Nga và Trung Quốc sẽ sớm ký kết một hợp đồng cung cấp 48 máy bay Su-35 với giá trị lớn chưa từng có trong những năm đầu của thập kỷ.
Theo Nhật báo Kommersant, Nga và Trung Quốc có thể sẽ nhanh chóng ký kết một hợp đồng trị giá 4 tỷ USD về việc cung cấp 48 máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi Su-35 Flanker-E cho Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF).
Theo nhiều nguồn tin thân cận với Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexpor, "các bên hầu như đã thống nhất thỏa thuận về số lượng máy bay được cung cấp. Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng mua 48 máy bay chiến đấu đa năng Su-35", Theo ông, tổng giá trị của hợp đồng được dự kiến lên tới 4 tỷ USD (tức là vào khoảng 85 triệu USD/chiếc Su-35). Tuy nhiên, nguồn tin cho rằng, giá trị của hợp đồng sẽ có thể thay đổi trong quá trình đàm phán.
Hợp đồng cung cấp 48 chiến đấu cơ đa năng Su-35 sẽ là thương vụ lớn nhất trong lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự Nga - Trung trong những năm gần đây.
Thị phần xuất khẩu vũ khí Nga sang Trung Quốc đã giảm mạnh kể từ năm 2007, và từ năm 2003, các hợp đồng vũ khí lớn giữa Bắc Kinh và Moscow đã không được ký kết.
Tuy nhiên, trong thỏa thuận ký kết giữa hai bên, Nga đòi hỏi Bắc Kinh đảm bảo pháp lý về bản sao các máy bay chiến đấu Nga. Đáp lại, Trung Quốc cho rằng điều khoản như vậy là vội vã.
Lần đầu tiên Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến máy bay Su-35 là vào năm 2008, tại hội trợ triển lãm hàng không Trung Quốc. Tư lệnh Lực lượng Không quân PLA là Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang) đã có chuyến đến thăm gian hàng trưng bày các chiến đấu cơ của công ty Sukhoi và đánh giá cao về hiệu quả và hiệu suất của chiến đấu cơ đa năng mới.
Trong năm 2010, xuất hiện có một số thông tin không chính thức về việc Trung Quốc mong muốn có được các chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ Su-35 của Nga. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được xác nhận trong tháng 2/2012, khi Phó Giám đốc liên bang về Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga Alexander Fomin cho biết: "Trong năm 2011, phía Trung Quốc đã bày tỏ sẵn sàng mua các máy bay Su-35 với một số lượng nhất định".
Tuy nhiên, theo yêu cầu trong hợp đồng mới, Nga nhấn mạnh một yêu cầu rằng, phía Trung Quốc phải đảm bảo pháp lý của quyền sở hữu trí tuệ. "Đây thực sự là một điều kiện cần thiết", nguồn tin khẳng định.
Su-35 là chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++, máy bay được trang bị với động cơ lực đẩy vector 117S, hệ thống radar mảng pha tiên tiến, và được ứng dụng một số công nghệ hiện đại nhất trên máy bay thế hệ thứ 5.
Moscow hoàn toàn có cơ sở để lo ngại Trung Quốc sao chép công nghệ. J-11 của Trung Quốc là một bản sao của Su-27 Flanker, Thẩm Dương, FC-1 là bản sao từ MiG-29 Fulcrum của Nga. Một trường hợp khác liên quan đến loại tiêm kích hạm Su-33, Trung Quốc đã sao chép nó từ một nguyên mẫu T-10K của Ukraina thành một máy bay tương tự gọi là J-15 để trang bị trên tàu sân bay đầu tiên của họ. Vụ việc mới đây nhất, Trung Quốc đã sao chép thành công máy bay Su-30MK2 với tên gọi J-16, và giao nhiệm cho nhà máy sản xuất máy bay ở Thẩm Dương nhiệm vụ sản xuất loạt 24 chiếc J-16 đầu tiên cho Hải quân.
Nguồn tin trong chính phủ Nga nhắc lại, từ các sản phẩm sao chép, Trung Quốc xúc tiến xuất khẩu máy bay của họ cho các nước thứ ba. Trong năm 2009, bản sao máy bay FC-1 đã được Trung Quốc bán cho Myanmar, và một năm sau đó là Ai Cập.
Hơn nữa, công nghệ chế tạo máy bay ở Trung Quốc lạc hậu hơn nhiều so với Nga, dẫn đến chi phí chế tạo máy bay cũng rẻ hơn 3,5 lần. Do đó, Moscow đã bắt đầu suy nghĩ về những mối nguy hiểm tiềm tàng bởi đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc.
Trong tháng 7/2010, Văn phòng chính sách đối ngoại của Chính phủ Nga thậm chí con đưa ra một nghiên cứu đặc biệt về chủ đề này.
Chuyên gia Vasily Kashin tại Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược Nga cho biết: "Việc sẵn sàng mua một lô lớn máy bay chiến đấu chỉ ra rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về kỹ thuật trong quá trình chế tạo các máy bay của họ mà dựa trên các biến thể Su-27 của Nga",
"Họ có thể học được nhiều từ các máy bay chiến đấu mới", ông Kashin nói.
Cần lưu ý, trong năm 2008, Nga và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận khung về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mua bán vũ khí. Trung Quốc đã đưa ra những phản ứng tích cực. Tuy nhiên, chuyên gia Kashin cảnh báo, ngay cả khi Trung Quốc đồng ý để hợp thức hóa quyền sở hữu chí tuệ trên máy bay Su-35, việc theo dõi để biết được liệu Bắc Kinh có thực hiện đúng thỏa thuận hay không là điều không thể, ông kết luận.