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh. Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích để đồng bào đang định cư ở nước ngoài, thanh niên đang học tập ở nước ngoài về góp phần xây dựng đất nước.

Trong thực tế, có những điều kiện vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của một số trí thức được đào tạo cao, sâu, ở một số chuyên ngành. Đây là điều kiện mà Chính phủ đã thấy, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mọi người, đặc biệt là những trí thức sau khi học tập ở nước ngoài về nước làm việc, vừa cho bản thân, cho gia đình mình vừa đóng góp cho đất nước. Chính phủ đang rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách.

Nhưng mặt khác, tôi cũng mong rằng mọi công dân, đồng bào, sinh viên đang học tập ở nước ngoài cũng chia sẻ với đất nước, với Tổ quốc mình. Tuy đã đạt được những thành tựu to lớn, vượt qua tình trạng kém phát triển, đứng vào nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh, khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội. Rất mong các bạn hiểu, chia sẻ khó khăn của đất nước để góp phần xây dựng, phát triển Tổ quốc.

- Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn: Thủ tướng đã cho phép Đoàn Thanh niên xây dựng 10 Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên, tổng số nguồn vốn ngân sách đầu tư là 733 tỷ đồng. Hiện, việc triển khai đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên năm 2015 rất khó hoàn thành xây dựng 10 Trung tâm này. Xin Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việc xây dựng các trung tâm, tôi đã làm việc với Trung ương Đoàn, và hoan nghênh phần việc này. Chính phủ đã đồng ý, kế hoạch đã phê duyệt, kinh phí đã bố trí nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, kinh phí chưa được bố trí kịp tiến độ. Tôi sẽ quan tâm, kiểm tra đôn đốc, bố trí đủ ngân sách xây dựng theo kế hoạch đã được duyệt. Rất mong Trung ương Đoàn quản lý, hoạt động tốt, hướng nghiệp tạo việc làm cho thanh niên.

Khi làm việc, tôi đã đề nghị trong hướng nghiệp và dạy nghề, Đoàn nên tập trung vào nội dung hướng nghiệp và giới thiệu việc làm. Vấn đề dạy nghề, nên ở mức phù hợp với điều kiện của Đoàn. Các trường dạy nghề đã được Chính phủ giao cho Bộ Lao động Thương binh Xã hội và một số bộ, ngành khác tổ chức, đồng thời khuyến khích xã hội hóa. Vì vậy, nội dung quan trọng nhất, Đoàn nên hình thành các trung tâm tư vấn, hướng nghiệp và tạo việc làm. Điều đó rất thiết thực.

Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng hoa Thủ tướng. Ảnh: Tiền Phong.
Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng hoa Thủ tướng. Ảnh: Tiền Phong.

- Đại biểu Nguyễn Thị Ngà, Bí thư Thành đoàn Hà Nội: Thủ tướng gửi gắm thông điệp gì với tuổi trẻ cả nước trước thềm nhiệm kỳ Trung ương Đoàn mới?

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Qua theo dõi tình hình chung của đất nước, của thanh niên và qua Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần này, tôi thật sự tự hào và vui mừng nhận thấy thanh niên ngày nay có nhận thức tốt, có kiến thức, bản lĩnh và nhiều suy nghĩ sâu sắc về các vấn đề của đất nước, dân tộc, quốc tế và thời đại. Những vấn đề các bạn đưa ra không chỉ là nguyện vọng mong muốn chính đáng, những băn khoăn, trăn trở, mà còn là những ý tưởng, gợi mở rất đáng quan tâm để chúng tôi cân nhắc trong quá trình lãnh đạo, điều hành kinh tế - xã hội của đất nước. Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xây dựng của các bạn thanh niên, của thế hệ trẻ chúng ta.

Trước hết, nói về niềm tin và lý tưởng của thanh niên. Chúng ta khẳng định rằng, đại bộ phận thanh niên ngày nay có mục tiêu, lý tưởng đúng đắn và có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng của Tổ quốc, dân tộc và tin tưởng vào sự lãnh đạo quản lý của Đảng, Nhà nước. Đảng, Nhà nước và cả dân tộc luôn tin cậy ở thanh niên và thanh niên luôn gắn bó với Đảng, Nhà nước và dân tộc. Mối quan hệ gắn bó mật thiết máu thịt này đã trở thành truyền thống tốt đẹp và đã được thử thách qua thời gian, năm tháng, qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên và tuổi trẻ cả nước cần nỗ lực phấn đấu đưa khẩu hiệu hành động của Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần này vào cuộc sống đó là: Xây hoài bão lớn, rèn đức luyện tài, đoàn kết sáng tạo, xung kích đồng hành xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phải thực hiện thật tốt cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác", tích cực, nghiêm túc tự giáo dục, tự rèn luyện mình với tinh thần "xây" cái hay, cái đẹp để có thói quen tốt, thói quen đẹp; "chống" thói hư, tật xấu, để cái hư, cái xấu mất dần để cùng cả dân tộc ta xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.

Thứ hai, về chăm lo việc học tập, phát huy sáng tạo và chăm sóc, phát huy tài năng trẻ. Phải khẳng định rằng, trong thời đại ngày nay và đối với nước ta, khoa học công nghệ là chìa khóa để hội nhập và phát triển nhanh, bền vững. Chúng ta quyết tâm thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong quá trình đó, vai trò, vị trí và đóng góp của thanh niên rất to lớn, rất quyết định.

Đảng và Nhà nước luôn xác định và nhất quán thực hiện chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, Chính phủ sẽ tiếp tục cụ thể hoá hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và khuyến khích các hoạt động sáng tạo, có chính sách hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo, trọng dụng “hiền tài” cho sự nghiệp phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thanh thiếu niên cần nhận thức rõ chủ trương đặc biệt quan trọng này trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải luôn là mũi nhọn xung kích tiến quân vào khoa học, công nghệ, phấn đấu học tập, nghiên cứu khoa học một cách chuyên cần, chú trọng đổi mới phương pháp, tận dụng thành tựu của những người đi trước và tích cực tham gia phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, và Đoàn cũng phải là chỗ dựa thực sự cho các hoạt động sáng tạo, là “vườn ươm” các mầm non sáng tạo.

Thứ ba, về nghề nghiệp, việc làm của thanh niên. Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ năng động, sáng tạo nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, một bộ phận không nhỏ thiếu việc làm và việc làm không ổn định, thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Tôi đề nghị Trung ương Đoàn chủ động sâu sát với thanh niên tìm hiểu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những khó khăn trở ngại của thanh niên, những bất cập trong của cơ chế chính sách, phối hợp với các cơ quan liên quan kiến nghị các giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, trong đó chú trọng tạo nhiều việc làm ở nông thôn để thanh niên vượt khó, làm giàu ngay trên mảnh đất mình sinh ra với trình độ tư duy, trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao.

Đảng, Nhà nước khẳng định thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, tạo cho mọi người bình đẳng về cơ hội được học tập, đào tạo nghề, tạo việc làm, đặc biệt là tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên chúng ta nỗ lực tìm kiếm và có được việc làm thích hợp. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên cần tham gia tích cực thông qua hệ thống dạy nghề và dịch vụ việc làm cho thanh niên, chú trọng khâu tuyên truyền, hướng nghiệp, vận động thanh niên đến với những ngành nghề phù hợp với bản thân, với điều kiện địa phương và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong từng lĩnh vực của nền kinh tế đất nước.

Đối với mỗi thanh niên, tôi mong muốn các bạn tham gia với trách nhiệm cao nhất trong việc học tập văn hóa, học nghề và nỗ lực lập nghiệp cho chính bản thân mình để mỗi thanh niên phải thực sự giỏi ít nhất một nghề hoặc một lĩnh vực, đó cũng là trực tiếp tham gia phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia ở tất cả các cấp độ (sản phẩm, ngành, quốc gia), phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, thông qua đó cải thiện cuộc sống của bản thân mình, gia đình mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Thứ tư, về đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của thanh niên. Đây đang là vấn đề thời sự, là nhu cầu chính đáng của thế hệ trẻ. Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa - thể thao, vui chơi giải trí cho xã hội nói chung và thanh niên nói riêng; tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa; đang chỉ đạo triển khai nghiên cứu, bố trí ngân sách để tiếp tục xây dựng các Trung tâm huấn luyện kỹ năng, Trung tâm dã ngoại, các Nhà thiếu nhi, Nhà văn hóa dành cho thanh thiếu niên.

Đoàn Thanh niên và các tổ chức thanh niên cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò trong việc xã hội hóa xây dựng và tổ chức các thiết chế văn hóa, thể thao dành cho thanh thiếu niên; làm nòng cốt trong tổ chức các phong trào, chương trình văn hóa văn nghệ... lành mạnh để phục vụ nhu cầu giải trí ngày càng cao của giới trẻ.

Thứ năm, về tham gia phát triển kinh tế - xã hội của thanh niên. Qua 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được thành tự to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nước ta đã đạt mức tăng trưởng khá cao trong suốt cả thời kỳ (bình quân khoảng 7% năm); đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, đứng vào hàng các nước đang phát triển có thu nhập trung bình (GDP năm 2012 đạt 1.600 USD). Nước ta cũng đã hoàn thành trước thời hạn hầu hết các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đề ra cho năm 2015; ngày càng chủ động, tích cực hội nhập đời sống kinh tế xã hội của thế giới; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Trong thành tựu chung này có phần đóng góp to lớn của thanh niên.

Tôi rất vui mừng thấy thanh niên đã trình bày những ý kiến, nhận thức riêng của mình đầy tâm huyết về những nội dung, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Tổ quốc và tự xác định nguyện vọng và trách nhiệm tham gia, đóng góp trực tiếp vào quá trình này. Chính phủ rất trân trọng trước những ý tưởng, hiến kế của các bạn thanh niên, trí thức trẻ, sinh viên. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặt đúng vị trí vai trò của lực lượng thanh niên. Tôi mong các bạn tiếp tục phát huy cao độ truyền thống của các thế hệ trước đây, luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng và thi đua yêu nước; đó cũng là cách thiết thực nhất để đóng góp sức lực và trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ sáu, về những yêu cầu đặt ra đối với thanh niên trong quá trình hội nhập và phát triển. Ngoài những điều cụ thể đã nêu trên, tôi nghĩ rằng, yêu cầu quan trọng nhất là các bạn phải có hoài bão lớn, có kiến thức và kỹ năng tốt, có ý chí và bản lĩnh với lòng yêu nước và tự hào dân tộc cao độ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước, dù ở lĩnh vực, nhiệm vụ, công việc gì hãy phấn đấu làm tốt nhất, với sáng kiến và nỗ lực cao nhất để phấn đấu trở thành những cán bộ quản lý trẻ giỏi, công chức trẻ giỏi, nhà khoa học và nhà văn hóa trẻ giỏi, doanh nhân trẻ giỏi, chiến sỹ trẻ giỏi... tất cả vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ bảy, nhiệm vụ của đất nước trong năm 2013 cũng như những năm tới rất nặng nề. Rất mong các bạn đoàn viên, thanh niên, tổ chức Đoàn Thanh niên cùng chia sẻ, cùng đồng hành với Chính phủ và chính quyền các cấp, xung kích đi đầu tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện có kết quả tái cấu trúc nền kinh tế nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cải thiện tốt hơn đời sống mọi người dân; tăng cường quốc phòng an ninh, bảo đảm ổn định chính trị xã hội, độc lập chủ quyền quốc gia và sự phát triển bền vững của đất nước.

Về phần mình, Chính phủ luôn nhận rõ trọng trách trước đất nước, trước dân tộc và trước thế hệ trẻ, Chính phủ sẽ làm hết sức mình cùng toàn Đảng, toàn dân chăm lo để thế hệ trẻ, thanh niên được phát triển toàn diện hơn, được học tập đào tạo tốt hơn, vui chơi giải trí lành mạnh hơn, để có việc làm và thu nhập tốt hơn, để có môi trường sống ngày càng văn minh tiến bộ công bằng, để thế hệ trẻ mãi mãi sống trong độc lập, tự do, bình yên, hạnh phúc.

Nguyễn Hưng ghi

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Học gì từ câu chuyện: “Trong chăn có rệp”?


Những ngày qua, khi mà lãnh đạo các cấp tổng kết, báo cáo về tình hình phát triển đất nước thì có rất nhiều người dân thiếu hiểu biết nhao nhao vẽ ra hàng loạt tin thất thiệt. Nào là đất nước lạm phát quá nhiều, tham ô, tham nhũng đầy cả mặt báo; một số quan chức lợi dụng chức quyền vi phạm pháp luật…. Điều đáng nói là khi người dân thiếu thông tin, nghe đâu đó  nói xấu về tình hình đất nước; kinh tế, chính trị là họ hùa vào chê trách lãnh đạo. Thậm chí có nhiều người kêu gọi chống Đảng. Hành động này của một số người dân không khác gì “ghét rệp, đốt luôn chăn”!
Rệp là con vật nhỏ bé nhưng rất nguy hiểm. Chúng thường chui vào chăn, mềnh, gối – nơi mà người hay nằm ngủ để hút máu. Mỗi lần hút máu, chúng gây ra nốt mẩn đỏ, đau, ngứa ngáy khó chịu trên da. Vì tính độc hại của rệp nên nhiều người muốn tận diệt loài kí sinh này. Có người dùng hóa chất, có người đem phơi nắng, có người bắt giết từng con, trứng rệp. Thế nhưng cũng có nhiều người nóng giận, họ lại đốt luôn vật dụng – nơi mà rệp đang ẩn núp. Có đáng vì những con rệp mà “giận quá mất khôn” đốt mất vật dụng hay không?
Đừng giận rệp mà đốt luôn chăn
Việc người dân vì “giận quá mất khôn” nhiều lắm. Cụ thể nhất là người dân thấy một số thành phần nào đó của hệ thống chính quyền vi phạm pháp luật, người ta liền nghĩ cả hệ thống làm sai và quay lưng nói xấu. Đó là điều không thể chấp nhận được! Bởi sai chỉ là sai một số người, chứ đâu phải ai cũng sai, ai cũng xấu! Tội tình gì mà phải “gom đũa cả nắm” như thế? Nếu như tất cả lãnh đạo của đất nước này làm sai, thì thử hỏi kinh tế Việt Nam có vượt qua khó khăn như hiện nay? Nếu như không có những người lãnh đạo tâm huyết, ra sức ngoại giao, kêu gọi nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; không đưa ra hàng loạt chỉ đạo khắc phục, giải quyết những tồn động thì liệu tham nhũng, tham ô có được giảm đáng kể trong thời gian qua không? Chắc chắn là không!
Nên hiểu rằng, khi nhà nước công bố các khuyết điểm, những nhận xét của chuyên gia về tình hình chung của nước ta, được các báo chính thống đăng tải là nhằm mục đích muốn công dân Việt Nam đóng góp, xây dựng để giải quyết những tồn động trên để đưa đất nước phát triển hơn. Chứ không phải lãnh đạo các cấp đưa ra kết quả hoạt động để người dân hùa nhau chỉ trích. Thử hỏi, nếu người dân Việt Nam ai cũng vậy, ai cũng hành động thiếu lý trí thì đất nước này sẽ đi về đâu? Một khi, người dân không đoàn kết thì đất nước sẽ như thế nào? Nếu như người dân không cùng chung một lòng xây dựng đất nước thì thành phần phản động ngày một sẽ nhiều, lúc đó sẽ nguy hại vô cùng. Bởi, phản động lúc nào cũng cho rằng bản thân “có tài” và muốn lật đổ lãnh đạo đất nước để lên điều hành! Nếu là người dân sáng suốt, xin hỏi có ai lại đi ủng hộ những điều phi lý trên không?
Có thể nói rằng: vì một thành phần nào đó trong Đảng, Chính quyền vi phạm pháp luật mà cho rằng cả Đảng và Chính quyền xấu và quay lưng với Đảng thì mãi mãi người đó không thể nào trở thành người tốt lành được. Bởi hành động tự cao thì chỉ có thể hủy hoại bản thân và đất nước mà thôi. Một người luôn có tư tưởng chống phá, bất mãn thì làm sao không “đốt” đất nước cho được?!
Nếu như người bị rệp cắn mà không nóng giận, kiên nhẫn bắt rệp thì rệp không còn cắn được mình và tài sản (mềnh, gối, chăn) vẫn còn! Và phải chăng, không gom đũa cả nắm, không vì một người làm sai mà một số người dân thiếu lý trí cho rằng cả hệ thống chính quyền, cả Đảng làm sai thì đất nước này ít có tiêu cực hơn không?
Biện pháp tốt nhất để tránh cho không còn xuất hiện rệp (tham nhũng, tiêu cực, phản động) là thường xuyên lau chùi dọn dẹp, giặt và phơi chăn, ruột gối, đệm thật kỹ. Đặc biệt chú ý vệ sinh, thường xuyên mở cửa sổ, đảm bảo trong phòng thoáng mát, khô ráo, sáng sủa. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc sát trùng.
Nếu như người dân cả nước đồng lòng, cùng góp ý, “bắt rệp, bảo vệ chăn”, xây dựng đất nước thì chắc chắn rằng, đất nước Việt Nam sẽ phát triển – ít nhất là khối đoàn kết dân sẽ được bền vững, tinh thần dân tộc sẽ ngày càng vững chắc!
Hải Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Nguồn: Nguyen Tan Dung

Biểu tình – Ranh giới giữa lòng yêu nước và sự ảo tưởng


Có nhiều người xuống đường là vì lòng yêu nước thực sự, nhưng cũng chẳng ít kẻ a dua hoặc hò hét như con vẹt.
Cái thằng ngang như cua, ngồi cả tiếng đồng hồ giải thích mà nó không chịu nghe, nó lại cứ gân cổ bảo hiến pháp cho dân quyền biểu tình là người dân có quyền xuống đường tụ tập biểu tình, diễu hành bất cứ lúc nào.
Bài viết của thành viên Karel Phùng (Facebook) đang được nhiều cư dân mạng chia sẻ.
Bài viết của thành viên Karel Phùng (Facebook) đang được nhiều cư dân mạng chia sẻ.
- Dạ phải, con thưa bố – tôi đốp chát lại – đó là hiến pháp ghi như vậy là chỉ ghi chung chung là người dân có quyền. Nhưng cái gì cũng phải có giới hạn, quyền công dân tới đâu và luật pháp có quyền can thiệp tới đâu,…. tất cả phải thành luật. Có luật rồi mà người dân muốn biểu tình theo luật mà vẫn bị cản trở thì đó mới là đáng trách.
Xứ nào cũng vậy, bên Đức cũng thế thôi, hễ biểu tình, diễu hành phải thông báo với bên an ninh trước và khai rõ ai là người đứng ra tổ chức. Khi có bạo động xảy ra, người biểu tình phá xe cộ thì cảnh sát cứ thằng cầm đầu đó mà phạt, mà xử lý, lần sau bị tước cái quyền đó luôn.
- Thế thì chính quyền cho ra luật biểu tình đi.
- Thưa bố, sửa một điều luật có khi còn họp lên họp xuống cả năm trời, huống hồ là ra luật mới. Cái gì nó cũng phải có trình tự, luật phải xem xét kỹ từng từ, phải qua từng khâu, chứ có phải mấy thằng con nít oánh nhau, ra luật “chỉ chơi đấm, không chơi vật” thế là xong hay sao? Chưa kể oánh nhau được một lúc, một thằng quay sang còn nói “Gượm đã, để ông nắm lại củ gừng!”.
Lật tẩy bọn núp bóng lịch sử mưu đồ càn quấy
Lật tẩy bọn núp bóng lịch sử mưu đồ càn quấy
Ngòai ra việc gì cũng vậy, phải có người tổ chức, phải có người chịu trách nhiệm. Bên xứ tư bản người đứng ra tổ chức diễu hành hoặc biểu tình phải cam đoan làm theo pháp luật và họ có trách nhiệm trước pháp luật, nhưng họ cũng có quyền. Quyền ở đây là quyền với đoàn biểu tình. Họ có quyền cấm ai đó tham gia, hoặc khi phát hiện ra những thành phần gây rối, phá hoại, không nằm trong đối tượng được mời, thì họ có quyền yêu cầu cảnh sát trục xuất ra khỏi đoàn biểu tình, trường hợp kháng cự sẽ bị bắt!
Bây giờ mấy ông ở Việt nam ai là người chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đoàn biểu tình trở nên quá khích? Công an không thể biết chắc chắn được ai tốt, ai xấu, ai là người trà trộn vào đó với mục đích xấu.
Hiện nay ở Việt nam đoàn biểu tình không có ai đứng ra tổ chức, hay gọi cách khác là vô tổ chức. Mà hễ vô tổ chức thì thể nào cũng vô kỷ luật, không có ai đứng ra chịu trách nhiệm thì công an phải cẩn thận với những trường hợp đó và việc bắt nhầm một hai người đó là điều cũng bình thường thôi, chưa có hậu quả gì đáng tiếc xảy ra.
Nhưng thà như vậy còn hơn cứ để cho họ tự do một cách quá trớn và không biết hậu quả việc gì sẽ xảy ra.
- Nói thật với ông, tôi thấy người Việt mình ý thức còn quá thấp, thích chửi bới. Chẳng những vậy, ông xem, nhiều khi lên chức cũng có cớ kéo nhau đi khao, có người yêu mới cũng khao, mới bỏ vợ xong có bồ khác khao, lên chức lên lương cũng khao,…. đó là những lý do mà họ thích làm một cớ để ăn nhậu. Thời xưa tôi còn nhớ, cứ có xe mới chúng nó bắt rửa xe bằng cồn, mua quần áo mới nó bắt giặt bằng bia, có người yêu là chúng nó cũng bắt rửa … nghe mà ức chế.
- Cái này thì ông nói đúng! Có cái tính a dua, thích đua đòi và thích được hoành tráng. Đôi khi thấy người khác nói cũng nói mà nhiều người chẳng biết mình nói gì mà vẫn nói mới đau.
Cũng chính vì thế cho nên có nhiều người xuống đường là vì lòng yêu nước thực sự, nhưng cũng chẳng ít kẻ a dua hoặc hò hét như con vẹt.
- À, ông xem con mẹ Bùi Hằng phát biểu chưa?
- Thôi, thôi, con xin. Cái ngữ ấy mà yêu nước thì chẳng hóa ra đàn bà Việt nam chết tiệt hết rồi hay sao? Chưa kể mấy cái tay trí ngủ còn ví với bà Trưng, bà Triệu, làm ô uế cả tên tuổi những vị anh hùng của dân tộc.
Hồi sáng tôi có đọc qua bài tường thuật biểu tình mới thấy nực cười. Công an bắt người biểu tình, lại còn phải thòng thêm hai chữ để thành ra “Công an bắt người biểu tình yêu nước”, đọc thấy mà hài ước. Con mẹ Bùi Hằng còn phát biểu một câu xanh rờn mới thấy bọn ấy không bị trấn áp như bên tây này là phước tổ 70 đời để lại. Chứ ở bên này thì nó cho ăn dùi cui từ lâu rồi, ở đó mà oan.
Bọn ấy chẳng khác nào có mấy vụ bên Cam, Thái mấy cha qua đó làm từ thiện nhằm mục đích tiếp cận với trẻ em, lạm dụng tình dục. Khi bị bắt mới la lối lên là “Cảnh sát bắt người làm từ thiện”, nghe vãi cả linh hồn.
KAREL PHÙNG / TinQuanSu