Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam

Ngang nhiên bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa nước ta là những hành động không hề mới của Trung Quốc. Chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt – Trung.

Bắt tàu cá Việt Nam bất chấp luật pháp và đạo lý


Trước sự việc Trung Quốc bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 66101TS và QNg 66074TS. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nêu rõ: “Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của nước ta. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này, yêu cầu Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân, tàu cá nói trên. Chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.”

Tàu cá và ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam. Còn nhớ, trước đó tròn 1 tháng (ngày 22/2), 11 ngư dân của ta trên tàu cá QNg 90281TS cũng của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió, đánh đập, lục soát lấy tài sản. Trước sự việc đó, hôm 29/2, Người phát ngôn Lương Thanh Nghị đã khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.” Đồng thời nhấn mạnh: Hành động dùng vũ lực uy hiếp, đánh đập, lục soát lấy tài sản của ngư dân ta của phía Trung Quốc “đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Ngang nhiên lặp lại hành vi bắt và đánh đập tàu cá Việt Nam


Những hành động như kể trên của phía Trung Quốc không có gì là mới, chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của phía Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều, ngang nhiên hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.

Không những thế, ngày 22/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn lớn tiếng cho rằng: Việc các ngư dân Việt Nam bị bắt là do đã xâm phạm chủ quyền và lãnh hải của Trung Quốc, vì thế phản ứng của Trung Quốc là hợp lý và đúng luật. Vờ lên mặt đạo đức khi nhắc nhở, Việt Nam nên quản lý và giáo dục ngư dân của mình, đừng để họ xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải Trung Quốc nữa. Hoà theo giọng điệu đó, một số cơ quan truyền thông của Trung Quốc đăng tải ý kiến của một vài chuyên gia Trung Quốc cho rằng đây chỉ là hành động cảnh cáo với những ai có ý định xâm phạm lãnh hải của họ. Những lý lẽ họ đưa ra cho thấy sự cố tình bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những chứng cứ lịch sử luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa đã tồn tại từ bao đời nay, bất chấp cả đạo lý khi giở trò bắt bớ, đánh đập các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá ngay trong vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung Quốc: Lời nói không đi đôi với việc làm


Theo luật pháp quốc tế thì Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được thế giới công nhận là của Trung Quốc. Một trong những chứng cứ minh chứng cho điều này là tại Hội nghị San Francisco năm 1951  đa số nước tham dự hội nghị bỏ phiếu không chấp nhận giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Một năm sau, trong Hiệp ước hoà bình Trung – Nhật cũng đã nhấn mạnh việc không thừa nhận hai quần đảo trên là của Trung Quốc.

Cho tới năm 1974 Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa khi đó đang được quản lý bởi chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1988 lại dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo ở quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý hợp pháp của Việt Nam. Những hành động trên được coi là sự cưỡng chiếm bất hợp pháp hay nói cho đúng là hành động xâm lược một cách trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế. Nay, họ lại muốn tuyên bố chủ quyền và mở rộng vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là điều không thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Bởi, theo Luật quốc tế cụ thể là theo UNCLOS 1982 thì tuyên bố như thế sẽ chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Lễ ký kết thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc (trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào 10/2011)

Mà đã là vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, đương nhiên ngư dân của Việt Nam có quyền đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản và các hoạt động kinh tế khác. Vì sao Trung Quốc lại trắng trợn có hành vi bắt bớ, đánh đập, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu xét về luật pháp quốc tế là đây là hành vi sai trái, Trung Quốc đã không từ một thủ đoạn nào kể cả bắt giữ, đánh đập, lục soát lấy tài sản của những ngư dân Việt Nam bình thường – những con người chỉ quanh năm biết làm bạn với biển cả của Tổ quốc, lấy con tàu làm nhà, chứ không hề biết đến súng đạn, thù hận. Trung Quốc cố tình làm thế với mục đích khiến cộng đồng quốc tế hiểu sai về vùng đặc quyền kinh tế nằm trong sự quản lý của Việt Nam. Hành vi ấy chứng tỏ ý đồ cướp đất của phía Trung Quốc là quá rõ ràng. Nó không hề phù hợp với hành vi của một cường quốc, với xu thế của cộng đồng quốc tế hiện nay khi giải quyết các vấn đề trên biển bằng hoà bình. Có lẽ cũng vì thế mà họ đã buộc phải bội tín với phương châm “16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt” mà chính họ hay rao giảng. Cách đây chưa đầy 6 tháng, ngày 11/10, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Đảng ta tới Trung Quốc, họ đã cùng với chúng ta ký “Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước” làm kim chỉ nam cho việc giải quyết những tồn tại về các vấn đề trên biển.

Đối với Trung Quốc thì lời nói không hoặc chưa bao giờ đi đôi với việc làm. Cách hành xử của họ không thể được coi là cách hành xử của một “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Tin rằng, cộng đồng quốc tế sẽ tự tìm cho mình câu trả lời thông qua hành xử kiểu “vừa ăn cướp, vừa la làng” của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây. Còn về phía Việt Nam, kết hợp với sự đấu tranh cương quyết đúng về lý, hợp về tình, chúng ta sẽ tìm được tiếng nói chung với cộng đồng quốc tế, với những người có lương tri. Hành vi bất chấp đạo lý và luật pháp của Trung Quốc trước sau sẽ bị lên án bởi công luận, cộng đồng quốc tế.

Bạch Dương

Mỹ Linh: "Anh Đinh La Thăng quá kém cỏi"

Trước việc Bộ Giao thông vận tải đề xuất thu phí lưu hành ô tô, xe máy, Diva Mỹ Linh cho rằng việc này là hết sức phi lý, chứng tỏ Bộ trưởng Đinh La Thăng quá kém!

Năm 2009, ca sĩ Mỹ Linh và Anh Quân cùng cả gia đình chuyển tới sống trong căn nhà rộng tới 1,3 hecta tại Sóc Sơn – nơi cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 phút đi ô tô.

Nhà có tới 2 chiếc xe bốn bánh, nên đề xuất thu phí lưu hành xe máy 500.000-1 triệu đồng và ôtô 20-50 triệu mỗi năm đã khiến ca sĩ Mỹ Linh vô cùng bức xúc.

Ca sĩ Mỹ Linh búc xúc trước đề xuất thu phí giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng
Ca sĩ Mỹ Linh búc xúc trước đề xuất thu phí giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng

Chia sẻ với báo chí, chị cho rằng: “Chừng nào còn chưa rút ngắn được khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, chừng nào quy hoạch giao thông còn đầy rẫy những bất cập thì chừng đó, tai nạn giao thông vẫn còn là một vấn nạn nhức nhối mà trong đó, lỗi không thuộc về người dân.

Nên càng không thể giải quyết nó bằng một giải pháp đơn giản và phi lý hết sức là bắt dân đóng phí và phải “mua” một “mặt hàng” mà họ không ưng ý và không tự nguyện.

Đề xuất giải pháp đó, theo tôi, chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi!”

Chị dẫn chứng thêm, việc thu đủ thứ thuế, phí ô tô nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông là hoàn toàn bất hợp lý, trong khi đi xe máy ở Việt Nam mới là dễ bị tai nạn nhất.

Hiện Mỹ Linh đang sử dụng Mitsubitshi Grandis 7

Hiện Mỹ Linh đang sử dụng Mitsubitshi Grandis 7 chỗ. Chiếc xe này chị đã mua được 6 năm. (Ảnh Vnmedia)

“Trong khi đó, thuế chồng lên thuế, phí chồng lên phí khi cuộc sống người dân còn muôn vàn khó khăn, chất lượng công trình giao thông không đảm bảo cho sự an toàn của người dân và chưa tương xứng với những khoản tiền mà dân phải đóng thì thử hỏi, như thế liệu có công bằng với người dân không?

Sao không hỏi người dân họ cảm thấy thế nào, sức chịu đựng của họ ra sao”, Mỹ Linh đặt câu hỏi.


Trước đó, ngày 30/12/2011, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có tờ trình gửi Thủ tướng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.

Theo đó, cả ôtô và xe máy đều phải đóng thêm một loại phí gọi là "phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ". Ôtô tùy theo dung tích xilanh sẽ phải đóng thấp nhất 20 triệu đồng và cao nhất 50 triệu đồng mỗi năm. Với môtô, xe máy tại 5 thành phố lớn (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng) phải đóng 500.000 đồng cho xe có dung tích dưới 175 cm3 và 1 triệu đồng cho xe có dung tích lớn hơn.

Ngoài thu phí lưu hành, Bộ cũng đề xuất thu phí ôtô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm (buổi sáng là từ 6h đến 8h30, buổi chiều từ 16h đến 19h hằng ngày, trừ ngày nghỉ, ngày lễ), trong đó miễn thu phí với xe công và xe bus.

Việc thu phí áp dụng tại khu vực nội đô thành phố, thu qua các trạm thu phí ở chiều vào với mức dự kiến là 30.000 đồng một lượt xe ôtô đến 7 chỗ và 50.000 đồng với các loại ôtô còn lại. Khu vực thu và mức thu cụ thể sẽ do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.

'Hai vị Vua' ở Quân cảng Cam Ranh

Đến Cam Ranh lần này, chúng tôi không có ý định tìm hiểu nhiều về lịch sử của quân cảng mệnh danh là “pháo đài bên bờ Thái Bình Dương”. Chúng tôi đến đây để "yết kiến" hai vị "vua".

Sáng mờ sương, chiếc xe loại UAZ 469 huyền thoại chở chúng tôi xuyên qua những trảng cát lúp xúp bụi cây, những đầm phá nhỏ xen giữa các triền đồi thấp. Sau chừng 20 phút chạy từ sân bay Cam Ranh, đã thấy trước mặt một vùng trời nước. Vịnh Cam Ranh tĩnh lặng như nàng tiên nằm ngủ yên lành giữa những triền núi thẳm xanh, dù phía xa kia Biển Đông không ngơi sóng gió.

Vịnh Cam Ranh - Địa thế chiến lược


Đặc trưng địa lý khu vực Đông Nam Á với thềm lục địa ngắn, dốc, biển ăn sâu vào đất liền thể hiện rất rõ nơi vùng đất này. Biển đang mênh mông, khi vào đến đây chợt gặp bán đảo Cam Ranh như cánh tay vươn dài, với núi Ao Hồ thuộc phần nam của dãy núi Đồng Bò sừng sững, cao gần 500m án ngữ, bao bọc lấy một vùng nước rộng bên trong.

Dường như thấy rằng chừng ấy cũng chưa đủ chở che, thiên nhiên đã kiến tạo thêm một hòn đảo nằm ở đầu mút bán đảo Cam Ranh – đảo Bình Ba, án ngữ nơi cửa vịnh cùng tên. Ở phần cuối vịnh Bình Ba về hướng tây bắc, biển đột nhiên thu hẹp lại thành một eo nước nhỏ, hai bên là hai mũi đất cao – Mũi Điện và Mũi Hời. Xuyên qua eo Bé là vịnh Cam Ranh mênh mông, thẳm sâu nhưng tĩnh lặng.

Thiên nhiên đã dành cho Cam Ranh một thế núi biển ngọa hổ tàng long. Thế nên, từ lâu vùng đất hiểm trở này đã được sử dụng vào mục đích quân sự. Sau khi khởi sự công cuộc thực dân tại Đông Dương vào nửa cuối thế kỷ 19, người Pháp đã chọn Cam Ranh để xây dựng quân cảng.

Trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật hồi đầu thế kỷ 20, khi quân Nga liên tiếp thất trận ở Thái Bình Dương, Nga hoàng Nicholas II đã lệnh cho Đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy Hạm đội Baltic sang Thái Bình Dương tiếp viện.

Đội tàu Baltic đã làm một chuyến hải trình từ Đại Tây Dương xuống cực nam châu Phi rồi vòng lên Ấn Độ Dương. Sau khi vào Biển Đông, vào năm 1905, Đô đốc Rozhestvensky đã chọn Cam Ranh làm nơi đồn trú trong chừng một tháng trời để chuẩn bị cho trận hải chiến tại eo biển Tushima.

Khi bóng dáng những chiến hạm của Nga vừa khuất giữa mịt mù sóng nước Biển Đông cũng là lúc người Pháp ráo riết biến Cam Ranh từ một quân cảng nho nhỏ thành căn cứ quân sự lớn, phục vụ cho các chiến dịch thực dân khắp Đông Nam Á.

Hình vẽ minh họa hoạt động nhộn nhịp của tàu chiến Hải quân Liên Xô tại vịnh Cam Ranh.

Kể từ giờ phút đó, Cam Ranh với địa thế đắc địa hiếm hoi bên bờ Biển Đông luôn giữ vai trò là quân cảng quan trọng của Pháp.

Sau này, người Mỹ cũng đã xây dựng Cam Ranh thành căn cứ không quân, hải quân lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Lúc cao điểm, có tới hơn 30.000 quân Mỹ và đồng minh cùng các đội tàu khu trục, hộ tống, tàu đổ bộ và máy bay tuần tra, tiêm kích, cường kích đóng ở Cam Ranh.

Sau ngày đất nước thống nhất, Cam Ranh dần trở thành một căn cứ quân sự lớn của Liên Xô, làm thế đối trọng với quân Mỹ tại căn cứ Subic ở Philippines.

Vào thời điểm năm 1986, có tới hơn 6.000 người Nga bao gồm quân nhân, kỹ sư, công nhân đóng tại Cam Ranh, kèm theo đó là một đội tàu hùng mạnh, với khu trục hạm, tiểu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm hạt nhân và tàu cao tốc.

Tháng 5/2002, quân nhân Nga cuối cùng rời Cam Ranh, chấm dứt thời kỳ hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài tại quân cảng này. Người Nga rời đi, nhưng Cam Ranh với thế núi chở che biển cả vẫn giữ nguyên giá trị chiến lược đặc biệt của mình.

Đến Cam Ranh lần này, chúng tôi không có ý định tìm hiểu nhiều về lịch sử của quân cảng vốn được mệnh danh là “pháo đài bên bờ Thái Bình Dương”. Chúng tôi đến đây để “yết kiến” hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ. Tên của hai vị hoàng đế thuộc thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập dân tộc giờ đây được đặt tên cho hai chiến hạm tối tân nhất của một lực lượng Hải quân đang trên đường hiện đại hóa – hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9.

"Hai vị vua" ở Cam Ranh

Khi chiếc UAZ 469 còn ở trên triền dốc xa, chúng tôi đã thấy bóng dáng những chiếc tàu xám trên nền nước ửng hồng buổi bình minh. Có thể dễ dàng nhận ra hai chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ qua vóc dáng đồ sộ, cũng như lớp vỏ thép nhẵn nhụi vốn là đặc trưng của những tàu chiến tàng hình, nằm giữa những chiến hạm nhỏ hơn, thuộc các lớp Molniya, đậu theo đội hình gần đấy.

Tàu Gepard 3.9 được đóng tại Nhà máy Zelenodolsk ở nước Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga. Đây là loại tàu chiến hiện đại, có khả năng tàng hình và hỏa lực rất mạnh, với hệ thống vũ khí chống ngầm, chống hạm và phòng không ứng dụng các công nghệ mới nhất. Tàu được thiết kế để chịu các điều kiện đại dương khắc nghiệt nhất và có thể hoạt động liên tục trong nhiều ngày liền. Hiện nay, chỉ mới có Nga – nước sản xuất – và Việt Nam đưa vào biên chế hải quân loại tàu này.

Chiếc Gepard 3.9 đầu tiên chính thức được biên chế vào Lữ đoàn 162 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đóng tại Cam Ranh vào tháng 3/2011 và được đặt tên theo người anh hùng đã bình định 12 sứ quân để lên ngôi vua – Đinh Tiên Hoàng.

"Hai vị vua" tuần tra bảo vệ biển đảo Việt nam.


Chiếc thứ hai được biên chế vào cùng đơn vị hồi tháng 8/2011, và mang tên vị vua dời đô Lý Thái Tổ. Như vai trò của hai vị hoàng đế thuộc thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập, hai chiến hạm Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đóng vai trò tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam, với ưu tiên hướng tới Hải quân và Không quân.

Chủ trương này đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ vào ngày 3/8/2011: “Phương hướng xây dựng quân đội sẽ theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó Hải quân, Phòng không – Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử… đi thẳng vào hiện đại để bảo vệ đất nước”.

Quân đội sẽ từng bước được hiện đại, riêng Hải quân và Không quân sẽ được hiện đại hóa nhanh chóng. Trong xu hướng đó, sắp tới đây, các chiến hạm Gepard tân tiến hơn, với các tính năng chiến đấu mạnh mẽ hơn, sẽ được bổ sung vào lực lượng Hải quân Việt Nam. Song song đó là các nỗ lực tự chế tạo tàu chiến và tên lửa đã, đang và sắp được triển khai.

Lúc tới thăm quân cảng Cam Ranh, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến không khí hối hả trên công trường xây dựng căn cứ cho tàu ngầm lớp Kilo. Sau vài năm nữa, một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại sẽ chính thức ra mắt tại đây, như chính tuyên bố của Đại tướng Phùng Quang Thanh vào ngày 3/8/2011: “Trước mắt, trong 5, 6 năm tới, ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu hiện đại”.

Huấn luyện làm chủ Gepard 3.9


Trong căn phòng nhỏ nằm giữa thân chiến hạm Lý Thái Tổ, Thượng úy Nguyễn Hải Dương dán mắt vào màn hình radar, bên tai anh, chốc chốc lại vang lên khẩu lệnh của Thuyền phó – Thiếu tá Nguyễn Đình Giảng từ phòng chỉ huy trên cao vọng về: “Mạn phải 30, góc tầm 45, mục tiêu bay vào…”.

Trên màn hình xuất hiện tín hiệu chiếc máy bay mục tiêu lúc này đang đảo vòng trên bầu trời vịnh Cam Ranh. Chiếc máy bay lúc ẩn lúc hiện, như cố tìm cách thoát ra khỏi “vùng phủ sóng” của radar, nhưng bất kể thế nào, Dương và tổ chiến đấu của anh vẫn khóa chặt được “con mồi”. Nếu đây là thực tiễn chiến đấu, chàng sĩ quan trẻ chỉ cần nhấn nút phát hỏa là mục tiêu bị hạ.

Nguyễn Hải Dương vốn là học sinh chuyên toán ở Nghệ An. Thế rồi tình yêu biển đã thôi thúc anh gia nhập Hải quân. Sau khi ra trường, anh nhanh chóng trở thành một chuyên gia súng pháo, tên lửa cừ khôi trên các tàu tên lửa.

Chuẩn bị cho tiến trình hiện đại hóa Hải quân nhanh chóng, Nguyễn Hải Dương cùng nhiều sĩ quan thuộc thế hệ trên dưới 30 tuổi như anh đã được chọn đào tạo bài bản để tiếp nhận loại tàu chiến hiện đại Gepard 3.9. Từ khi lên tàu mới, Dương như chú đại bàng biển mọc thêm cánh. Những kỹ năng chiến đấu của anh và đồng đội không ngừng được hoàn thiện. Chỉ sau một thời gian ngắn, Dương và đồng đội đã làm chủ được con tàu.

Trong chừng hai tiếng đồng hồ, lực lượng trên hai chiến hạm Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng đã thực hành bài bắn hạ mục tiêu trên không. Mục tiêu là một chiếc tàu lượn bay rất cao, ẩn hiện giữa những quầng mây xám trên biển. Các vị trí chiến đấu từ chỉ huy tàu, sĩ quan tín hiệu, sĩ quan cao xạ, súng, pháo, radar và tên lửa đã phối hợp với nhau nhuần nhuyễn, dồn tất cả hỏa lực vào mục tiêu.

Thuyền phó Nguyễn Đình Giảng trên buồng chỉ huy.

Thuyền phó Nguyễn Đình Giảng cho biết: “Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ thuộc thế hệ tàu chiến hiện đại, có khả năng tác chiến độc lập trên biển rất cao. Chiến thuật được áp dụng với loại tàu này cũng có nhiều khác biệt so với truyền thống.

Thế nên, việc đào tạo cho các sĩ quan chỉ huy là rất quan trọng. Anh em chúng tôi ở đây đều là những sĩ quan từng kinh qua các lớp tàu tên lửa thế hệ trước, giờ được đào tạo rất kỹ càng ở trong và ngoài nước nên làm chủ phương tiện rất nhanh. Sau hai năm đào tạo, giờ đây từ sĩ quan chỉ huy tàu tới sĩ quan các bộ phận đều đã thành thạo các kỹ năng chiến đấu”.

Còn Thượng tá Đỗ Quốc Tuấn – Thuyền trưởng tàu Đinh Tiên Hoàng chia sẻ: “Không chỉ tiếp thu các thao tác kỹ thuật để điều khiển tàu từ các chuyên gia Nga, anh em còn dịch thuật tài liệu, nghiên cứu các bài tập chiến thuật mới để hoàn thiện kỹ năng chiến đấu. Trên cơ sở chiến thuật của nước ngoài, chúng tôi kết hợp với chiến thuật của Việt Nam, đặc biệt là từ kinh nghiệm chiến đấu của các thế hệ cha anh, để áp dụng vào loại tàu chiến hiện đại này”.

Luyện tập bắn mục tiêu trên không.

Rời quân cảng Cam Ranh vào buổi chiều muộn, khi buổi thao luyện vừa kết thúc, chúng tôi cảm nhận được nhiệt tình và quyết tâm của các anh qua từng cái bắt tay chắc nịch. Từ những chiếc “xuồng tên lửa”, giờ đây các anh đã bước lên những chiếc tàu chiến tối tân, đại diện cho một lực lượng Hải quân Việt Nam hiện đại.

Từ chốn cỏ lau, Đinh Bộ Lĩnh đã dấy binh dẹp loạn, lên ngôi hoàng đế, đem thái bình thịnh trị khắp cõi trời nam, đặt nền móng vững chắc cho một quốc gia độc lập. Lý Thái Tổ dời đô từ chốn chật hẹp ra chỗ mênh mông, cũng với quyết tâm tạo nên một chỗ đứng vững chắc, một vị thế đĩnh đạc cho nước nhà trong bối cảnh vừa thoát khỏi sự đô hộ của phương Bắc.

Trên tinh thần đó, hai chiến hạm Gepard 3.9 ở quân cảng Cam Ranh, mang hiệu hai vị hoàng đế thuộc thời đầu của kỷ nguyên độc lập dân tộc, là một minh chứng cho quyết tâm không gì lay chuyển được, là biểu trưng cho ý nguyện của toàn dân Việt Nam trong việc bảo vệ vững chắc từng tấc đất, tấc biển mà cha ông ngàn xưa để lại.

Tên vịnh Cam Ranh có nghĩa là “bến nước ngọt”, nằm ở cực Nam của tỉnh Khánh Hòa phía Nam Việt Nam, là đỉnh tột cùng nhô ra nổi bật nhất của đường bờ biển hình vòng cung phía Đông Nam Việt Nam, là vị trí yết hầu chiến lược kiểm soát cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Khoảng cách từ vị trí này đến tuyến hàng hải quốc tế ở hai đại dương nói trên chỉ bằng hải trình một tiếng đồng hồ, vì thế Cam Ranh có vị trí chiến lược hết sức đắc địa, từ trước đến nay vẫn luôn là vị trí giành giật tất yếu của các nhà quân sự.

Vịnh Cam Ranh bốn bề được bao bọc bởi một quần thể núi đá cao khoảng 400m, ăn sâu vào đất liền 17km, rộng 6km, diện tích thủy vực rộng hơn 100km2. Độ sâu trong vịnh bình quân từ 16 đến 25m, chỗ sâu nhất đến 32m, là một trong những cảng nước sâu tự nhiên có giá trị nhất thế giới.

Trong vịnh có thể đỗ được hàng trăm tàu cỡ lớn hàng vạn tấn, kể cả tàu sân bay. Nội cảng được phân thành hai khu vực là cảng quân sự và cảng thương mại, trong đó cảng quân sự nằm ở thị trấn Cam Ranh bờ phía đông, sâu 14m, có 6 cầu tàu chính, xưởng đóng tàu có thể sửa chữa các tàu cỡ lớn và đóng tàu cỡ nhỏ, còn có kho chứa dầu, kho đạn dược và kho quân nhu đảm bảo cơ sở vật chất, hệ thống trinh sát điện tử và thông tin cũng tương đối hoàn thiện. Khu ngoại cảng hay còn gọi là đảo Bình Ba, sâu trung bình từ 10 đến 22m, tương đối thuận tiện, có đường sắt và đường bộ liền nhau.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Nghiên cứu xây dựng Đề án kéo dài tuổi lao động

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu trên cơ sở báo cáo điều tra của Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng Đề án về kéo dài tuổi lao động phù hợp với xu hướng sức khỏe và tuổi thọ của người Việt Nam tăng, nhu cầu nhân lực có trình độ cho phát triển đất nước và kinh nghiệm của các nước khác về việc nâng tuổi về hưu.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ chủ trì trình Đề cương sơ bộ với Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vào quý III/2012.

Đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc người cao tuổi


Để đưa Luật Người cao tuổi vào cuộc sống, đẩy mạnh công tác chăm sóc người cao tuổi, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương rà soát, hướng dẫn thủ tục để người cao tuổi chưa đủ hồ sơ xác định tuổi được hưởng trợ cấp theo quy định của Luật, nhất là đối với người cao tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc và miền núi.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Nghiên cứu xây dựng Đề án kéo dài tuổi lao động
Ảnh minh họa

Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn cơ sở y tế duy trì việc khám, chữa bệnh, kể cả khám, chữa bệnh lưu động ít nhất 1 lần/năm cho người cao tuổi, chú trọng các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc và miền núi.

Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc người cao tuổi thông qua cuộc vận động “Ánh sáng cho người cao tuổi”, “Câu lạc bộ liên thế hệ giúp đỡ nhau”. Nghiên cứu hàng năm tổ chức liên hoan các tấm gương và mô hình chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi cô đơn.

Các địa phương tiếp tục rà soát việc thực hiện các chính sách đối với người cao tuổi, nhất là xóa nhà tạm cho người cao tuổi đơn thân, người cao tuổi là hộ nghèo; phối hợp với các đoàn thể vận động các tổ chức, cá nhân chăm sóc người cao tuổi đơn thân.

Xây dựng Đề án “Nhà chăm sóc người cao tuổi độc thân”


Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hoàn thiện Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2012-2020, trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 3/2012. Trong đó, cần làm rõ các mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020 cũng như các chính sách, giải pháp, cơ chế tổ chức và nguồn lực thực hiện, lưu ý xu hướng già hóa dân số để đề xuất chính sách phù hợp.

Để thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012-2020, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng Đề án “Nhà chăm sóc người cao tuổi độc thân”, nhất là ở vùng khó khăn, trình Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi cho ý kiến vào quý III/2012, sau đó hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ vào quý IV/2012.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Đề án hỗ trợ, chăm sóc đời sống văn hóa và tinh thần cho người cao tuổi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án hỗ trợ người cao tuổi trong sản xuất nông nghiệp.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp cùng Bộ Y tế và Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng kế hoạch định kỳ phổ biến nội dung, giới thiệu mô hình về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên sóng phát thanh, truyền hình, chú ý các bệnh ở người cao tuổi, trình Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vào quý II/2012.

Hình ảnh diễn tập chiến đấu của Trung đoàn bộ binh 141

Hình ảnh những người lính bộ binh ôm trên mình khối thuốc nổ thoăn thoắt áp sát, tiến công mục tiêu, đánh phá lô cốt, xe tăng, hay đánh cửa mở, chiếm đầu cầu…

Đó là những bài huấn luyện của Trung đoàn 141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Được chứng kiến bài tập của các chiến sĩ ở Trung đoàn 141 mới thấu hiểu “chất thép” của những người lính bộ binh ở tuyến 1, đòi hỏi ở mỗi người lính sự tập trung cao độ và tính quyết đoán cao.

Dưới đây là một vài hình ảnh cuộc diễn tập chiến đấu bộ đội Trung đoàn 141:

Chiến sĩ Đại đội 14 trên đường cơ động ra bãi tập.

Đại đội 14, Trung đoàn 141 luyện tập lấy phần tử cho pháo cối 100 mm.

Đại đội bộ binh tiến công địch địa hình rừng núi.

Bài tập dùng bộc phá đánh lô cốt, xe tăng địch.

Việc tạo và sử dụng bộc phá luôn đòi hỏi người lính tính cẩn thận, tỉ mỉ và sự tập trung cao độ.

Trong thực tế chiến đấu, một cây nổ dài gồm 34 bánh thuốc nổ TNT tương đương 6,2kg thuốc nổ.


Thực hành tạo cây nổ dài để phá hàng rào địch.

Luyện tập chiến thuật ở Đại đội 7 Tiểu đoàn Bộ binh 2.

Theo Baodatvietdatviet

Hoạt động, điều hành nổi bật của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong tuần 3/3/2012

[Chuyên mục hoat dong, điều hành trong tuần của thủ tướng Nguyen Tan Dung] Trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp và làm việc với lãnh đạo các nước Nhật Bản, Séc, Chile, Argentina, Hoa Kỳ. Và Yêu cầu PetroVietnam ngừng thực hiện tháp dầu khí, ký quyết định phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu…Những hoạt động, văn bản chỉ đạo điều hành nổi bật của Thủ tướng từ 18 – 24/3/2012 đã nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi của nhân dân.

Lấy đất lúa phải được Thủ tướng đồng ý


Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong 2 ngày 19-20/3, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật. Một vấn đề được nhiều ý kiến tham gia thảo luận là dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Nguyen Tan Dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việc đề xuất xây dựng dự án luật, pháp lệnh phải thực sự cần thiết, có tính khả thi trong thực tiễn cuộc sống, được thẩm tra chặt chẽ, khoa học.

Theo đó, các thành viên Chính phủ đều cho rằng, xây dựng nghị định này là yêu cầu cấp bách, nhất là để giữ 3,812 triệu ha đất lúa theo mục tiêu đã được Quốc hội thông qua. Về vấn đề này, Thủ tướng nêu rõ: “Dứt khoát các dự án lấy đất lúa phải có quy hoạch đã được thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý trước khi phê duyệt quy hoạch. Về trường hợp buộc phải sử dụng diện tích đất lúa vì mục tiêu quốc gia, Thủ tướng đồng tình quan điểm phải có biện pháp bù đắp diện tích ngay tại địa phương đó.

Việt Nam hỗ trợ Nhật Bản trong công cuộc tái thiết đất nước


Tiếp Nguyên Thủ tướng Nhật Bản, ông Yukio Hatoyama đang có chuyến thăm Việt Nam ngày 20/3, tại Trụ sở Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Nhật Bản trong công cuộc tái thiết đất nước. Cảm ơn Chính phủ Nhật Bản trong điều khiện khó khăn nhưng vẫn tiếp tục dành viện trợ ODA cho Việt Nam. Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển đất nước.

Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Myanmar Thein Sein.

Thúc đẩy hợp tác trong tiểu vùng sông Mê Công


Tại buổi hội kiến với Tổng thống cộng hoà Liên bang Myanmar Thein Sein, chiều 20/3, tại trụ sở Chính Phủ, Thủ tướng đề nghị hai bên duy trì cơ chế tham khảo chính trị thường niên giữa hai Bộ Ngoại giao, thúc đẩy hợp tác trong tiểu vùng sông Mê Công (CLMV).Đồng thời, hai bên đẩy mạnh triển khai các chương trình, các thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất. Khẳng định quan điểm của Việt Nam là ủng hộ để Myanmar đảm nhận thành công cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2014.

Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc Karel Schwarzenberg.

Doanh nghiệp Séc muốn tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam


Ngày 22/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc Karel Schwarzenberg. Và bày tỏ mong muốn Séc hỗ trợ Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời khẳng định quan điểm của Việt Nam ủng hộ Séc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ASEAN. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc Karel Schwarzenberg nhấn mạnh việc các doanh nghiệp của Séc luôn coi trọng và muốn tìm cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam.

Nguyen Tan Dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Chile Sebastián Pinera Echenique
Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – Chile

Tại buổi tiếp Tổng thống Cộng hòa Chile Sebastián Pinera Echenique, chiều 22/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam luôn mong muốn cùng với Chile đưa quan hệ 2 nước phát triển sâu rộng, hiệu quả trên các lĩnh vực.

Do đó 2 bên cần tiếp tục dành ưu tiên cho các lĩnh vực hợp tác mà tiềm năng, lợi thế còn lớn, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nội dung của Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam – Chile, đưa kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước trong 5 năm tới tăng gấp nhiều lần so với hiện nay.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Argentina và Hoa Kỳ


Chiều 23/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Argentina và Thị trưởng thành phố New York.

Tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Argentina, Thủ tướng khẳng định sự coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Argentina, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai nước tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn hợp tác đa phương; thúc đẩy mạnh mẽ thương mại hai chiều, đưa kim ngạch thương mại Việt Nam – Argentina cao hơn con số 1 tỷ USD so với hiện nay.

Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thị trưởng New York, ông Michael Bloomberg.

Tiếp Thị trưởng thành phố New York, Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước những kết qủa tích cực trên các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước. Thương mại 2 chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tăng nhanh qua các năm, đạt 21 tỷ USD năm 2011, đồng thời Hoa Kỳ là nhà đầu tư đứng thứ 6 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Khẳng định, chuyến thăm Việt Nam lần này của Thị trưởng sẽ đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Một số ý kiến, chỉ đạo Thủ tướng Nguyen Tan Dung ban hành


1. Chỉ đạo kiểm tra việc phá rừng tại Hà Tĩnh
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra sự việc nêu trong bài báo “Phá rừng chắn sóng, dân thiệt, ai lợi?” đăng trên Báo Tiền Phong, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 28/3/2012
2. Lập Ban tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định số 320/QĐ-TTg về thành lập Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (11/6/1912 – 11/6/2012). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng ban Ban tổ chức.
3. Yêu cầu PetroVietnam ngừng thực hiện tháp dầu khí
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) không tiếp tục thực hiện Dự án “Tổ hợp khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại, Công viên giải trí và Tháp Dầu khí tại khu đất 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội” để tập trung nguồn lực cho hoạt động của ngành, nghề kinh doanh chính theo đúng chủ trương của Chính phủ.
4. Bắc Ninh chuyển mục đích sử dụng đất cho 7 dự án
Ngày 20/3, Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND tỉnh Bắc Ninh chuyển mục đích sử dụng 11,8 ha đất để thực hiện 7 dự án trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai.
5. Kiểm tra thông tin báo nêu về khu “đất vàng” bỏ hoang tại Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng kiểm tra sự việc nêu trên Báo Đời sống và Pháp luật trong loạt bài phản ánh tình trạng các khu “đất vàng” bị bỏ hoang từ nhiều năm nay trên khắp các địa bàn của Hà Nội.
6. Sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc tỉnh Nam Định
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015. Duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH) 1 thành viên Xổ số kiến thiết Nam Định và các Cty TNHH 1 thành viên Khai thác công trình thủy lợi: Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Ninh, Xuân Thủy, Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Thành.
7. Hỗ trợ 9 địa phương phòng, chống dịch bệnh
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 100.000 liều vắc xin LMLM type O; 52.000 liều vắc xin LMLM tam giá; 50.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid; 5.000 lít hóa chất Han-Iodine; 90 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ 9 địa phương phòng, chống dịch bệnh.
8. Đánh giá việc thực hiện bảo lưu quyền mở dịch vụ phân phối dược phẩm
Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện cam kết của Việt Nam với WTO về nội dung bảo lưu quyền mở cửa dịch vụ phân phối dược phẩm cho nhà đầu tư nước ngoài, đề xuất hướng xử lý.
9. Viện trợ 84,6 triệu USD cho dự án “Mô hình trường học mới tại Việt Nam”
Thủ tướng vừa phê duyệt danh mục Dự án “Mô hình trường học mới tại Việt Nam” do Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục toàn cầu (GPE) viện trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB).
10. Điều chỉnh Dự án quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về khả năng cân đối vốn đối ứng cho dự án xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội -Thái Nguyên từ kế hoạch ngân sách hàng năm và chịu trách nhiệm toàn diện về tính hiệu quả của dự án.
11. Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền, bể sông Hồng
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền, bể sông Hồng” nhằm điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên than phần đất liền bể sông Hồng làm cơ sở để lựa chọn các diện tích thăm dò tiếp theo.
12. Phân bổ lại vốn dự án “Kế hoạch loại trừ Methyl Bromide”
Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc phân bổ lại vốn cho Dự án “Kế hoạch loại trừ Methyl Bromide” do Ngân hàng Thế giới (WB) viện trợ không hoàn lại.
13. Khung chính sách tái định cư Dự án Quản lý Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Khung chính sách tái định cư Dự án Quản lý và giảm nhẹ rủi ro hạn hán và lũ lụt Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo Chủ đầu tư dự án phối hợp với UBND các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị ảnh hưởng của dự án theo đúng quy định.
14. Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu. Theo đó, Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu gồm 22 thành viên do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm Chủ tịch Ủy ban.

Mộc Lan

Việt Nam - Hàn Quốc tăng cường hợp tác an ninh hạt nhân

Nhận lời mời của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu Việt Nam tới Seun dự Hội nghị cấp cao An ninh hạt nhân tại Hàn Quốc từ ngày 26 đến 27 – 29/3.

Tham gia Đoàn chính thức có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ; lãnh đạo các Bộ: Ngoại giao, Giao thông vận tải, Quốc phòng, Công an và lãnh đạo một số địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak trong cuộc gặp tại Nhà Xanh (dinh tổng thống Hàn Quốc) tại Seoul ngày 30/5/2009.

Việt Nam sử dụng năng lượng hạt nhân vì hoà bình


Chuyến thăm lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam nhằm khẳng định chính sách nhất quán của nước ta về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Nêu bật những nỗ lực mà Việt Nam đã thực hiện sau Hội nghị cấp cao An ninh hạt nhân lần thứ nhất về   bảo đảm an ninh và an toàn hạt nhân. Đồng thời, tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao và nhân dân hai nước. Khẳng định chính sách nhất quán của Ðảng, Nhà nước ta coi trọng và muốn tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc.

Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ hai tại Hàn quốc diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp hơn liên quan đến an ninh, an toàn hạt nhân, trong đó có sự cố hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản.

Với sự tham dự của trên 50 nước, Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ hai sẽ là cơ hội để các nước cùng nhìn lại những nỗ lực triển khai các cam kết, khuyến nghị đã đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất. Đồng thời thảo luận những biện pháp tăng cường an ninh, an toàn hạt nhân trong tình hình mới. Là diễn đàn để các nước duy trì, củng cố ý chí chính trị, thúc đẩy sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân, thảo luận về cơ chế Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân.

Việt Nam xác định bảo đảm an toàn năng lượng hạt nhân


Sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 tại Hàn Quốc một lần nữa khẳng định với thế giới: chính sách nhất quán của Việt Nam trong sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, thể hiện rõ Việt Nam là thành viên trách nhiệm, chủ động và tích cực đóng góp vào nỗ lực giải quyết một vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Dự kiến Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần thứ 2 sẽ có một thông cáo thể hiện quyết tâm chung ứng phó với mối đe dọa khủng bố hạt nhân, khẳng định vài trò của IAEA (cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế), đề cao nhu cầu hợp tác và hỗ trợ quốc tế cũng như khẳng định quyền của các quốc gia phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.

Năm 2015, đưa kim ngạch thương mại 2 chiều Việt– Hàn lên 20 tỷ USD


Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm chính thức Hàn Quốc. Đây là lần thứ 3, Thủ tướng thăm chính thức Hàn Quốc và là sự kiện chính trị lớn đầu tiên trong năm hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc 2012, kỷ niệm 20 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhằm thắt chặt tình hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược với Hàn Quốc, nhất là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, giáo dục đào tạo, lao động…

Liên tục trong nhiều năm qua, Hàn Quốc là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký lên tới trên 23 tỷ USD. Và Việt Nam ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Hàn Quốc.

Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, nhất là quyết tâm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc lên 20 tỷ USD vào năm 2015.

Bạch Dương