Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Quảng Ninh: Vụ bán nước bẩn cho dân: Sai phạm của ai?

Hàng ngàn người dân ở Vân Đồn bị Xí nghiệp Nước Vân Đồn lấy nước hồ bán cho dân ăn cho rằng đây là hành vi vô lương tâm, cần phải xử lý nghiêm.

Để làm rõ hành vi , phóng viên đã đến văn phòng làm việc trực tiếp với ông Bùi Văn Lâm – Giám đốc Xí nghiệp Nước Vân Đồn. Theo giải trình của ông Lâm, nhận thấy tháng 2 không phải là thời điểm thiếu nước nên ngày trong tháng 2.2012, xí nghiệp đã lắp đường ống HDPE-D300 có van 2 chiều được nối từ hồ Mắt Rồng vào hố thu của trạm để thí nghiệm lưu lượng, áp lực nước phục vụ việc lắp máy bơm mới.

Nước từ hồ bẩn được xử lý bán cho dân

“Vụ việc để nước hồ chảy vào bể lắng và được bơm trực tiếp vào hệ thống cấp nước sinh hoạt (chưa qua xử lý hoá chất để đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt) là do sơ suất của nhân viên quên khoá van dẫn nước. Để xảy ra việc này, xí nghiệp chỉ biết thành thật xin lỗi bà con” – ông Lâm nói.

Theo ông Trịnh Văn Bình – Phó Tổng Giám đốc, Công ty TNHH MTV Nước sạch Quảng Ninh: Ngày 21.2, công ty nhận được biên bản lập ngày 16.2 về việc Xí nghiệp Nước Vân Đồn lấy nước mặt tại hồ Mắt Rồng chưa qua xử lý để cấp nước sinh hoạt cho dân. Với trách nhiệm là cơ quan chủ quản, công ty đã đến kiểm tra xác minh rõ sự việc sai trái.

Thứ nhất, xí nghiệp đã vi phạm quy chế của công ty khi tự ý lắp đường ống dẫn nước để thí nghiệm lưu lượng, áp lực nước. Thứ hai, việc để xảy ra tình trạng lẫn nước hồ vào nước sinh hoạt bơm cho dân ăn là nghiêm trọng. Công ty đã yêu cầu xí nghiệp tháo bỏ ngay đường ống dẫn này và nghiêm túc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân khẩn trương báo cáo về công ty để xử lý theo quy chế.

Theo danviet - Quảng Ninh: Vụ bán nước bẩn cho dân: Sai phạm của ai?

Nhật Bản Trung Quốc chuẩn bị cho xung đột ở biển Đông Hoa


Nhật Bản và Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng một cuộc xung đột nghiêm trọng mới trong biển Hoa Đông. Một tàu Trung Quốc vừa áp sát tàu khoa học Nhật Bản trong khu vực tranh chấp và đòi họ chấm dứt nghiên cứu. Ngay sau đó, Tokyo gửi đến Bắc Kinh lời phản đối quyết liệt.
Mọi chuyện không chỉ dừng lại ở cuộc đấu công hàm ngoại giao. Vào ngày Bắc Kinh một lần nữa yêu cầu Tokyo ngừng các nghiên cứu hải dương, Nội các Nhật Bản mở rộng quyền hạn của lực lượng cảnh sát biển nước này. Kể từ nay, tàu cảnh sát biển Nhật Bản có quyền bắt giữ những tàu thuyền nước ngoài đáng ngờ trong vùng biển quốc gia, cũng như điều tra các trường hợp gây thiệt hại tài sản trên đảo ngoài khơi.

Trong năm qua, các tàu Trung Quốc bốn lần tiếp cận tàu nghiên cứu Nhật Bản trong vùng biển Hoa Đông, tạo tình huống đe dọa va chạm. Giờ đây, trên cơ sở hợp pháp lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản có thể tới trợ giúp các tàu của mình. Tuy nhiên, giữa hai nước chưa có ranh giới rõ ràng về vùng lợi ích kinh tế.

Lưu ý tới điều này, nhà phân tích Pavlyatenko Victor tại Viện Viễn Đông cho biết: "Nhật Bản đang củng cố vị trí tại khu vực này ở tỉnh Okinawa. Tại đây được huy động bổ sung lực lượng tự vệ, xây dựng các căn cứ mới, triển khai phương tiện của cảnh sát biển, nhằm tăng cường bảo vệ cho quần đảo Senkaku”.


Thềm lục địa của quần đảo có tên Trung Quốc là Điếu Ngư này vốn giàu dầu mỏ và khí đốt. Chính cuộc tranh giành tiếp cận nguồn năng lượng mới gia tăng mâu thuẫn lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo, thúc đẩy hai bên có những hành động khiêu khích đơn phương. Đặc biệt, có việc công ty dầu khí Trung Quốc tham gia thăm dò lô chứa khí tiềm năng mà Nhật Bản tranh cãi là Chunxiao (Sirakaba theo tiếng Nhật). Theo phía Tokyo, Bắc Kinh cho tiến hành hoạt động khoan ở khu vực.

Sự phản đối của Nhật Bản buộc Trung Quốc đình chỉ sản xuất khí đốt trong khu vực năm 2008. Các bên ký kết thỏa thuận sẽ cùng nhau khai thác nhiên liệu. Tài liệu này ấn định các công ty Nhật Bản sẽ tham gia với tư cách nhà đầu tư dự án. Chi tiết kế hoạch khai thác vẫn còn đang ở giai đoạn nghiên cứu thì Bắc Kinh quyết định đình chỉ các cuộc tham vấn. Điều này xảy ra sau khi vào mùa hè năm 2010, Nhật Bản bắt một tàu đánh cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku và giam giữ viên thuyền trưởng của tàu.

Sau sự kiện này, Trung Quốc tăng cường chuyển tải thiết bị tới địa điểm. Hai bên tiếp tục thảo luận nhưng không có gì chuyển biến. Người ta chỉ nhớ tới hoạt động đàm phán khi một bên cương quyết nhắc nhở bên kia về quyền thăm dò khai thác độc lập thềm lục địa trong khu vực tranh chấp.


Trong tháng này, Nhật Bản có kế hoạch hiện thêm một bước để củng cố chủ quyền của mình đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp ở biển Hoa Đông. Quốc gia sẽ đặt tên tiếng Nhật cho 39 hòn đảo gần quần đảo Senkanu /Điếu Ngư/ và đưa chúng vào tài liệu giáo dục hành chính. Trung Quốc phản ứng gay gắt với quyết định này của Chính phủ Nhật Bản. Rõ ràng rằng, Bắc Kinh sẽ không chịu im lặng trước bất kỳ hành động nào của Tokyo trong khu vực này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với học sinh, sinh viên vào ngày 25-3-2012

Thủ tướng Chính phủ sẽ có buổi đối thoại với học sinh, sinh viên vào 25 tháng 3 năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2012), hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2012 và chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X;


Buổi đối thoại nhằm truyền đạt thông tin, thông điệp của Chính phủ đối với học sinh, sinh viên, cũng như tạo điều kiện cho thế hệ trẻ bày tỏ tình cảm, nguyện vọng, đề xuất, thể hiện trách nhiệm góp phần tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Chính phủ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với học sinh, sinh viên.

Thời gian dự kiến: 8h30 ngày 25 tháng 3 năm 2012. Địa điểm: Hội trường ĐH Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi Đối thoại trực tuyến. - Ảnh Lê Anh Dũng -Ảnh minh họa

Học sinh, sinh viên có thể trình bày ý kiến hoặc câu hỏi của mình đối với Thủ tướng theo các lĩnh vực (gợi ý) như sau:

- Nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, sinh viên:
+ Về học tập, nghiên cứu khoa học, học nghề.
+ Về nghề nghiệp, việc làm của học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp.
+ Về vui chơi giải trí lành mạnh, điều kiện sinh hoạt, học tập, chỗ ở của học sinh, sinh viên.
- Chăm lo và phát huy học sinh, sinh viên
+ Giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên.
+ Phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…
+ Sự quan tâm, chăm lo của Chính phủ đối với học sinh, sinh viên và tạo điều kiện cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát huy vai trò trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên.

nguồn: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với học sinh, sinh viên vào ngày 25-3-2012

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Hải quân Việt Nam tiếp nhận hai pháo hạm Svetlyak

Ngày 1/3, Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải quân tổ chức lễ tiếp nhận hai pháo hạm hiện đại HQ-264 và HQ-265.

Ngày 1/3, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức lễ tiếp nhận hai tàu Hải quân HQ-264 và HQ-265, được biên chế về Lữ đoàn 127, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, tuần tiễu, quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc.

Đại tá Trần Bá Lăng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 cho biết: Đây là sự tin tưởng tuyệt đối của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân chủng, Bộ Tư lệnh Vùng 5 đối với cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn trong việc quản lý, khai thác, sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật.

Toàn đơn vị sẽ không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, tích cực chủ động nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ kiến thức, khai thác hiệu quả và từng bước làm chủ tàu thuyền hiện đại; thực hiện nghiêm, đúng, đủ quy trình, vận hành, thao tác đúng tính năng kỹ thuật, chiến thuật, kiên quyết không để xảy ra hư hỏng.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó đô đốc Trần Thanh Huyền, Chính ủy Quân chủng Hải quân nhấn mạnh: Đây là loại tàu chiến đấu được trang bị hệ thống vũ khí có ưu thế về tự động điều khiển, góp phần nâng cao sức chiến đấu, cũng như năng lực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển xa, khẳng định bước đột phá về tư duy làm chủ khoa học kỹ thuật quân sự theo hướng công nghệ tự động hóa của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền chỉ đạo: Cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trên hai tàu cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, tích cực huấn luyện từ đơn giản đến phức tạp, từng bước làm chủ và khai thác có hiệu quả vũ khí trang bị kỹ thuật. Đặc biệt, chú trọng xây dựng nề nếp chính quy, quản lý, rèn luyện kỷ luật, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị kỹ thuật.

Dưới đây là một vài hình ảnh tại buổi lễ tiếp nhận:


Toàn cảnh buổi lễ tiếp nhận hai tàu Hải quân HQ-264 và HQ-265. Đây là các loại tàu pháo thuộc lớp Svetlyak (project 10412) dùng cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo.


Phó đô đốc Trần Thanh Huyền, Chính ủy Quân chủng Hải quân trao quyết định và trao cờ Tổ quốc cho hai tàu Hải quân.

Lễ treo cờ tổ quốc.


Hai tàu HQ-624 và HQ-625 trang bị các loại vũ khí hiện đại, tính tự động hóa cao gồm: pháo hạm Ak-176, tổ hợp pháo phòng không Ak-630, súng máy 12,7mm, tên lửa phòng không.


Phó đô đốc Trần Thanh Huyền, Chính ủy Quân chủng Hải quân và các đại biểu tham quan TBVK trên tàu pháo HQ-264.


Ụ súng máy phòng không 12,7mm trang bị trên tàu pháo.


Toàn cảnh hai tàu HQ-264 và HQ-265.

Triều Tiên tuyên bố ngừng chương trình hạt nhân

Cộng đồng quốc tế có những phản ứng đầu tiên trước tuyên bố ngừng hoạt động hạt nhân của Triều Tiên.

Mỹ cho biết Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã đồng ý ngừng các vụ thử hạt nhân, phóng tên lửa tầm xa cũng như chương trình làm giàu urani để đổi lấy hàng viện trợ từ phía Washington.

hình chỉ mang tính chất minh hoạ
Phía Triều Tiên cùng ngày cũng đã xác nhận thông tin này.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng, việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên quyết định ngừng chương trình hạt nhân là "động thái khiêm tốn đầu tiên" sau sự ra đi của nhà lãnh đạo Kim Jong il.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên về việc chính quyền Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân là "bước đi quan trọng" để tiến tới giải quyết các mối quan ngại liên quan đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Ông Gemba nói rằng Tokyo hy vọng chính quyền Triều Tiên sẽ có "hành động cụ thể" và thỏa thuận trên sẽ mở đường cho các cuộc đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa tại Triều Tiên.

Hàn Quốc tuyên bố hoan nghênh thỏa thuận này. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này mong rằng thỏa thuận sẽ được thực hiện một cách trung thực, đồng thời cho rằng thỏa thuận này đã đặt nền tảng cho các tiến triển trong nỗ lực của Hàn Quốc nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân một cách toàn diện và cơ bản.

Trong một tuyên bố cùng ngày, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano nói rằng IAEA đã "sẵn sàng trở lại" cơ sở hạt nhân Yongbyon ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để giám sát việc ngừng các hoạt động hạt nhân tại đây.

Quận đội Nhật Bản phát triển mạnh mẻ-Trung Quốc lo lắng

Tờ Huantsyu shibao của Trung Quốc đưa tin nước này đang có thái độ bất an về việc chính phủ Nhật Bản đang che giấu mục tiêu phát triển lực lượng vũ trang của mình.



Tờ báo này đưa tin rằng Trung Quốc hiện không nắm được nhiệm vụ của hai tàu sân bay mà Nhật Bản mới đây công bố kế hoạch xây dựng.

Ngoài ra Bắc Kinh cũng không nhận được nhiều thông tin về mục đích hiện đại hóa tên lửa và lực lượng bộ binh Nhật Bản.

Trong khi đó, tờ báo này dẫn lời của Giám đốc Viện nghiên cứu khoa học các vấn đề Quốc tế, ông Go Syangana: “Ở mức độ nào đó Nhật Bản đang lo lắng về vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Á. Nhật Bản khó có khả năng vượt mặt Trung Quốc về kinh tế. Do đó, Nhật Bản đang nỗ lực tạo dựng lợi thế trong lĩnh vực công nghiệp so với Trung Quốc. Nhật Bản đang bị yếu thế hơn Trung Quốc trong việc phát triển kỹ thuật quân sự và củng cố quốc phòng”.

Ông Go còn cho biết, ở một phương diện khác Nhật Bản đang lên kế hoạch phát triển kinh tế để phục vụ mục tiêu sản xuất vũ khí.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam coi trọng thúc đẩy hợp tác với Bhutan

Ngày 29/2/2012, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Lyonpo Kinzang Dorji , Đặc phái viên của Thủ tướng Vương quốc Butan đến chào xã giao.

Tiếp Đặc phái viên Thủ tướng Bhutan Lyonpo Kinzang Dorji, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chính sách nhất quán đường lối đối ngoại của Việt Nam là làm bạn, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển với các quốc gia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.


Ngày 29/2/2012, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Lyonpo Kinzang Dorji , Đặc phái viên của Thủ tướng Vương quốc Butan đến chào xã giao . Ảnh: Đức Tám - TTXVN

Ngày 29/2/2012, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Lyonpo Kinzang Dorji , Đặc phái viên của Thủ tướng Vương quốc Butan đến chào xã giao . Ảnh: Đức Tám - TTXVN

Việt Nam vui mừng khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định Việt Nam rất coi trọng thúc đẩy hợp tác với Bhutan, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch…

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai nước tăng cường trao đổi đoàn để triển khai từng lĩnh vực hợp tác cụ thể nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, ông Lyonpo Kinzang Dorji đã trân trọng chuyển thư của Thủ tướng Bhutan tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu phát triển của Việt Nam, ông Lyonpo Kinzang Dorji cho rằng việc Việt Nam-Bhutan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao là bước ngoặt trong thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Ông Lyonpo Kinzang Dorji bày tỏ tin tưởng quan hệ hai nước ngày càng được phát triển, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch…/.

Theo Vietnam+ - http://thutuongnguyentandung.net/thu-tuong-nguyen-tan-dung-khang-dinh-viet-nam-coi-trong-thuc-day-hop-tac-voi-bhutan.html