Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Việt Nam chế tạo thành công hệ thống nạp đạn tự động trên xe chiến đấu BMP-1

Mới đây, Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự đã chế tạo thành công thiết bị kiểm tra khối điều khiển BU-40 – “trái tim” hệ thống nạp đạn tự động trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1.

Các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự (Tổng cục Kỹ thuật) đã thiết kế chế tạo thành công thiết bị kiểm tra khối điều khiển BU-40 của hệ thống nạp đạn trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Đây là sản phẩm hoàn toàn mới, được áp dụng kỹ thuật vi xử lý hiện đại, có kết cấu gọn nhẹ, thao tác vận hành đơn giản, hoạt động ổn định, tin cậy.


Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Lục quân Việt Nam trong cuộc diễn tập bắn đạn thật.

BMP-1 là xe bọc thép bánh xích, có tính cơ động cao, được trang bị hệ thống nạp đạn tự động giúp quá trình nạp đạn dễ dàng hơn và tốc độ bắn cao hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, hệ thống nạp đạn tự động hay bị hư hỏng, việc sửa chữa rất phức tạp khiến nhiều trường hợp chiến sĩ phải nạp đạn bằng tay, ảnh hưởng không nhỏ đến tính năng kỹ chiến thuật của xe, tốc độ bắn của pháo trên xe vì thế cũng giảm đáng kể.
Khối điều khiển BU-40 được ví như “bộ não” của hệ thống nạp đạn tự động. Vì vậy, trong quá trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống, người thợ luôn phải đặt lên hàng đầu việc kiểm tra chất lượng khối điều khiển BU-40.

Khối điều khiển BU-40 có kết cấu rất phức tạp với nhiều phần tử như rơ-le, linh kiện bán dẫn… do vậy để kiểm tra, đánh giá chất lượng khối điều khiển, nếu dùng phương pháp thủ công như hiện nay sẽ phải tháo rời từng bộ phận, mất nhiều thời gian, nhân công mà chất lượng, hiệu quả không cao.

Thiết bị kiểm tra khối điều khiển BU-40 có kích thước 460x320x120mm, khối lượng 3,5kg, sử dụng nguồn điện 220V-50Hz và chỉ thị bằng màn hình LCD-2×20. Thiết bị có thể làm việc trong điều kiện nhiệt độ không quá 700C, có khả năng kiểm tra trực tiếp các rơ-le, công tắc tơ của khối điều khiển, giúp người thợ sửa chữa không cần phải tháo rời khối điều khiển khỏi xe, không cần tháo từng bộ phận trong khối mà vẫn có thể đánh giá chính xác chất lượng của từng phần tử, giảm đáng kể thời gian, nhân lực trong quá trình kiểm tra, sửa chữa.

Sản phẩm có thể trang bị cho các nhà máy sửa chữa tăng-thiết giáp trong toàn quân phục vụ kiểm tra, sửa chữa khối điều khiển BU-40 của hệ thống nạp đạn tự động trên xe BMP-1.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

10 công ty vũ khí hàng đầu thế giới

Theo số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm của Thụy Điển (SIRPRI), trong năm 2010, doanh thu từ bán vũ khí và các dịch vụ quân sự toàn cầu của 100 nhà thầu quốc phòng lớn nhất thế giới là 411,1 tỷ USD.
Từ năm 2002 đến nay, tổng doanh thu từ mua bán vũ khí và dịch vụ quân sự của 100 công ty nói trên đã tăng 60%. Và điều này phản ánh xu thế không tiếc tiền của các quốc gia trong công cuộc hiện đại hóa quân đội, cũng như gia tăng sức mạnh quân sự của trong suốt thập kỷ qua.

Trong tổng số 100 công ty buôn bán vũ lớn nhất toàn cầu thì có tới 44 công ty có trụ sở tại Mỹ và chiếm 60% doanh thu vũ khí được bán.

Dựa trên số liệu từ SIPRI, trang 24/7 Wall Street đưa ra danh sách 10 hãng sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới xét về doanh thu. Riêng nhóm 10 công ty này đã chiếm khoảng 230 tỷ USD doanh thu trên thị trường vũ khí toàn cầu năm 2010. Trong đó, 7 công ty Mỹ, 1 công ty Anh, 1 công ty Italy và 1 công ty đa quốc gia của Liên minh châu Âu (EU).

Dưới đây là 10 công ty vũ khí hàng đầu thế giới:

10. United Technologies

Doanh thu từ bán vũ khí: 11,41 tỷ USD chiếm 21% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 4,71 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 208.220

Lĩnh vực hoạt động: máy bay, điện tử, động cơ


Tập đoàn công nghiệp đa lĩnh vực này vừa là nhà chế tạo thang máy và hệ thống điều hòa không khí hàng đầu thế giới. Đồng thời, United Technologies cũng chế tạo động cơ máy bay các loại xe phục vụ cho quân sự. United Technologies sở hữu Sikorsky, một trong những nhà sản xuất máy bay trực lớn nhất thế giới.

Tập đoàn công nghiệp có trụ sở tại Hartford ngày càng “ăn nên”, cung cấp khoảng hơn 200.000 việc làm cho công nhân.

Khoảng 1/5 tổng doanh thu của United Technologies có được là nhờ vào buôn vũ khí.

9. L-3 Communications 

Doanh thu từ bán vũ khí: 13,07 tỷ USD chiếm 83% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 0,96 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 63.000

Các lĩnh vực hoạt động: điện tử, dịch vụ


L-3 Communications là nhà thầu hàng đầu trong các lĩnh vực như tình báo, do thám và giám sát.  Khách hàng của nó bao gồm hầu hết các cơ quan quốc phòng, tình báo và cơ quan an ninh ở Mỹ, cũng như các quốc gia và vùng lãnh thổ là đồng minh của Mỹ.

8. Finmeccanica

Doanh thu từ bán vũ khí: 14,41 tỷ USD chiếm 58% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 0,74 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 75.200

Các lĩnh vực hoạt động: máy bay, pháo, điện tử, đên lửa, xe chiến đấu, vũ khí, đạn dược


Finmeccanica là nhà thầu quân sự của Italy, đồng thời là tập đoàn công nghệ cao lớn nhất ở nước này. Tập đoàn Finmeccanica thuộc một phần sở hữu của Chính phủ Italy. Công ty này đã thành lập hàng chục công ty liên doanh ở châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới.

Finmeccanica sản xuất nhiều sản phẩm quốc phòng đa dạng về hàng không, máy bay trực thăng, hệ thống phòng thủ,vũ trụ, điện tử, giao thông và năng lượng. Sản phẩm nổi bật là máy bay trực thăng Augusta, tên lửa MBDA và Euro Torp.

7. EADS

Doanh thu từ bán vũ khí: 16,36 tỷ USD chiếm 27% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 0,73 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 121.690

Các lĩnh vực hoạt động: máy bay, điện tử, tên lửa, vũ trụ

EADS là nhà thầu quân sự lớn thứ hai của châu Âu. Sản phẩm của hãng chủ yếu cung cấp cho các thị trường Trung Đông, Bắc Mỹ, EU.

EADS là “cha đẻ” của hãng hàng không Airbus, một công ty đi đầu về các sản phẩm hàng không vũ trụ và quốc phòng. Doanh thu từ việc bán vũ khí chỉ chiếm 27% tổng doanh thu của EADS, đây là một tỷ lệ thấp so với nhiều công ty quốc phòng khác.

6. Raytheon

Doanh thu từ bán vũ khí: 22,98 tỷ USD chiếm 91 % tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 1,88 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 72.400

Các lĩnh vực hoạt động: điện tử, tên lửa


Raytheon là công ty hàng đầu trên toàn cầu về các giải pháp công nghệ và cải tiến trong lĩnh vực quản lý không lưu, giao thông đường bộ, an ninh cảng và là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về tên lửa đạn đạo.

Năm 2010, doanh thu từ bán vũ khí chiếm hơn 90% tổng doanh thu của Raytheon, từ chỗ chỉ chiếm 17% vào năm 2007. Các sản phẩm vũ khí tiêu biểu: tên lửa AIM-7, tên lửa AIM-9, BGM-109 Tomahawk.

5. General Dynamics

Doanh thu từ bán vũ khí: 23,94 tỷ USD chiếm 74% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 2,62 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 90.000

Các lĩnh vực hoạt động: pháo, xe quân sự, vũ khí, đạn dược, tàu


General Dynamics là một công ty quốc phòng của Mỹ với các sản phẩm về hàng không vũ trụ, chiến đấu, hệ thống thông tin và hệ thống hàng hải. Từ năm 1997 tới nay, hãng này đã mua lại 50 công ty, đưa doanh thu tăng từ 4 tỷ USD lên hơn 32 tỷ USD, đồng thời số nhân viên tăng thêm 60.000 người.

4. Northrop Grumman

Doanh thu từ bán vũ khí: 28,15 tỷ USD chiếm 81% tổng doanh số (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 2,05 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 117.100

Các lĩnh vực hoạt động: hàng không, điện tử, tên lửa, tàu chiến, vũ trụ


Northup Grumman là nhà thầu vũ khí lớn thứ 4 tại Mỹ. Công ty có trụ sở ở Falls Church, bang Virginia này là một trong những hãng đi đầu thế giới về công nghệ hàng không vũ trụ và là nhà sản xuất hàng đầu về tàu biển. Tàu sân bay Nimitz-class của Northup Grumman đang giữ vị trí quan trọng trong Không lực Mỹ.

Hãng tiếp tục phát triển và chế tạo nhiều sản phẩm hiện đại phục vụ cho quân đội như hệ thống radar mặt đất, hệ thống cảm biến cho máy bay không người lái.

3. Boeing

Doanh thu từ bán vũ khí: 31,36 tỷ USD chiếm 49% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 3,31 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 160.500

Các lĩnh vực hoạt động: hàng không, điện tử, tên lửa, vũ trụ


Đến năm 2007, Boeing vẫn là tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới. Nhưng từ năm 2008 trở đi, hãng này đã bị rớt lại sau Lockheed Martin và BAE Systems. Boeing đồng thời là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới tính theo số máy bay được giao hàng, chỉ sau hãng Airbus của châu Âu. Hãng này là nhà thầu quân sự lớn thứ nhì của Chính phủ Mỹ năm 2010, với tổng giá trị hợp đồng khoảng 19,5 tỷ USD.

Các sản phẩm nổi bật: F-15, KC-767, B52

2. BAE Systems

Doanh thu từ bán vũ khí: 32,88 tỷ USD chiếm 95% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 1,67 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 98.200

Các lĩnh vực hoạt động: máy bay, pháo, điện tử, tên lửa, xe chiến đấu, vũ khí, đạn dược, tàu


BAE Systems là hãng hàng không vũ trụ và quốc phòng có trụ sở tại Vương quốc Anh. Công ty này ra đời năm 1999 từ vụ sáp nhập giữa Marconi Electronics (khi đó là chi nhánh của hãng công nghiệp Mỹ GE) và British Aerospace. BAE sản xuất hầu hết các loại vũ khí quân sự, bao gồm máy bay chiến đấu, thiết bị điện tử quốc phòng, xe bọc thép, tàu biển và vũ khí cỡ nhỏ.

Các sản phẩm vũ khí tiêu biểu là xe bọc thép M2/M3 Bradley, máy bay F35, tàu ngầm hạt nhân Astute

1. Lockheed Martin

Doanh thu từ bán vũ khí: 35,73 tỷ USD chiếm 78% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 2,93 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 132.000

Các lĩnh vực hoạt động: máy bay, điện tử, tên lửa, vũ trụ


Tập đoàn Mỹ Lockheed Martin là nhà sản xuất vũ khí và cung cấp dịch vụ quốc phòng lớn nhất thế giới. Đây là lần thứ hai liên tiếp tập đoàn này giữ ngôi vị quán quân trong bảng xếp hạng 100 công ty quốc phòng lớn nhất thế giới của SIPRI.

Lockheed Martin cũng là nhà thầu lớn nhất của Chính phủ Mỹ, với tổng giá trị hợp đồng đạt được từ Washington trong năm 2010 là gần 36 tỷ USD. Năm 2007, Lockheed Martin mới là nhà sản xuất vũ khí lớn thứ ba thế giới.

Hitler không chết mà đã sống tới già tại Argentia


Hitler và vợ đã thoát khỏi đường hầm trú ẩn bằng một hầm ngầm bí mật và sử dụng những thi thể người bị bỏng để đánh lừa Hồng quân Liên Xô.

Theo một tuyên bố giật gân mới nổi lên gần đây được tờ The Sun trích dẫn đăng tải cho biết, trùm Đức Quốc Xã Fuhrer Adolf Hitler đã thoát khỏi bàn tay tử thần trong hầm Berlin và sống ẩn dật tới già tại một vùng hoang vu nằm ở Patagonia, Argentina cách nam thủ đô Buenos Aires khoảng 960 km.


Hitler thực sự đã thoát chết và sống an nhàn tại Argentina?

Trong cuốn sách gây tranh cãi mang tựa  đề "Grey Wolf, The Escape Of Adolf Hitler", tác giả người Anh Gerrard Williams và Simon Dunstan đã đưa ra một loạt các bằng chứng nói về việc Hitler và vợ Eva Braun đã sống sót rời khỏi Đức thế nào từ hơn nửa thế kỷ trước.

Hai tác giả này khẳng định rằng Hitler và Braun đã thoát khỏi đường hầm trú ẩn bằng một hầm ngầm bí mật và sử dụng những thi thể người bị bỏng để đánh lừa Hồng quân Liên Xô.

Trong "trò ảo thuật lớn nhất lịch sử được tạo dựng bởi bàn tay của Hitler" như lời tác giả cuốn sách đã gọi, Hitler và Braun sau đó đã trốn tới Argentina bằng một chiếc tàu ngầm, nơi ông đã dành phần đời còn lại để lên kế hoạch tạo dựng lên một đế chế Đức Quốc Xã thứ 4.


Căn nhà được cho là nơi ở ẩn của Hitler và vợ tại Argentina

Theo các tác giả của cuốn sách, Hitler qua đời ở tuổi 73 vào năm 1962 tại Patagonia, Argentina. Hài cốt của trùm phát xít được hỏa táng và rải tro xuống biển.

Patagonia được coi là nơi trú ẩn của khoảng 300 tay sai của Hitler, gồm có cả những tội phạm chiến tranh khét tiếng, sau khi đế chế phát xít sụp đổ.

Trong đó phải kể đến Joseph Schwammberger (chỉ huy các trại lao động của Đức Quốc xã và phụ trách việc tiêu hủy các khu ổ chuột của người Do Thái ở Przemysl, Ba Lan); Horst Wagner - kẻ đã tàn sát ít nhất 350.000 người Do Thái; Hans Ulrich Rudel - cựu anh hùng của Không quân Đức và bạn tâm tình gần gũi của Hitler...

Một nhà sử học địa phương tên là Abel Basti lại viết một cuốn sách dành cho khách du lịch trong đó nói rằng một người đàn ông tên là Third Reich đã từng thuyết phục chính quyền Bariloche cho Hitler một chỗ trú ẩn.


Căn nhà được cho là của Hitler tại Bariloche,  Argentina

Ông Basti đã cung cấp cho hai tác giả người Anh các tập tài liệu được giải mật và lời khai của các nhân chứng tin rằng Hitler đã trốn tại Nam Mỹ tại một căn biệt thự nằm riêng biệt bên bờ đá xám gần hồ Nahuel Huapi vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

Tác giả của cuốn "Grey Wolf, The Escape Of Adolf Hitler" cũng tin vào điều đó. Theo họ, vụ đào thoát của Hitler là "một thỏa thuận giữa tình báo Mỹ, các doanh nghiệp lớn và Hitler".

Tuy nhiên, giả thuyết của Gerrard Williams và Simon Dunstan đã không thuyết phục được người dân Patagonia và các nhà sử học.

"Hitler đã ở Bariloche?" - ông Jorge Priebke (71 tuổi) chủ một quán pizza tại Patagonia nói. "Tôi chưa từng bao giờ nghe thấy bất kỳ điều gì nói rằng Hitler đã từng ở đây khi tôi lớn lơn. Papa không bao giờ nói về ông hoặc chiến tranh".

Ông Jorge Priebke

Người ông Jorge gọi là "Papa", theo tác giả Gerrard Williams và Simon Dunstan, có thể chính là nhà độc tài Hitler. Đối với ông Jorge, Papa của ông chính là Hauptsturmfuhrer Erich Priebke, thuyền trưởng ở Waffen SS, người ông tin rằng là một chuyên gia về ngôn ngữ và đã từng làm phiên dịch cho Hitler ba lần khi gặp Mussolini.

Priebke (98 tuổi) hiện vẫn còn sống. Priebke bị dẫn độ từ Argentina tới Ý vào năm1995 để làm rõ vai trò của ông trong vụ thảm sát 335 dân thường ở Rome khi Đức Quốc Xã chiếm đóng thành phố này.

Priebke thừa nhận đã tham gia vào việc treo cổ 2 nạn nhân và bị kết án 3 năm tù, nhưng các nhà điều tra đang nghi ngờ rằng ông đã nhận lệnh trực tiếp từ Hitler trong vụ thảm sát.


Erich Priebke

Sergio Widder, 43 tuổi, giám đốc trung tâm săn lùng tội phạm phát xít Simon Wiesenthal hôm 3/3 khẳng định: "Argentina là nơi ẩn náu chính của các tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã...

Nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy Hitler đã sống sót sau chiến tranh, chứ chưa nói đến rằng đã sống tới già tại Argentina. Những câu chuyện này nên được gọi là tiểu thuyết chứ không phải lịch sử."

Nhà văn và sử gia Guy Walters thì cho rằng đây là một giả thuyết phi lý nhất trong lịch sử. Theo ông, năm 2009, ông đã phỏng vấn Rochus Misch, vệ sĩ riêng đồng thời là người đã chứng kiến cái chết của trùm phát xít trong hầm Berlin, đã khẳng định về cái chết của Hitler tại đó.

Nguyễn Hường (theo The Sun)

Israel 'dựng tóc gáy' với tin Hezbollah có RPG-30

Một số nguồn tin cho biết Hezbollah đang sở hữu một số lượng không xác định súng chống tăng RPG-30. Điều này khiến quan chức Israel "đứng ngồi không yên".

Israel Defense cho biết, các quan chức quốc phòng Nhà nước Do Thái đang cố gắng xác minh thông tin trên.

Tên lửa của súng chống tăng RPG-30 được cho là có khả năng vô hiệu hóa lớp áo giáo bảo vệ trang bị trên các loại xe tăng hiện đại như Merkava của Lực lượng vũ trang Israel (IDF), gồm hệ thống lá chắn tên lửa chống tăng Windbreaker (áo gió).

RPG-30 là súng chống tăng sử dụng 1 lần, có cấu tạo độc đáo với 2 ống phóng hình trụ. Ống phóng lớn chứa đạn rocket chính PG-30 cỡ 105 mm; ống phóng nhỏ gắn bên dưới ống phóng chính chứa một quả tên lửa nhỏ đóng vai trò mục tiêu giả, dùng để kích hoạt hệ thống phòng thủ chủ động  của xe tăng hoạt động, dọn đường cho quả đạn chính tấn công tiêu diệt xe tăng.

Đạn PG-30 dùng đầu đạn liều nổ lõm, thiết kế kiểu tandem (2 lượng nổ xếp nối tiếp nhau >> chi tiết), có với khả năng xuyên thủng mọi loại vỏ giáp hiện đại.


Nguyên lý hoạt động của hệ thống tên lửa chống tăng RPG-30.

Hệ thống Windbreaker thực chất là một cơ chế phòng thủ chủ động của xe tăng được nhà sản xuất Rafael của Israel phát triển.

Windbreaker có thể bảo vệ xe tăng trong không gian 360 độ cầu, được IDF tuyên bố là có khả năng phát hiện một vụ phóng tên lửa chống tăng và vô hiệu hóa tên lửa trước khi nó chạm mục tiêu.

Ngoài ra một hệ thống APS tương tự có tên là Porcupine Quill, hay còn gọi là Iron Fist cũng do IDF triển khai trên để chống lại các tên lửa chống tăng trong các cuộc xung đột gần đây, kể cả trong chiến tranh với Lebanon lần hai vào năm 2006.

Khả năng Hezbollah đã được chuyển giao các hệ thống chống tăng RPG-30 đã làm cho Israel ngày càng lo ngại, họ tin rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã ngấm ngầm chuyển giao hệ thống vũ khí "nhạy cảm" cho Hezbollah nếu chính phủ của ông bị lật đổ.

Hôm 1/3 vừa qua, một quan chức quốc phòng cấp cao của IDF cho biết, việc chuyển giao vũ khí sinh hóa từ Syria cho Hezbollah đồng nghĩa với hàn động tuyên chiến. Vị quan chức nói thêm, Israel không chấp nhận một động thái như vậy và sẽ có hành động để ngăn chặn điều đó.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Ấn Độ rầm rộ tập trận "Hủy diệt" tại khu vực tranh chấp vớiTrung Quốc

Ấn Độ tiến hành tập trận “Hủy diệt” trong 4 ngày, tại khu vực đông bắc gồm bang Arunachal có tranh chấp với Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Một số phương tiện truyền thông Ấn Độ ngày 1/3 đã đưa tin về cuộc tập trận quy mô lớn của Quân đội Ấn Độ ở khu vực đông bắc sát biên giới Trung Quốc.

Cuộc tập trận diễn trong trong thời gian 4 ngày, có sự tham gia của Bộ Tư lệnh Không quân Miền Đông và Bộ Tư lệnh Lục quân Miền Đông Ấn Độ, khu vực diễn tập bao gồm bang Arunachal (Trung Quốc gọi là nam Tây Tạng).

Một số tướng lĩnh cấp cao Quân đội Ấn Độ cho biết, cuộc tập trận này có quy mô chưa từng có, mục đích là để nâng cao khả năng tác chiến cho Quân đội Ấn Độ ở khu vực đông bắc.

Ngày 2/3, tờ “Deccan Chronicle” Ấn Độ bình luận, mặc dù Ấn-Trung đang nỗ lực giải quyết bất đồng, nhưng Ấn Độ đã quan tâm đến tăng cường phòng thủ khu vực phía đông tiếp giáp với Trung Quốc.

Tờ “Calcutta Telegraph” Ấn Độ cho biết, cuộc diễn tập lần này đã được lên kế hoạch trước, để đề phòng một khi rơi vào trạng thái đối đầu với Trung Quốc. Indo-Asian News Service cho rằng, Ấn Độ đã ý thức được mối đe dọa ở biên giới phía đông bắc.

Theo tờ “Calcutta Telegraph” Ấn Độ, cuộc diễn tập lần này mang tên “Hủy diệt”, khu vực bao trùm 8 bang ở đông bắc Ấn Độ và và bang Tây Bengal, nhưng chủ yếu tập trung dọc theo lưu vực sông Brahmaputra (thượng lưu của sông Brahmaputra nằm trong biên giới Trung Quốc, được gọi là sông Yarlung Tsangpo).

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, Trung Quốc luôn tuyên bố có chủ quyền đối với toàn bộ bang Arunachal, mỗi khi các Bộ trưởng của Ấn Độ đến đó thị sát, Bắc Kinh đều tiến hành phản đối mạnh mẽ.

Máy bay chiến đấu MiG-29UPG của Không quân Ấn Độ.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho hay, tham gia cuộc tập trận lần này có lực lượng đặc nhiệm Lục quân Ấn Độ và máy bay chiến đấu Su-30MKI tiên tiến của Không quân.

Nội dung diễn tập bao gồm diễn tập hỗ trợ lẫn nhau giữa lực lượng trên bộ và lực lượng trên không vào cả ban ngày và ban đêm. Tờ báo dẫn lời người phát ngôn Không quân Ấn Độ, trung tá Galway cho biết, mục đích tập trận là kiểm tra khả năng tác chiến khi thực hiện các nhiệm vụ của Không quân Ấn Độ.

Tờ “Calcutta Telegraph” dẫn lời tướng lĩnh cấp cao của Không quân Ấn Độ, trung tướng M. Masisawalun (dịch âm) cho biết: “Lần này chúng tôi tập trung vào lưu vực sông Brahmaputra, bang Arunachal, bang Sikkim và bang Mizoram, trong cuộc tập trận chúng tôi sẽ hiệp đồng với Lục quân, diễn tập ngăn chặn kẻ thù xâm lược và tác chiến đối địch”.

Masisawalun cho biết, cuộc tập trận mặc dù diễn ra không dài, nhưng rất quyết liệt. Phần cao trào của cuộc diễn tập được tiến hành ở các khu vực chưa được công khai của bang Assam và bang Arunachal. Trong cuộc tập trận Không quân cần bảo đảm chi viện trên không cho lực lượng mặt đất không kể ngày đêm.

Người phát ngôn Không quân Ấn Độ Galway cho biết, để tổ chức cuộc tập trận này, Không quân còn điều lực lượng từ Bộ Tư lệnh Miền Tây và Miền Trung, di chuyển đến khu vực Miền Đông.

Máy bay cảnh báo sớm Falcon của Ấn Độ, mua của Israel.

Có tin cho biết, mặc dù cuộc tập trận “Hủy diệt” bắt đầu từ ngày 29/2 và kết thúc vào ngày 3/3, nhưng ngay từ ngày 20/2, Quân đội Ấn Độ đã bí mật hạ lệnh động viên diễn tập, hơn 70 máy bay chiến đấu đã triển khai hoàn tất, bao gồm máy bay cảnh báo sớm trên không, máy bay chiến đấu Su-30MKI, máy bay chiến đấu MiG-29.

Trong đó, máy bay cảnh báo sớm Falcon do Israel sản xuất đã lần đầu tiên được thử nghiệm trong môi trường chiến đấu thực tế mô phỏng có quy mô như vậy. Ngoài ra, máy bay tiếp dầu trên không tầm trung sẽ phối hợp thực hiện nhiệm vụ tấn công tầm xa, máy bay điều khiển từ xa cũng sẽ được tham gia.

Galway cho biết: “Kinh nghiệm của cuộc diễn tập này sẽ được đưa vào trong đề cương chiến thuật tương lai”.

Khi công bố thông tin về cuộc tập trận, mặc dù chính quyền Ấn Độ hoàn toàn không đề cập tới các nội dung khác, nhưng một số phương tiện truyền thông Ấn Độ lại quen liên hệ với Trung Quốc.

Tờ “Calcutta Telegraph” viết, cuộc tập trận “Hủy diệt” diễn ra trong 4 ngày, là cuộc tập trận cùng loại có quy mô lớn nhất. Cuộc diễn tập này là để phòng ngừa một khi rơi vào trạng thái thù địch với Trung Quốc.


Tên lửa đất đối không Akash, hay còn gọi là "Patriot Ấn Độ", do Ấn Độ tự sản xuất.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho rằng, về phía Lục quân, Quân đoàn 33, Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4 của Lục quân Ấn Độ lần lượt cử lực lượng tham gia diễn tập, trong đó Quân đoàn 33 và Quân đoàn 4 đảm đương nhiệm vụ kép, hai quân đoàn này không chỉ phải tác chiến bình định, mà còn trực tiếp đối mặt với tiền phương Trung Quốc.

Ngoài ra, tờ “Deccan Chronicle” Ấn Độ ngày 2/3 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony không lâu nữa sẽ tuyên bố bàn giao tên lửa đất đối không Akash (do Ấn Độ tự thiết kế và phát triển) cho Không quân Ấn Độ, tên lửa này được cho là “tên lửa Patriot của Ấn Độ”. Lực lượng tên lửa Akash gồm 2 trung đội sắp hoàn thành triển khai.

Indo-Asian News Service cho biết, do ý thức được mối đe dọa từ Trung Quốc tại biên giới phía đông bắc, Ấn Độ đang triển khai tên lửa Akash tại khu vực này. Đồng thời, một loại ngư lôi hạng nhẹ do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo tới đây cũng sẽ được trang bị cho Hải quân.

Bài báo viết: “Với việc lần lượt trang bị 2 loại vũ khí này, Ấn Độ đã tiến đến một cột mốc quan trọng trên phương diện phát triển khoa học công nghệ quân sự của mình”.

Đông Bình (theo Mil)

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

REUTER: Philippines cứng rắn, biển Đông sẽ nóng trở lại trong tháng 3

Theo REUTER: Philippines quyết liệt, biển Đông sẽ nóng trở lại trong tháng 3. Một số quốc gia vừa đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng vừa xây dựng lực lượng hải quân và liên minh với các quốc gia khác.

Trung tướng Philippine Juancho Sabban nhận được một cú điện thoại khẩn cấp từ một công ty dầu cho hay, hai tàu của Trung Quốc đã dọa đâm tàu khảo sát của họ. Đáp lại, viên chỉ huy quân sự chỉ đưa ra một thông điệp ngắn gọn nhưng rõ ràng: “Đừng di chuyển, chúng tôi sẽ đến giải cứu”.
Trong vòng vài giờ sau, một chiếc máy bay giám sát, một tàu tuần tra và một máy bay chiến đấu của Philippines đã đến khu vực tranh chấp Reed Bank trên Biển Đông. Khi đó, các tàu Trung Quốc buộc phải rời đi và từ bỏ ý định đuổi theo con tàu khảo sát Veritas Voyager.

USS Independence LCS2

Sự kiện hồi tháng 3 năm 2011 được coi là một bước ngoặt đối với chính quyền của ông Benigno Aquino. Vị Tổng thống Philippines này đã đưa ra lập trường cứng rắn của mình về chủ quyền, tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Washington và đẩy nhanh những nỗ lực hiện đại hóa quân sự.
Một thập kỷ căng thẳng về vấn đề Biển Đông đang bước vào một chương mới đầy tranh cãi, khi một số quốc gia đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng trên vùng biển tranh chấp, mặt khác xây dựng lực lượng hải quân của họ và liên minh quân sự với quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ.
Trong vài ngày tới, Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ tổ chức một cuộc họp nội các khẩn cấp, nộp đơn phản đối chính thức với Trung Quốc và gửi thư ký quốc phòng của ông và Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang tới  Bộ tư lệnh phương Tây tham gia một buổi trình diễn sức mạnh.
Bên cạnh đó, Diễn đàn Năng lượng dự kiến sẽ khai mạc trong những tháng tới. Các giám đốc điều hành những công ty hàng đầu cho biết, họ dự định đến Reed Bank trong vòng vài tháng tới đây nhằm tiến hành khoan dầu và khí tự nhiên lần đầu tiên ở khu vực này trong nhiều thập kỷ qua.

Tranh chấp trên biển Đông sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới.?

Đây là một sự kiện có thể châm ngòi cho một khó khăn quân sự mới đối với chính quyền ông Aquino nếu Trung Quốc phản ứng mạnh hơn.

Quân đội Mỹ cũng đã báo hiệu sự trở lại khu vực với các cuộc tập trận quân sự gần Reed Bank với hải quân Philippines dự kiến diễn ra vào tháng 3, bất chấp việc Trung Quốc xem các hoạt động này là sự khiêu khích.

Ông Ian Storey, một nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore cho rằng, “đây sẽ là một phép thử vị trí của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông”.
Theo ông, nước này có thể áp dụng chiến thuật tương tự như năm ngoái và quấy rối các tàu hoặc thậm chí, có thể phản ứng mạnh mẽ hơn và điều tàu chiến đến”.

Các nhà phân tích cho rằng, Reed Bank là một trong những điểm nóng trong tranh chấp lãnh hải ở biển Đông và nó có thể buộc Washington phải can thiệp để bảo vệ các đồng minh của mình.
Tổng thống Barack Obama đã tìm cách trấn an các đồng minh khu vực mà Washington sẽ coi như là một đối trọng với Trung Quốc mới quyết đoán. Đây cũng là một phần trong chiến dịch của ông nhằm “chuyển” hướng chính sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào châu Á sau một thập kỷ chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.


Các công ty hàng đầu dự định đến Reed Bank trong vòng vài tháng tới nhằm tiến hành khoan dầu và khí tự nhiên.

Ông Obama đã đưa ra vấn đề Biển Đông trong một hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương tại Bali cuối tháng 11 năm ngoái mặc dù Bắc Kinh đã yêu cầu không quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc dự án Đông Bắc Á thuộc nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế bình luận: “Khi một số các quốc gia  ở châu Á ủng hộ Mỹ để nhận được hỗ trợ, Bắc Kinh ngày càng lo ngại rằng nước Mỹ muốn cô lập Trung Quốc cả về quân sự và ngoại giao”.
Mỹ và Philippines dự kiến sẽ tiến hành tập trận ở vùng biển ngoài khơi đảo Palawan vào cuối tháng 3 với mục tiêu tập trung vào việc làm thế nào để đối phó với các rắc rối phát sinh trong quá trình tiếp quản giàn khoan dầu trong vùng biển này.

Hải quân Mỹ đã công bố sẽ điều tàu tác chiến ven bờ USS Independence LCS2 – loại tàu tối tân nhất của hải quân nước này tới “ngã ba đường hàng hải” khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đóng tại Singapore và có thể ở Philippines.

Ngọc Huyền (Theo Reuters , Giaoduc) - http://thutuongnguyentandung.net/reuter-philippines-cung-ran-bien-dong-se-nong-tro-lai-trong-thang-3.html

Quân đội nhân dân Việt Nam ra quân dầu năm 2012

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và thực hiện chỉ lệnh huấn luyện chiến đấu của Tư lệnh Quân khu 7, ngày 1/3, Bộ chỉ Huy quân Sự tỉnh Hà Giang đã tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2012 và phát động phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.


Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nghi thức duyệt đội ngũ tại lễ phát động ra quân huấn luyện năm 2012.

Cũng trong sáng qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh thành phố đã tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2012 và phát động thi đua hưởng ứng phong trào “Lực lượng vũ trang Quân khu chung sức xây dựng nông thôn mới”.


Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nghi thức duyệt đội ngũ tại lễ phát động ra quân huấn luyện năm 2012.

Đội trinh sát đặc nhiệm - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang.

Với phương châm “Cơ bản – Thiết thực – Vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, theo nhiệm vụ, sát với đối tượng địa bàn, bảo đảm cho Lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, thông qua huấn luyện, xây dựng đơn vị chính quy, vững mạnh toàn diện.

Các chiến sỹ trẻ.


Thiếu sinh quân trường Quân sự tỉnh Hà Giang biểu diễn Vovinam.

Sau lễ ra quân huấn luyện, các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ Huy quân Sự tỉnh đã tổ chức sôi nổi, hiệu quả các hoạt động biểu diễn thể dục, võ thuật, thi đấu thể thao… tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viên khích lệ cán bộ, chiến sỹ các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng tự tin bước vào mùa huấn luyện 2012 đạt kết quả cao nhất.

Nguồn: http://thutuongnguyentandung.net/quan-doi-nhan-dan-viet-nam-ra-quan-dau-nam-2012.html

Sát thủ tên lửa hành trình diệt chiến hạm ở Đông Nam Á

Tên lửa hành trình diệt hạm là một loại vũ khí cực kỳ hiệu quả trong tác chiến chống hạm trên biển.
Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có vùng biển lớn vì vậy sức mạnh hải quân luôn luôn được chú trọng. Trong những năm qua, một số nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Brunei, Việt Nam… đầu tư mạnh ngân sách để hiện đại hóa lực lượng tàu chiến.

Nhiều chiến hạm cỡ lớn được mua từ những công ty đóng tàu quân sự có uy tín trên thế giới. Tên lửa diệt hạm lựa chọn trang bị cho các tàu chiến chủ lực ở Đông Nam Á đều là mẫu thiết kế có tiếng.

Sau đây là một số thông tin về tên lửa diệt hạm cũng như lớp tàu trang bị ở Đông Nam Á:

MBDA Exocet

Exocet là “nhãn hiệu” tên lửa đối hạm hàng đầu của nước Pháp. Ra đời từ những năm 1960 nhưng phải đến năm 1982 nó mới vang danh thế giới trong trận chiến ở quần đảo Falklands. Khi đó, Exocet được quân đội Argentina sử dụng rộng rãi đã gây hư hỏng, đánh chìm nhiều chiến hạm của hải quân Anh.

Đông Nam Á là nơi khá ưa chuộng dòng tên lửa diệt hạm Exocet. Hầu hết các chiến hạm hiện đại của Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều trang bị các biến thể của dòng Exocet.

Các biến thể Exocet tương tự nhau về hình dáng chỉ khác về kích thước và trọng lượng. Giữa thân tên lửa có 4 cánh tam giác, đuôi tên lửa có 4 cánh định hướng. Tất cả các tên lửa Exocet đều lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 165 kg.

Tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II.

Phương thức dẫn đường của dòng Exocet giống nhau. Sau khi rời bệ phóng, tên lửa sẽ ổn định hướng tới mục tiêu cùng với độ cao bay phù hợp (vừa đủ để tránh bị đối phương phát hiện, vừa đủ để đầu dò radar chủ động bám bắt mục tiêu).

Ở pha giữa, tên lửa sử dụng hệ thống định vị quán tính cho phép bay lướt theo quỹ đạo nhắm tới mục tiêu. Radar chủ động tự dẫn ở pha cuối.

Ba biến thể Exocet được dùng ở Đông Nam Á là MM-38, MM-40 Block II và SM-39. Trong đó:

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-38 có tầm bắn 40km trang bị cho các tàu cao tốc lớp Perdana (hải quân Malaysia); tàu cao tốc lớp Rajcharit (hải quân Thái Lan); tàu tuần tra mang tên lửa lớp Waspada (hải quân Brunei).

- Tên lửa hành trình đối hạm MM-40 Block II có tầm bắn 70km trang bị cho khinh hạm lớp Lekiu (hải quân Malaysia); hộ vệ hạm lớp Kapitan Patimura (hải quân Indonesia); hộ vệ hạm lớp Nakhodam Ragam (hải quân Brunei).

- Tên lửa đối hạm SM-39 trang bị cho các tàu ngầm Scorpene của hải quân Malaysia. Biến thể này đặt trong công te nơ bảo quản, có thể được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm. Sau khi rời khỏi mặt nước ở độ cao 30m, tên lửa “tách vỏ” bay tới mục tiêu. SM-39 có tầm bắn ngắn 50 km.

Boeing Harpoon

Harpoon là tên hiệu của loại tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn do tập đoàn Boeing (Mỹ) phát triển. Harpoon có ba biến thể chính là: AGM-84 (phóng từ trên máy bay), RGM-84 (phóng từ chiến hạm nổi), UGM-84 (phóng từ tàu ngầm).

Trong đó, RGM-84 được sử dụng khá nhiều cho các tàu chiến của hải quân các  nước Đông Nam Á. RGM-84 trang bị cho các hai khinh hạm lớp Knox của hải quân Thái Lan, khinh hạm hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lớp Formidable của Singapore, khinh hạm Van Speijk của Indonesia.

Biến thể RGM-84 Harpoon có chiều dài 4,64m, đường kính thân 0,34m, trọng lượng khi phóng 682kg. Nó được bắn từ hệ thống ống phóng Mk 131, Mk 10 hoặc Mk 112 (thường để bắn tên lửa chống ngầm RUR 5 ASROC).

Tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon.

Tên lửa UGM-84 phóng từ tàu ngầm.

RGM-84 trang bị hai động cơ, động cơ rocket nhiên liệu rắn hoạt động trong giai đoạn phóng, khi tên lửa đạt trạng thái ổn định, hết nhiên liệu động cơ sẽ tự tách bỏ. Ở giai đoạn bay chính tên lửa dùng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy.

Hệ thống dẫn đường quán tính (INS) sẽ hướng dẫn tên lửa trong pha giữa, radar chủ động sẽ hoạt động ở pha cuối. RGM-84 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 222kg, tầm bắn xa 130km.

Phiên bản phóng từ tàu ngầm UGM-84 chỉ có duy nhất tàu ngầm lớp Cakra của Indonesia sử dụng. Đặc điểm tính năng biến thể này hoàn toàn tương tự RGM-84, loại tên lửa này sẽ được phóng qua máy bắn ngư lôi.

Tên lửa chống hạm từ nước Nga

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm trên các chiến hạm nổi của mình.

Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg. Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.

Hộ vệ hạm Project 1241.1 phóng tên lửa P-15M.

Tên lửa Kh-35 Uran (NATO gọi là SS-N-25) trang bị tàu hộ vệ project 1241.8 và khinh hạm Gepard 3.9. Tên lửa Uran được thiết kế với 4 cánh định hướng tam giác đặt giữa thân, 4 cánh điều khiển ở đuôi.

Uran dài 4,2m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng khi phóng 630kg. Hệ thống định vị quán tính dẫn đường ở pha giữa và radar chủ động điều khiển ở pha cuối. Tên lửa trang bị hai động cơ: động cơ đẩy nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy. Tên lửa có tầm bắn 130km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh xuyên giáp nặng 145kg.

Tương lai không xa, một cái tên danh tiếng nữa trong đại gia đình tên lửa diệt hạm Nga có thể xuất hiện ở Đông Nam Á là hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27) bắn tên lửa 3M54E1 (tầm bắn xa 220km, đầu đạn 450kg). SS-N-27 theo thiết kế của Nga sẽ trang bị trên các tàu ngầm tiến công lớp Kilo. Hải quân Việt Nam và Indonesia đã đặt mua một số tàu ngầm Kilo Type 636.

Tên lửa chống hạm từ Trung Quốc

Trung Quốc cũng sản xuất rất nhiều mẫu tên lửa hành trình chống hạm, tuy nhiên thiết kế duy nhất được sử dụng nhiều ở Đông Nam Á là loại C-802 (tên gọi phiên bản xuất khẩu của YJ-82).

C-802 có mặt nhiều nhất trong thành phần trang bị chiến hạm của hải quân Myanmar. Cụ thể, C-802 được vũ trang cho khinh hạm chủ lực lớp Azung Zeya, hộ vệ hạm lớp Nawarat, tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin (Type 037IG) cùng một số tàu cỡ nhỏ khác.

Ngoài ra, hải quân Indonesia cũng lựa chọn trang bị cho tàu cao tốc FPB-57 Nav V. Hải quân Thái Lan ký hợp đồng với phía Trung Quốc mua C-802 cho các khinh hạm lớp Phraya.

Tên lửa C-802 rời bệ phóng.

Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm C-802 dài 6,3m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 715kg. Tên lửa được cấu tạo các cánh định hướng điểu khiển và cửa hút khí dành cho động cơ phản lực.

C-802 sử dụng hai động cơ, khi phóng động cơ nhiên liệu rắn làm việc và đẩy vận tốc tên lửa lên tới Mach 0,9. Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách khỏi thân tên lửa, động cơ tuốc bin phản lực bắt đầu khởi động cho hành trình bay hướng tới mục tiêu.

Hệ thống định vị quán tính hoạt động từ pha giữa, radar chủ động đảm nhiệm pha cuối. Tên lửa C-802 có tầm bắn xa 120km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 165kg.

Theo tạp chí Globalsecurity, tên lửa diệt hạm C-802 có diện tích phản xạ radar nhỏ, khi cách mục tiêu vài km nó sẽ hạ xuống độ cao 5-7m so với mặt nước biển, hệ thống dẫn đường chống nhiễu tốt, tàu mục tiêu khó có khả năng đánh chặn được tên lửa. Xác suất đánh trúng của C-802 là 98%.

Một số loại khác

Ít tiếng hơn so với các thiết kế Harpoon, Exocet, P-15M, Kh-35 Uran E, C-802 còn có 2 loại tên lửa tới từ Italia và Israel.

Hộ vệ hạm Laksamana của hải quân Malaysia trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa Otomat MkII. Tên lửa do tập đoàn Oto Melara Italia và Matra Pháp hợp tác chế tạo. Otomat Mk II được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính và radar chủ động.

Tên lửa diệt hạm Otomat MkII.

Nếu so với các loại tên lửa chống hạm trang bị trên tàu chiến nổi ở Đông Nam Á, thì Otomat MKII là tên lửa có tầm bắn xa nhất lên tới 180km.

Một vài tàu cao tốc tên lửa của Thái Lan lại trang bị tên lửa chống hạm tầm ngắn Gabriel của Israel. Gabriel có hai biến thể chính là: Mk I (tầm bắn 20km, đầu đạn nặng 430kg), Mk II (tầm bắn 36km, đầu đạn 522kg). Không rõ tàu Thái Lan trang bị phiên bản nào.

Phương Đông (tổng hợp)

Ấn Độ dương oai trước Trung Quốc

Trung Quốc tập trận bốn ngày gần biên giới với Ấn Độ, cùng lúc Bắc Kinh cử Ngoại trưởng Dương Khiết Trì thăm New Delhi.

Hoạt động này diễn ra trên toàn bang Arunachal Prades, nơi bị Trung Quốc tuyên bố là thuộc về họ và bị Ấn Độ chiếm đóng.

Phát ngôn viên không quân Ấn Độ cho biết thêm, cuộc diễn tập chủ yếu dọc sông Brahmaputra và khu vực miền Đông. Chỉ huy diễn tập là Bộ tư lệnh không quân miền Đông và Bộ tư lệnh lục quân miền Đông.

Cuộc tập trận có tên Pralay (tạm dịch là sự phá hủy), diễn ra liên tục trong bốn ngày (từ 1/3 tới 5/3). Tại đây, không quân đóng “vai chính” và được hỗ trợ bởi các “vai phụ” trên bộ.

Mục tiêu luyện tập là kiểm tra khả năng tác chiến của không quân trong việc phòng thủ trên không khi có sự hỗ trợ từ mặt đất; cũng như phòng không và chống lại chiến tranh điện tử.


Đáng chú ý là tham gia tập trận có máy bay chiến đấu rất “khủng” là Su-30MKI, Mirage-2000, MiG-29 và Jaguar, C-130J, AN-32, AWACS…

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Sức mạnh tên lửa hành trình Kh-35E Uran Việt Nam

Tên lửa hành trình Kh-35E Uran là vũ khí chống hạm chủ lực trên các chiến hạm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Tên lửa hành trình Kh-35E Uran được Nga phát triển và đưa vào sử dụng đầu những năm 2000, nhằm thay thế cho các tên lửa P-15 Termit đã cũ.

Kh-35E Uran được thiết kế phóng từ nhiều phương tiện khác nhau, gồm: tàu chiến, máy bay và từ bệ phóng mặt đất (tổ hợp tên lửa bờ Bal-E). Tên lửa có khả năng tấn công tiêu diệt tàu chiến có lượng giãn nước tới 5.000 tấn, tàu hậu cần, tàu vận tải đổ bộ…

Tên lửa có chiều dài 4,4m, đường kính thân 0,42m, khối lượng đầu đạn xuyên – nổ phân mảnh nặng 145kg, khối lượng phóng 630kg.

Tên lửa lắp hai động cơ: động cơ rocket đưa tên lửa rời bệ, khi đạt độ cao ổn định động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy chính sẽ khởi động đưa tên lửa tới mục tiêu với vận tốc cận âm Mach 0,8, tầm bắn 130km.

Về hệ thống dẫn đường, ở pha giữa tên lửa bay với hệ thống định vị quán tính (INS), pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-35E (tầm dẫn 20km).


Mô phỏng tên lửa đối hạm Uran diệt chiến hạm địch. Nguồn: Ria Novosti

Nhìn chung, Kh-35E Uran có đặc điểm nổi trội hơn so với thế hệ tên lửa cùng loại về kích thước và trọng lượng nhỏ hơn.

Nhờ đó, người ta có thể tăng thêm số lượng đạn tên lửa trên tàu chiến (8-16 quả) mà không cần tăng kích thước hay lượng giãn của tàu mang.

Điển hình, tàu cao tốc tên lửa project 1241.8 của Việt Nam có lượng giãn nước chỉ 500 tấn nhưng có thể mang tới 16 tên lửa Kh-35E.

Kh-35E có quỹ đạo bay cách mặt biển rất thấp (từ 10-15m), diện tích phản xạ radar nhỏ nên tên lửa có khả năng sống sót cao trước hệ thống phòng không đối phương.

Hiện nay, trong biên chế Hải quân Việt Nam có ba chủng loại tàu trang bị tên lửa Kh-35E Uran gồm: Gepard 3.9 (8 quả), tàu cao tốc tên lửa project 1241.8 (16 quả) và tàu cao tốc BSP-500 (8 quả).

Mới đây, theo hãng tin Ria Novosit, Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa hành trình mới dựa trên tên lửa đối hạm Kh-35 Uran

Nhật Bản Trung Quốc chuẩn bị cho xung đột ở biển Đông Hoa


Nhật Bản và Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng một cuộc xung đột nghiêm trọng mới trong biển Hoa Đông. Một tàu Trung Quốc vừa áp sát tàu khoa học Nhật Bản trong khu vực tranh chấp và đòi họ chấm dứt nghiên cứu. Ngay sau đó, Tokyo gửi đến Bắc Kinh lời phản đối quyết liệt.
Mọi chuyện không chỉ dừng lại ở cuộc đấu công hàm ngoại giao. Vào ngày Bắc Kinh một lần nữa yêu cầu Tokyo ngừng các nghiên cứu hải dương, Nội các Nhật Bản mở rộng quyền hạn của lực lượng cảnh sát biển nước này. Kể từ nay, tàu cảnh sát biển Nhật Bản có quyền bắt giữ những tàu thuyền nước ngoài đáng ngờ trong vùng biển quốc gia, cũng như điều tra các trường hợp gây thiệt hại tài sản trên đảo ngoài khơi.

Trong năm qua, các tàu Trung Quốc bốn lần tiếp cận tàu nghiên cứu Nhật Bản trong vùng biển Hoa Đông, tạo tình huống đe dọa va chạm. Giờ đây, trên cơ sở hợp pháp lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản có thể tới trợ giúp các tàu của mình. Tuy nhiên, giữa hai nước chưa có ranh giới rõ ràng về vùng lợi ích kinh tế.

Lưu ý tới điều này, nhà phân tích Pavlyatenko Victor tại Viện Viễn Đông cho biết: "Nhật Bản đang củng cố vị trí tại khu vực này ở tỉnh Okinawa. Tại đây được huy động bổ sung lực lượng tự vệ, xây dựng các căn cứ mới, triển khai phương tiện của cảnh sát biển, nhằm tăng cường bảo vệ cho quần đảo Senkaku”.


Thềm lục địa của quần đảo có tên Trung Quốc là Điếu Ngư này vốn giàu dầu mỏ và khí đốt. Chính cuộc tranh giành tiếp cận nguồn năng lượng mới gia tăng mâu thuẫn lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo, thúc đẩy hai bên có những hành động khiêu khích đơn phương. Đặc biệt, có việc công ty dầu khí Trung Quốc tham gia thăm dò lô chứa khí tiềm năng mà Nhật Bản tranh cãi là Chunxiao (Sirakaba theo tiếng Nhật). Theo phía Tokyo, Bắc Kinh cho tiến hành hoạt động khoan ở khu vực.

Sự phản đối của Nhật Bản buộc Trung Quốc đình chỉ sản xuất khí đốt trong khu vực năm 2008. Các bên ký kết thỏa thuận sẽ cùng nhau khai thác nhiên liệu. Tài liệu này ấn định các công ty Nhật Bản sẽ tham gia với tư cách nhà đầu tư dự án. Chi tiết kế hoạch khai thác vẫn còn đang ở giai đoạn nghiên cứu thì Bắc Kinh quyết định đình chỉ các cuộc tham vấn. Điều này xảy ra sau khi vào mùa hè năm 2010, Nhật Bản bắt một tàu đánh cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku và giam giữ viên thuyền trưởng của tàu.

Sau sự kiện này, Trung Quốc tăng cường chuyển tải thiết bị tới địa điểm. Hai bên tiếp tục thảo luận nhưng không có gì chuyển biến. Người ta chỉ nhớ tới hoạt động đàm phán khi một bên cương quyết nhắc nhở bên kia về quyền thăm dò khai thác độc lập thềm lục địa trong khu vực tranh chấp.


Trong tháng này, Nhật Bản có kế hoạch hiện thêm một bước để củng cố chủ quyền của mình đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp ở biển Hoa Đông. Quốc gia sẽ đặt tên tiếng Nhật cho 39 hòn đảo gần quần đảo Senkanu /Điếu Ngư/ và đưa chúng vào tài liệu giáo dục hành chính. Trung Quốc phản ứng gay gắt với quyết định này của Chính phủ Nhật Bản. Rõ ràng rằng, Bắc Kinh sẽ không chịu im lặng trước bất kỳ hành động nào của Tokyo trong khu vực này.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Hải quân Việt Nam tiếp nhận hai pháo hạm Svetlyak

Ngày 1/3, Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải quân tổ chức lễ tiếp nhận hai pháo hạm hiện đại HQ-264 và HQ-265.

Ngày 1/3, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức lễ tiếp nhận hai tàu Hải quân HQ-264 và HQ-265, được biên chế về Lữ đoàn 127, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, tuần tiễu, quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc.

Đại tá Trần Bá Lăng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 cho biết: Đây là sự tin tưởng tuyệt đối của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân chủng, Bộ Tư lệnh Vùng 5 đối với cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn trong việc quản lý, khai thác, sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật.

Toàn đơn vị sẽ không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, tích cực chủ động nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ kiến thức, khai thác hiệu quả và từng bước làm chủ tàu thuyền hiện đại; thực hiện nghiêm, đúng, đủ quy trình, vận hành, thao tác đúng tính năng kỹ thuật, chiến thuật, kiên quyết không để xảy ra hư hỏng.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó đô đốc Trần Thanh Huyền, Chính ủy Quân chủng Hải quân nhấn mạnh: Đây là loại tàu chiến đấu được trang bị hệ thống vũ khí có ưu thế về tự động điều khiển, góp phần nâng cao sức chiến đấu, cũng như năng lực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển xa, khẳng định bước đột phá về tư duy làm chủ khoa học kỹ thuật quân sự theo hướng công nghệ tự động hóa của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền chỉ đạo: Cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trên hai tàu cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, tích cực huấn luyện từ đơn giản đến phức tạp, từng bước làm chủ và khai thác có hiệu quả vũ khí trang bị kỹ thuật. Đặc biệt, chú trọng xây dựng nề nếp chính quy, quản lý, rèn luyện kỷ luật, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị kỹ thuật.

Dưới đây là một vài hình ảnh tại buổi lễ tiếp nhận:


Toàn cảnh buổi lễ tiếp nhận hai tàu Hải quân HQ-264 và HQ-265. Đây là các loại tàu pháo thuộc lớp Svetlyak (project 10412) dùng cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo.


Phó đô đốc Trần Thanh Huyền, Chính ủy Quân chủng Hải quân trao quyết định và trao cờ Tổ quốc cho hai tàu Hải quân.

Lễ treo cờ tổ quốc.


Hai tàu HQ-624 và HQ-625 trang bị các loại vũ khí hiện đại, tính tự động hóa cao gồm: pháo hạm Ak-176, tổ hợp pháo phòng không Ak-630, súng máy 12,7mm, tên lửa phòng không.


Phó đô đốc Trần Thanh Huyền, Chính ủy Quân chủng Hải quân và các đại biểu tham quan TBVK trên tàu pháo HQ-264.


Ụ súng máy phòng không 12,7mm trang bị trên tàu pháo.


Toàn cảnh hai tàu HQ-264 và HQ-265.

Triều Tiên tuyên bố ngừng chương trình hạt nhân

Cộng đồng quốc tế có những phản ứng đầu tiên trước tuyên bố ngừng hoạt động hạt nhân của Triều Tiên.

Mỹ cho biết Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã đồng ý ngừng các vụ thử hạt nhân, phóng tên lửa tầm xa cũng như chương trình làm giàu urani để đổi lấy hàng viện trợ từ phía Washington.

hình chỉ mang tính chất minh hoạ
Phía Triều Tiên cùng ngày cũng đã xác nhận thông tin này.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng, việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên quyết định ngừng chương trình hạt nhân là "động thái khiêm tốn đầu tiên" sau sự ra đi của nhà lãnh đạo Kim Jong il.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên về việc chính quyền Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân là "bước đi quan trọng" để tiến tới giải quyết các mối quan ngại liên quan đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Ông Gemba nói rằng Tokyo hy vọng chính quyền Triều Tiên sẽ có "hành động cụ thể" và thỏa thuận trên sẽ mở đường cho các cuộc đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa tại Triều Tiên.

Hàn Quốc tuyên bố hoan nghênh thỏa thuận này. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này mong rằng thỏa thuận sẽ được thực hiện một cách trung thực, đồng thời cho rằng thỏa thuận này đã đặt nền tảng cho các tiến triển trong nỗ lực của Hàn Quốc nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân một cách toàn diện và cơ bản.

Trong một tuyên bố cùng ngày, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano nói rằng IAEA đã "sẵn sàng trở lại" cơ sở hạt nhân Yongbyon ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để giám sát việc ngừng các hoạt động hạt nhân tại đây.

Quận đội Nhật Bản phát triển mạnh mẻ-Trung Quốc lo lắng

Tờ Huantsyu shibao của Trung Quốc đưa tin nước này đang có thái độ bất an về việc chính phủ Nhật Bản đang che giấu mục tiêu phát triển lực lượng vũ trang của mình.



Tờ báo này đưa tin rằng Trung Quốc hiện không nắm được nhiệm vụ của hai tàu sân bay mà Nhật Bản mới đây công bố kế hoạch xây dựng.

Ngoài ra Bắc Kinh cũng không nhận được nhiều thông tin về mục đích hiện đại hóa tên lửa và lực lượng bộ binh Nhật Bản.

Trong khi đó, tờ báo này dẫn lời của Giám đốc Viện nghiên cứu khoa học các vấn đề Quốc tế, ông Go Syangana: “Ở mức độ nào đó Nhật Bản đang lo lắng về vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Á. Nhật Bản khó có khả năng vượt mặt Trung Quốc về kinh tế. Do đó, Nhật Bản đang nỗ lực tạo dựng lợi thế trong lĩnh vực công nghiệp so với Trung Quốc. Nhật Bản đang bị yếu thế hơn Trung Quốc trong việc phát triển kỹ thuật quân sự và củng cố quốc phòng”.

Ông Go còn cho biết, ở một phương diện khác Nhật Bản đang lên kế hoạch phát triển kinh tế để phục vụ mục tiêu sản xuất vũ khí.

Nga – Ấn Độ tạo thế phong tỏa chí tử đối với Trung Quốc

Theo tờ “Business Standard” đưa tin của giới phân tích quốc phòng, ngày 28/2, Ấn Độ đã thực hiện chiến lược kép đối với Trung Quốc:

Một mặt, triển khai Lục quân và Không quân bảo vệ biên giới trên bộ ở phía bắc, mặt khác sử dụng Hải quân Ấn Độ phong tỏa tàu thương mại và tàu Quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Sân bay ven biển của Ấn Độ (đặc biệt là ở quần đảo Andaman Nicobar), kề sát các khu vực trọng yếu như eo biển Malacca và các eo biển khác ở Đông Nam Á, eo biển Hormuz ở Tây Á, có thể giúp Hải quân Ấn Độ tạo thành thế bao vây, phong tỏa chí tử đối với Trung Quốc.

Báo Ấn Độ viết, cùng ngày trang mạng báo “Tiên phong” Ấn Độ cho biết, để tăng cường sức mạnh trên biển, Ấn Độ đang mở rộng biên đội tàu ngầm hạt nhân của họ.

Thời gian hoạt động của tàu ngầm hạt nhân có thể vượt 3 tháng, hơn nữa không hề dễ dàng bị phát hiện, bởi vì động cơ của nó chỉ sinh ra một tín hiệu âm thanh tối thiểu, như vậy sẽ không bị máy bay và tàu thăm dò săn ngầm của kẻ thù phát hiện được.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra do Ấn Độ thuê của Nga trong 10 năm.

Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý tiếp tục chế tạo 2 tàu ngầm hạt nhân lớp “Kẻ hủy diệt” (Arihanta).

Đối với vấn đề này, có nguồn tin cho biết, xét thấy sức mạnh trên biển ngày càng tăng cường của Trung Quốc, bao gồm không chỉ có tàu ngầm mà còn có kế hoạch chế tạo 2 tàu sân bay, các cơ quan quốc phòng Ấn Độ muốn áp dụng các biện pháp để làm giảm ưu thế của Trung Quốc, khiến cho Bắc Kinh không thể tạo ra mối đe dọa tới lợi ích chiến lược của New Delhi ở Ấn Độ Dương và biển Ả-rập.

Việc tiếp tục chế tạo 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân kiểu mới không những sẽ mở rộng phạm vi chiến lược cho Hải quân Ấn Độ, mà sẽ còn giúp cho Ấn Độ bước vào liên minh hàng đầu gồm Mỹ, Nga, Pháp, Đức và Anh – năm nước này đều sở hữu tàu ngầm hạt nhân tinh vi.

Báo Ấn Độ dẫn các nguồn tin cho biết, trong bối cảnh lớn của kiến ​​trúc an ninh toàn cầu hiện nay, tiếp tục chế tạo 2 tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt” là rất quan trọng.

Trong quá trình thiết kế tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt”, Ấn Độ đã có được công nghệ riêng phát triển loại phương tiện máy móc phức tạp này.

Nhưng, mặc dù 3 năm trước, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã công khai thông tin về tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt”, song trên thực tế, trong kế hoạch của New Delhi, thời gian thiết kế và chế tạo tàu ngầm này đã hơn 15 năm, điểm này đã làm nổi rõ mức độ phức tạp của chương trình này.
Arktika là tàu phá băng động cơ hạt nhân lớn nhất thế giới của Nga.

Arktika là tàu phá băng động cơ hạt nhân lớn nhất thế giới của Nga.

Báo chí Ấn Độ viết, ngoài tự nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt”, Hải quân Ấn Độ còn nhận được tàu ngầm hạt nhân Cheetah thuê của Nga từ tháng 1/2012, đồng thời sẽ đổi tên của nó thành Chakra.

Tàu ngầm này sẽ đến Ấn Độ vào cuối tháng 3/2012. Ấn Độ bỏ ra 2 tỷ USD, đã có được quyền sử dụng 10 năm chiếc tàu ngầm hạt nhân này. Đây là chiếc tàu ngầm thứ hai Ấn Độ thuê của Nga, chiếc thứ nhất được Ấn Độ thuê cũng trông 10 năm từ năm 1980.

Các nguồn tin tiết lộ, nó sẽ giúp rất nhiều cho Ấn Độ chế tạo, vận hành và duy trì 2 chiếc tàu ngầm mới, tránh xuất hiện tình hình kéo dài thời hạn và vượt chi tiêu theo kế hoạch mà các chương trình như này thường gặp.

Nhưng, nếu tàu chiến Trung Quốc có thể đi từ Bắc Cực vòng xuống Ấn Độ Dương, thì nó có thể đột phá sự phong tỏa trên biển của Ấn Độ, mà hiện nay toàn cầu ấm lên đã làm cho băng ở Bắc Cực tan ra, rất có thể mở ra tuyến đường hàng hải mới cho Trung Quốc.

Ngày 27/2, tại một cuộc hội thảo quốc tế ở New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã bày tỏ lo ngại rằng: “Băng Bắc Cực tan ra sẽ có tác động địa chất, vùng biển “có thể hoạt động được” trên thế giới như chúng ta hiểu sẽ thay đổi. Đặc biệt là khu vực châu Á và Ấn Độ Dương, chúng ta có thể phải đánh giá lại khái niệm “tuyến đường giao thông quan trọng hiểm yếu””.

Báo Ấn Độ cho rằng, trong hơn 60 năm qua, nhiệt độ mùa đông ở Bắc Cực đã tăng từ 7 độ trở lên, làm cho lớp băng mỏng vào mùa hè dễ tan chảy hơn.

Tàu phá băng khảo sát cực địa Tuyết Long - Trung Quốc.

Trong mùa hè nóng bất thường năm 2007, mặt băng ở Bắc Cực đã giảm 1.000 km2.Theo dự báo mô phỏng khoa học tiên tiến năm 2007 của Liên minh Vật lý địa cầu Mỹ, mùa hè năm 2013 sẽ xuất hiện Bắc Cực không còn băng.

Băng tan chảy đang mở ra hai tuyến đường biển ở Bắc Cực:

Một là tuyến đường biển Tây Bắc đi từ bắc Đại Tây Dương qua các hòn đảo phía bắc Canada đến bắc Thái Bình Dương. Tháng 9/2008, MV Camilla Desgagnes trở thành con tàu thương mại đầu tiên đi qua tuyến đường này, các thuyền viên báo cáo cho biết “không nhìn thấy một tảng băng nào”.

Hai là tuyến đường biển đông bắc Đại Tây Dương, có liên quan chặt chẽ tới Trung Quốc. Tuyến đường này từ bắc Đại Tây Dương, đi qua Nga đến bắc Thái Bình Dương, sau đó kéo dài xuống biển Đông.

Tuyến đường này không chỉ vượt qua được tất cả các trở ngại mà Ấn Độ thiết lập ở Ấn Độ Dương, mà còn có thể rút ngắn khoảng cách từ Bắc Âu tới Nhật Bản, rút ngắn khoảng trên 40%, rút ngắn từ 21.000 km xuống còn 12.000 km.

Trên thực tế, sự tan chảy băng ở Bắc Cực đang làm cho vận chuyển thương mại có sự thay đổi to lớn. Các công ty hải vận trên thế giới đã chế tạo gần 500 tàu lướt băng, ngoài ra còn đang đặt mua nhiều hơn.

Báo Ấn Độ dẫn bài viết trên tờ “Thời báo Tài chính” tháng 1/2008 của giáo sư Học viện Kinh tế London Robert Wade cho biết, Trung Quốc “gần đây rất quan tâm đến mối quan hệ với Iceland, hòn đảo nhỏ này nằm ở bắc Đại Tây Dương, nằm ở vị trí chiến lược, được biết có thể phát huy vai trò quan trọng trong vận tải trên biển trong tương lai.

Trung Quốc hy vọng bắt đầu vận chuyển container ở phía bắc, hơn nữa coi các cảng nước sâu của Iceland là cơ sở cảng biển tiềm năng”. Trên thực tế, Trung Quốc đã nhận thức được ưu thế chiến lược và quân sự của tuyến đường thay thế vận chuyển thương mại. Họ đã thành lập Văn phòng khảo sát cực địa, thuộc Cục Hải Dương Quốc gia, giám sát các hoạt động nghiên cứu và thám hiểm cực địa.

Trung Quốc duy trì một tiền đồn gọi là trạm Hoàng Hà ở hòn đảo Spitsbergen của Na Uy. Trung Quốc đã mua của Ukraine tàu khảo sát cực địa Tuyết Long, sau đó bỏ ra 31 triệu nhân dân tệ để cải tạo, làm cho nó có thể thích hợp với hoạt động tại cực địa. Tàu Tuyết Long đã đến Bắc Cực tiến hành 4 lần nghiên cứu quy mô lớn, lần gần đây nhất là vào năm 2011. Báo Ấn Độ viết, vùng biển Bắc Cực tồn tại sự chồng chéo tuyên bố chủ quyền và xung đột rất lớn, cho nên sự hiện diện quân sự ở đó đang gia tăng.

Sau khi Liên Hợp Quốc từ chối tuyên bố chủ quyền của Nga đối với gần 500.000 m2 vùng biển ở Bắc Cực, điện Kremlin đã điều một tàu phá băng động cơ hạt nhân và hai tàu ngầm cắm cờ Nga ở đáy biển Bắc Cực. Sau vài ngày, Nga điều biên đội máy bay ném bom chiến lược tuần tra trên Bắc Băng Dương, đây là lần đầu tiên Nga có động thái này sau Chiến tranh Lạnh.

Trung Quốc dường như đang vấp phải sự kềm kẹp của 2 ông lớn Ấn Độ và Nga. Điều này khiến chính quyền Trung Quốc phải thận trọng trong chiến lược của họ.

Việt Dũng - http://thutuongnguyentandung.net/nga-an-do-tao-the-phong-toa-chi-tu-doi-voi-trung-quoc.html