Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Nhật Bản Trung Quốc chuẩn bị cho xung đột ở biển Đông Hoa


Nhật Bản và Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng một cuộc xung đột nghiêm trọng mới trong biển Hoa Đông. Một tàu Trung Quốc vừa áp sát tàu khoa học Nhật Bản trong khu vực tranh chấp và đòi họ chấm dứt nghiên cứu. Ngay sau đó, Tokyo gửi đến Bắc Kinh lời phản đối quyết liệt.
Mọi chuyện không chỉ dừng lại ở cuộc đấu công hàm ngoại giao. Vào ngày Bắc Kinh một lần nữa yêu cầu Tokyo ngừng các nghiên cứu hải dương, Nội các Nhật Bản mở rộng quyền hạn của lực lượng cảnh sát biển nước này. Kể từ nay, tàu cảnh sát biển Nhật Bản có quyền bắt giữ những tàu thuyền nước ngoài đáng ngờ trong vùng biển quốc gia, cũng như điều tra các trường hợp gây thiệt hại tài sản trên đảo ngoài khơi.

Trong năm qua, các tàu Trung Quốc bốn lần tiếp cận tàu nghiên cứu Nhật Bản trong vùng biển Hoa Đông, tạo tình huống đe dọa va chạm. Giờ đây, trên cơ sở hợp pháp lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản có thể tới trợ giúp các tàu của mình. Tuy nhiên, giữa hai nước chưa có ranh giới rõ ràng về vùng lợi ích kinh tế.

Lưu ý tới điều này, nhà phân tích Pavlyatenko Victor tại Viện Viễn Đông cho biết: "Nhật Bản đang củng cố vị trí tại khu vực này ở tỉnh Okinawa. Tại đây được huy động bổ sung lực lượng tự vệ, xây dựng các căn cứ mới, triển khai phương tiện của cảnh sát biển, nhằm tăng cường bảo vệ cho quần đảo Senkaku”.


Thềm lục địa của quần đảo có tên Trung Quốc là Điếu Ngư này vốn giàu dầu mỏ và khí đốt. Chính cuộc tranh giành tiếp cận nguồn năng lượng mới gia tăng mâu thuẫn lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo, thúc đẩy hai bên có những hành động khiêu khích đơn phương. Đặc biệt, có việc công ty dầu khí Trung Quốc tham gia thăm dò lô chứa khí tiềm năng mà Nhật Bản tranh cãi là Chunxiao (Sirakaba theo tiếng Nhật). Theo phía Tokyo, Bắc Kinh cho tiến hành hoạt động khoan ở khu vực.

Sự phản đối của Nhật Bản buộc Trung Quốc đình chỉ sản xuất khí đốt trong khu vực năm 2008. Các bên ký kết thỏa thuận sẽ cùng nhau khai thác nhiên liệu. Tài liệu này ấn định các công ty Nhật Bản sẽ tham gia với tư cách nhà đầu tư dự án. Chi tiết kế hoạch khai thác vẫn còn đang ở giai đoạn nghiên cứu thì Bắc Kinh quyết định đình chỉ các cuộc tham vấn. Điều này xảy ra sau khi vào mùa hè năm 2010, Nhật Bản bắt một tàu đánh cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku và giam giữ viên thuyền trưởng của tàu.

Sau sự kiện này, Trung Quốc tăng cường chuyển tải thiết bị tới địa điểm. Hai bên tiếp tục thảo luận nhưng không có gì chuyển biến. Người ta chỉ nhớ tới hoạt động đàm phán khi một bên cương quyết nhắc nhở bên kia về quyền thăm dò khai thác độc lập thềm lục địa trong khu vực tranh chấp.


Trong tháng này, Nhật Bản có kế hoạch hiện thêm một bước để củng cố chủ quyền của mình đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp ở biển Hoa Đông. Quốc gia sẽ đặt tên tiếng Nhật cho 39 hòn đảo gần quần đảo Senkanu /Điếu Ngư/ và đưa chúng vào tài liệu giáo dục hành chính. Trung Quốc phản ứng gay gắt với quyết định này của Chính phủ Nhật Bản. Rõ ràng rằng, Bắc Kinh sẽ không chịu im lặng trước bất kỳ hành động nào của Tokyo trong khu vực này.

0 Comments:

Đăng nhận xét