Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp thân mật Đoàn đại biểu cấp cao Thượng viện Chile

Thúc đẩy quan hệ hợp tác và tăng cường đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai nước,  Chiều 29/2, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu cấp cao Thượng viện Chile do Chủ tịch Guido Girardin Lavin  tại Trụ sở Trung ương Đảng.

Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Chủ tịch Thượng viện Chile Guido Girardin Lavin và Đoàn đại biểu cấp cao Thượng viện Chile sang thăm Việt Nam; đánh giá cao kết quả các cuộc hội đàm, hội kiến với Lãnh đạo cấp cao Quốc hội và Nhà nước Việt Nam.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Thượng viện Chile, Guido Girardi Lavin

Chúc mừng những thành tựu của nhân dân Chile trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Tổng Bí thư cũng cảm ơn những tình cảm đoàn kết và sự ủng hộ quý báu mà nhân dân Chile dành cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay; bày tỏ hài lòng về sự phát triển nhanh chóng của quan hệ hai nước, nhất là quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thông báo với Chủ tịch Thượng viện Chile một số nét lớn về tình hình Việt Nam gần đây; mong muốn Quốc hội hai nước tăng cường quan hệ hợp tác, góp phần củng cố, phát triển hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện, bình đẳng, cùng có lợi, ủng hộ và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển vì lợi ích của nhân dân hai nước và sự thịnh vượng của mỗi nước, đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á, Mỹ La tinh và trên thế giới.

Về phía Chile, Chủ tịch Thượng viện Guido Girardin Lavin chúc mừng những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở Việt Nam; tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Chủ tịch Thượng viện Chile thông báo với Tổng Bí thư kết quả của các cuộc hội đàm, hội kiến với Lãnh đạo cấp cao Quốc hội, Nhà nước Việt Nam và một số nét lớn về tình hình Cộng hòa Chile gần đây; đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng của quan hệ hai nước trong đó có quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp; mong muốn và khẳng định tiếp tục thúc đẩy và tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa Quốc hội, Nhà nước và nhân dân hai nước, đưa quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn./.

Theo (TTXVN)

Nguyễn Bảo Hoàng Tổng Giám Đốc IDG Venture Việt Nam

Đánh giá cao khả năng phân tích thị trường và năng lực quản lý của Nguyễn Bảo Hoàng, người sáng lập Tập đoàn IDG toàn cầu – Patrick McGovern đã giao cho Hoàng đảm đương vị trí Tổng giám đốc điều hành của IDG Venture Việt Nam kể từ năm 2003.

Trong giới đầu tư tài chính ở Việt Nam, Nguyễn Bảo Hoàng được “xét nét” nhất vì anh xuất thân từ một bác sĩ y khoa tốt nghiệp tại Mỹ nhưng lại được giao điều hành một quỹ đầu tư được xem là mạo hiểm nhất tại thị trường Việt Nam: IDG Ventures Việt Nam.

Nguyễn Bảo Hoàng tốt nghiệp xuất sắc ngành văn học cổ điển tại Đại học Harvard khóa học 1991-1995. Sau đó, anh lấy bằng bác sỹ y khoa của Trường Y Feinberg (Feinberg School of Medicine, thuộc Đại học Northwestern) và thạc sĩ khoa quản trị kinh doanh thuộc Trường Quản trị Kinh doanh Kellogg (Kellogg School of Management) cũng của Trường Đại học Northwestern) cùng trong năm 2000 (khoá học 1995-2000).

Nhưng có lẽ bước ngoặt cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bảo Hoàng là cuộc gặp tình cờ vào năm 2003 giữa anh với tỷ phú Mỹ Patrick McGovern-người sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn IDG của Mỹ.
Đánh giá cao khả năng phân tích thị trường và năng lực quản lý của Nguyễn Bảo Hoàng, Patrick McGovern đã giao cho Hoàng trọng trách là Tổng giám đốc điều hành của IDG Venture Việt Nam kể từ năm 2003.

IDG Venture Việt Nam là một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên về công nghệ thông tin tại thị trường Việt Nam với số vốn ban đầu lên đến 100 triệu USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong một hai năm tới. IDG Việt Nam dự kiến sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển trên quy mô toàn cầu.
Thời tuổi trẻ

Nguyễn Bảo Hoàng là Tổng giám đốc điều hành của IDG Venture Việt Nam kể từ năm 2003.
Nguyễn Bảo Hoàng sinh năm 1974, là con trai út trong gia đình có 4 anh chị em gồm 2 trai, 2 gái. Gia đình anh rời Sài Gòn năm 1975 di cư sang Mỹ và định cư tại ngoại ô Washington thuộc bang Virginia, khi anh mới 22 tháng tuổi.

Ngay từ khi 8 – 9 tuổi, Hoàng được cha mẹ dành dụm cả 3 tháng lương để mua cho con một chiếc máy tính IBM, lúc đó là mơ ước của nhiều người kể cả đối với người Mỹ. Với chiếc máy tính đó, ngoài việc chơi game như bao đứa trẻ khác, Hoàng đã mày mò tìm hiểu các linh kiện của nó, học cách lập trình.

Khi thấy thông tin rao bán nhà của những người họ hàng xung quanh mình khá lộn xộn, Hoàng đã giúp họ đánh lại văn bản, trình bày sạch đẹp, lại có thêm những bức ảnh minh họa khá đẹp mắt, dễ nhận diện. Kể từ đó, hầu hết những người buôn bán bất động sản trong vùng đều tới nhờ Hoàng làm giúp những tờ rơi (brochures).

Số tiền thù lao mà họ trả đủ để Hoàng mua thêm hai chiếc máy tính nữa. Có thêm máy, Hoàng rủ thêm hai người bạn cùng làm. Yêu thể thao và chơi giỏi một số môn thể thao, Hoàng còn tham gia viết báo thể thao và làm việc cho đài phát thanh của trường.

Các anh chị của Hoàng đều là bác sĩ. Hoàng kể “Các anh chị tôi đều muốn trở thành bác sĩ, bởi vì chúng tôi coi đó là cách tốt nhất có thể trực tiếp giúp đỡ người khác. Lúc đầu tôi vẫn nghĩ mình sẽ theo đuổi nghề bác sĩ và tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học ở Mỹ như các anh chị tôi. Thế nhưng, dịp trở về quê hương Việt Nam sau 20 năm xa cách đã làm thay đổi sự nghiệp và cả cuộc đời tôi”.

Năm 1995, sau khi tốt nghiệp xuất sắc ngành văn học cổ điển tại Đại học Harvard, Nguyễn Bảo Hoàng lần đầu tiên trở về Việt Nam sau thời gian dài xa cách. Được tham quan nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội và nhiều vùng miền của đất nước kể cả các vùng thôn quê đánh dấu một cảm xúc khác lạ trong dòng máu con cháu Lạc Hồng trong anh.

Thực ra những năm tháng theo gia đình định cư trên đất Mỹ, ký ức về quê hương của anh là những điệu hò xứ Nghệ mà mẹ hát cho anh nghe, và những câu chuyện mà cha anh kể lại về những vùng đất mà ông từng đi qua. Vị mặn nồng quê hương như theo lời ru của mẹ cứ thấm dần vào cảm xúc của một người con xa quê lâu ngày.

Đặc biệt, trong chuyến về Việt Nam đó, Hoàng đã được gặp lại bà nội của mình, dù cho tiếng Việt của Hoàng lúc bấy giờ chưa rành lắm. Nhưng tình thương yêu và sự chăm sóc của những người thân trong gia đình ở quê nhà đã trỗi dậy trong anh nỗi thiết tha trở lại Việt Nam và gắn bó lâu dài hơn với đất nước quê hương.

Sau chuyến thăm đó anh lại trở về Mỹ, tiếp tục học lấy bằng bác sỹ y khoa của Đại học Northwester. Cũng trong thời gian này anh đồng thời theo học thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Trường Quản lý kinh doanh Kellogg (Kellogg School of Management cũng trực thuộc Đại học Northwestern) và tốt nghiệp hai trường này vào năm 2000.

Trong thời gian theo học Trường Y khoa, anh đã cùng các cộng sự xây dựng nhóm S2S Medical Publishing chuyên xuất bản sách, tài liệu học tập cho sinh viên y khoa, thành lập website medschool.com chuyên sâu nghiên cứu việc phát triển hệ thống học tập từ xa cho sinh viên y khoa và đã thu hút được hơn 25 triệu USD vốn đầu tư cho công trình này.

Trên 8 năm làm việc trong lĩnh vực y học, Hoàng đã có công trình nghiên cứu về chu kỳ và sự suy giảm của protein và sự phát triển của cấu trúc neuron, được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành The Journal of Biological Chemistry.

Năm 2000, Nguyễn Bảo Hoàng quay lại Việt Nam lần thứ hai để giúp một doanh nghiệp viễn thông Mỹ mở văn phòng đại diện tại Hà Nội. Anh trở thành giám đốc điều hành cho Công ty Viễn thông Mỹ VITC tại khu vực châu Á – một công ty chuyên về giao thức Internet và công nghệ.
Trong suốt thời gian làm việc tại VITC, Hoàng đã góp sức biến công ty mới được thành lập, phát triển lớn mạnh và đạt doanh thu hơn 30 triệu USD hàng năm.
Bước ngoặt

Trước khi đầu tư vào Việt Nam, Tập đoàn IDG cũng đã cân nhắc rất nhiều vì họ cũng chưa hình dung hết những khó khăn, thách thức mang tính đặc thù rất riêng biệt của thị trường Việt Nam.
Chỉ đến khi tỷ phú Mỹ Patrick J. McGovern – nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG – tình cờ gặp Bảo Hoàng trong năm 2003, bài toán này mới tìm ra lời giải. Patrick không chỉ là người đặt nền móng cho lĩnh vực truyền thông trong ngành công nghệ thông tin mà còn có tầm nhìn rất rộng về tương lai và sự phát triển của lĩnh vực này.

Năm 2003, Nguyễn Bảo Hoàng tình cờ gặp ông Patrick McGovern – vào một buổi ăn sáng do Hội đồng thương mại Mỹ (Amcham) tổ chức cách đây hơn 6 năm. Họ trao đổi rất nhiều về tình hình công nghệ thông tin tại Việt Nam, về lĩnh vực truyền thông, viễn thông và về tương lai của chúng trong nhiều năm tới.

Sau đó ít lâu, bằng những lập luận của mình, Nguyễn Bảo Hoàng đã thuyết phục được hơn 300 nhà lãnh đạo của Tập đoàn IDG khi họ đồng ý đầu tư vào Việt Nam.

Hoàng cảm nhận được sự đồng cảm của Patrick khi ông chia sẻ với Hoàng về tương lai của việc hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, về niềm tin rằng ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và thu hút thật nhiều nhà đầu tư trong một tương lai không xa.
Hoàng cắt nghĩa đầu tư mạo hiểm là số vốn bỏ ra để đầu tư vào các công ty hoặc các nghiên cứu mang tính đổi mới và sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, nơi tiềm ẩn cả hai khả năng mất vốn hoặc thu được lợi nhuận cao đều có thể xảy ra.

Nhưng thực ra đối với Hoàng anh không thích dùng từ “mạo hiểm” lắm, và Hoàng thích dùng khái niệm đầu tư triển vọng hơn, bởi quỹ hỗ trợ cho những công ty mới, có nhiều tiềm năng phát triển. Tất nhiên, đối với việc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam, khả năng mất vốn và kinh doanh có lãi đều có thể xảy ra.

Hoàng nói: “Vốn đầu tư sẽ không hạn chế, mà điều quan trọng là doanh nghiệp xin cấp vốn phải chứng tỏ được tiềm năng của mình”. Anh cho biết trong số gần 2.000 doanh nghiệp xin cấp vốn đầu tư trong năm 2007, chỉ có 13 doanh nghiệp được IDG Venture Việt Nam lựa chọn.
Ngoài ra, IDG Ventures Việt Nam còn đóng vai trò là cầu nối cho thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. “Khi hiểu rõ thị trường Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng giới thiệu những công ty về công nghệ thông tin tốt nhất của Việt Nam tới các đối tác nước ngoài”, Hoàng nhấn mạnh.

Người viết : Ban điều hành website www.kinhdoanhmlm.com

Hải quân Pháp: Mục kích tàu sân bay hạt nhân Charles De Gaulle

Charles De Gaulle là tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân, được khởi đóng vào 3/2/1986 tại nhà máy đóng tàu của Tập đoàn DCNS, tàu được hạ thủy vào ngày 7/5/1994.

Máy bay cảnh báo sớm hạ cánh trên tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay cảnh báo sớm hạ cánh trên tàu sân bay Charles De Gaulle
Charles De Gaulle là tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân
Charles De Gaulle là tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân
Trải qua quá trình thử nghiệm kéo dài hơn 6 năm, tàu chính thức phục vụ trong biên chế của hải quân Pháp vào ngày 18/5/2001. Đầu tiên tàu được đặt tên là Richelieu, đến năm 1987 tàu được đổi tên thành Charles De Gaulle.
Charles De Gaulle
Charles De Gaulle
Tầu sân bay Charles De Gaulle.
Tầu sân bay Charles De Gaulle.
Tầu sân bay Charles De Gaulle.
Tầu sân bay Charles De Gaulle.
Lắp tên lửa vào Máy bay tiêm kích trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Lắp tên lửa vào Máy bay tiêm kích trên Tàu sân bay Charles De Gaulle

Tầu sân bay Charles De Gaulle.
Tầu sân bay Charles De Gaulle.
Tàu sân bay Charles De Gaulle bên cạnh tàu du lịch biển
Tàu sân bay Charles De Gaulle bên cạnh tàu du lịch biển
Máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay trực thăng luôn theo dõi bảo vệ tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay trực thăng luôn theo dõi bảo vệ tàu sân bay Charles De Gaulle
Tàu sân bay Charles De Gaulle di chuyển trên biển
Tàu sân bay Charles De Gaulle di chuyển trên biển
Máy bay ném bom xuát kích từ Tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay ném bom xuát kích từ Tàu sân bay Charles De Gaulle
Bảo trì máy bay bên trong Tàu sân bay Charles De Gaulle
Bảo trì máy bay bên trong Tàu sân bay Charles De Gaulle
Điều khiển máy bay trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Điều khiển máy bay trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay tiêm kích trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay tiêm kích trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Điều khiển máy bay trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Điều khiển máy bay trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay tiêm kích trên Tàu sân bay Charles De Gaulle
Máy bay tiêm kích trên Tàu sân bay Charles De Gaulle

Việt Nam chế tạo thành công hệ thống nạp đạn tự động trên xe chiến đấu BMP-1

Mới đây, Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự đã chế tạo thành công thiết bị kiểm tra khối điều khiển BU-40 – “trái tim” hệ thống nạp đạn tự động trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1.

Các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự (Tổng cục Kỹ thuật) đã thiết kế chế tạo thành công thiết bị kiểm tra khối điều khiển BU-40 của hệ thống nạp đạn trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Đây là sản phẩm hoàn toàn mới, được áp dụng kỹ thuật vi xử lý hiện đại, có kết cấu gọn nhẹ, thao tác vận hành đơn giản, hoạt động ổn định, tin cậy.


Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Lục quân Việt Nam trong cuộc diễn tập bắn đạn thật.

BMP-1 là xe bọc thép bánh xích, có tính cơ động cao, được trang bị hệ thống nạp đạn tự động giúp quá trình nạp đạn dễ dàng hơn và tốc độ bắn cao hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, hệ thống nạp đạn tự động hay bị hư hỏng, việc sửa chữa rất phức tạp khiến nhiều trường hợp chiến sĩ phải nạp đạn bằng tay, ảnh hưởng không nhỏ đến tính năng kỹ chiến thuật của xe, tốc độ bắn của pháo trên xe vì thế cũng giảm đáng kể.
Khối điều khiển BU-40 được ví như “bộ não” của hệ thống nạp đạn tự động. Vì vậy, trong quá trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống, người thợ luôn phải đặt lên hàng đầu việc kiểm tra chất lượng khối điều khiển BU-40.

Khối điều khiển BU-40 có kết cấu rất phức tạp với nhiều phần tử như rơ-le, linh kiện bán dẫn… do vậy để kiểm tra, đánh giá chất lượng khối điều khiển, nếu dùng phương pháp thủ công như hiện nay sẽ phải tháo rời từng bộ phận, mất nhiều thời gian, nhân công mà chất lượng, hiệu quả không cao.

Thiết bị kiểm tra khối điều khiển BU-40 có kích thước 460x320x120mm, khối lượng 3,5kg, sử dụng nguồn điện 220V-50Hz và chỉ thị bằng màn hình LCD-2×20. Thiết bị có thể làm việc trong điều kiện nhiệt độ không quá 700C, có khả năng kiểm tra trực tiếp các rơ-le, công tắc tơ của khối điều khiển, giúp người thợ sửa chữa không cần phải tháo rời khối điều khiển khỏi xe, không cần tháo từng bộ phận trong khối mà vẫn có thể đánh giá chính xác chất lượng của từng phần tử, giảm đáng kể thời gian, nhân lực trong quá trình kiểm tra, sửa chữa.

Sản phẩm có thể trang bị cho các nhà máy sửa chữa tăng-thiết giáp trong toàn quân phục vụ kiểm tra, sửa chữa khối điều khiển BU-40 của hệ thống nạp đạn tự động trên xe BMP-1.

Mô hình thị trưởng của Đà Nẵng – Hy vọng và lực cản

Dưới các tên gọi khác nhau, mô hình mà Đà Nẵng đề xuất, chính là mô hình thị trưởng mà hầu hết các quốc gia phát triển và có nền hành chính hiện đại đều áp dụng.
Ngọn đuốc hy vọng

Trong gần hai thập niên gần đây, Đà Nẵng luôn nức tiếng toàn quốc về cải cách hành chính, thu hút đầu tư, an ninh trật tự; Đà Nẵng trở thành hình mẫu cho các đoàn công tác của các tỉnh thành khác đến tham quan, học tập. Sự thành công lớn đến mức, chính quyền TW đôi lúc coi những bước “xé rào hợp lý” của Đà Nẵng như là một thí điểm khai phá cho đất nước.

Sự thành công của Đà Nẵng gắn liền với tài năng và bản tính quyết liệt của các lãnh đạo Đà Nẵng, trong đó có ông Nguyễn Bá Thanh.

Chưa hài lòng với những thành công bước đầu, ông Nguyễn Bá Thanh muốn bảo đảm sự thịnh vượng dài lâu cho thành phố Đà Nẵng kể cả khi thế hệ lãnh đạo như ông đã về hưu, ông muốn đặt nền móng dân chủ cho cơ chế lựa chọn lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng trong tương lai, ngày 24/11/2008, ông Nguyễn Bá Thanh cùng Thường trực Thành ủy Đà Nẵng họp thống nhất đề án bầu trực tiếp Chủ tịch thành phố đệ trình lên Quốc hội và Chính phủ.


Ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng

Nhân dân Đà Nẵng khấp khởi ngóng chờ. Họ khấp khởi được trực tiếp tuyển lựa “công bộc của nhân dân” từ thị trường tự do cạnh tranh. Họ khấp khởi được trực tiếp lựa chọn không chỉ người đứng đầu thành phố mà cả chương trình tranh cử, chương trình hành động, chính sách của từng ứng viên hay nói cách khác họ được lựa chọn theo phương thức “cả gói” (nhân sự và chính sách) từ một thực đơn đa dạng. Họ khấp khởi được chứng kiến cuộc đua tài với vô vàn sáng kiến của các ứng viên. Họ khấp khởi được chứng kiến một cuộc bầu cử dân chủ, công khai, minh bạch. Đà Nẵng đã thắp lên ngọn đuốc hy vọng.

Tiếc thay, ước nguyện này chưa có cơ hội thành hiện thực vào năm 2008 bởi còn vướng vào nhiều Văn bản Pháp luật, quy định liên quan.

Kiên định theo đuổi

Không nản chí, nhân dân và những người đương nhiệm ở Đà Nẵng tiếp tục tha thiết đề nghị cho phép nhân dân Đà Nẵng trực tiếp bầu người đứng đầu Thành phố (Thị trưởng/Chủ tịch) với nhiều chi tiết mới, lập luận sắc sảo hơn so với đề xuất năm 2008. Cụ thể, ngày 24/2/2012, ông Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đã có buổi nói chuyện được truyền hình trực tiếp với hơn 4000 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Thành phố, trong đó có ba nội dung sau:

+ Chức chủ tịch UBND TP do dân bầu trực tiếp qua tranh cử công khai.
+ Khi ra tranh cử, ứng viên phải nêu kế hoạch hành động để thuyết phục cử tri.
+ Chủ tịch có quyền lựa chọn các phó chủ tịch. Hay nói cách khác bầu cử theo phương thức liên danh; cử tri lựa chọn không chỉ ông chủ tịch mà cả ê-kíp của ông chủ tịch.
Dưới các tên gọi khác nhau, mô hình mà Đà Nẵng đề xuất, chính là mô hình thị trưởng mà hầu hết các quốc gia phát triển và có nền hành chính hiện đại đều áp dụng. Sở dĩ nó trở thành mô hình phổ biến, đại diện cho sự phát triển, vì những ưu điểm sau đây:
Là hình thức bầu cử dân chủ nhất. Vì không qua khâu trung gian nào, cử tri trực tiếp chọn ra “công bộc” của mình, nên “khúc xạ ý chí diễn ra ít nhất.


Cầu Sông Hàn - Biểu tượng của Đà Nẵng

Sợi dây lợi ích được ràng buộc chặt chẽ nhất. Cử tri lựa chọn thị trưởng (hay chủ tịch thành phố) và ê-kíp của ông ta, chính là lựa chọn “nhà cung cấp dịch vụ công” như trật tự an ninh, giao thông, y tế, giáo dục, môi trường … với hy vọng tìm được nhà cung cấp với chất lượng cao nhất có thể và với chi phí thấp (tiền thuế thấp). Ở góc độ kinh tế, thì cử tri chính là khách hàng mua các “dịch vụ công cộng đặc biệt”. Hãy để những “khách hàng đặc biệt” này trực tiếp nói lên tiếng nói của mình khi lựa chọn thị trưởng. “Tiếng nói của lợi ích là tiếng nói có độ tin cậy cao nhất”. Về phía thị trưởng, khi lợi ích thắng cử và tái cử hoàn toàn phụ thuộc vào cử tri thì họ phải hết sức chiều lòng dân, cho dù có hợp với gu ông ta hay không; thị trưởng sẽ coi cử tri là ông chủ thực sự.

Cạnh tranh cao nhất. Tài năng của ứng viên được thể hiện rõ nhất. Cơ chế bầu trực tiếp thị trưởng thường có nhiều ứng viên. Bởi vậy, việc bầu cử thị trưởng có tính cạnh tranh rất cao, có nhiều yếu tố bất ngờ, kết quả bầu cử thường khá sát sao. Không có sự bảo trợ nào từ bên trên, các ứng viên phải tự mình trực tiếp phô diễn khả năng trước cử tri; ứng viên phải đối đáp, bảo vệ quan điểm, tính ưu việt của chương trình tranh cử trước sự tấn công của đối thủ; những bài diễn văn do thư ký chuẩn bị trước sẽ lùi xa vào dĩ vãng. Điều này, chúng ta có thể thấy rõ nhất trong các vòng debate (tranh luận giữa hai ứng viên trước kỳ bầu cử) trên truyền hình CNN.

Giải pháp trọn gói. Khi thị trưởng được lựa chọn cấp phó của mình, thì ông ta không biết đùn đẩy, đổ lỗi cho ai nữa. Hơn nữa, để bảo đảm thắng cử thì ứng viên thị trưởng không chỉ chứng minh năng lực cá nhân của mình, mà phải chứng minh năng lực của cả ê-kíp. Nên buộc ứng viên thị trưởng phải liên kết với những người giỏi, miễn là người đó đồng ý đứng vào liên danh và ủng hộ chính sách tranh cử, mặc cho người đó có biết nịnh đầm hay không. Ngoài việc đưa ra ê-kíp thì ứng viên cũng đưa ra các chính sách, các cam kết rất cụ thể mà mình sẽ theo đuổi nếu trúng cử. Việc cử tri lựa chọn 3 trong 1 này còn được gọi là giải pháp trọn gói.

Mặc dầu có bốn ưu điểm vượt trội nêu trên, nhưng không phải cứ áp dụng mô hình thị trưởng là sẽ tìm ra người lãnh đạo tài năng nhất. Để thành công mô hình này đòi hỏi những điều kiện nhất định: số lượng ứng viên phải đủ nhiều và thực sự cạnh tranh; trình độ dân trí không quá thấp; pháp luật về tranh cử phải đủ chặt chẽ để hạn chế hiện tượng người đương nhiệm lạm dụng chức vụ giành những lợi thế bất bình đẳng, bảo đảm sự phân phối công bằng thời lượng truyền thông cho các ứng viên.
Các điều kiện đã chín muồi?

Trước hết, nói về dân trí ở Việt Nam thừa điều kiện để bầu trực tiếp thị trưởng. Thứ nhất, người Việt vốn tự hào về tính cần cù thông mình của mình. Thứ hai, các cử tri Việt Nam đã đủ trình độ sáng suốt lựa chọn ra các Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND các cấp, thì không có lý do gì họ không đủ sáng suốt chọn ra thị trưởng, là người gắn bó với thành phố. Thứ ba, so với mặt bằng chung, trình độ dân trí ở thành thị còn cao hơn một mức. Thứ tư, ở các thành phố trực thuộc TW, đặc biệt như Hà Nội thì các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đồng thời là cử tri gương mẫu. Ở đó cán bộ công chức rất nhiều. Không thể nói, dân trí ở những thành phố như vậy là thấp được.

Về điều kiện truyền thông. Trong thời kỳ đổi mới, truyền thông Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đủ sức hỗ trợ cho các cuộc bầu cử trực tiếp. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong thời gian vừa qua đã chú trọng phát triển cơ sở vật chất cho truyền thông, lắng nghe và cổ vũ báo chí phát hiện những vụ việc tiêu cực – mà Tiên Lãng là một ví dụ tốt -, xem truyền thông như là một kênh phản biện xã hội. Các quy định gần đây về công khai tài sản, thu nhập của các vị lãnh đạo cũng góp phần làm cho việc bầu cử minh bạch hơn.

Đặc biệt với việc tiếp cận cởi mở đối với Internet từ năm 1997 và chính sách “xã hội hóa” một số hoạt động truyền hình, thì người Việt sục sạo trên internet để tự giáo dục mình, tự tìm ra sự thực, tự đúc rút ra chân lý. Và quan trọng nhất, làm quen với thông tin đa chiều, hình thành thói quen phân tích, nghe bằng cả hai tai, tự mình đánh giá và phản bác luận điệu xuyên tạc, lập luận vô lý của bất cứ ai. Hơn nữa, truyền thông trong tay Nhà nước, cùng với đầu óc phân tích của người Việt dư sức vô hiệu hóa các thông tin sai sự thực, quan điểm đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc.

Truyền hình Việt Nam đã quá quen thuộc với việc tổ chức các talk show (tọa đàm) và các buổi debate (tranh luận). Các tiền đề truyền thông cơ bản đã sẵn sàng cho việc bầu trực tiếp thị trưởng.
Số lượng ứng viên đủ nhiều và mang tính cạnh tranh. Đây chính là điểm yếu trong đề xuất của Đà Nẵng năm 2008. Theo đề xuất này, Thành ủy Đà Nẵng sẽ giới thiệu hai ứng cử viên, Mặt trận Tổ quốc Đà Nẵng giới thiệu một ứng cử viên vào chức danh chủ tịch. Đề xuất này đáp ứng vế thứ nhất: số lượng ứng viên đủ nhiều, nhưng không đáp ứng tiêu chí “mang tính cạnh tranh” của vế thứ hai. Vì cả ba ứng viên này đều do một “đạo diễn” chọn ra; nên rất có thể hai ứng viên chỉ đóng vai trò làm phông tô điểm cho ứng viên thứ ba. Nếu điều này diễn ra, thì mọi điều tốt đẹp của mô hình bầu cử trực tiếp thị trưởng sẽ không diễn ra như kỳ vọng của nhân dân.

Thay vì đề xuất thiếu tính cạnh tranh nêu trên, cần quy định theo hướng, “bất kỳ công dân Việt Nam nào đủ điều kiện ứng cử vào HĐND cấp tỉnh đều có quyền ứng cử thị trưởng thành phố trực thuộc TW mà không cần qua hiệp thương”. Chỉ ba dòng này được chấp nhận, thì điểm yếu nói trên hoàn toàn được khắc phục.

Về điều kiện thứ tư: pháp luật về tranh cử phải đủ chặt chẽ để hạn chế hiện tượng người đương nhiệm lạm dụng chức vụ giành những lợi thế bất bình đẳng, bảo đảm sự phân phối công bằng thời lượng truyền thông cho các ứng viên. Đây cũng là một điểm yếu trong hệ thống pháp luật về bầu cử ở Việt Nam hiên nay. Tuy nhiên, với sự phát triển của internet thì khiếm khuyết này trở nên không còn quá trọng như trong thời đại chỉ có báo giấy, truyền hình và radio. Internet tự nó đã dân chủ. Khác với vai trò thụ động của độc giả trong truyền thông truyền thống, độc giả internet hoàn toàn chủ động click vào link nào, dừng lại đọc bao lâu; chính độc giả làm chủ cuộc chơi chứ không phải “nhà đài”. Internet sẽ góp phần bù đắp lại công bằng, nếu báo giấy, truyền hình chưa công bằng; sẽ tập trung làm rõ những điểm bị cố tình bỏ qua trên báo giấy và truyền hình.

Xét về tổng thể, ở Đà Nẵng nói riêng và các thành phố trực thuộc TW nói chung, đã có đủ bốn điều kiện thực tiễn, sẵn sàng cho việc bầu cử trực tiếp thị trưởng. Tuy nhiên, với các quy định pháp luật hiện hành thì vẫn có vài vướng mắc nhỏ liên quan đến Luật bầu cử Đại biểu HĐND, Luật tổ chức HĐND và UBND và Hiến pháp 1992.

Vướng mắc “tuy to mà nhỏ”

Vướng mắc liên quan đến Luật bầu cử Đại biểu HĐND, Luật tổ chức HĐND và UBND và Điều 123 Hiến pháp 1992, là một phần lý do dẫn đến đề xuất năm 2008 của Đà Nẵng bị khước từ. Điều 123 Hiến pháp 1992 quy định: “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu”.

Vướng mắc này tuy không nhỏ nhưng đối với tập quán chính trị ở Việt Nam thì không đến mức bất khả vượt qua.

Dẫn chứng là năm 2008, có ba đề xuất cùng được nêu ra, cả ba đều không phù hợp với Điều 123 Hiến pháp 1992: thí điểm bỏ HĐND cấp huyện, thí điểm bầu trực tiếp Chủ tịch xã, thí điểm bầu trực tiếp Chủ tịch thành phố trực thuộc TW.

Chỉ có đề xuất thứ nhất được bật đèn xanh bởi một Nghị quyết. Và khi có nghị quyết bảo trợ thì người ta yên tâm áp dụng trên 10 tỉnh thành/tổng số 63 tỉnh thành. Điều này có nghĩa là việc bầu trực tiếp thị trưởng có được quy định trong Hiến pháp 1992 hay không không phải là chuyện không thể vượt qua.

Vướng mắc nói trên tuy “không to” theo tập quán chính trị, nhưng nếu đề xuất này được đưa vào trong lần sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới (dự kiến vào năm 2013) thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Đó chính là lý do UBND TP. Đà Nẵng cùng ông Nguyễn Bá Thanh kiên định nêu lại vấn đề bầu trực tiếp thị trưởng ngay trước thềm sửa đổi Hiến pháp 1992.

Theo thiển ý của người viết, đây là cách làm hoàn toàn hợp lý, hợp hiến. Vì các giải pháp hợp lý cần phải được tích hợp vào hiến pháp trước lúc đem ra thi hành.

Bởi vậy, việc sửa đổi hiến pháp sắp tới, không chỉ nên mở đường cho việc xây dựng chính quyền đô thị ở Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, mà còn mở đường cho việc xây dựng chính quyền phù hợp với đặc thù hải đảo, miền núi xa xôi. Và hiến pháp cũng phải bảo đảm cơ hội bình đẳng giữa các tỉnh thành, không đóng cửa trước đòi hỏi cải cách chính quyền địa phương của các tỉnh thành còn lại.

TS. Võ Trí Hảo (ĐH Kinh tế TPHCM)

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

10 công ty vũ khí hàng đầu thế giới

Theo số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm của Thụy Điển (SIRPRI), trong năm 2010, doanh thu từ bán vũ khí và các dịch vụ quân sự toàn cầu của 100 nhà thầu quốc phòng lớn nhất thế giới là 411,1 tỷ USD.
Từ năm 2002 đến nay, tổng doanh thu từ mua bán vũ khí và dịch vụ quân sự của 100 công ty nói trên đã tăng 60%. Và điều này phản ánh xu thế không tiếc tiền của các quốc gia trong công cuộc hiện đại hóa quân đội, cũng như gia tăng sức mạnh quân sự của trong suốt thập kỷ qua.

Trong tổng số 100 công ty buôn bán vũ lớn nhất toàn cầu thì có tới 44 công ty có trụ sở tại Mỹ và chiếm 60% doanh thu vũ khí được bán.

Dựa trên số liệu từ SIPRI, trang 24/7 Wall Street đưa ra danh sách 10 hãng sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới xét về doanh thu. Riêng nhóm 10 công ty này đã chiếm khoảng 230 tỷ USD doanh thu trên thị trường vũ khí toàn cầu năm 2010. Trong đó, 7 công ty Mỹ, 1 công ty Anh, 1 công ty Italy và 1 công ty đa quốc gia của Liên minh châu Âu (EU).

Dưới đây là 10 công ty vũ khí hàng đầu thế giới:

10. United Technologies

Doanh thu từ bán vũ khí: 11,41 tỷ USD chiếm 21% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 4,71 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 208.220

Lĩnh vực hoạt động: máy bay, điện tử, động cơ


Tập đoàn công nghiệp đa lĩnh vực này vừa là nhà chế tạo thang máy và hệ thống điều hòa không khí hàng đầu thế giới. Đồng thời, United Technologies cũng chế tạo động cơ máy bay các loại xe phục vụ cho quân sự. United Technologies sở hữu Sikorsky, một trong những nhà sản xuất máy bay trực lớn nhất thế giới.

Tập đoàn công nghiệp có trụ sở tại Hartford ngày càng “ăn nên”, cung cấp khoảng hơn 200.000 việc làm cho công nhân.

Khoảng 1/5 tổng doanh thu của United Technologies có được là nhờ vào buôn vũ khí.

9. L-3 Communications 

Doanh thu từ bán vũ khí: 13,07 tỷ USD chiếm 83% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 0,96 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 63.000

Các lĩnh vực hoạt động: điện tử, dịch vụ


L-3 Communications là nhà thầu hàng đầu trong các lĩnh vực như tình báo, do thám và giám sát.  Khách hàng của nó bao gồm hầu hết các cơ quan quốc phòng, tình báo và cơ quan an ninh ở Mỹ, cũng như các quốc gia và vùng lãnh thổ là đồng minh của Mỹ.

8. Finmeccanica

Doanh thu từ bán vũ khí: 14,41 tỷ USD chiếm 58% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 0,74 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 75.200

Các lĩnh vực hoạt động: máy bay, pháo, điện tử, đên lửa, xe chiến đấu, vũ khí, đạn dược


Finmeccanica là nhà thầu quân sự của Italy, đồng thời là tập đoàn công nghệ cao lớn nhất ở nước này. Tập đoàn Finmeccanica thuộc một phần sở hữu của Chính phủ Italy. Công ty này đã thành lập hàng chục công ty liên doanh ở châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới.

Finmeccanica sản xuất nhiều sản phẩm quốc phòng đa dạng về hàng không, máy bay trực thăng, hệ thống phòng thủ,vũ trụ, điện tử, giao thông và năng lượng. Sản phẩm nổi bật là máy bay trực thăng Augusta, tên lửa MBDA và Euro Torp.

7. EADS

Doanh thu từ bán vũ khí: 16,36 tỷ USD chiếm 27% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 0,73 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 121.690

Các lĩnh vực hoạt động: máy bay, điện tử, tên lửa, vũ trụ

EADS là nhà thầu quân sự lớn thứ hai của châu Âu. Sản phẩm của hãng chủ yếu cung cấp cho các thị trường Trung Đông, Bắc Mỹ, EU.

EADS là “cha đẻ” của hãng hàng không Airbus, một công ty đi đầu về các sản phẩm hàng không vũ trụ và quốc phòng. Doanh thu từ việc bán vũ khí chỉ chiếm 27% tổng doanh thu của EADS, đây là một tỷ lệ thấp so với nhiều công ty quốc phòng khác.

6. Raytheon

Doanh thu từ bán vũ khí: 22,98 tỷ USD chiếm 91 % tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 1,88 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 72.400

Các lĩnh vực hoạt động: điện tử, tên lửa


Raytheon là công ty hàng đầu trên toàn cầu về các giải pháp công nghệ và cải tiến trong lĩnh vực quản lý không lưu, giao thông đường bộ, an ninh cảng và là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về tên lửa đạn đạo.

Năm 2010, doanh thu từ bán vũ khí chiếm hơn 90% tổng doanh thu của Raytheon, từ chỗ chỉ chiếm 17% vào năm 2007. Các sản phẩm vũ khí tiêu biểu: tên lửa AIM-7, tên lửa AIM-9, BGM-109 Tomahawk.

5. General Dynamics

Doanh thu từ bán vũ khí: 23,94 tỷ USD chiếm 74% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 2,62 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 90.000

Các lĩnh vực hoạt động: pháo, xe quân sự, vũ khí, đạn dược, tàu


General Dynamics là một công ty quốc phòng của Mỹ với các sản phẩm về hàng không vũ trụ, chiến đấu, hệ thống thông tin và hệ thống hàng hải. Từ năm 1997 tới nay, hãng này đã mua lại 50 công ty, đưa doanh thu tăng từ 4 tỷ USD lên hơn 32 tỷ USD, đồng thời số nhân viên tăng thêm 60.000 người.

4. Northrop Grumman

Doanh thu từ bán vũ khí: 28,15 tỷ USD chiếm 81% tổng doanh số (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 2,05 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 117.100

Các lĩnh vực hoạt động: hàng không, điện tử, tên lửa, tàu chiến, vũ trụ


Northup Grumman là nhà thầu vũ khí lớn thứ 4 tại Mỹ. Công ty có trụ sở ở Falls Church, bang Virginia này là một trong những hãng đi đầu thế giới về công nghệ hàng không vũ trụ và là nhà sản xuất hàng đầu về tàu biển. Tàu sân bay Nimitz-class của Northup Grumman đang giữ vị trí quan trọng trong Không lực Mỹ.

Hãng tiếp tục phát triển và chế tạo nhiều sản phẩm hiện đại phục vụ cho quân đội như hệ thống radar mặt đất, hệ thống cảm biến cho máy bay không người lái.

3. Boeing

Doanh thu từ bán vũ khí: 31,36 tỷ USD chiếm 49% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 3,31 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 160.500

Các lĩnh vực hoạt động: hàng không, điện tử, tên lửa, vũ trụ


Đến năm 2007, Boeing vẫn là tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới. Nhưng từ năm 2008 trở đi, hãng này đã bị rớt lại sau Lockheed Martin và BAE Systems. Boeing đồng thời là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới tính theo số máy bay được giao hàng, chỉ sau hãng Airbus của châu Âu. Hãng này là nhà thầu quân sự lớn thứ nhì của Chính phủ Mỹ năm 2010, với tổng giá trị hợp đồng khoảng 19,5 tỷ USD.

Các sản phẩm nổi bật: F-15, KC-767, B52

2. BAE Systems

Doanh thu từ bán vũ khí: 32,88 tỷ USD chiếm 95% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 1,67 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 98.200

Các lĩnh vực hoạt động: máy bay, pháo, điện tử, tên lửa, xe chiến đấu, vũ khí, đạn dược, tàu


BAE Systems là hãng hàng không vũ trụ và quốc phòng có trụ sở tại Vương quốc Anh. Công ty này ra đời năm 1999 từ vụ sáp nhập giữa Marconi Electronics (khi đó là chi nhánh của hãng công nghiệp Mỹ GE) và British Aerospace. BAE sản xuất hầu hết các loại vũ khí quân sự, bao gồm máy bay chiến đấu, thiết bị điện tử quốc phòng, xe bọc thép, tàu biển và vũ khí cỡ nhỏ.

Các sản phẩm vũ khí tiêu biểu là xe bọc thép M2/M3 Bradley, máy bay F35, tàu ngầm hạt nhân Astute

1. Lockheed Martin

Doanh thu từ bán vũ khí: 35,73 tỷ USD chiếm 78% tổng doanh thu (năm 2010)

Tổng lợi nhuận: 2,93 tỷ USD

Tổng số nhân viên: 132.000

Các lĩnh vực hoạt động: máy bay, điện tử, tên lửa, vũ trụ


Tập đoàn Mỹ Lockheed Martin là nhà sản xuất vũ khí và cung cấp dịch vụ quốc phòng lớn nhất thế giới. Đây là lần thứ hai liên tiếp tập đoàn này giữ ngôi vị quán quân trong bảng xếp hạng 100 công ty quốc phòng lớn nhất thế giới của SIPRI.

Lockheed Martin cũng là nhà thầu lớn nhất của Chính phủ Mỹ, với tổng giá trị hợp đồng đạt được từ Washington trong năm 2010 là gần 36 tỷ USD. Năm 2007, Lockheed Martin mới là nhà sản xuất vũ khí lớn thứ ba thế giới.

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng ông Vladimir Putin đắc cử tổng thống Nga

Ngay sau khi Ủy ban bầu cử trung ương Nga ngày 5/3 tuyên bố đương kim Thủ tướng Vladimir Putin, ứng cử viên tổng thống, đã đắc cử ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Liên bang Nga diễn ra ngày 4/3, với chiến thắng áp đảo 63,75% số phiếu ủng hộ, Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện chúc mừng.

Trong lời chúc mừng, các vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt nam khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với ông Putin trên cương vị Tổng thống Liên bang Nga để không ngừng thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga ngày càng củng cố và phát triển.


ông Vladimir Putin đắc cử tổng thống Nga

Trưa 5/3, Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương (SIK) Vladimir Churov tuyên bố đương kim Thủ tướng Vladimir Putin, ứng cử viên tổng thống, đã đắc cử ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Liên bang Nga diễn ra ngày 4/3. Ông Churov cho biết theo kết quả kiểm trên 99,3% số phiếu bầu, ông Putin giành chiến thắng với 63,75% số phiếu ủng hộ.

Về kết quả bầu cử Tổng thống tại Liên bang Nga, ngày 5/3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị bày tỏ: “Chúng tôi chúc mừng Liên bang Nga đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Tổng thống và chúc mừng thắng lợi của Ngài Vladimir Putin.

Chúng tôi tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Ngài Tổng thống Vladimir Putin, nhân dân Liên bang Nga sẽ tiếp tục thành công trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, Liên bang Nga ngày càng phồn vinh, vai trò và vị thế quốc tế của Liên bang Nga ngày càng được nâng cao, góp phần xứng đáng vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.

Chúng tôi tin tưởng rằng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Liên bang Nga, mà Ngài Putin là một trong những người khởi xướng, sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ vì lợi ích của nhân dân hai nước, tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước ngày càng bền chặt.”./.