Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Dương Trung Quốc: "Nhà sử học" hay "kẻ cơ hội chính trị"?



Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học” được làm các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị. Cũng vì thế mà chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử học” đơn thuần nữa.

Dương Trung Quốc (sinh năm 1947), quê quán xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông Dương Trung Quốc là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội. Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XII của tỉnh Đồng Nai. Là một trong số các đại biểu Quốc hội không phải đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dương Trung Quốc có cha là liệt sĩ Dương Trung Hậu (hy sinh năm 1947), mẹ là người Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bảy (sinh năm 1925) ở phố Đào Duy Từ, con chủ hàng rượu Vĩnh Phương, nhà máy rượu Gia Lâm. Ông nội là cụ Dương Trung Giao, quê xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre – chủ hãng nước mắm Liên Thành. Vợ của ông, bà Nguyễn Thu Hằng (em gái nhạc sĩ Nguyễn Cường), một phụ nữ Hà Nội.

“Nhà sử học”


Ông Dương Trung Quốc tốt nghiệp đại học môn Sử, danh xưng “Nhà Sử Học” được người ta gắn vào tên của Dương Trung Quốc, thậm chí có một số tờ báo còn gọi là “Giáo sư sử học”. Giáo sư ở Việt nam là học hàm chứ không phải học vị, tức là khi đạt một số tiêu chuẩn thì sẽ có Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước xét phong tặng, ông Dương Trung Quốc chưa là giáo sư được hội đồng này phong tặng.

Để hiểu về quan điểm của ông Dương Trung Quốc về lịch sử, chúng ta có thể thấy qua câu nói đại ý của “Giáo sư sử học” Dương Trung Quốc: “người ta học sử kém bởi vì học sử không kiếm ra tiền, nếu học sử mà kiếm được 3 nghìn đô la mỗi tháng người ta sẽ đổ xô vào học sử”.

Cảm ơn “giáo sư sử học”, ông nói rất đúng, và còn đúng hơn nữa khi mà “giáo sư” dạy bảo người ta rằng nên học bóng đá, ca hát để kiếm được nhiều tiền hơn.

Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học” được làm các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị (Đại biểu Quốc hội). Cũng vì thế mà Chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử học” đơn thuần nữa.

Nhà sử học chân chính là phải cống hiến đời mình hoà vào lịch sử Việt Nam tạo nên một kết nối quá khứ – hiện tại – tương lai. Đóng góp vào cho các thế hệ người Việt hiểu rõ lịch sử để giúp chúng ta tiến tới tương lai.

Nhưng vì có nhiều tham vọng và được ca tụng, ông Dương Trung Quốc không chỉ làm nghề sử, mà còn làm nhà báo, làm văn hóa và làm chính trị. Ông đã được đi nhiều nước, có điều kiện để “mở tầm mắt”, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đáng lẽ ông cần đúc rút kinh nghiệm từ các nước để phát triển ngành lịch sử của Việt Nam đang bị “yếu thế”. Lẽ ra ở cương vị là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông cần tự thân hoặc phát động, kêu gọi giới nghiên cứu lịch sử tạo ra các sản phẩm mang tích giáo dục lịch sử cao và thiết thực, thu hút được đông đảo người dân đón nhận như các bộ phim lịch sử Việt Nam (đang bị thiếu vắng trầm trọng), hoặc ít ra là một số video clip lịch sử (Trận chiến Bạch Đằng, Việt Nam, hình hài một chữ S…) mà các bạn sinh viên đã làm ra được cộng đồng mạng đánh giá cao. Ở đây tôi không thấy bóng dáng của Dương Trung Quốc đâu?

duong trung quoc
Ông Dương Trung Quốc sử dụng tư cách ĐBQH để phục vụ lợi ích của cử tri Đồng Nai hay phục vụ lợi ích cá nhân?
Ông được nhiều tờ báo săn đón, phỏng vấn, được nhiều người tung hô, ca tụng. Có lẽ vì thế mà ông tưởng mình đang ở trên “mây” nên cứ thế “háo thắng” làm tới trên chính trường mà quên đi “nghĩa vụ” của một người được gọi là “Nhà sử học” như một kẻ “cơ hội chính trị”.

Cơ hội chính trị


Những người cơ hội chính trị không có quan điểm chính trị rõ ràng, luôn ngả nghiêng, dao động, không kiên định. Khi thuận lợi thì tỏ ra “cấp tiến”, khi gặp khó khăn thì thoái lui, thoả hiệp. Thường lợi dụng các sự kiện chính trị để đánh bóng tên tuổi, phục vụ mục đích cá nhân. Những người này thường che giấu bộ mặt thật, vừa tỏ ra ủng hộ, vừa với danh nghĩa “đổi mới tư duy”, “yêu nước, thương dân” mà thực chất là chống đối, phá bĩnh.

Họ sẵn sàng làm vừa lòng, hòng tăng phiếu ủng hộ trong các dịp bầu cử. Cơ hội chính trị được gắn rất ranh mãnh và chặt chẽ với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội về đạo đức, lối sống. Cơ hội chính trị gắn liền với động cơ cá nhân, thường là từ những người bất mãn, công thần, kiêu ngạo, coi thường tập thể. Một số được tâng bốc hoặc tài trợ đi đến chống đối.

Một sự kiện mà chúng ta có thể dễ thấy, đó là tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Việt Nam Khóa XIII, Dương Trung Quốc muốn chứng tỏ sự “cấp tiến” của mình đã phát biểu chất vấn tại nghị trường quốc hội, ngạo mạn đặt vấn đề “văn hóa từ chức” với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người lúc đó đang phải đau đầu giải quyết các sai phạm xảy ra tại các tập đoàn kinh tế. Lợi dụng tư cách ĐBQH, ông Dương Trung Quốc muốn làm cho Thủ tướng bối rối hoặc mang nhục trước quốc dân đồng bào, để thỏa mãn, phục vụ lợi ích cá nhân và đánh bóng tên tuổi, được các các thế lực thù địch tung hô.

Biết không đạt được mục đích khi nghe Thủ tướng trả lời một cách chân thiết, khúc chiết, thấu lý đạt tình, nhận được sự tán dương của đa số đại biểu Quốc hội, thì ông Dương Trung Quốc liền chữa lửa bằng lời thanh minh “chất vấn là để xem Thủ tướng trả lời ra sao, và với nội dung Thủ tướng vừa đối đáp thì nhân dân yên tâm, tức là an dân”. Điều đó cho thấy ông Dương Trung Quốc rõ ràng là kẻ cơ hội chính trị, luôn ngả nghiêng, dao động. Coi việc chấp vấn là trò chơi chính trị cá nhân chứ không phải là đại diện cho cử tri thảo luận các vấn đề trọng đại của quốc gia. Làm dấy lên làn sóng chỉ trích Thủ tướng rất nhiều…

Trong phiên thảo luận ở Quốc hội, vấn đề mà ông Dương Trung Quốc đưa ra đáng lẽ là các vấn đề phát triển lịch sử của Việt Nam, các vấn đề về cuộc sống dân sinh của nhân dân tỉnh Đồng Nai, nơi ông là đại diện cho các cử tri. Vậy mà chúng ta không thấy những điều đó, mà chỉ thấy ông ta nổi bật với vai trò là một người “chọc ngoáy”, tấn công Thủ tướng để đánh bóng tên tuổi như một kẻ “cơ hội chính trị” kiểu mới.

Nhưng thưa ĐB Dương Trung Quốc, ông thừa biết các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước đều bị chi phối bởi những nguyên lí phải giữ vai trò chủ đạo, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trong thời kỳ đất nước đang quá trình đổi mới, nên Thủ tướng dù có mười tai mắt cũng không thể kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình hình làm ăn gian dối, nhiều tham nhũng lớn, nhỏ xảy ra ở khu vực này. Vẫn còn các quan chức ở tất cả các quận huyện, tỉnh, thành phố tham nhũng đất đai. Trong lĩnh vực này, Thủ tướng dù có quan tâm, và ra nhiều quyết định cũng chỉ hạn chế phần nào, không thể ngăn chặn triệt để được. Vấn đề là Đảng, Nhà nước và nhân dân đang dần phải tạo ra cơ chế quản trị hiệu quả hơn, chứ không phải tấn công nhau để trục lợi.

Chúng ta có thể cảm thông và chia sẻ quan điểm của Thủ tướng về sự phân công của TW Đảng với ông, và về trách nhiệm chấp hành của Thủ tướng với thái độ cầu thị. Nhưng chúng ta không thể cảm thông những kẻ lợi dụng lúc đất nước khó khăn để trục lợi, cơ hội chính trị, đánh bóng tên tuổi của mình.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Thủ tướng với Quân đội Nhân dân Việt Nam


Với vai trò người đứng đầu Chính phủ, trong nhiều năm qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc nền an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ và hiện đại. Không chỉ bằng lời nói, mà Thủ tướng còn thể hiện nhiều hành động cụ thể để củng cố và phát triển nền an ninh quốc phòng nước nhà.
Điển hình là trong chuyến thăm Nga tháng 12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký thỏa thuận mua tàu ngầm hiện đại nhất, máy bay và các trang thiết bị quốc phòng với Nga. Việc mua tàu ngầm sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực giám sát các hoạt động của tàu thuyền bán quân sự nước ngoài và các tàu hải quân ở vùng biển ngoài khơi miền duyên hải Việt Nam cùng vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Vladimir Putin ký bản ghi nhớ về kết quả các cuộc hội đàm.
Ngoài ra,  tàu ngầm lớp Kilo sẽ tạo phương tiện răn đe chống lại những âm mưu đánh chiếm nhanh hòn đảo hoặc bãi đá của Việt Nam ở Biển Đông. Đáng chú ý, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh “dù Việt Nam không đánh ai nhưng biển nước ta rộng thì phải bảo vệ”.
Tàu ngầm Kilo của Nga DR
Tàu ngầm Kilo của Nga DR
Đồng thời, Thủ tướng cũng thường xuyên đi thị sát cũng các binh đoàn chiến đấu trên cả ba phương diện hải quân, không quân, phòng không.
Về Hải quân: Thủ tướng đã chỉ đạo phát triển mạnh hệ thống tàu ngầm, tàu nổi và đến thị sát việc phát triển tàu chiến tại Công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Về Không quân: Để đủ sức răn đe và bảo vệ vùng trời tổ quốc, Thủ tướng đã trực tiếp thị sát một trong những lực lượng không quân xương sống của quân đội ta tại Trung đoàn Không quân 940 thuộc Sư đoàn 372 (Quân chủng Phòng không – Không quân)
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chiến sĩ Trung đoàn 940, Sư đoàn 372
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chiến sĩ Trung đoàn 940, Sư đoàn 372
Về Phòng không: Mới đây nhất Thủ tướng đã thị sát khả năng sẵn sàng chiến đấu của Đoàn tên lửa phòng không 64, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không – Không quân
Thủ tướng thăm tổ hợp tên lửa tối tân S-300.
Thủ tướng thăm tổ hợp tên lửa tối tân S-300.
Trong các lần thị sát Thủ tướng đều nhấn mạnh việc Đảng, Nhà nước hết sức cố gắng trang bị cho quân đội đi thẳng vào hiện đại phù hợp với khả năng của đất nước. Đồng thời, khẳng định, Chính phủ đã và đang hết sức cố gắng bảo đảm công tác hậu cần, chế độ lương để cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ yên tâm công tác, phục vụ lâu dài trong quân đội.
Bạch Dương

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

TT Nguyễn Tấn Dũng: Thống đốc phải chịu trách nhiệm về lạm phát


Kiểm soát lạm phát và xử lý nợ xấu là hai trọng trách lớn của năm 2013 mà Thủ tướng giao phó cho ngành ngân hàng tại hội nghị tổng kết sáng nay.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2013 diễn ra tại Hà Nội sáng 9/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thắn giao trọng trách kiểm soát lạm phát vào đôi vai của vị tư lệnh ngành ngân hàng – Thống đốc Nguyễn Văn Bình. “Trước hết, Thống đốc phải chịu trách nhiệm với Chính phủ về lạm phát. Là thành viên Chính phủ thì phải làm sao điều hành lạm phát thấp mà tăng trưởng cao. Đây không phải là đòi hỏi duy ý chí nhưng là mục tiêu kép. Kiểm soát lạm phát tốt nhưng nếu tăng trưởng dưới 5% thì thất nghiệp”, Thủ tướng nói với Thống đốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Về mục tiêu trong năm 2013, Thủ tướng nhấn mạnh sẽ cùng đồng thuận lấy mục tiêu chung của đất nước là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để phấn đấu. Riêng về vai trò của Ngân hàng Nhà nước và các mục tiêu cụ thể, Thủ tướng yêu cầu phải điều hành chính sách tiền tệ để lạm phát năm 2013 phải thấp hơn 6,8% của năm 2012, tỷ giá tiếp tục ổn định và quản lý thị trường vàng tốt như đối với thị trường ngoại tệ.
Nhiệm vụ khác Thủ tướng giao phó cho Ngân hàng Nhà nước là thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý, đúng địa chỉ. Theo đó, các ngân hàng cần chia sẻ tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp bằng cách phân tích những đơn vị khó khăn tạm thời cần cho vay, hạ lãi suất, khoanh nợ, dùng dự phòng rủi ro để giảm lãi suất. Nói với toàn ngành ngân hàng, Thủ tướng cho biết: “Có những doanh nghiệp chỉ dừng cho vay là họ đổ vỡ ngay, trong khi nếu tiếp tục cho vay họ phát triển tốt. Đây là trách nhiệm với nền kinh tế, đất nước và với chính ngân hàng. Giờ trăm sự nhờ vốn, mà vốn vẫn chủ yếu nhờ ngân hàng”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho ngành ngân hàng trong năm 2013 là xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại ngành. “Tôi nghe Thống đốc báo cáo thì thấy rằng trăm sự cũng nhờ ngân hàng. “Cái chính là các đồng chí phải tự xử lý. Chủ yếu là các ngân hàng thôi chứ không có ngân sách để xử lý nợ xấu”, Thủ tướng chia sẻ.
Nhìn lại cả năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận, dù chưa lường hết những khó khăn nhưng ngành ngân hàng đã làm được những thành tựu quan trọng. Ngành ngân hàng đã làm tốt chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Trung ương, chức năng thành viên của Chính phủ để điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ. Qua đó, mới đóng góp ổn định lạm phát, tỷ giá, giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, điều hành chính sách tiền tệ như trong năm 2012 đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Một trong những thành công theo đánh giá của ông là việc đưa lạm phát từ 19% năm 2011 về còn 6,8% trong năm nay. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, điểm quan trọng là năm 2012 đã tạo ra được thế kiểm soát lạm phát một cách bài bản, làm cơ sở cho năm 2013 tiếp tục duy trì. “Những năm trước có kiểm soát nhưng độ vững chắc chưa cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái lạm phát. Nay các nhân tố gây tái lạm phát vẫn còn nhưng không đáng lo ngại. Do đó, mục tiêu 2013 kiểm soát lạm phát thấp hơn 2012 là có cơ sở, có căn cứ”, người đứng đầu Chính phủ cho biết.
Thủ tướng cũng cho rằng, ngoài lạm phát, đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng trong năm 2013 còn là việc kiểm soát tỷ giá. “Kinh tế vĩ mô khó khăn, nhưng vẫn giữ được tỷ giá, đây là công lao lớn của cả nền kinh tế nhưng vai trò ngân hàng rất quan trọng, từ đó mà lãi suất giảm mạnh, liên tục trong năm qua”, Thủ tướng khen ngợi.
Trách nhiệm kiểm soát lạm phát được Thủ tướng giao phó cho Thống đốc.
Trách nhiệm kiểm soát lạm phát được Thủ tướng giao phó cho Thống đốc.
Đánh giá về thị trường vàng, Thủ tướng cũng cho hay, dù vẫn còn một số việc cần làm nhưng bước đầu, ngành ngân hàng đã làm được yêu cầu đưa ra đó là không để thị trường vàng gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Theo ông, những tình trạng như trước đây, vàng tác động liên tục vào tỷ giá, lãi suất, cán cân xuất nhập, gây mất ổn định, làm giảm giá trị đồng tiền đã không còn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nêu hai yêu cầu khác về thị trường vàng cho ngành ngân hàng. Thứ nhất, cần đảm bảo nhu cầu cơ bản, hợp pháp của người dân về vàng. “Dân mua vàng thì đâu có thiệt hại gì. Phải làm sao quản lý nhưng lợi ích của của người dân, cộng đồng nói chung đảm bảo”, Thủ tướng nói.
Yêu cầu thứ ba theo Thủ tướng là quản lý vàng để từng bước vàng trở thành nguồn lực đất nước. “Không để nó mãi chôn một chỗ mà phải thành tiền đưa vào sản xuất kinh doanh”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
Tại hội nghị tổng kết năm nay, không nói nhiều về những việc chưa làm được của ngành ngân hàng như năm ngoái nhưng người đứng đầu Chính phủ lại tỏ ra buồn lòng về chuyện các ngân hàng vi phạm pháp luật. Nói về những sai phạm của ngành ngân hàng, Thủ tướng cho biết có tình trạng một số cổ đông chi phối, lập ra ngân hàng rồi coi là của mình và lập công ty con rút tiền ra. “Đó là vi phạm pháp luật, là lừa đảo. Làm ngân hàng phải lành mạnh, không được lấy tiền của người dân cho mình chi tiêu, đầu tư; tài sản thế chấp một đồng mà cho lên thành 10 đồng”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng giao Ngân hàng nhà nước xem xét và đưa ra quy định để quản lý tốt vấn đề sai phạm của các ngân hàng. “Chúng ta phải làm sao ngân hàng là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, không lặp lại tình trạng ngân hàng yếu kém, gây mất ổn định nền kinh tế”, Thủ tướng yêu cầu.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ ra thách thức của Việt Nam năm 2013


Việt Nam sẽ cố gắng thanh toán những vấn đề gây tác động tiêu cực với phát triển kinh doanh-kinh tế trong năm 2013, chẳng hạn như nguy cơ lạm phát và các khoản nợ xấu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ ra những thách thức cơ bản của Việt Nam trong năm 2013
Những vấn đề nội bộ bao gồm “nợ xấu, quản lý chưa đầy đủ của Chính phủ “và “cấu trúc kinh tế yếu kém”, như nêu trong Thông điệp đầu năm của Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo: “Đã quyết định sửa chữa khuyết điểm, vượt qua khó khăn, tiếp tục kiềm chế lạm phát và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tập trung phát triển bền vững”.